DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 so với nămBảng 8: Tổng hợp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa được cấp của huyện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
~~~~~~*~~~~~~
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC,
TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Giáo viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI 5- 2011
Trang 2MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 3 I Một số khái niệm 3
1 Giấy chứng nhận 3
2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3
II Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3
1 Vai trò của đất đai 3
2 Quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất 4
3 Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai 5
4 Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5
4.1 Đối với người sử dụng đất: 5
4.2 Đối với Nhà Nước 6
4.3 Các đối tượng liên quan 6
III Nội dung của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
1 Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
2 Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
3 Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
4 Điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10
5 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10
6 Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 11
6.1 Nội dung công tác chuẩn bị đăng ký đất đai 11
Trang 36.1.1 Thành lập hội đồng đăng ký đất tại xã, phường, thị trấn 11
6.1.2 Thành phần tổ chuyên môn giúp việc 12
6.2 Kiểm tra, đánh giá bản đồ hiện có 12
6.3 Tổ chức kê khai đăng ký 12
6.4 Tổ chức xét duyệt hồ sơ 13
6.5 Ra quyết định cấp giấy chứng nhận và giao giấy chứng nhận 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 15 I.Tổng quan về huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 15
1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 15
1.1 Vị trí địa lý 15
1.2 Các nguồn tài nguyên 15
1.2.1 Tài nguyên đất đai 15
1.2.2 Tài nguyên nông nghiệp 16
1.2.3 Tài nguyên về biển 16
1.2.4 Tài nguyên về khoáng sản 17
2 Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm phân bố dân cư 17
3 Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện 18
II Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An năm 2010 19
1 Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 19
2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2010 21
2.1 Quỹ đất và biến động đất đai giai đoạn 2000-2010 21
2.1.1 Quỹ đất 21
2.1.2 Biến động đất đai giai đoạn 2000-2010 21
2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2010 23
Trang 4III Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007- 2010 27
1 Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 27
2 Thực trạng tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 29
3 Thực trạng công tác xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 33
3.1 Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất 33
3.1.1 Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 33
3.1.2 Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất ở 35
3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 36
3.2.1 Đất nông nghiệp 36
3.2.2 Đất ở 41
4 Đánh giá thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 44
4.1 Ưu điểm 44
4.2 Tồn tại, khó khăn 44
4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 47
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 49 I Phương hướng và mục tiêu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nghi Lộc 49
II Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 50
1 Cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký, xét duyệt cấp GCNQSD đất 50
2 Nâng cao khả năng chuyên môn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã 51
Trang 53 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất 52
4 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai 52
5 Phải có giải pháp cụ thể đối với từng loại đất 53
6 Xây dựng hiệu chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 53
7 Hoàn thiện các công cụ phục vụ cho quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 55
8 Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 55
9 Chính sách của địa phương 56
III Một số kiến nghị 56
1 Đối với Nhà nước 56
2 Đối với UBND huyện Nghi Lộc 56
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 so với năm
Bảng 8: Tổng hợp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa được
cấp của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 39
Bảng 9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Nghi
Lộc 41
Bảng 10: Tổng hợp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở chưa được cấp của
huyện Nghi Lộc 43
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GCN : Giấy chứng nhận
QSD : Quyền sử dụng
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
VPĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Luật Đất đai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định tầmquan trọng của đất đai: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệusản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địabàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,quốc phòng ” Thật vậy, tầm quan trọng của đất đai là rất lớn đặc biệt trong điềukiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đất đai là yếu tố cần thiết Việc bố trí sử dụngđất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế
Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể quản lý tốt được quỹ đất, việc sử dụng đấtđai của người dân, Nhà nước đã đưa ra một biện pháp là cấp giấy chứng nhận chongười sử dụng đất đai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ là cơ sở pháp lý thểhiện được mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, ngoài ra nó còn là căn
cứ, là cơ sở để người dân có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình khi sửdụng đất
Nghi Lộc là một huyện với nhiều tiểm năng để phát triển kinh tế, đang có nhiềuchính sách để thu hút đầu tư Công tác cấp giấy chứng nhận của huyện mặc dù đãđược các ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả còn nhiều hạn chế Mặt khác mộttrong những mục tiêu hàng đầu của huyện hiện nay là đẩy nhanh tiến trình cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất Do những yêu cầu cấp thiết như vậy em đã nghiên
cứu và chọn đề tài trong quá trình thực tập: “Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
2 Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những lí luận cơ bản về công tác cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất
- Nghiên cứu khái quát tình hình của huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng về công tác cấp giấy chứng nhận tạihuyện
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Trang 93 Phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian nghiên cứu: 2008-2010
- Địa điểm: Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu: dựa trên nội dung của đề tài, tiến hànhthu thập tài liệu theo không gian và thời gian tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An và các tài liệu chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp so sánh đánh giá dựa trêncác nguồn số liệu từ sách báo và số liệu thực tế thu thập được tại huyện
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Em xin chân thành cảm ơn TH.S Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ phòngTài nguyên và Môi trường, cán bộ Văn phòng đăng ký đấ quyền sử dụng huyệnNghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đề tài này
Trang 102 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo điều 48 luật đất đai năm 2003 và điều 41 NĐ 181/NĐ-CP/2004 khẳng
định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền
sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với mảnh đất của mình, nó đảm bảo cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các thông tin: Tênchủ sử dụng đất, thửa đất được quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất ở, ghi chú,mục sơ đồ thửa đất và những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất Thửa đất được quyền sử dụng có các thông tin : Thửa đất số, tờ bản đồ số , địachỉ của thửa đất, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và nguồngốc của thửa đất
II Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1 Vai trò của đất đai.
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triểncủa con người và các sinh vật khác trên trái đất.Mỗi một quốc gia, mỗi một địaphương có một quỹ đất đai nhất định và nó được xem là nguồn tài nguyên vô cùngquý giá Đất đai trở thành nguồn của cải, là tài sản cố định, là thước đo của sự giàucủa mỗi quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống giúp con người chốnglại các thảm họa của thiên nhiên, bảo hiểm về tài chính như là sự chuyển nhượngcủa cải từ thế hệ này sang thế hệ khác
Trang 11Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình côngnghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi khác.Đối với ngành côngnghiệp, đất đai làm nền tảng, làm cơ sở và địa điểm tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh Còn đối với ngành nông nghiệp đất đai được xem là tư liệu sảnxuất không thể thiếu, nhờ có đất đai mà con người có thể tạo ra các loại sản phẩm
để tồn tại Vì vậy nếu không có nó rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào,một quá trình lao động sản xuất nào cũng như không thể nào có sự tồn tại của conngười
2 Quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất.
Luật đất đai quy định rõ: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thốngnhất quản lý”, nhà nước đại diện làm chủ sở hữu Như vậy đất đai là tài sản chungnhưng nhà nước là người được giao trách nhiệm quản lý
Quyền sở hữu của nhà nước về đất đai bao gồm ba quyền cơ bản: quyền địnhđoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng
- Quyền định đoạt: là quyền của nhà nước trong việc quy định mục đích
sử dụng cho từng loại đất đai Thực hiện quyền này nhà nước lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, quy định cụ thể mục đích sử dụng cho từng loại đất.Người sử dụng đất phải sử dụng đất đai theo đúng mục đích mà nhà nước đãquy định, đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra
- Quyền chiếm hữu đất đai: là quyền của nhà nước trong việc chiếm giữ
và quản lý toàn bộ đất đai Nhà nước chiếm giữ đất đai nhưng không cấmviệc sử dụng đất đai, khai thác các tiềm năng của đất đai, mà nhà nước làmnhiệm vụ giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng và nhà nước quản lýviệc sử dụng đó
- Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước giao đất cho người sử dụng vàngười sử dụng được khai thác các tính năng, công dụng của đất đai, khai tháccác tiềm năng của đất thông qua hoạt động sản xuất mang lại sản phẩm chocon người và xã hội
Trang 123 Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai.
Nhà nước thể hiện quyền lực cao nhất của mình thông qua hoạt động quản lýtoàn bộ quỹ đất đai Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng và khaithác đất đai thông qua các văn bản pháp lý do nhà nước quy định
Điều 6 luật đất đai năm 2003 quy định chi tiết các nội dung quản lý nhà nước vềđất đai:
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
- Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị
- Giao đất, cho thuê đất
- Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị
- Chuyển quyền sử dụng đất
- Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị
- Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý các vi phạm về đất đô thị
4 Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4.1 Đối với người sử dụng đất:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của các ngành sản xuất, mặt khác đất đai làđịa điểm diễn ra các hoạt động sản xuất, vui chơi, là tài sản quý giá của mỗi conngười
Là cơ sở để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và đầu tư vào đất đai nhằm sửdụng đất tiết kiệm, hiệu quả
Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi hợp pháp như: chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế tặng cho, ghóp vốn, thế chấp bằng quyền sửdụng đất không gặp bất cứ trở ngại gì nào về phía pháp luật
Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện cá nghĩa vụ đối với nhà nước đặc biệtnghĩa vụ tài chính như nộp thuế trước bạ, thuế từ chuyển quyền sử dụng đất, cácloại thuế có liên quan
Là căn cứ để người sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất
Trang 13Thị trường bất động sản là một thị trường đặc biệt mà người mua không đượctrực tiếp xem xét hàng hóa mà chỉ có thể được biết thông tin và hàng hóa đó qua cácthông tin mà người bán cung cấp thông qua giấy chứng nhận QSD đất Vì vậy giấychứng nhận QSD đất là công cụ để người sử dụng tham gia vào thị trường bất độngsản để có thể bán, cho thuê quyền sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và không gặpbất cứ trở ngại về phía pháp luật.
4.2 Đối với Nhà Nước.
Giấy chứng nhận QSD đất do Nhà Nước ban hành Vì vậy nó là công cụ giúpviệc quản lý đất đai có kế hoạch và hiệu quả
Là công cụ để nhà nước thực hiện các kế hoạch sử dụng đất nhằm hướng tớiviệc sử dụng đất một cách tiết kiệm có hiệu quả theo kế hoạch, kế hoạch sử dụngđất
Là công cụ cung cấp các thông tin trong quá trình quản lý đất đai đặc biệt là quátrình kiểm kê đất đai như: tổng diện tích tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, chủ sửdụng đất
Là công cụ để nhà nước giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện tronglĩnh vực đất đai
Là công cụ để nhà nước đền bù cho các hộ gia đình khi giải phóng mặt bằng.Mặt khác thông qua giấy chứng nhận nhà nước sẽ nắm và kiểm soát sự pháttriển của thị trường bất động sản và thu các phí và lệ phí bổ sung ngân sách cho nhànước
4.3 Các đối tượng liên quan.
Đối với ngân hàng, các tổ chức tín dụng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làcăn cứ để các ngân hàng, tổ chức tín dụng đồng ý cho người sử dụng vay vốn kinhdoanh, sản xuất
Đối với doanh nghiệp, công ty cổ phần: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làcăn cứ để xác nhận vốn ghóp bằng quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không nhằmđảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả
Đối với những người đầu tư vào đất đai thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là căn cứ pháp lý đề người đầu tư an tâm về khoản đầu tư của mình
Trang 14Đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường bất động sản thì giấychứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để họ nắm các thông tin cần thiết khi quyếtđịnh mua, thuê quyền sử dụng của mảnh đất đó.
III Nội dung của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1 Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào luật đất đai năm 2003, nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai, thông tư liên tịch số30/2005/TTLT/BTC-BTNMT, thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT,thông tư 01 của bộ Tài nguyên và môi trường
Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương và sơ đồgiao đất để tiến hành cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân
2 Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo điều 48 luật đất đai, giấy chứng nhận được cấp cho người sử dụng đấttheo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất Trường hợp có tài sảngắn liền với đất thì tài sản đó được ghi trên giấy chứng nhận, chủ sở hữu tài sảnphải đăng ký quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật Giấy chứng nhận
do bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, được cấp cho từng thửa đất
Cũng theo quy định tại điều 48, trường hợp quyền sử dụng là tài sản chung của
vợ và chồng thì sổ đỏ phải ghi họ tên của cả vợ và chồng Việc ghi tên cả vợ vàchồng là quy định tiến bộ so với trước đây, thể hiện một bước tiến mới trong bảo vệquyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình
Đối với các cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo đồng sử dụng, giấy chứng nhậnđược cấp cho cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo và được giao cho người đại diệnhợp pháp
Đối với trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị thìkhông phải đổi lại theo luật mới, trừ trường hợp chuyển quyền sử dụng đất
3 Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 49, 50 luật đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Trang 15 Những hộ gia đình cá nhân có quyết định giao đất, chothuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật vềđất đai.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không cớ tranh chấp mà có mộttrong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chínhsách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạnglâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liềnvới đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sảngắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất
- Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định củapháp luật
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sửdụng đất
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờquy định ở trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ vềviệc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đếntrước ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địaphương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
Trang 16làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo,nay được ủy ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổnđịnh, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và không phải nộp tiền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết địnhcủa tòa án nhân dân, quyết định thi hành của cơ quan thi hành án, quyết địnhgiải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đượcthi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thựchiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chothuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật có hiệu lực thihành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quyđịnh tại khoản 1 điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày
15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xácđịnh là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì đượccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quyđịnh tại khoản 1 điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được ủy bannhân dân xã, phường ,thị trấn xác định là đất không có tranh chấp , phù hợpvới quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sửdụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sửdụng đất theo quy định của pháp luật
Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,miếu, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có cácđiều kiện sau:
- Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 17- Được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất
sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp
4 Điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước hết phải thựchiện tốt công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất Đối tượng thực hiện việc kêkhai đăng ký này là người sử dụng đất có đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của phápluật mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Người sử dụng đất phải nộp 1
bộ hồ sơ tại xã, phường xin cấp giấy chứng nhận Hồ sơ xin cấp giấy bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu của bộ Tàinguyên và Môi trường
- Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất đã được nhà nước quy định
- Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( nếucó) có công chứng
- Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất
5 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quyết định luật đất đai năm 1993” Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giaođất thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
Riêng trường hợp Chỉnh Phủ giao đất thì UBND tỉnh thành phố trực thuộc trungương cấp GCN cho tổ chức mà mình giao đất
Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN là UBND tỉnh thành phố trực thuộc trungương cấp GCN cho tổ chức mà mình giao đất
UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất cho các tổchức, hộ gia đình, cá nhân
Để thống nhất quản lý lĩnh vực đất đai một cách khoa học và đẩy nhanh tiến độcấp GCNQSD đất Điều 52 luật đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền như sau:
- UBND tình, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSD đất chocác tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài
Trang 18- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đấtcho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người Việt Nam định cư ở nướcngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Các cơ quan trên được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cung cấpkhi có đủ các điều kiện được ủy quyền cấp GCNQSD đất do Chỉnh Phủ quyđịnh
Qua quy định trên có thể thấy được sự phân công trách nhiệm, quyền hạn chocác cơ quản lý Nhà Nước về đất đai đã rõ ràng, cụ thể hơn Đây là một thuận lợigiúp công tác quản lý Nhà Nước về đất đai nói chung và công tác cấp GCNQSD đấtnói riêng được thực hiện tốt hơn
6 Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6.1 Nội dung công tác chuẩn bị đăng ký đất đai.
6.1.1 Thành lập hội đồng đăng ký đất tại xã, phường, thị trấn.
Quyết định thành lập hội đồng do UBND cấp xã ký Hội đồng đăng ký cónhiệm vụ tư vấn cho UBND xã về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , đưa ra
ý kiến chuyên môn, xem xét toàn bộ các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận vàtrình UBND xã ký
Thành phần của Hội đồng đăng ký do UBND cấp xã đề nghị UBND cấp huyệnxem xét và quyết định thành lập Tùy vào tình hình của từng địa phương mà sốlượng thành viên dao động từ 7-8 người gồm 2 thành phần:
Thành phần bắt buộc bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng: Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
- Phó chủ tịch hội đồng: Cán bộ tư pháp
- Thư ký hội đồng: Cán bộ địa chính xã
- Ủy viên hội đồng: Chủ tịch HĐND xã, trưởng thôn
Thành phần không bắt buộc: Tùy theo tình hình của địa phương có thể
có hoặc không UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể quyếtđịnh bổ sung them những thành viên khác
Nguyên tắc làm việc của hội đồng là quá trình xét duyệt, hội đồng họp dưới sựchỉ đạo của chủ tịch hội đồng, xem xét từng đơn, từng bộ hồ sơ do bộ phận giúp
Trang 19việc chuẩn bị Sauk hi xét duyệt thư ký hội đồng ghi kết quả, chủ tịch hội đồng ký
và đọc lại biên bản cho hội đồng
6.1.2 Thành phần tổ chuyên môn giúp việc.
Tổ chuyên môn giúp việc có nhiệm vụ giúp hội đồng đăng ký thực hiện toàn bộcác công việc chuyên môn trong toàn bộ quá trình kê khai đăng ký đất, lập hồ sơ địachính, chuẩn bị hồ sơ để chuyển lên cấp có thẩm quyền xét duyệt Công việc của tổgiúp việc là lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, thu thập các số liệu hiện cónhư:
- Các bản đồ, sơ đồ, số liệu đất đai hiện có
- Chuẩn bị các thiết bị kỹ thuật, sổ sách, biểu mẫu, giấy bút cần thiếtcho quá trình đăng ký
- Bản đồ quy hoạch, bản đồ địa giới hành chính
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia công tácđăng ký Tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách đất đai đến tất cảcác tổ chức, gia đình, cá nhân ở địa phương, thong báo kê hoạch thực hiệnđăng ký đất ở cấp xã
6.2 Kiểm tra, đánh giá bản đồ hiện có.
Mục đích của kiểm tra là chọn lựa các tài liệu có thể sử dụng, chỉnh lý sai sóthoặc bảo đảm cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất nhằm đáp ứng được nhu cầuđăng ký đất Nội dung kiểm tra:
- Nếu có bản đồ mới đo thì cần kiểm tra hình thể, diện tích, tên chủ sửdụng, loại đất các thửa đất có phương án, khiếu nại
- Nếu là bản đồ cũ ngoài việc các nội dung như trên thì cần phải kiểmtra, đo đạc , chỉnh lý lại các trường hợp có biển đổi trong sử dụng đất
- Nếu không có nguồn tài liệu đất đai nào thì có thể tiến hành đo đạcđơn giản để tính diện tích và vẽ sơ đồ vị trí phục vụ cho việc đăng ký
6.3 Tổ chức kê khai đăng ký.
Trước khi tổ chức kê khai đăng ký thì tổ chuyên môn giúp việc cần:
- Lập danh sách các chủ sử dụng đất để việc kê khai đầy đủ và kiểm tracác thông tin mà người dân khai báo
Trang 20- Chuẩn bị địa điểm đăng ký, thời gian đăng ký phù hợp với từng loạiđối tượng và từng địa phương.
- Phổ biến cho các chủ sử dụng các công việc cần thực hiện khi đi kêkhai đăng ký
- Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu, bản đồ cần thiết cho công tác đăngký
- Bố trí, phân công cán bộ đăng ký cho từng điểm dân cư trong quátrình tổ chức kê khai, cán bộ làm công tác đăng ký phải hướng dẫn cho từngchủ sử dụng đất kê khai theo mẫu quy định, yêu cầu người sử dụng đất cungcấp các tài liệu đi kem hồ sơ, kiểm tra các hồ sơ nhằm phát hiện sai sóthướng dẫn cho chủ sử dụng đất hoàn thiện ngay Thẩm tra tính chính xáccủa các thông tin mà chủ sử dụng đất khai báo
6.4 Tổ chức xét duyệt hồ sơ.
Theo điều 123 luật đất luật đất đai năm 2003 và điều 135 Nghị định số181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 vế hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 Trình
tự xét duyệt như sau:
- UBND xã, thị trấn yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm
hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSD đất nộp cho UBND xã, thị trấn tiến hànhxét duyệt để cấp GCN
- Sau khi hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ UBND xã, thị trấntiến hành làm các công việc để thẩm tra tính chính xác, hợp lý và đầy đủ củacác nội dung mà người sử dụng đất kê khai trong hồ sơ bao gồm:
- Xem xét tính chính xác của các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sửdụng đất
- Hiện trạng sử dụng đất, diện tích, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụngđất, thời điểm sử dụng đất và những biến động trong quá trình sử dụng đất
- Trình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, sự chấp hành pháp luật vềđất đai
Tất cả các thông tin trên phải được kiểm tra nhanh chóng và đầu tư dưới sự chỉđạo của UBND xã, thị trấn
Trang 21Trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đấtquyết định tại các khoản 1, 2 và điều 5 của luật đất đai thì thẩm tra xác nhận vềnguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình hình tranh chấp đất, sự phù hợp với quyhoạch sử dụng đất đã được duyệt
Hội đồng đăng ký đất đai tại xã công bố công khai danh sách các trường hợp đủđiều kiện và không đủ điều kiện tại trụ sở UBND xã Thời gian công bố là 15 ngày.Đối với những trường hợp có ý kiến kiếu nại của người dân thì phải tiến hành xác minhlại thông tin đề hội đồng đăng ký xét duyệt bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt.Sau khi UBND xã, thị trấn xem xét và ký duyệt vào hồ sơ và chuyển lên Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký QSD đất phải tiến hànhxem xét các nội dung sau:
- Tiến hành kiểm tra, thẩm tra lại các hồ sơ do UBND xã, thị trấn đưa lên
- Đối với các hồ sơ hợp lệ sẽ ký duyệt vào đơn xin cấp giấy chứng nhận
và làm trích lục bản đồ cho các mảnh đất chưa có bản đồ, nếu có bản đồ thìtrích lục bản đồ sau đó gửi tới phòng thuế để xác nhận nghĩa vụ tài chính màngười sử dụng đất phải nộp
- Đối với hồ sơ không hợp lệ thì gửi trả lại nêu lý do, trả về cho UBND
xã để bồ sung những sai sót
Văn phòng đăng ký QSD đất gửi danh sách các hồ sơ hợp lệ lên phòng Tàinguyên và Môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra lạicác hồ sơ hợp lệ và trình lên UBND huyện để tiến hành cấp giấy chứng nhận
Trình tự xét duyệt phải tuân thủ theo các quy định về thời gian như sau: UBND
xã, thị trấn, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môitrường xem xét hồ sơ không quá 55 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã nhận hồ sơđến khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận QSD đất
6.5 Ra quyết định cấp giấy chứng nhận và giao giấy chứng nhận.
Sau khi UBND huyện xem xét các hồ sơ hợp lệ do phòng Tài nguyên và Môitrường đưa lên sẽ tiến hành ra quyết định cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện UBND xã, thị trấn công bố công khai têncác hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận trên phương tiện
Trang 22thông tin của xã, thị trấn và thông báo rõ ngày giao GCNQSD đất cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất trên địa bàn xã
Trang 23CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN.
I.Tổng quan về huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
1.1 Vị trí địa lý.
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, huyện ly cáchthành phố Vinh 12 km về hướng Bắc, với vị trí thuận lợi cho sự phát triền kinh tế
- Phía Bắc giáp: huyện Diễn Châu, Yên Thành
- Phía Nam giáp: huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh
- Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và biển Đông
- Phía Tây giáp: huyện Đô Lương
Đây là huyện với địa hình bằng phẳng chủ yếu là đồng bằng, diện tích đất chủyếu là đất nông nghiệp , huyện có diện tích đất tự nhiên là 34800,96 ha, bao gồm 30
xã và 1 thị trấn với dân số 185.461 người Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thànhphố Vinh và thị xã Cửa Lò, vị trí tiềm năng để quy hoạch phát triển thành phố Vinhthành phố trực thuộc trung ương Là khu vực thuận lợi cho việc phân bố các khucông nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đầy sự phát triển theo hướngcông nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Nghệ An Nằm trong vùng quy hoạch pháttriển kinh tế trọng điểm, trù phú của tỉnh nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung Có
10 xã nằm trong khu kinh tế Đông Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hútcác nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy kinh tế phát triển
1.2 Các nguồn tài nguyên.
1.2.1 Tài nguyên đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 34800,96 ha phân bố ở 19 xã và 1 thịtrấn Xã có diện tích lớn nhất là Nghi Kiều( 3307,18 ha), nhỏ nhất là xã NghiHợp( 371,56 ha)
Phân loại theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp 24.404,12 ha, chiếm70,13% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 7.271,32ha chiếm 20,89% diện
Trang 24tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng là 3.125,52 ha chiếm 8,89% diện tích đất tựnhiên.
1.2.2 Tài nguyên nông nghiệp.
Tài nguyên nông nghiệp của huyện phong phú và đa dạng Nhờ áp dụng cáctiến bộ của khoa học ký thuật và bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý đã nâng cao năng suấtsản lượng và chất lượng các loại cây trồng, tăng sản lượng hàng hóa và giá trị kinh
tế trên một đơn vị diện tích Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụxuất khẩu và tiêu dung trong và ngoài huyện với số lượng lớn với một số cây trồngchính như:
Lúa: diện tích lúa nước năm 2007 là 9.567 ha với năng suất bình quân là 3.54
tấn/ ha, sản lượng đạt 64.678 tấn lúa đến năm 2010 thì năng suất tăng lên 4.8 tấn/ha,sản lượng là 75.340 tấn đồng thời giảm bớt diện tích để trồng cây công nghiệp
Ngô: diện tích ngô năm 2007 là 2.895 ha với năng suất trung bình 2,23 tấn/ha,
sản lượng 5.100 tấn ngô, đến năm 2010 năng suất 3,1 tấn/ha đồng thời tăng diệntích trồng ngô lên 4.100ha, thì năm 2010 sản lượng đạt 12.300 tấn ngô
Lạc: diện tích lạc năm 2007 là 5.346 ha với năng suất trung bình 2,5 tấn/ha, sản
lượng đạt 11.234 tấn lạc Đến năm 2010 năng suất là 2,9 tấn/ha đồng thời diện tíchtrồng lạc lên 4.500 ha, thì sản lượng đạt 12.980 tấn lac
Ngoài ra chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng phát triển khá tốt năm 2007 đàn lợn81.645 con, đàn bò có 32.980 con, đàn trâu có 9.123 con Đến năm 2010, đàn lợn có79.400 con, đàn bò có 40.200 con, đàn trâu 9.450 con
1.2.3 Tài nguyên về biển.
Nghi Lộc có hơn 14 km bờ biển, ranh giới tiếp giáp với thị xã Cửa Lò, có 2 cửabiển lớn là Cửa Lò và Cửa Hội Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải vàkhai thác hải sản
Trữ lượng hải sản khá lớn, năm 2010 cá trên 5 vạn tấn, tôm 700 tấn, mực 5000tấn, moi 1.700 tấn Diện tích đất mặn lợ có thể nuôi tôm cua trên 1.100 ha.Ngoàidiện tích nuôi trồng mang tính chuyên canh thì việc kết hợp nuôi trồng trong các ao
hồ gia đình, nuôi cá lồng ở các hồ đập và mô hình cá – lúa cũng đem lại một nguồnlợi đáng kể
Trang 251.2.4 Tài nguyên về khoáng sản.
Trên địa bàn huyện có các mỏ chính như sau:
Đất sét Nghi Vạn, Nghi Hoa có trữ lượng 21vạn m3
Mỏ sét Nghi Văn có trữ lượng trên 1,8 riệu m3, sét gồm Nghi Văn có trữ lượnggần 8 triệu tấn
Đá vôi Lèn Dơi có tổng trữ lượng còn 0,65 triệu tấn
Sắt Vân Trình ( Nghi Yên) trữ lượng 30 triệu tấn
2 Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm phân bố dân cư.
Nghi Lộc có lợi thế là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh, giao thông, thịtrường, quỹ đất và lao động, đang được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển các dự ánkinh tế, đó là cơ sở để huyện Nghi Lộc tạo ra bước đột phá đẩy nhanh tốc độ pháttriển kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, đồng thời khơi dậytiềm năng ngành tiều thủ công nghiệp từ đó tạo tiền đề cho ngành dịch vụ - thươngmại phát triển
Trong những năm qua huyện Nghi Lộc luôn có sự phát triển không ngừng.Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.944 tỷ đồng , tăng 1,92 lần so với năm 2005.Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,01%/ năm, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệpphát triển khá, cơ cấu mùa vụ, cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ và đạt hiệu quảcao, chăn nuôi có nhiều biến chuyển, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng công nghiệptập trung Nuôi trồng thủy sản đã có bước đột phá, kinh tế vườn đồi, trang trại đượcchú trọng phát triển, công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng được thực hiệntốt
Trên địa bàn huyện hình thành khu công nghiệp Nam Cấm và một số cụm côngnghiệp thu hút được 31 nhà máy, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh cácngành nghề truyền thống như mộc dân dụng, đóng tàu thuyền, mây tre đan xuấtkhẩu và sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển mạnh đã giải quyết được một
số lượng lớn việc làm và từng bước cải thiện được đời sông nhân dân huyện, tăngthu nhập cho người lao động, tỷ lệ đói nghèo từ 17,5% năm 2006 xuống còn 13,5%năm 2010
Cơ sở hạ tầng huyện đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng bằng nguồn vốn từtrong và ngoài nước, tạo cơ sở cho nền kinh tế huyện phát triển Văn hóa xã hội có
Trang 26nhiều tiến bộ Công tác giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lướitrường học được củng cố cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng Độingũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường bồi dưỡng và sắp xếp khá hợp lý.Công tác dân số, y tế, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ Mạng lưới cơ sở y tếđược củng cố, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được nâng lên Hoạt độngvăn hóa, TDTT được đẩy mạnh Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về xây dựngnông thôn mới theo quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009, vấn đề dành quỹ đất xâydựng các mục đích công cộng như nhà văn hóa, sân vận động, hệ thống thủy lợi,giao thông nông thôn và một số cơ sở vui chơi giải trí khác tạo sân chơi lành mạnh,nâng cao sức khỏe cho người dân.
3 Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Từ những đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội trên chúng ta có thể rút ra nhữngthuận lợi và khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địabàn huyện:
Thuận lợi:
Những năm gần đây việc quản lý và sử dụng đất đai được các cấp các ngành vàtoàn thể nhân dân quan tâm, , việc sử dụng hợp lý đất đã mang lại cho nhân dânnhững kết quả cao trong sản xuất kinh doanh Đời sống nhân dân được cải thiệndần, vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định rõ Việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất được ưu tiên thực hiện
Là một huyện với địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng Mặt khác để tậndụng được khả năng huy động vốn xây dựng các dự án du lịch tỉnh Nghệ An đã cónhững ưu tiên về nhân lực, vật lực tạo điều kiện cho huyện hoàn thành nhanh quyhoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nghi Lộc là một huyện với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đườngthủy khá thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông của trung ương và tỉnh chạy qua trênđịa bàn huyện Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn đang dầnđược nhựa hóa, bê tong hóa để tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoànchỉnh Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác nên họchỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác cấp giấy chứng nhận cũng như tiếp cậncác chủ trương đường lối của tỉnh và trung ương
Trang 27 Khó khăn:
Việc phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồngnghĩa với việc gia tăng các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khudịch vụ thương mại … nên nhu cầu sử dụng đất là rất lớn, vì vậy ảnh hưởng đến vấn
đề quản lý đất đai đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trong những năm gần đây việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nhanh,ngoài những công trình đã được quy hoạch còn có những công trình phát sinh ngoàiquy hoạch Tuy mức độ sử dụng đất ở các khu vực rất khác nhau, nhưng áp lực đốivới việc sử dụng đất cũng như việc cấp GCN đang là vấn đề bức xúc hiện nay.Dân số đông nhưng phân bố không đều, ngày càng có xu hướng tập trung dần ởnhững nơi có sự phát triển kinh tế cao, do Nghi Lộc là vùng phụ cận với thành phốVinh và thị xã Cửa Lò cho nên sự bố trí dân cư ở đây cũng ảnh hưởng đáng kể.Vấn đề gây khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận còn phải kể đến thờitiết và khí hậu đã gây ra lũ lụt làm sạt lở đất, xói mòn đất… làm cho đất đai luôn bịbiến động, thường xuyên phải đo đạc,chỉnh lý lại bản đồ sau khi thiên tai xảy ra
II Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An năm 2010.
1 Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Quản lý đất đai là công tác quan trọng luôn được các cấp chính quyền và xã hộiquan tâm đảm bảo pháp luật về đất đai và các văn bản do UBND huyện ban hànhđược thực hiện tốt đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp Tình hình quản lý đấtđai được thể hiện qua các nội dung sau:
Về công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính: Sau khi hoàn thành việcchuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị 02 của ban thường vụ tỉnh ủy Được sựquan tâm của ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trong côngtác đo đạc lập bản đồ địa chính, huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành đođạc bản đồ địa chính 11 xã và thị trấn, còn 7 xã chưa được đo đạc Trích đolập hồ sơ cấp GCNQSD đất tồn đọng cho các hộ có nguồn gốc sử dụng đấttrước ngày 15/10/1993 tại các xã : Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Phong đãhoàn thành
Trang 28 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hoàn thành tốt việc lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 1998-2010 và điều chỉnh quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nghi Lộc giai đoạn 2007-2010 làm căn
cứ pháp lý để giao đất, thu hồi , chuyển mục đích sử dụng và quản lý đất đaitrên địa bàn huyện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phát huy được lợithế của địa phương về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai, khoảng sản…vv Đảmbảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả hơn, gắn với bỏ vệ môi trườngsinh thái phù hợp hơn với chiến lược phát triển KT-XH của huyện Nhìnchung công tác quy hoạch, kế hoạch được lập và thực hiện đúng trình tự, nộidung, đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao
Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất có nhiều cải tiến,thủ tụcđơn giản hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân Huyện đã lập được ban chỉđạo khai thác quỹ đất, hội đồng xét duyệt đối tượng giao đất, chỉ đạo côngtác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng Tiến hành thủ tục giao đất theoquyết định 39/2005/QĐ-UBND ngày 21/3/2005 của UBND tỉnh
Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất:
- Chỉ đạo văn phòng ĐKQSD đất, UBND các xã, thị trấn triển khaithực hiện hiệu quả kê hoạch 20/KH-UBND ngày 25/5/2007 của UBNDhuyện về cấp GCNQSD đất ở tồn đọng Đến nay đã cấp xong cơ bản cáctrường hợp đất tồn đọng có nguồn gốc trước ngày 15/10/1993 đủ điều kiện
và lập hồ sơ để cấp GCNQSD đất cho các trường hợp UBND cấp xã giao đấttrái thẩm quyền trước ngày 1/7/2004 đủ điều kiện
- Chỉ đạo các xã và các chủ trang trại lập hồ sơ theo quy định để cấpGCNQSD đất cho các trang trại đủ điều kiện Chỉ đạo văn phòng ĐKQSDđất và UBND các xã lập hồ sơ cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho các hộ giađình, cá nhân đủ điều kiện
Công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư chongười có đất bị thu hồi: Công tác gặp khó khăn trong thời gian qua Mặc dù
đã đáp ứng được nhu cầu đất ở đầu tư xây dựng cho các công trình nhưngcòn nhiều vấn đề bất cập như quá trình tiến hành dài, không dứt điểm, giá trịbồi thường chưa hợp lý
Trang 29 Công tác thanh tra giải quyết tranh chấp đất đai: Về công tác thanhtra, giải quyết tranh chấp trong quản lý và sử dụng đất đai được tiến hànhthường xuyên nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sai phạm, không đểđơn thư tồn đọng, hạn chế sai sót trong quá trình giải quyết đơn thư Trong
số các vụ việc mới giải quyết thì tranh chấp về đất đai chiếm 71%, đền bùgiải phóng mặt bằng chiếm 12% trong tổng số vụ khiếu nại
2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2010.
2.1 Quỹ đất và biến động đất đai giai đoạn 2000-2010.
2.1.1 Quỹ đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2010 là 34800,96 ha, phân bố ở 19
xã và 1 thị trấn Đất đai của huyện gồm:
- Đất nông nghiệp: 24.404,12ha, chiếm 70,13% diện tích đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: 7.271,32 ha, chiếm 20,89% diện tích đất tựnhiên
- Đất chưa sử dụng : 3.125,52 ha, chiếm 8,98% diện tích đất tự nhiên
2.1.2 Biến động đất đai giai đoạn 2000-2010.
Bảng 1: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 so với năm 2005
Trang 301.2.1 Đất rừng sản xuất 3677,82 1577,10 2100,72 950,30 2727,521.2.2 Đất rừng phòng hộ 5368,64 6340,84 -972,20 5467,60 -98,961.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 492,43 363,34 129,09 67,51 424,921.4 Đất nông nghiệp khác 43,66 3,44 40,22 3,54 40,12
2 Đất phi nông nghiệp 7271,32 7163,77 107,55 6460,32 811,00
2.1 Đất ở 1260,53 906,25 354,28 829,48 431,052.1.1 Đất ở tại nông thôn 1232,19 895,92 336,27 820,09 412,102.1.2 Đất ở tại đô thị 28,34 10,33 18,01 9,39 18,952.2 Đất chuyên dùng 3408,44 3309,32 99,12 2461,36 947,082.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp 30,80 65,18 -34,38 65,24 -34,442.2.2 Đất quốc phòng 67,74 73,76 -6,02 78,10 -10,362.2.3 Đất an ninh 51,81 50,47 1,34 0,47 51,342.2.4 Đất sản xuất, KD phi nông
nghiệp 426,86 454,97 -28,11 70,24 356,622.2.5 Đất có MĐ công cộng 2831,23 2664,94 166,29 2247,31 583,922.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 53,20 43,12 10,08 43,60 9,602.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 503,94 569,58 -65,64 553,80 -49,862.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dung 2042,62 2335,50 -292,88 2567,43 -524,812.6 Đất phi NN khác 2,59 2,59 0 4,65 -2,06
3 Đất chưa sử dụng 3125,52 5712,17 -2586,65 8536,50 -5410,98
3.1 Đất bằng chưa SD 1091,63 1790,87 -699,24 2598,96 -1507,333.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1352,42 3132,96 -1780,54 4991,71 -3639,293.3 Núi đá không có rừng cây 681,47 788,34 -106,87 945,83 -264,36
Nguồn: Số liệu thống kê tại phòng thống kê đất đai huyện Nghi Lộc.
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Diện tích đất có những biến động rõ rệt cụ thể là:Diện tích đất tự nhiên năm 2010 tăng, cụ thể là tăng 55,73 ha so với năm 2005,
và tăng 16,99 ha so với năm 2000 Trong đó bao gồm:
Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 tăng 2534,83 ha so với năm 2005 và4616,67 ha so với năm 2000
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 tăng 107,55 ha so với năm 2005 và
811 ha so với năm 2000
Diện tích đất chưa sử dụng giảm
Trang 31Nguyên nhân của những biến động trên:
- Do sự thay đổi của việc xác định các loại đất theo quy định của Luậtđất đai năm 2003 và hệ thống phân loại trước đây nên quá trình kiểm kê cácchỉ tiêu các đất đai cũ đều được chuyển đổi và xác định lại theo đúng hiệntrạng sử dụng
- Một số xã của huyện Nghi Lộc đo đạc mới bản đồ địa chính và đo đạcđất lâm nghiệp Đến nay trên địa bàn huyện Nghi Lộc 10/19 xã đo đạc bản
đồ địa chính, thị trấn Quán Hành đang tiến hành đo đạc bản đồ địa chínhmới, 8/14 xã đã đo đạc đất lâm nghiệp Diện tích đã đo đạc lập bản đồ địachính: Đất nông nghiệp 7.404,69 ha; đất phi nông nghiệp 4.456,27 ha; đấtchưa sử dụng là 418,71 ha
- Do một số xã lấy số liệu theo hồ sơ địa giới hành chính 364 có sự thayđổi về diện tích tự nhiên so với số liệu cũ năm 2000
- Do việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn theo NghịĐịnh 52/2007/NĐ-CP của Chính Phủ
- Do thay đổi lại cơ cấu sản xuất Chính sách giao đất, giao rừng, phủxanh đất trồng đồi núi trọc được thực hiện tốt nên đất đai được đưa vào sửdụng đầy đủ và hợp lý hơn, một số diện tích đất hoang hóa tương đối lớn đãđược khai thác và đưa vào sử dụng
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số thì việc đầu tưcho xây dựng cơ sở hạ tầng làm nhà ở, các khu vui chơi giải trí, trường học,bệnh viện…vv cũng làm cho đất đai bị biến động nhiều
2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2010.
Huyện Nghi Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên là 34800,96 ha, đứng thứ 5 toàntỉnh Theo thống kê của Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Nghi Lộc tính đếnngày 1/10/2010 thì hiện trạng sử dụng quỹ đất của huyện được phân bố theo kết quảcủa bảng sau đây:
Bảng 2: Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng đất huyện năm 2010 (Tính đến
ngày 1/10/2010)
Trang 32TT Mục đích sử dụng
Diện tích các loại đất trong địa giới hành chính(ha)
Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên(%)
Trang 332.2.5 Đất có mục đích công cộng 2831,23 8,14
2.5 Đất sông suối và mặt nước
Qua bảng thống kê trên ta thấy được hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộcnhư sau:
Đất nông nghiệp là 24.404,12 ha, chiếm 70,13% diện tích đất tựnhiên Trong đó bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 14.821,57 ha, chiếm 42,59% tổng diện tích
tự nhiên và chiếm 60,734% diện tích đất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp: 9.046,46 ha chiếm 25,99% tổng diện tích đất tự nhiên
và chiếm 37,07% diện tích đất nông nghiệp
- Đất nuôi trồng thủy sản: 492,43 ha chiếm 1,14% tổng diện tích đất tựnhiên và 2,018% diện tích đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp khác: 43,66 ha chiếm 0,13% tổng diện tích đất tựnhiên và 0,18% diện tích đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp do các đối tượng sử dụng, quản lý như sau:
- Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 15774,17 ha, chiếm 64,637% diệntích đất nông nghiệp
- Các tổ chức kinh tế: 228,14 ha chiếm 0,935% diện tích đất tự nhiên
- UBND xã sử dụng, quản lý là 5458,16 ha chiếm 22,366% diện tíchđất nông nghiệp