đánh giá tác dụng của viên luotai trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

103 1K 3
đánh giá tác dụng của viên luotai trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) do nhồi máu não (NMN) là một tình trạng bệnh lý nặng rất thường gặp, theo tài liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) tỷ lệ tử vong do TBMMN đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư [Trích dẫn theo 17]. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, tuy tỷ lệ tử vong do TBMMN ngày càng giảm nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do TBMMN lại có xu hướng gia tăng, để lại di chứng nặng về thần kinh, về tâm thần…gây nên nhiều thiệt hại không những về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khả năng lao động của người bệnh, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc điều trị phục hồi di chứng, đặc biệt là di chứng liệt vận động cho bệnh nhân TBMMN sau giai đoạn cấp là hết sức quan trọng và cấp thiết, qua đó giúp cho người bệnh tránh bị tàn tật suốt đời, cải thiện chất lượng cuộc sống, nhanh chóng tái hòa nhập xã hội. Yhọc hiện đại (YHHĐ) đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị bệnh NMN trong giai đoạn cấp và điều trị phục hồi di chứng sau giai đoạn cấp. Bên cạnh những thành tựu của YHHĐ, y học cổ truyền (YHCT) cũng có nhiều đóng góp tích cực trong việc điều trị và dự phòng bệnh, đặc biệt là điều trị phục hồi di chứng NMN sau giai đoạn cấp. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh người ta cũng nhận thấy có rất nhiều bằng chứng về lợi ích của các thuốc có nguồn gốc từ các vị thuốc đông dược trong việc phối hợp với các thuốc điều trị NMN kinh điển. YHCT từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc cổ phương, gia truyền quý được lưu truyền và ghi chép trong các y văn cổ như: Bổ dương hoàn ngũ thang, Đại 1 tần giao thang, Địa long đan sâm hoàn, Hoa đà tái tạo hoàn, Thông mạch sơ lạc phương, An cung ngưu hoàng hoàn, Ngưu hoàng thanh tâm hoàn và nhiều vị thuốc quý như Tam thất, Đan sâm, Địa long Những bài thuốc, vị thuốc này đã được đưa vào sử dụng từ hàng nghìn năm và cho đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị, đã và đang được các thầy thuốc YHCT sử dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh TBMMN nói chung và nhồi máu não nói riêng, đạt hiệu quả cao. Khai thác thế mạnh của thuốc YHCT trong phòng ngừa và điều trị bệnh tật nói chung và bệnh TBMMN nói riêng là một hướng nghiên cứu đã và đang được nhiều thầy thuốc quan tâm. Panax Notoginseng Saponins (PNS) biệt dược Luotai là một loại thuốc có nguồn gốc từ rễ củ tam thất, một trong nhiều vị thuốc đông dược quý được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Côn Minh Trung Quốc. Thuốc có tác dụng dược lý: Ức chế sự tạo huyết khối và cải thiện hoạt tính của chất hoạt hóa plasminogen của mô (Tissue plasminogen activator: t-PA), ức chế sự kết tập tiểu cầu, bảo vệ tế bào thần kinh: Chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương não khỏi sự thiếu oxy, giãn mạch máu, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não - tim, tăng khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy bảo vệ tế bào thần kinh. Trên lâm sàng thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp: đột quỵ do huyết khối, cơn thiếu máu não thoáng qua, phòng và điều trị di chứng của bệnh mạch máu não. Điều trị bệnh lý tim mạch do huyết khối [47], [64], [66]. Luotai đã được nghiên cứu và sử dụng để điều trị thiếu máu não cục bộ tại Trung Quốc. Đã có một số nghiên cứu tại Việt Nam về hiệu quả của Luotai trong điều trị giai đoạn cấp của nhồi máu não, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá nào trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Để góp phần đánh giá tác dụng của thuốc viên Luotai trong hỗ trợ điều trị di chứng nhồi máu não đồng thời góp phần vào việc đa dạng hóa các loại thuốc dùng trong điều trị di chứng TBMMN nhất là các loại thuốc có nguồn 2 gốc từ các vị thuốc YHCT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của viên Luotai trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp” Với hai mục tiêu cụ thể: 1. Đánh giá tác dụng của viên “Luotai” trong điều trị hỗ trợ phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc “Luotai” . 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.TÌNH HÌNH BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 1.1.1.Những nghiên cứu về bệnh tai biến mạch máu não trên thế giới Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, TBMMN là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở các nước trên Thế giới: Năm 2001 có 16 triệu trường hợp bị TBMMN lần đầu trong đó tử vong 5,75 trường hợp (chiếm 36%). Năm 2003 có 27 triệu trường hợp bị bệnh lần đầu, tử vong là 7,8 triệu [17]. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho rằng có khoảng 500000 trường hợp TBMMN xảy ra ở Hoa Kỳ trong năm 1986 và khoảng 400000 trường hợp TBMMN xuất viện ở Hoa Kỳ, 3/4 trong số họ là những người đầu tiên mắc bệnh, còn lại là TBMMN tái phát. Theo thống kê của trung tâm Rochester Minnesota, tỷ lệ mới mắc ở Hoa Kỳ là 135/100000 dân (Broderick và cộng sự 1991). Cứ trung bình 53 giây lại có một trường hợp TBMMN xảy ra ở khu vực Bắc Mỹ [52]. Tỷ lệ mới mắc ở Pháp theo Giroud là 145/100 000 dân. Tính toàn Châu Âu, số người mới mắc TBMMN lần đầu tiên trong khoảng 141-219/100000 dân (1993) [Trích dẫn theo 13]. Ở Châu Á, theo hiệp hội Thần kinh các nước Đông Nam Á, các bệnh nhân TBMMN điều trị nội trú ở Trung Quốc là 40%, Ấn Độ 11%, Philipin 10%, Triều Tiên 16%, Indonesia 8%, Việt Nam 7%, Thái Lan 6%, Malaysia 2%. Tỷ lệ mới mắc khá cao: 340-523/100000 dân ở Nhật Bản, 219/100000 dân ở Trung Quốc [Trích dẫn theo 17]. Theo J. M. Orgogozo (1985) 80% tai biến mạch máu não là nhồi máu não và 20% là chảy máu não. Tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ ước tính khoảng 500 cho 100.000 người với mức dao động từ 420 đến 1.000 và tỷ lệ di chứng ít 4 nhất cũng tới 1/4 số trường hợp.Tỷ lệ mới phát hiện trung bình hàng năm là 0,3- 1,1 cho 1.000 và tối đa là 3,1 cho 1000 người [18]. 1.1.2.Những nghiên cứu về bệnh tai biến mạch máu não ở Việt Nam Theo Nguyễn Văn Đăng (2006), thống kê tại Khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai từ năm 1991 đến năm 1993, có 631 trường hợp TBMMN, tăng gấp 2,5 lần so với thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1989 [13]. Theo Lê Văn Thành và cộng sự (1996), tỷ lệ mới mắc chung ở miền Nam là 161/100000 dân, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 114/100.000 dân, ở Kiên Giang là 241/100000 dân [36]. Theo Hoàng Khánh ở Huế tỷ lệ chảy máu não là 39,42% và nhồi máu não là 60,58% [25]. Cũng theo Hoàng Khánh và cộng sự, TBMMN tăng lên rõ rệt theo tuổi, chủ yếu 50 tuổi trở lên, đặc biệt ở tuổi 60 - 70, nam chiếm ưu thế hơn nữ, đặc biệt là thể chảy máu não nam/nữ là: 1,63. Thể nhồi máu não nam/nữ là: 1,19 [25]. Theo Doãn Thị Huyền và Lê Văn Thính, bệnh nhân nhồi máu não động mạch não giữa tuổi trên 45 là 87,5%, tỷ lệ nam/nữ là 1,55/1 [22]. 1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI NHỒI MÁU NÃO Các yếu tố nguy cơ được chia thành hai nhóm:các yếu tố không cải biến được và các yếu tố có thể cải biến được. + Nhóm các yếu tố nguy cơ không cải biến được: tuổi cao, giới tính, khu vực địa lý, chủng tộc, yếu tố gia đình, di truyền.  Tuổi: Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, tai biến mạch máu não có chiều huớng tăng theo lứa tuổi, tuổi càng cao càng có nguy cơ mắt bệnh nhiều. Nhồi máu não hay gặp nhiều ở lứa tuổi trên 60 [14]. 5  Giới: Đa số các tác giả đều cho rằng tỉ lệ mắc bệnh TBMMN của bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ là tương đương, nhưng cũng có một số tác giả cho rằng tỉ lệ mắc TBMMN ở nam giới bao giờ cũng cao hơn nữ giới [14], [26], [36]. + Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được:  Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tai biến mạch máu não. Khi huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở nên và hoặc huyết áp tâm trương từ 95 mmHg trở lên, tỷ lệ TBMMN ở người tăng huyết áp so với những người có huyết áp bình thường sẽ tăng từ 2,9 lần (đối với nữ) đến 3,1 lần (đối với nam) [11], [30].  Rối loạn chuyển hoá lipid: Lipid trong huyết tương tồn tại dưới dạng kết hợp với apoprotein và được chia làm ba loại: Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp chiếm 40-50 % các loại lipoprotein tham gia vào cơ chế gây dày lớp áo trong của thành mạch; lipoprotein trọng lượng phân tử cao chiếm 17 – 23% các loại lipoprotein được cho là có tác dụng bảo vệ thành mạch; triglycerid chiếm 8 – 12% các lipoprotein và cũng tham gia vào cơ chế tạo mảng xơ vữa mạch [24], [49].  Đái tháo đường: về bản chất tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây tắc các vi mạch và động mạch ngoại vi. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột quị tương đối là 1,8 ở nam giới và 2,2 ở nữ giới. Dịch tễ học đã xác nhận một ảnh hưởng có tính độc lập về TBMMN do thiếu máu não với một sự tăng nguy cơ tương đối trong những người đái tháo đường giao động từ 1,8 đến gần 6 lần. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân đột quị có tiểu đường cũng rất cao. Nếu kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm đột quị sảy ra muộn hơn và biến chứng vi mạch sảy ra chậm hơn [8], [25].  Bệnh tim: Các bệnh lý tim mạch là yếu tố quan trọng gây ra nhồi máu não ở các nước đang phát triển [61]. 6 Các bệnh tim chủ yếu là rung nhĩ, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, phì đại thất trái, hẹp hai lá. Theo nghiên cứu của Framingham rung nhĩ làm tăng nguy cơ TBMMN lên 5 lần, phì đại thất trái làm tăng nguy cơ TBMMN 2,3 lần [65].  Cơn thiếu máu não thoáng qua: Là một hội chứng lâm sàng có đặc điểm là mất cấp tính chức năng não cục bộ kéo dài dưới 24 giờ, là nguy cơ với mọi loại tai biến mạch não. Dechampvallin nghiên cứu trong cộng đồng ở Pháp thấy người mắc TBMMN có tiền sử TBMMN thoáng qua là 70% với nhồi máu não, 15% với chảy máu não và 15% không xác định thể [Trích dẫn theo 11].  Nghiện thuốc lá: Hút thuốc lá làm biến đổi nồng độ lipid mà quan trọng là làm giảm yếu tố bảo vệ HDL, ngoài ra cũng làm tăng fibrinogen, tăng tính đông máu, độ nhớt máu, tăng kết dính tiểu cầu [24], [54].  Các yếu tố nguy cơ khác: nghiện rượu, thay đổi thời tiết, sang chấn tâm lý, dùng thuốc chống đông, béo phì, chế độ ăn, di truyền, nhiễm khuẩn cũng là các yếu tố liên quan đến tai biến mạch máu não [41], [54]. 7 Hình 1.1. Các động mạch và tuần hoàn bàng hệ của não (Sơ đồ trích từ tài liệu của Netter Frank H [58]) 8 1.3. QUAN ĐIỂM TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.3.1. Một số đặc điểm về giải phẫu tuần hoàn não: - Não được tưới máu bởi hai hệ thống động mạch xuất phát từ động mạch chủ: + Hệ thống động mạch cảnh trong [hình 1.1]. + Hệ thống động mạch sống - nền. - Hệ thống động mạch cảnh trong cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán cầu đại não, gồm có bốn nhánh tận là động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạc trước. Mỗi động mạch não chia làm hai nhánh: nhánh nông tạo nên động mạch vỏ não, nhánh sâu đi thẳng vào phần sâu của não. Hai hệ thống nông và sâu độc lập nhau. - Hệ thống động mạch sống - nền ở thân não có đặc điểm riêng gồm ba nhóm: Những động mạch trung tâm, những động mạch vòng ngắn và những động mạch vòng dài, hai động mạch não sau là hai nhánh tận cùng của động mạch thân nền. - Tuần hoàn não có hệ thống nhánh thông quan trọng với ba mức lớn: Mức thứ nhất nối thông giữa các động mạch lớn phía trước não, giữa động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài và động mạch sống - nền. Mức thứ hai là đa giác Willis, giữ vai trò chủ yếu trong việc lưu thông máu giữa các động mạch não. Mức thứ ba ở quanh vỏ não với sự nối thông giữa các nhánh nông của các động mạch não [8], [13], [19]. 1.3.2. Một số đặc điểm về sinh lý tuần hoàn não : Có nhiều yếu tố liên quan đến trạng thái chức năng của não như: lưu lượng máu não, tốc độ tuần hoàn, sự tiêu thụ ôxy và Glucose. - Lưu lượng máu não là yếu tố cơ bản liên quan đến trạng thái chức năng của não, lưu lượng máu não là lượng máu qua não trong một đơn vị thời gian 9 (thường tính bằng phút). Bình thường một phút có khoảng 750ml máu qua não, theo Kety và Schmit (1977) thì số lượng máu não trong một phút là: 50- 52 ml/100g/phút. - Lưu lượng máu ở chất xám cao hơn ở chất trắng và giữa các vùng cũng có sự khác nhau cao nhất ở vùng đỉnh và thấp nhất ở vùng chẩm. Lưu lượng máu não thay đổi theo tuổi, tuổi càng cao lưu lượng máu não càng giảm, ở trẻ dưới 15 tuổi lưu lượng máu não là: 100ml/100g/phút, ở người 60 tuổi lưu lượng máu não là: 36mg/100g/phút, lưu lượng máu não tăng khi lao động chân tay, lao động trí óc hoặc khi các giác quan bị kích thích. - Huyết áp động mạch và sức cản thành mạch là hai yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến lưu lượng máu não. Theo Ingvar và cộng sự lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 49,8 ± 5,4 ml/100g não/phút, lưu lượng trong chất xám là: 79,7 ±10,7 ml/100g não/phút. - Nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng máu não giảm xuống dưới 18-20 ml/100g não/phút, trung tâm của ổ nhồi máu não là vùng hoại tử có lưu lượng máu từ 10 - 15 ml/100g não/phút, còn xung quanh vùng này có lưu lượng máu là 20 - 25 ml/100g não/phút, tuy các tế bào não vẫn còn sống nhưng không hoạt động đây là vùng nửa tối điều trị tai biến nhằm hồi phục tưới máu cho vùng này, do vậy đây còn gọi là vùng điều trị [8], [13]. 1.3.3. Định nghĩa tai biến mạch máu não. - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1989): “TBMMN là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não người bệnh có thể tử vong ngay trong những ngày đầu, loại trừ nguyên nhân do sang chấn, kéo dài trên 24 giờ do nguyên nhân mạch máu” [65]. 1.3.4. Một số đặc điểm của nhồi máu não 1.3.4.1. Định nghĩa nhồi máu não : 10 [...]... quốc tế các bệnh lần thứ X (ICD- 1992), Mục I63 [46]: - I63.0 Nhồi máu não do huyết khối các động mạch ngoài não - I63.1 Nhồi máu não do tắc các động mạch ngoài não - I63.2 Nhồi máu não do tắc hoặc hẹp các động mạch ngoài não - I63.3 Nhồi máu não do huyết khối các động mạch não - I63.4 Nhồi máu não do tắc các động mạch não - I63.5 Nhồi máu não do tắc hoặc hẹp động mạch não - I63.6 Nhồi máu não do huyết... (2010) Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận độnh ở bệnh nhân nhồi máu não bằng thuỷ châm Neurobion” Kết quả 100% bệnh nhân có sự cải thiện độ liệt theo Rankin [23] Galbaa Davkharbayar (2011) Đánh giá tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi náu não sau giai đoạn cấp bằng thuỷ châm Epinosine B” Kết quả 100% bệnh nhân có sự cải thiện độ liệt theo Rankin [15]  Các nghiên cứu về điều. .. cổ truyền đã và đang được các danh y trong và ngoài nước sử dụng để điều trị di chứng nhồi máu não 1.5.2.3 Một số nghiên cứu về điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng các phương pháp YHCT trên Thế giới và tại Việt Nam  Các nghiên cứu về điều trị Nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng phương pháp châm cứu, thuỷ châm Nguyễn Thuỳ Hương, Nguyễn Đức Thọ (1992) Điều trị di chứng TBMMN bằng điện châm”... giai đoạn cấp của thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn và Tứ vật đào hồng”, kết quả 88,35% giảm độ liệt, trong đó 11,7% phục hồi hoàn toàn, 18,3% đỡ nhiều [51] Nguyễn Bá Anh (2008) Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Nattospes trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp Kết quả tỷ lệ chuyển dịch độ liệt theo Rankin là 95,5%, mức tăng điểm trung bình Barthel sau điều trị là 32,78+ 10,0 so với trước điều trị. .. làm nhóm điều trị so sánh với nhóm đối chứng, mỗi nhóm 30 bệnh nhân Kết quả điều trị: Nhóm điều trị đạt tỷ lệ 96,67% (trong đó tỷ lệ khỏi bệnh và tốt là 66,67%), tại nhóm chứng đạt tỷ lệ 93,33% (trong đó tỷ lệ khỏi bệnh và tốt là 63,33%) [47] Zhong Shang – Qian et al (2005) đánh giá hiệu quả điều trị của viên Panax notoginseng saponins trên lưu biến máu và điều trị cho bệnh nhân nhồi máu não cấp: Nghiên... NMM sau giai đoạn cấp chia hai nhóm: nhóm nghiên cứu sử dụng thuốc Hoa đà tái tạo hoàn, nhóm đối chứng sủ dụng thuốc YHHĐ theo phác đồ điều trị của Khoa Thần kinh Bệnh Viện Bạch Mai Kết quả điều trị cho thấy ở nhóm nghiên cứu phục hồi tốt 23,7% phục hồi khá 39,5% và thuốc có tác dụng rõ rệt với các ổ nhồi máu dưới 3cm [44] Nguyễn Văn Vụ (2006), trong “Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não sau giai. .. mềm lưỡi rụt [7], [27] 1.5 ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP Bệnh nhân bị nhồi máu não sau giai đoạn cấp thường để lại nhiều di chứng nặng nề Ngoài di chứng hay gặp là liệt nửa người, sau nhồi máu não cũng còn thấy các khiếm khuyết chức năng khác như ngôn ngữ, nuốt, tâm trí, tình dục Tế bào thần kinh tuy không thể tái sinh được khi bị mất đi do bệnh lý nhưng khi điều trị kịp thời vẫn có thể đem... cứu đánh giá tác dụng của một số bài thuốc cổ phương dùng trong điều trị bệnh NMN sau giai đoạn cấp cho kết quả khả quan: Nguyễn Đức Vượng (2002) Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội nghiên cứu bài thuốc “Kiện não hoàn” điều trị phục hồi di chứng NMN sau giai đoạn cấp cho kết quả 50% phục hồi hoàn toàn, 36,5% còn lại di chứng nhẹ, 10% di chứng vừa [50] Vũ Thu Thủy và cộng sự (2005) nghiên cứu điều trị. .. thể tăng nhưng tế bào trong phạm vi bình thường + Chụp cắt lớp vi tính sọ não: giúp chẩn đoán phân biệt chảy máu não và nhồi máu não, xác định vị trí kích thước vùng tổn thương Ở sau giai đoạn cấp tính bệnh nhân nhồi máu não có các ổ giảm đậm độ, ổ này thường thấy rõ từ ngày thứ hai trở đi (sau khởi phát nhồi máu) Các 13 ổ giảm đậm độ do nhồi máu thường có hình thang, hình tam giác đáy quay ra ngoài... uống 1 viên/ lần - hai lần trong ngày sau bữa ăn, liên tục trong 30 ngày - Trong thời gian điều trị nội trú hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tự luyện tập xoa bóp và vận động hàng ngày - Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được theo dõi và điều trị trong điều kiện nội trú 2.4.2.3 Theo dõi và đánh giá - Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo mẫu thống nhất (phụ lục 1) - Tất cả các bệnh nhân đều . tài Đánh giá tác dụng của viên Luotai trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp Với hai mục tiêu cụ thể: 1. Đánh giá tác dụng của viên Luotai trong điều trị hỗ trợ phục. quả của Luotai trong điều trị giai đoạn cấp của nhồi máu não, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá nào trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Để góp phần đánh giá tác dụng của thuốc viên. [27]. 1.5. ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP Bệnh nhân bị nhồi máu não sau giai đoạn cấp thường để lại nhiều di chứng nặng nề. Ngoài di chứng hay gặp là liệt nửa người, sau nhồi máu não cũng

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Là những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, được chẩn đoán NMN khu vực động mạch não giữa sau giai đoạn cấp, được chuyển đến khám và điều trị tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai.

  • Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi

  • Bảng 3.2. Đặc điểm về giới

  • Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng khởi phát bệnh

  • Biểu đồ 3.1. Đặc điểm lâm` sàng khởi phát bệnh chung

  • Biểu đồ 3.2. Phân bố định khu tổn thương trên lâm sàng

  • Bảng 3.4. Các yếu tố nguy cơ với Bệnh Nhồi máu não ở cả hai nhóm

  • Yếu tố nguy cơ

  • Nhóm NC

  • (1)

  • Nhóm ĐC

  • (2)

  • Tổng cộng

  • P

  • (1 - 2)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • Tăng huyết áp

  • 16

  • 53,3

  • 17

  • 56,7

  • 33

  • 55

  • > 0,05

  • Bệnh tim mạch

  • 4

  • 13,3

  • 3

  • 10

  • 7

  • 11,7

  • > 0,05

  • Đái tháo đường

  • 7

  • 23,3

  • 5

  • 16,7

  • 12

  • 20

  • > 0,05

  • RLLPM

  • 9

  • 30

  • 12

  • 40

  • 21

  • 35

  • > 0,05

  • Béo phì

  • 1

  • 3,3

  • 2

  • 6,7

  • 3

  • 5

  • > 0,05

  • Nghiện thuốc lá

  • 7

  • 23,6

  • 9

  • 30

  • 16

  • 26,7

  • > 0,05

  • Nghiện rượu

  • 2

  • 6,7

  • 3

  • 10

  • 5

  • 8,3

  • > 0,05

  • Tiền sử bệnh lý mạch máu não

  • 2

  • 6,7

  • 3

  • 10

  • 5

  • 8,3

  • > 0,05

  • Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân Nhồi máu não

  • Triệu chứng lâm sàng

  • Nhóm NC

  • (1)

  • Nhóm ĐC

  • (2)

  • Tổng cộng

  • P

  • (1 - 2)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • Liệt nửa người

  • 30

  • 100

  • 30

  • 100

  • 60

  • 100

  • > 0,05

  • Liệt dây VII TW

  • 29

  • 96,7

  • 28

  • 93,3

  • 57

  • 95

  • > 0,05

  • Rối loạn ngôn ngữ

  • 17

  • 56,7

  • 16

  • 53,3

  • 33

  • 55

  • > 0,05

  • RLCG nửa người

  • 8

  • 26,7

  • 6

  • 20

  • 14

  • 23,3

  • > 0,05

  • Rối loạn cơ vòng

  • 3

  • 10

  • 5

  • 16,7

  • 8

  • 13,3

  • > 0,05

  • RLTKTV

  • 5

  • 16,7

  • 4

  • 13,3

  • 9

  • 15

  • > 0,05

  • Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo độ liệt Rankin lúc mới vào của hai nhóm

  • Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo Barthel lúc mới vào của cả hai nhóm

  • Nhãm NC

  • Nhãm §C

  • p

  • n

  • Tû lÖ (%)

  • n

  • Tû lÖ

  • (%)

  • Độ I

  • 0

  • 0

  • > 0,05

  • Độ II

  • 2

  • 6,7

  • 2

  • 6, 7

  • Độ III

  • 7

  • 23,3

  • 8

  • 26, 7

  • Độ IV

  • 21

  • 71

  • 20

  • 66,6

  • Tổng

  • 30

  • 100

  • 30

  • 100

  • Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh của Y học cổ truyền

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • n

  • Tỷ lệ

  • (%)

  • Bảng 3.9. Phân bố độ liệt Rankin theo Y học cổ truyền của hai nhóm

  • Bảng 3.10. So sánh tiến triển độ Rankin trước và sau điều trị ở nhóm NC

  • Bảng 3.11. So sánh tiển triển độ Rankin trước và sau điều trị ở nhóm ĐC

  • Bảng 3.12. So sánh tiến triển độ Rankin giữa hai nhóm theo thời gian điều trị

  • Bảng 3.13. Đánh giá kết quả dịch chuyển độ liệt Rankin ở hai nhóm

  • Bảng 3.14. So sánh tiến triển độ Barthel trước – sau điều trị ở nhóm NC

  • Bảng 3.15. So sánh tiến triển độ Barthel trước – sau điều trị ở nhóm ĐC

  • Bảng 3.16. So sánh tiến triển chỉ số Barthel trước – sau điều trị giữa hai nhóm

  • Bảng 3.17. So sánh mức tăng điểm trung bình Barthel giữa hai nhóm sau điều trị

  • Nhận xét:

  • Biều đồ 3.3. So sánh mức chênh điểm trung bình Barthel giữa hai nhóm sau điều trị

  • Bảng 3.18. Đánh giá kết quả dịch chuyển độ Barthel ở hai nhóm

  • Bảng 3.19. So sánh tiến triển độ liệt Rankin của hai nhóm ở thể TPKL

  • Bảng 3.20. So sánh tiến triển độ liệt Rankin của hai nhóm ở thể TPTP

  • Bảng 3.21. So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt Rankin theo thể TPTP và TPKL ở hai nhóm

  • Bảng 3.22. Sự thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau điều trị

  • Bảng 3.23. Sự thay đổi các chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị

  • DANH MỤC HÌNH

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan