7. Cấu trúc của luận văn
3.5.7. Thông tin từ các ý kiến khác
Khi được hỏi thêm về cách huy động nguồn vốn đóng góp đa phần du khách đều đưa ra ý kiến có thể thu thêm như một khoản phụ phí (85% số ý kiến). Tuy nhiên, du khách cũng rất quan tâm đến cơ quan quản lý và cách sử dụng nguồn tiền mà mình đóng góp. Du khách cũng đưa ra ý kiến cần tạo ra một cơ quan quản lý riêng nguồn quỹ đặt dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc. Nguồn tiền được huy động có thể được sử dụng cho các mục đích cải tạo nguồn nước hồ, trồng rừng hoặc hỗ trợ cộng đồng cư dân tạo sinh kế để giảm tác động đến môi trường tự nhiên.
Như vậy, có thể kết luận rằng du khách sẵn lòng đóng góp thêm một khoản chi phí ngoài khoản chi phí đã bỏ ra để sử dụng cho việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Điều du khách quan tâm là nguồn quỹ đó phải thật sự được đầu tư cho vấn đề môi trường và nhiều ý kiến của du khách cho rằng nên thành lập một quỹ môi trường cho KDL Hồ Núi Cốc. Quỹ này nên tập trung giải quyết những vấn đề môi trường tại Hồ Núi Cốc và hỗ trợ các dự án trồng rừng để bảo vệ nguồn nước.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3 đã đưa ra được mục tiêu, nhiệm vụ và quy trình thiết kế bảng hỏi phỏng vấn. Số liệu điều tra đã được xử lý thành các bảng, biểu đồ theo các phần: đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được phỏng vấn, các thông tin chung về chuyến đi và mức sẵn lòng chi trả của du khách cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dựa trên những giả thiết cơ bản, tác giả sử dụng phương pháp ZTCM để xác định giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc; xác định tổng mức WTP cho vấn đề bảo vệ môi trường bằng phương pháp CVM, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Eview 6.0 . Kết quả: giá trị giải trí do cảnh quan và các dịch vụ du lịch mà Hồ Núi Cốc mang lại năm 2008 là 115,767 tỷ đồng và tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách 2,464 tỷ đồng. Đây là những kết quả quan trọng UBND tỉnh, UBND các huyện, Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc và các đơn vị kinh doanh có chiến lược trong kinh doanh hợp lý, kết hợp khai thác tiềm năng để phát triển DL đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới PTDLBV KDL Hồ Núi Cốc trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC - THÁI NGUYÊN
4.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG
4.1.1. Chủ trƣơng phát triển DL của tỉnh Thái Nguyên
Phát triển DL là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, làm cho “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong báo cáo sửa đổi bổ sung quy hoạch phát triển DL năm 2010, định hướng 2015 và tầm nhìn năm 2020 tỉnh Thái Nguyên đã xác định rõ chủ trương phát triển DL trong giai đoạn hiện nay là:
- Phát triển DL Thái Nguyên đồng thời phải đạt hiệu quả trên nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Hoạt động DL có tính xã hội hoá cao, do vậy phát triển DL Thái Nguyên là sự nghiệp của toàn dân, là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội toàn tỉnh.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh phát huy mọi nguồn lực tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển DL Thái Nguyên.
- Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển DL trong cả nước và quốc tế, đồng thời chú trọng phát triển DL nội địa, đáp ứng nhu cầu DL ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu quê hương đất nước, tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển DL văn hoá lịch sử, và DL sinh thái tạo sức hấp dẫn đặc thù của DL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thái Nguyên, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới.
- Khai thác phát huy có hiệu qủa tiềm năng DL sinh thái, DL Văn hoá- Lịch sử, Phấn đấu đến năm 2015 phát triển DL là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh và trở thành trung tâm DL vùng Việt Bắc.
- Cơ bản hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển bền vững của DL sinh thái và DL Văn hoá - Lịch sử của tỉnh Thái Nguyên.
- Phấn đấu định hướng từ 2010 - 2015 và chiến lược đến năm 2020 tỉnh Thái Nguyên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, theo cơ cấu kinh tế: “Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp”.
- Ưu tiên phát triển DL sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc. Tập trung ngân sách cho quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, có chính sách huy động các nguồn lựcđể triển khai quy hoạch đảm bảo cho KDL Hồ Núi Cốc là khu DL trọng điểm Quốc gia vào năm 2010 - 2011.
- Cần tập trung khai thác sản phẩm DL Thái Nguyên từ hai thế mạnh chính: Văn hoá các dân tộc thiểu số và đặc sản Chè Tân Cương nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung.
- Có chính sách và cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp DL và các công ty lữ hành trong tỉnh phát triển các tour, tuyến DL với các tỉnh lân cận và trong nước.
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh phát triển DL có những nét tương đồng hoặc các nước trong khu vực cho các đối tượng như cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên DL, thuyết minh viên tại các điểm tham quam DL và di tích lịch sử.
- Thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan DL ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho toàn xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển DL bền vững - góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nƣớc
4.1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở nước ngoài
Nhiều quốc gia trên thế giới đã rất thành công khi đồng thời phát triển cả DL mà vẫn bảo vệ môi trường. DL được coi như công cụ để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường, thông qua những chuyến đi mà du khách có thêm nhiều hiểu biết về thiên nhiên từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
- Kinh nghiệm PTDLBV của Trung Quốc: Tỉnh Vân Nam có rất nhiều khu DL nổi tiếng, mỗi khu DL mang một sắc thái, sinh cảnh riêng. Chính quyền nơi đây có các chính sách sử dụng đất đai hợp lí, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp rất tốt. Quy hoạch KDL tuân thủ theo quy luật của thị trường nhưng có chủ đề rõ ràng. Tỉnh Vân Nam đã thành công khi vừa phát triển DL vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển DL để bảo tồn - bảo tồn để phát triển du lịch.
- Kinh nghiệm phát triển của Malaysia: Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành DL và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, thông qua trích từ một phần nguồn thu hoạt động DL cho Ban quản lý các KDL để hỗ trợ cộng đồng làm sạch môi trường, nâng cao nhận thức của người dân địa phương về hoạt động DL thân thiện với môi trường, đưa người dân sinh sống quanh KDL tham gia các hoạt động du lịch, việc này làm tăng tính hấp dẫn của các KDL với du khách.
- Ngoài ra, còn có rất nhiều sáng kiến từ các nước khác nhau để PTDLBV các hình thức được sử dụng như: có sự hỗ trợ của cộng đồng cư dân xung quanh KDL, sự hỗ trợ từ phía du khách, sự hợp tác từ các tổ chức kinh doanh DL với địa phương…
4.1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
- Kinh nghiệm phát triển DL ở An Giang: An Giang có phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và DL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công nhận và xếp hạng. Tỉnh An Giang đã phát triển DL dựa trên mô hình DL cộng đồng. Hiện nay, An Giang có các mô hình DL ở Mỹ Hòa Hưng và ở làng Chăm (Phũm Soài - Thị xã Tân Châu); Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên) và Châu Phong (Thị xã Tân Châu) thu hút được sự tham gia của người dân địa tham gia phát triển DL.
- Kinh nghiệm PTDLBV ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: PTDLBV ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một điển hình về thành công trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng cư dân tham gia vào công tác DL bằng nguồn vốn ngân sách. UBND Quảng Bình trích một phần ngân sách tỉnh giao cho Ban quản lý KDL triển khai hỗ trợ cho hai nhóm dân tộc Rục và Arem đang sinh sống trong vườn quốc gia ổn định đời sống, nâng cao trình độ dân trí và khuyến khích họ tham gia vào các chương trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tham gia vào hoạt động du lịch.
4.1.3. Hiện trạng phát triển của khu du lịch Hồ Núi Cốc
Hồ Núi Cốc là KDL trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên đồng thời là một trong những khu vực DL quan trọng của vùng Bắc Bộ. Nơi đây được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những điểm DL nằm trong mạng lưới DL quốc tế.
Nhưng thực tế trong những năm qua KDL Hồ Núi Cốc vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng thực sự của mình. Sự đóng góp từ DL cho các hoạt động bảo vệ môi trường chưa thật thỏa đáng, chưa có nhiều biện pháp có hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng từ hoạt động du lịch.
Hạn chế trong quá trình quản lý như: Quản lý việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và trồng mới rừng; Quản lý về các hoạt động khai thác cát; Quản lý hoạt động kinh doanh tại KDL…. đã có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động DL tại đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đời sống đại bộ phận người dân xung quanh KDL chưa thật sự được hưởng lợi từ việc khai thác tiềm năng vùng Hồ Núi Cốc cho hoạt động DL. Vẫn còn hiện tượng chặt phá rừng để kiếm sống của người dân quanh hồ. Đây là một trong những vấn đề cần được Ban quản lý Hồ Núi Cốc cũng như chính quyền địa phương quan tâm.
Trong tương lai Hồ Núi Cốc sẽ trở thành KDL quốc gia theo đề án phát triển DL của tỉnh Thái Nguyên tới năm 2015. Vì vậy việc PTDLBV là điều cần thiết đối với KDL Hồ Núi Cốc, nhằm đảm bảo các hoạt động DL tạo ra nhiều giá trị hơn nữa không chỉ ở mức doanh thu mà còn ở khía cạnh môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa - sinh thái, hỗ trợ cộng đồng dân cư cải thiện đời sống.
4.1.4. Kết quả điều tra chi phí du lịch và mức sẵn lòng chi trả của du khách
Kết quả điều tra của tác giả cho thấy giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc mang lại cho du khách không chỉ là con số doanh thu (năm 2008 là 10,4 tỷ đồng) mà còn cao hơn rất nhiều (năm 2008 - 115,77 tỷ đồng theo kết quả điều tra). Điều đó chứng tỏ vai trò cũng như giá trị của KDL Hồ Núi Cốc tới du khách là rất lớn.
Qua điều tra cũng cho thấy có đến 75,7% khách nội địa và 93,7% khách quốc tế sẵn lòng đóng góp thêm một khoản tiền ngoài những khoản đã chi để hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc. Với tổng mức đóng góp trung bình là 2,5 tỷ đồng/ năm (con số này còn tăng lên theo số lượng du khách). Đây là khoản tiền đáng kể để hỗ trợ cho Ban quản lý Hồ Núi Cốc thực hiện các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường.
4.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC 4.2.1. Những định hƣớng chung
- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của mỗi địa phương, tiềm năng DL ở mỗi vùng và quy hoạch tổng thể phát triển DL chung toàn tỉnh, các đơn vị trực thuộc quản lý và khai thác tại KDL Hồ Núi Cốc lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quy hoạch xây dựng các cơ sở DL - nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, thúc đẩy phát triển và mở rộng khả năng DL vùng. Đồng thời phải duy tu, tôn tạo, nâng cấp các địa điểm tham quan, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách DL, phát triển các hình thức DL phù hợp, gắn vùng DL Hồ Núi Cốc với DL tỉnh và DL cả nước.
- Tiếp tục triểu khai và hoàn thành công trình bãi đỗ xe tại KDL Hồ Núi Cốc; hoàn thiện dự án cơ sở hạ tầng đường hai chiều Hồ Núi Cốc (lát vỉa hè, trồng cây xanh, đèn đường…); công trình đường Quang Trung - Đán - Núi Cốc để đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan được thuận lợi.
- Tiếp tục triển khai dự án đường DL ven Hồ Núi Cốc đã được phê duyệt để hoàn thiện toàn tuyến công trình đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu khách tham quan DL lưu thông đường bộ ven hồ từ bờ Bắc - bờ Nam hồ (dự án còn hai gói thầu xây dựng cầu chưa được thực hiện).
- Khảo sát lập dự án phát triển đường DL bờ Tây và Tây Bắc Hồ Núi Cốc (hiện tại chỉ có đường dân sinh); các dự án phát triển hệ thống xử lý rác thải, hệ thống cấp, thoát nước, đường điện…đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội dân cư địa phương cũng như định hướng phát triển tổng thể KDL Hồ Núi Cốc đến 2015.
- Trình chính phủ công nhận KDL Hồ Núi Cốc Thái Nguyên trở thành khu DL cấp quốc gia theo quy định của luật DL và nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều luật DL.
- Khảo sát lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu DL sinh thái Hồ Núi Cốc và các xã phía Tây huyện Đại Từ nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo thành KDL quốc gia (thuê chuyên gia tư vấn quy hoạch quốc tế thực hiện). Phát triển loại hình DL sinh thái như địa danh: Hồ Núi Cốc, núi Tam Đảo, hồ Vai Miếu, thác Boong Boong, thác Cửa Tử … DL văn hoá lịch sử như: di tích Lưu Nhân Chú, di tích 27/7 ngày thương binh liệt sĩ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hoàn thành công tác khảo sát lập dự án thiết kế đường hầm xuyên Tam