Mô hình lí thuyết hàm chi phí du lịch

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 32 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Mô hình lí thuyết hàm chi phí du lịch

Để tìm ra giá trị của dịch vụ giải trí (không có giá), phương pháp thích hợp là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường (chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống…) và dịch vụ vui chơi giải trí (DL) thông qua những hành vi và lựa chọn trên thị trường quan sát.

Mỗi cá nhân đến DL tại một địa điểm nào đó phải chịu một chi phí nhất định. Các cá nhân khác nhau DL đến một địa điểm phải chịu những chi phí DL khác nhau. Phương pháp TCM ước lượng giá trị của một điểm DL dựa trên phản hồi của du khách với những chi phí khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chi phí của một khách DL i tới một địa điểm giải trí j (TCij) được thể hiện dưới dạng hàm số của các biến số như sau:

TCij = TC(DCij , Tij, Fij) Trong đó:

DCij là chi phí về khoảng cách. Chi phí này phụ thuộc vào độ dài quãng đường tới điểm DL và phụ thuộc vào chi phí cho mỗi Km đi lại.

Tij là chi phí thời gian. Chi phí này phụ thuộc vào thời gian để tới được điểm DL, thời gian lưu lại KDL và giá trị về thời gian của mỗi cá nhân.

Fi là phí vào cửa của địa điểm j.

Giả sử Vi là số lượt tham quan của du khách i tới địa điểm j, khi đó Vi là biến phụ thuộc vào chi phí của chuyến đi (TCij) và một số biến thể hiện đặc điểm xã hội của du khách. Hàm biểu thị số lượt tham quan của du khách như sau:

Vi = a + b.TCij + c. INCi + d. EDUi + e. AGEi + f. SEXi

Trong đó: Vi : Số lượt đến thăm địa điểm j của du khách i TCij: Chi phí của một lần đến thăm địa điểm j TNCi : Thu nhập của du khách i

EDUi: Trình độ học vấn của du khách i AGEi: Độ tuổi của du khách i

SEXi: Giới tính của du khách i

Hệ số a, b, c, d, e, f lần lượt là các hệ số cần được ước lượng. Sau khi ước lượng được các hệ số tiếp tục xây dựng đường cầu mô tả mối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan. Phần diện tích nằm dưới đường cầu thể hiện giá trị cảnh quan của địa điểm giải trí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHI PHÍ DU LỊCH

1.3.1. Phƣơng pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM - Zone Travel Cost Method)

ZTCM là phương pháp tiếp cận các giá trị giải trí thông qua chi phí DL của du khách đến từ một vùng trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và dễ thực hiện. Để đánh giá giá trị cảnh quan môi trường thông qua chi phí DL bằng phương pháp này cần thực hiện theo 7 bước như sau:

Bước 1: Chọn địa điểm nghiên cứu và phân chia khu vực xung quanh địa điểm DL được nghiên cứu thành các vùng DL cơ bản. Các vùng DL có thể được phân chia theo các đường tròn đồng tâm từ điểm DL tới các vùng xung quanh hoặc dựa trên sự tăng dần về khoảng cách từ những nơi có du khách tới thăm đến địa điểm du lịch. Thông thường những vùng cơ bản được chia theo đơn vị hành chính trong đó những yếu tố được quan tâm là khoảng cách và dân số.

Bước 2: Thu thập thông tin về số lượng khách từ các vùng khác nhau và tổng số chuyến tham quan tới điểm DL ở thời điểm trước năm nghiên cứu. Thông tin về lượng khách có thể thu thập từ số liệu thứ cấp tại địa điểm nghiên cứu hoặc thu thập từ các công ty lữ hành.

Bước 3: Tính tỉ lệ du khách (VR - Visitation Rate) đến thăm điểm DL trên 1000 dân mỗi vùng. Tỉ lệ du khách đến thăm địa điểm DL được xác định bằng cách lấy tổng số du khách đến địa điểm giải trí trong năm của mỗi vùng chia cho tổng số dân vùng đó tính theo đơn vị người.

Bước 4: Ước lượng khoảng cách trung bình và thời gian di chuyển từ các vùng tới địa điểm DL. Giả định ở vùng 0 (vùng cận kề với điểm du lịch) khoảng cách và thời gian đi lại bằng 0. Khoảng cách trung bình và thời gian đi lại sẽ tăng dần theo khoảng cách địa lí.

Sau khi ước lượng được khoảng cách trung bình và thời gian đi lại, người nghiên cứu xác định toàn bộ chi phí đi lại. Chi phí đi lại có thể xác định trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông tin do du khách cung cấp hoặc các thông tin đại chúng và mức chí phí trên mỗi km hoặc trên mỗi giờ.

Với chi phí cơ hội về thời gian dành cho chuyến đi thường có nhiều phức tạp. Cách đơn giản nhất để ước tính chi phí thời gian là xác định chi phí thời gian dựa trên mức lương hàng ngày.

Bước 5: Sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa tỉ lệ du khách với chi phí DL và một số biến xã hội quan trọng khác. Hàm mô tả mối quan hệ này sẽ có dạng:

Vzj = V(TCzj , Sz) Trong đó: Vzj là tỉ lệ du khách từ vùng Z tới địa điểm j

TCzj là chi phí DL của du khách vùng Z tới địa điểm j Sz là các biến kinh tế - xã hội của du khách vùng Z.

Hình 1.2: Đường cầu giải trí

Nguồn: Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường (2003) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Po P2 P1 V2 V1 Vo Chi phí Lượng khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 6: Xây dựng đường cầu DL cho địa điểm nghiên cứu trên kết quả phân tích hồi quy. Mức chi phí DL sẽ tăng lên cho đến khi số lần đến thăm của khách giảm xuống bằng 0, nói cách khác có ít hơn một khách sẵn sàng bỏ ra mức phí đó để được vào thăm khu du lịch. Điểm đầu của đường cầu là số lượng du khách đến với địa điểm giải trí trong trường hợp chi phí DL bằng 0. Các điểm khác trên đường cầu được xác định bằng số lượng du khách ứng với từng mức chi phí khác nhau.

Trong mô hình trên, lượng khách đến từ vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) là V0. Từ hàm quan hệ giữa chi phí DL và lượng khách có thể xác định các điểm còn lại trên đường cầu. Chẳng hạn, tại mức phí DL P1, lượng khách sẽ giảm từ V0

xuống V1, nếu mức phí tăng lên mức P2 thì số lượng khách sẽ giảm xuống mức V2. Những tổ hợp chi phí - lượng khách là các dự đoán dựa trên quan hệ giữa chi phí DL với lượng khách du lịch. Giả thuyết quan trọng nhất ở đây là khi chi phí DL được xác định ở biểu thức trên mà tăng lên thì số lượng khách tới thăm KDL giảm đi và ngược lại.

Bước 7: Ước lượng giá trị cảnh quan của điểm nghiên cứu. Bằng việc xây dựng đường cầu giải trí DL dựa trên hồi quy tương đương giữa lượng khách DL và các mức chi phí khác nhau tại địa điểm nghiên cứu, giá trị giải trí của KDL sẽ được ước lượng thông qua lợi ích về mặt kinh tế mà du khách nhận được khi tới thăm địa điểm DL (dưới dạng giá trị thặng dư tiêu dùng). Giá trị thặng dư tiêu dùng chính là phần diện tích nằm dưới đường cầu DL vừa được xây dựng.

1.3.2. Phƣơng pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân (ITCM - Individual Travel Cost Method)

ITCM là phương pháp tiếp cận các giá trị giải trí thông qua số lần đến của một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Với phương pháp như vậy hàm chi phí DL được xác định như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó: Vi là số lượt tham quan của cá nhân i trong năm TCi là chi phí DL của cá nhân i

Si là các biến số xã hội của cá nhân i như độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân...

Phương pháp tiếp cận chi phí DL cá nhân cũng không quá phức tạp song đòi hỏi dữ liệu thu nhập từ cuộc điều tra nhiều hơn so với TCM. Chẳng hạn, nếu địa điểm DL là một KDL, công viên, vườn quốc gia thì ngoài lượng thông tin cần thu thập như TCM cần phải điều tra số lần du khách lui tới trong một năm địa điểm DL đó.

1.3.3. Phƣơng pháp chi phí du lịch tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên (Random Utility Approach)

Cách tiếp cận dựa trên độ thỏa dụng là phức tạp nhất, tốn kém chi phí nhất trong các phương pháp chi phí du lịch. Đây là cách tiếp cận tiên tiến vì nó tạo ra sự linh hoạt trong tính toán lợi ích. Cách tiếp cận này cũng cho phép đánh giá lợi ích khi có thay đổi chất lượng của địa điểm giải trí hoặc so sánh các điểm giải trí trong trường hợp có nhiều địa điểm cần so sánh.

Cách tiếp cận dựa trên độ thỏa dụng ngẫu nhiêu giả định các cá nhân sẽ lựa chọn địa điểm giải trí mà họ ưa thích. Các cá nhân sẽ đưa ra quyết định địa điểm giải trí dựa trên chất lượng và giá cả của từng điểm. Người nghiên cứu sẽ đưa ra thông tin về địa điểm giải trí mà các cá nhân có thể lựa chọn, chất lượng của từng địa điểm và chi phí của từng địa điểm. Từ đó đánh giá giá trị giải trí của địa điểm nghiên cứu.

1.3.4. Một số ƣu điểm - hạn chế của phƣơng pháp chi phí du lịch

TCM được sử dụng để đánh giá giá trị cảnh quan DL của các điểm giải trí nói chung và KDL nói riêng dựa trên một giả định giá trị cảnh quan của một địa điểm giải trí được phản ánh thông qua sự sẵn lòng chi trả của du khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến địa điểm đó. Việc đánh giá cảnh quan của một địa điểm nào đó thường được các nhà nghiên cứu sử dụng TCM bởi những ưu điểm sau:

1. Xuất phát từ chi phí thực tế của du khách cho chuyến đi và sử dụng một số kĩ thuật phân tích để đánh giá mà không phải thiết lập một thị trường giả định nên TCM không gây ra sự tranh cãi về kỹ thuật đánh giá.

2. Kết quả ước tính giá trị cảnh quan thường có độ tin cậy cao vì du khách dễ dàng bộc lộ các thông tin về chuyến đi cũng như các thông tin khác về đặc điểm xã hội của mình.

3. Có thể mở rộng mẫu điều tra cho một địa điểm giải trí nhất là đối với một địa điểm được nhiều người quan tâm. Ngay trong trường hợp một KDL có du khách chỉ tập trung một mùa trong năm thì phương pháp này vẫn cho phép lựa chọn mẫu tại các thời điểm khác nhau để phân tích.

4. TCM thường có chi phí rẻ hơn các phương pháp tiếp cận khác. Kết quả tính toán dễ giải thích hơn, phân tích cụ thể hơn và dễ dàng cho thấy tổng giá trị kinh tế của địa điểm giải trí.

5. Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc về nâng cao năng lực thực hiện các cuộc điều tra quy mô lớn cũng như năng lực phân tích, giải thích các thông tin từ những cuộc điều tra nên độ tin cậy của việc đánh giá tài sản môi trường thông qua TCM cũng không kém gì các cách tiếp cận khác.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra tác giả nhận thấy rằng TCM bộc lộ một số hạn chế sau:

1. TCM giả định du khách biết được chi phí cho chuyến đi của mình song thực tế nghiên cứu cho thấy khách khó ước tính vì tại thời điểm phỏng vấn du khách có thể chưa kết thúc chuyến đi hoặc họ được tài trợ cho chuyến đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Mô hình đơn giản nhất của TCM dựa trên giả định chuyến đi của du khách chỉ đến một địa điểm giải trí song trên thực tế có nhiều du khách đến nhiều địa điểm giải trí trong cùng một chuyến đi nên phải có kỹ thuật tốt mới phân tách được các khoản chi phí gộp.

3. Các tình huống trong bảng phỏng vấn mang tính giả định (đặc biệt là những câu hỏi đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của du khách) vì vậy câu trả lời của du khách chỉ mang tính giả định vì không bị chi phối bởi thị trường thật.

4. Việc tính toán chi phí cơ hội về thời gian của du khách cho chuyến đi thường dựa trên thu nhập hàng tháng của du khách song thực tế thì du khách không dễ dàng bộc lộ thu nhập của mình (đặc biệt là những du khách chưa có thu nhập). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để khắc phục những nhược điểm trên của TCM, thì phải nói rõ cho người được phỏng vấn về mục đích của cuộc điều tra. Ví dụ, trước khi đưa ra câu hỏi trong bảng phỏng vấn về chi phí chuyến đi của du khách cần đưa ra những câu hỏi về thông tin chung để du khách dễ dàng thống kê các khoản chi phí đã chi. Hoặc như những câu hỏi để điều tra mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn cho giá trị môi trường được cải thiện, thì trước đó cần đưa ra những câu hỏi đánh giá của du khách đối với chất lượng môi trường tại nơi điều tra để du khách cảm nhận đúng hơn về giá trị môi trường mang lại cho họ, từ đó du khách dễ dàng bộc lộ sự sẵn lòng chi trả theo đúng những gì họ mong muốn.

1.4. ĐÁNH GIÁ SỰ SẴN LÕNG CHI TRẢ CỦA DU KHÁCH CHO VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN

1.4.1. Phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM)

CVM là phương pháp sử dụng các số liệu điều tra dựa trên các điều kiện giả định để thăm dò mức WTP của các cá nhân cho một loại hàng hóa dịch, dịch vụ môi trường nào đó. Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng lợi ích được gọi là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) bởi vì các kết quả có tính phụ thuộc hoặc có tính ngẫu nhiên theo các điều kiện thị trường đưa ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện cách tiếp cận dựa vào khảo sát này bao gồm ba công việc sau đây: - Xây dựng một mô hình chi tiết về thị trường giả định, bao gồm các đặc điểm của hàng hóa và bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến thị trường.

- Thiết kế một công cụ khảo sát để đạt được một ước lượng không chệch về mức sẵn lòng chi trả của các cá nhân.

- Đánh giá tính trung thực của thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát. Các nghiên cứu gần đây thường ưa thích CVM vì phương pháp này có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau, đồng thời có thể đánh giá giá trị tồn tại cũng như giá trị phi sử dụng. Tuy nhiên, do phương pháp này đưa ra các kết luận về các thị trường thực từ một mô hình giả định nên kết quả ước lượng chệch được xem như một khiếm khuyết đặc trưng. Chẳng hạn, sự không sẵn lòng bộc lộ WTP của một cá nhân do vấn đề sử dụng miễn phí hoặc sự trả giá mang tính chống đối khi đối tượng phỏng vấn biết mình không phải chi trả.

Để hạn chế với khả năng ước lượng chệnh tiềm ẩn, các nhà kinh tế không ngừng cải tiến phương pháp CVM. Ví dụ, một số nghiên cứu đưa thêm một số chi tiết vào mô hình giả định của họ, số khác lại cải tiến khâu thiết kế công cụ khảo sát. Một số khảo sát có dùng các bản đồ để minh họa vị trí của hàng hóa hoặc các bức ảnh về hàng hóa và khu vực bị ảnh hưởng để đối tượng được hỏi có thêm thông tin. Nhưng dù là dưới hình thức nào thì mục tiêu đều giống nhau là tạo ra tình huống thị trường giả định càng thật và càng gần với các

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 32 - 133)