Phân vùng khách du lịch

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 76 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Phân vùng khách du lịch

3.2.2.1. Phân vùng địa điểm xuất phát của du khách

Việc phân chia vùng xuất phát của du khách làm cơ sở xác định chi phí du hành có thể theo đường tròn đồng tâm tính từ điểm xuất phát hoặc theo khu vực hành chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, việc phân chia vùng xuất phát của du khách theo đường tròn đồng tâm thực hiện rất khó do đặc điểm Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, bên cạnh đó những tỉnh liền kề như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội… lại là những tỉnh có địa hình khác nhau, cho nên nếu phân chia theo đường tròn đồng tâm tới KDL Hồ Núi Cốc là không phù hợp. Chẳng hạn nếu tính từ trung tâm tỉnh Bắc Kạn tới KDL Hồ Núi Cốc theo đường tròn đồng tâm chỉ khoảng 60km, tuy nhiên thực tế du khách phải di chuyển gần 100km mới tới được trung tâm của KDL. Hoặc như một phần địa giới của tỉnh Tuyên Quang giáp với Hồ Núi Cốc song không có đường giao thông, để tới được Hồ Núi Cốc du khách vẫn phải đi đường vòng. Vì vậy, phân chia vùng xuất phát theo khoảng cách thực tế điểm xuất phát đến Hồ Núi Cốc sẽ tiếp cận các khoản chi phí của du khách xác thực hơn.

Căn cứ vào số liệu thứ cấp về số lượng khách đến tham quan và vùng xuất phát của khách du lịch năm 2008, có thể phân chia làm 6 vùng theo khoảng cách tăng dần từ nơi xuất phát tới Hồ Núi Cốc. (35 tỉnh thành)

Vùng 1: Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương. (khoảng 100 - 120 km)

Vùng 2: Cao Bằng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định (170 - 200 Km)

Vùng 3: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hóa (270 - 320km) Vùng 4: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (350 - 480 km)

Vùng 5: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi (550 - 750 km) Vùng 6: Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ (1930 - 2100 km) Số liệu thứ cấp do Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cung cấp từ năm 2005 đến nay cũng cho thấy du khách không chỉ xuất phát từ 35 tỉnh thành phố trên mà còn ở một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên, tác giả căn cứ vào địa điểm xuất phát của du khách trong những năm gần đây thì 35 địa phương có du khách đến Hồ Núi Cốc nhiều nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc phân chia địa điểm xuất phát của du khách theo địa giới hành chính có sự chênh lệch khoảng 20 - 30 km trong mỗi vùng vì thế không thể đảm bảo sự chính xác tuyệt đối khi phân chia theo địa giới hành chính. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò từ các công ty lữ hành, chi phí đi lại của du khách không thay đổi nhiều khi có sự chênh lệch khoảng cách như vậy.

3.2.2.2. Xác định tỷ lệ du khách mỗi vùng

Tỉ lệ du khách xuất phát từ mỗi vùng được xác định theo công thức sau:

Dựa trên số liệu về lượng khách đến từ mỗi vùng do Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc và Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch cung cấp; số liệu điều tra dân số năm 2008 (do Tổng cục thống kê công bố), tỷ lệ du khách theo vùng xuất phát được tác giả xác định như sau:

Bảng 3.6: Tỷ lệ du khách trên theo vùng xuất phát trong năm 2008

Vùng xuất phát Lượng khách/năm

(người) Dân số của vùng (nghìn người) Tỷ lệ (VR)/1000 dân 1 131.651 15.855,5 0,83 2 66.463 10.905,6 0,609 3 2.976 5.125,7 0,058 4 1.784 5.931,8 0,03 5 699 4.763,8 0,015 6 872 11.235 0,008 Tổng 204.453 53.817,4

Nguồn: Tác giả xử lý từ lượng khách đến Hồ Núi Cốc các tỉnh năm 2008

Lượng khách vùng i

VRi = x 100 Dân số vùng i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả phân tích cho thấy khoảng cách từ vùng DL của du khách càng ngắn thì tỷ lệ dân cư của vùng tới thăm địa điểm du lịch càng cao. Chẳng hạn, như vùng 1 gần KDL Hồ Núi Cốc, tỷ lệ cao nhất: 0,83%; Lí do là vì việc đi lại của người dân từ vùng 1 tới Hồ Núi Cốc gần và dễ dàng hơn, chi phí cho chuyến đi không quá cao nên thu hút được lượng lớn du khách ở vùng lân cận. Những du khách ở vùng 1 thời gian đi lại và nghỉ tại KDL thường rất ngắn, chỉ trong một ngày.

Vùng 2 có khoảng cách với KDL Hồ Núi Cốc từ 170 - 200 km, với khoảng cách không xa lắm nên tỉ lệ du khách từ vùng này khá đông 0,609%.

Vùng 3, 4, 5, 6 tỷ lệ du khách giảm mạnh lần lượt là 0,058%; 0,03%; 0,015%; 0,008%. Điều này chứng tỏ khoảng cách đã ảnh hưởng tới lượng du khách theo vùng tại KDL Hồ Núi Cốc. Đồng thời, những du khách từ xa đến thường kết hợp đi tham quan nhiều địa điểm khác nhau với những tour lớn gồm 15-20 người, với các địa danh như: ATK Định Hóa - Thái Nguyên, Pắc Bó - Cao Bằng, Tuyên Quang - Hà Giang…

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)