7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị giải trí và phương pháp định giá ngẫu nhiên để tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của du khách về các vấn đề môi trường. Cả hai phương pháp đều sử dụng nguồn số liệu điều tra về chi phí du lịch và mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch. Do đó để tiến hành thu thập, phân tích số liệu bảng hỏi được chia ra làm 3 phần:
- Phần 1: Các thông tin chung về chuyến đi của du khách
Bảng hỏi được thiết kế nhằm tìm được các thông tin và cách thức mà du khách biết đến KDL Hồ Núi Cốc; điểm xuất phát; số lần đã đến KDL Hồ Núi Cốc; số người trong nhóm; mục đích chuyến đi; thời gian lưu trú; công việc thay thế nếu du khách không tới KDL Hồ Núi Cốc. Đặc biệt quan trọng nhất ở phần này là thống kê được tổng chi phí của du khách trong chuyến đi, bảng hỏi thiết kế cụ thể những phần như sau:
1. Phương tiện mà du khách sử dụng: Du khách bộc lộ các phương tiện đi lại từ điểm xuất phát tới Hồ Núi Cốc bằng xe buýt, xe máy, xe hơi riêng, máy bay, thuê xe. Thông tin nhận được từ câu trả lời là cơ sở cho việc phân chia vùng khách du lịch theo khoảng cách tới KDL Hồ Núi Cốc, đồng thời xác định được chi phí đi lại, chi phí thời gian của du khách.
2. Chi tiêu của du khách cho chuyến đi: sau khi khảo sát thực tế tác giả đã tiến hành thống kê chi tiêu của một khách du lịch khi tới KDL Hồ Núi Cốc, chi phí bao gồm chi phí đi lại (vé tàu xe khứ hồi), phí vào cửa tham quan, chi phí vào các điểm vui chơi, tiền trọ, chi phí ăn uống, chi phí giải trí (chụp ảnh, câu cá, chơi tennis…), mua sắm đồ lưu niệm, và một số chi phí khác (trông xe, gửi đồ, thuê quần áo tắm,…). Việc thu thập thông tin từng khoản chi phí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đôi khi gặp nhiều khó khăn vì du khách thường không nhớ hết các khoản chi phí, nhưng du khách có thể ước lượng tổng chi phí cho toàn bộ chuyến đi.
- Phần 2 : Mức độ hài lòng và sẵn lòng chi trả của du khách đối với KDL Hồ Núi Cốc
Những câu hỏi được thiết kế trong phần này mục đích để du khách bộc lộ những hoạt động mà du khách ưa thích tại KDL Hồ Núi Cốc; chất lượng dịch vụ; mức độ hài lòng... Trong phần này quan trọng là điều tra được mức sẵn lòng chi trả (WTP) của khách du lịch (ngoài những khoản đã chi phí) cho hoạt động bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường của KDL; mong muốn của du khách khi sử dụng nguồn vốn đóng góp. Bảng hỏi cũng đặt ra câu hỏi và địa điểm thay thế nếu du khách không hài lòng về quyết định tới Hồ Núi Cốc của mình. Trong phần này, ngoài những câu hỏi có sẵn trong bảng hỏi tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp tìm hiểu ý kiến của du khách như : “Theo Ông (Bà) KDL cần phải tổ chức thêm những loại hình dịch vụ nào không?”, “Theo Ông (Bà) KDL Hồ Núi Cốc cần làm gì để thu hút thêm nhiều khách du lịch?”, “Cảm nhận của Ông (Bà) về KDL Hồ Núi Cốc?”… Qua những câu hỏi như vậy thu nhận được thêm nhiều ý kiến khác nhau phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đề xuất kiến nghị cho việc cải thiện, nâng cao giá trị của KDL.
- Phần 3: Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách
Phần này thiết kế gồm các thông tin về địa chỉ hiện nay; giới tính; tình trạng hôn nhân; tuổi (đối với khách quốc tế bảng hỏi thiết kế phân chia theo các mức tuổi khác nhau); nghề nghiệp; trình độ học vấn và thu nhập. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng để xem xét hành vi của du khách, nhu cầu DL, nhận thức của du khách với vấn đề bảo vệ môi trường, khả năng chi trả cho chuyến đi và sự sẵn lòng chi trả. Các thông tin này có liên quan chặt chẽ tới chi tiêu của du khách và mức đóng góp cho bảo vệ môi trường. (Cụ thể xem phần phụ lục).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn