1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

66 868 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 21,95 MB

Nội dung

Trang 1

BY GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYEN THI VAN

THUC TRANG VA GIAI PHAP CAP GIAY CHUNG NHAN QUYEN SU DUNG DAT SAU KHI THUC HIEN DON, DOI ĐẤT SAN XUAT NONG NGHIEP TREN DIA BAN HUYEN

LAM THAO, TiNH PHU THQ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Quản lý đất đai

Mã số : 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THANH TRÀ

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được

chỉ rõ nguôn gôc

Tác giả luận văn

Trang 3

LOI CAM ON

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo Viện Sau Đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Để có được kết quả nghiên cứu này, ngồi sự cơ găng và nỗ lực của bản

thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS Nguyễn

Thanh Trà - Khoa Tài nguyên và Môi trường là người đã hướng dẫn cho tôi

thực hiện những định hướng của đề tài và hoàn thiện luận văn này

Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình

của UBND các xã, sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND huyện Lâm Thao,

Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ; các anh chị em và bạn bè đồng

nghiệp; sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tỉnh thân của gia đình và

người thân

Với tắm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả luận văn

Trang 4

MUC LUC Loi cam doan ii Loi cam on 11 Mục lục iv Danh mục các chữ viết tắt V Danh mục bảng vii 1 MO DAU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

2 TONG QUAN TAI LIEU NGHIEN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học về dồn đổi đất sản xuất nông nghiệp

oO

nn

+

2.2 Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam

2.3 Thực trạng dồn điền, đổi thửa ở Việt Nam 13 2.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp 25 3 DOI TUGNG, PHAM VI, NOI DUNG VA PHƯƠNG PHAP

NGHIEN CUU 36

3.1 Đối tượng nghiên cứu 36

3.2 Phạm vi nghiên cứu 36 3.3 Nội dung nghiên cứu 36 3.4 _ Phương pháp nghiên cứu 37

4 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU 39

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Lâm Thao 39

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 41

Trang 5

4.2.1 Tổ chức quản lý và sử đụng đất đai huyện Lâm Thao 4.2.2 Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính

4.243 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

43 Thực trạng dồn, đổi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Thao

4.3.1 Thực trạng dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp

4.3.2 Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu 4.3.3 Thực trạng cấp đôi giấy chứng nhận quyền sử dung đất sau khi

thực hiện đồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp

4.4 Đánh giá quá trình thực hiện dồn, đổi và cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Thao 4.4.1 Quá trình thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp của huyện

Lâm Thao

4.4.2 Quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Thao

Trang 7

DANH MUC BANG

STT Tén bamg Trang 2.1 Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước 14

2.2 Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH 15

2.3 Đặc điểm manh mún ruộng đất của các kiểu hộ 17

2.4 Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương 22

4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính

Trang 8

1.MO ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1) Công cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội cho đất nước Từ

một nước chủ yếu nhập khâu lương thực, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, Việt Nam

đã vươn lên và trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng

nông sản như gạo, cà phê, chè, tiêu, thủy sản, Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể Đóng góp vào những

thành quả to lớn trên không thể không kể đến các chính sách về ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua

2) Luật cải cách ruộng đất đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa thông qua ngày 04 tháng 10 năm 1953 Theo quy định của Luật cải

cách ruộng đất, ruộng đất được chia cho nông dan theo nguyén tac: “thiéu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia; chia trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gân bù xa, chia theo nhân khẩu chứ không chia theo lao động; lấy số diện tích bình quân và sản lượng bình quân ở địa phương làm tiêu chuẩn để chia; chia theo don vi xa, song néu xã ít người, nhiều ruộng thì có thể san sẻ một phân sang xã khác ít ruộng, nhiều người, sau khi chia đủ nông dân trong xã ”[18]

- Trong quá trình Đổi mới từ 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất như: Khuyến khích tích tụ ruộng

đất [12]; Giao đất ốn định lâu dai cho hộ gia đình cá nhân sản xuất và cấp

giấy chứng nhận “Ruộng đất thuộc quyên sở hữu toàn dân, giao cho nông dân quyên sử dụng lâu đài” [13];

-Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, Luật Đất đai năm 1993 đã

Trang 9

Nhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu đài dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất; người sử dụng đất có các quyền chuyền đối, chuyên nhượng cho thuê, thừa kế, thé chấp bằng quyền sử dụng đất

3) Các chủ trương, chính sách ruộng đất như trên đã có tác dụng to lớn

trong việc khai thác có hiệu quả đất dai và nguồn lực lao động có sẵn ở nông

thôn, khuyến khích tích tụ ruộng đất, tăng cường vấn đề an ninh lương thực

Tuy nhiên, sự phân chia ruộng đất như trên bộc lộ một số hạn chế, điển hình

là tình trạng manh mún ruộng đất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, không khuyến khích phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa, hạn chế trong

việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khó khăn trong công

tác quản lý của Nhà nước về đất đai,

Đề khắc phục tinh trạng manh mún trên, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương nhằm tích tụ và tập trung ruộng đất “việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của nhà nước không để quá trình diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không tìm được việc làm, trở thành bẩn cùng hóa” [14]; Thúc đây quá trình tích tụ đất đai: “Sửa

đổi Luật Đắt đai theo hướng: Tì iép tuc khang định đất đai thuộc sở hữu toàn

dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có

hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu đài; mở rộng hạn mức sử

dụng đất; thúc đấy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất

được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành nguồn vốn trong sản xuất,

kinh doanh ” [L5]

Chính sách “dồn điền, đổi thửa” đã và đang được các địa phương quán

triệt, tô chức thực hiện; tuy nhiên đây không phải là một vấn đề đơn giản, mà là vấn đề lớn liên quan đến chiến lược phát triển nông nghiệp ở mỗi vùng, về

Trang 10

4) Trong những năm qua, nhận thức tầm quan trọng của vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã sớm chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa (năm 1998), xong do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết qủa đạt được không đáng kể Sau khi tham quan, rút kinh

nghiệm một số mô hình đồn đổi ở các tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành

Chỉ thị, Nghị quyết và Kế hoạch chỉ đạo công tác dồn, đổi đất sản xuất nông

nghiệp đến từng cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên toàn địa bàn và đã đạt được những kết quả nhất định, tạo bước chuyền biến trong quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông thôn

5) Huyện Lâm Thao là một huyện điển hình cho công tác dồn đổi đất

sản xuất nông nghiệp như vậy Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy vấn đề dồn,

đổi là hết sức phức tạp, phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, vị trí, tập quán canh

tác, hình thức triển khai thực hiện, các vấn đề về quan hệ xã hội

Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dụng đất là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý các đối tượng sử dụng đất được chặt chẽ nhất Đăng ký đất đai là một hệ thống các biện pháp tạo lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ nhất để Nhà nước quản lý các đối tượng sử dụng đất, đồng

thời giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tạo

điều kiện cho chủ sử dụng đất khai thác mọi tiềm năng đất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh theo đúng pháp luật Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong phạm vi lãnh thổ,

đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Tuy nhiên việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau

khi thực hiện dồn, đổi đất sản sản xuất nông nghiệp ở Lâm Thao cũng hết sức khó khăn nên tiến độ thực hiện còn chậm Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên; được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại

Trang 11

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đối đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lam Thao - tinh Phi Tho”

1.2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu

- Đánh giá thực trạng dồn, đổi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước và sau khi dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp;

- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

12.2 Yêu cầu

- Nắm vững các nội dung của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ở Trung ương và địa phương; đồng thời, nắm vững nội dung

chuyên môn về công tác dồn, đổi ruộng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính;

- Các số liệu điều tra, thu thập phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng dồn, đôi; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện

- Các kiến nghị về giải pháp thực hiện phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương và có

Trang 12

2 TONG QUAN TAI LIEU NGHIEN CUU

2.1 Cơ sở khoa học về đồn đỗi đất sản xuất nông nghiệp 2.1.1 Khái niệm dồn điền, đổi thứa

Dồn điền, đổi thửa được hiểu là nhiều thửa đất có cùng mục đích sử

dụng ở tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, để thuận tiện đầu tư thiết bị công nghệ vào sản xuất, tăng điện tích sử dụng đất, hình thành các mô hình kinh tế trang

trại đòi hỏi phải có các thửa đất có diện tích lớn, liền khu, liền khoảnh thì cần phải dồn, đổi các thửa đất nhỏ lẻ đó lại với nhau

Khái niệm dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp là một trong nội dung dồn điền, đổi thửa xong chỉ nghiên cứu trong phạm vi đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu đất trồng lúa

2.2.2 Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp ở

một số nước trên thế giới 2.2.2.1 Đài Loan

Ở Đài Loan sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự đi dân từ lục địa

Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân Ruộng đất được

trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ

Năm 1953, Đài Loan có đến 679.000 trang trại với quy mô 1,29 ha/trang trại Đến năm 1991, số trang trại đã lên đến 823.256 với quy mô chỉ

con 1,08 ha/trang trại Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng

dụng khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản

Trang 13

tích tụ (có nhiều người tuy là chủ sử dụng đất nhưng đã chuyền sang là nghề phi nông nghiệp)

Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật phát

triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất ủy thác của các hộ nông dân, có nghĩa nhà nước công nhận chuyển quyền sở hữu Ước tính đã có đến 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất, Ngoài ra, để mở rộng quy mô, các trang trại trọng cùng

thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất [1]

2.2.2.2 Indonexia

Đồng bằng Java của Inđonêsia cũng trong tình trạng manh mún ruộng đất Mật độ dân số ở đây thậm chí còn cao hơn đồng bằng Sông Hồng của

Việt Nam Năm 1963, số trang trại có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha chiếm trên 52% trong tông số 7,9 triệu nông hộ, trang trại có từ 0,5-1 ha chiếm 27%, chỉ

có 0,4% loại trang trại có từ 4-5 ha Trong khi đó, 40% số trang trai do người làm công quản lý chứ không phải do chủ sử dụng đất quản lý [37] Tình trạng

này đã ảnh hưởng đến nhiều việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách

mạng xanh thời đó

Ở Inđonêsia nói riêng và Đông Nam Á nói chung có sự gia tăng áp lực dân số trên ruộng đất, nhưng ít xảy ra phân cực giữa các loại nông hộ, các

trang trại quy mô lớn đến hàng chục hecta chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân

không có ruộng đất vẫn tăng lên Như vậy, ruộng đất vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn mà chỉ được trao đổi giữa các chủ nhỏ Thậm chí, quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các nhóm hộ đều giảm, giá ruộng đất (địa tô) vẫn tăng lên nhưng lãi từ việc đầu tư thêm lao động giảm xuống, làm thay

Trang 14

Như vậy, ruộng đất đã khơng vận hành hồn tồn theo nguyên lý kinh tế 2.2.2.3 Thái Lan

Đồng bằng ChaoPhraya của Thái Lan cách đây khoảng 120 năm, dân cư vẫn còn thưa thớt, chỉ có khoảng 300 ngàn người trên 2 triệu hecta đất; sức ép về dân số đối với ruộng đất thấp hơn các nơi khác Về lý thuyết, công nghiệp sẽ rút bớt lao động nông thôn ra thành thị làm cho quy mô ruộng đất nông nghiệp tăng lên

Tuy nhiên, sự xuất hiện hàng loạt đô thị không lồ ở Băngkok vài chục

năm gần đây đã làm cho dân số vùng tăng nhanh (bình quân 3% năm) Kể từ năm 1970, đất nông nghiệp giảm trung bình 1% năm Các trang trại bị chia nhỏ khiến quy mô ruộng đất giảm dần, từ 4,8ha/hộ năm 1950 xuống 4,5 ha/hộ năm 1963, 4,1 ha/hộ năm 1978 và 3,5 ha/hộ năm 19943

Quy mô ruộng đất trung bình ở Thái Lan giảm còn do nguyên nhân

chia đều cho con cái thừa kế và công nghệ sản xuất chậm tiến bộ Từ năm 1955 đến năm 1975, giá nông sản (lúa) giảm khá thấp, công nghệ sản xuất “bão hòa” [38], không khuyến khích tập trung ruộng đất.Trên thực tế, giá nông sản thấp và sự bần cùng hóa của nông dân luôn đi đôi với sự chia nhỏ quy mô sản xuất đo lợi ích đầu tư ruộng đất không cao và người nông dân cũng không có đủ vốn để đầu tư mua đất [10]

2.2.2.4 Trung Quốc

Tinh Sơn Đông của Trung Quốc cũng đã thực hiện chương trình dồn

điền đối thửa từ năm 1988, quy định quy mô tối đa là 2 thửa/hộ, giúp giảm số

thửa từ 7,6 thửa/hộ xuống 3,4 thửa/hộ Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật tăng từ 6,7 đến 15% so với trước khi đồn điền đổi thửa Tuy nhiên, đến

năm 1998, đa số nông dân chống đối phong trào này vì dồn điền đổi thửa

không phù hợp với điều kiện và chiến lược phát triển nông hộ Có thể thấy bộ

Trang 15

trình điều chỉnh thông qua phi tập trung hóa sẽ có hiệu quả cao hơn là can thiệp hành chính của Nhà nước

Trung Quốc cũng như nhiều nước khác cũng nóng vội, muốn can thiệp

hành chính một lần để giảm chỉ phí giao địch vì họ cho rằng nếu đề hộ tự làm

thông qua thị trường điều chỉnh thi chi phí sẽ rất cao và mắt nhiều thời gian Tuy nhiên, việc can thiệp hành chính này không đảm bảo được rằng ruộng đất

sẽ không bị chia nhỏ lại sau dồn điền đổi thửa (bán một phần, chia thừa kế

cho con cái, ) với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhưng Chính phủ

lại thường thiếu vốn và tốn nhiều thời gian

2.2.2.5 Tình hình chung của các nước châu Á

Theo Macheanl Lipton, 2002, nền nông nghiệp các nước đang phát

triển Châu Á được đặc trưng bởi:

(1) Tỷ lệ nông nghiệp và nông thôn khá lớn và dư thừa,

(2) Nền nông nghiệp thâm canh sản xuất lương thực đặc biệt là lúa nước dựa chủ yếu vào đầu tư lao động của nông hộ quy mô nhỏ và

(3) Sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp có tính chất quyết định đến tăng trưởng kinh tế Để xóa đói giảm nghèo cần tạo thêm công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông thôn Thành quả của những cuộc cải cách

ruộng đất thời gian qua đã mang lại công ăn việc làm và tạo điều kiện cho các

nông hộ nhỏ phát triển kinh tế ở những nước nghèo Chính vì thế, việc tập trung ruộng đất, phát triển trang trại quy mô lớn và tăng cường cơ giới hóa không hợp lý có nguy cơ làm tăng thất nghiệp nông thôn, khiến cho thu nhập

nông hộ tăng chậm Một bộ phận lao động nông nghiệp dư thừa đã chuyên

vào thành phố nhưng khó phát triển và trở thành người nghèo đô thị, như vậy

Trang 16

2.2 Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam 2.2.1 Giai đoạn 1945-1954

2.2.1.1 Thực hiện chính sách giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp,

Việt gian phản động chia cho nông dân nghèo, chia lại công điền công thổ

Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930 đã đề

ra nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam: “Đánh đồ đế quốc xâm

lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho

nông dân ” Cách mạng tháng Tám 1945 thành công; nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh đấu một kỷ nguyên mới độc lập cho dân tộc, tự do hạnh

phúc cho nhân đân; đã đặt nền móng cho chính sách ruộng đất của Nhà nước

dân chủ nhân dân Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, thuế

môn bài, giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dan Pháp, Việt gian phản động chia cho nông dân nghèo, chia lại công điền công thổ

2.2.1.2 Tiến hành cải cách ruộng đất

- Hội nghị lần thứ Năm BCHTƯ Đảng khóa II (tháng 11/1953) đã

thông qua cương lĩnh ruộng đất

- Luật Cải cách ruộng đất đã được Quốc Hội nước VNDCCH thông qua ngày 4/10/1953

- Trong điều kiện kháng chiến Cải cách ruộng đất (CCRĐ) đã tiến

hành 5 đợt giảm tô và bắt đầu đợt 1 CCRĐ ở 53 xã thuộc vùng tự do ở các

tỉnh : Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa Cải cách ruộng đất đã làm thay chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta, tạo

động lực thực hiện “kháng chiến, kiến quốc” thành công, đồng thời đặt nền

tảng cho các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân , nông thôn trong

Trang 17

2.2.2 Giai doan 1955-1975

Sau khi kết thúc chiến tranh với thực dân Pháp (năm 1954), miền Bắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản Mục đích là để công hữu

hóa ruộng đất của địa chủ người Việt và người Pháp, tiến hành phân chia lại cho hộ nông dân ít đất hoặc không có đất với khẩu hiệu “người cày có ruộng”

Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó là miền Bắc bước sang giai đoạn sở hữu tập thể đất nông nghiệp dưới hình thức hợp tác xã từng

khâu (bậc thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao) Đến năm 1960, khoảng 86%

hộ nông dân và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp đã vào hợp tác xã bậc thấp

Trong hợp tác xã này, người nông dân vẫn sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất Ở hình thức hợp tác xã bậc cao, nông dân góp chung đất đai và các tư liệu sản xuất khác (trâu, bò, gia súc và các công cụ khác) vào hợp tác xã đưới sự quản lý chung Từ năm 1961 đến năm 1975, có khoảng 20.000 hợp tác xã bậc cao ra đời với sự tham gia của khoảng 80% hộ nông dân Ở miền Nam, chính phủ của

chính quyền Sài Gòn cũ thực hiện Chương trình cải cách điền địa dưới một

hình thức khác, thông qua việc quản lý thuê đất; quy định về mức hạn điền

(năm 1956) và Chương trình phân chia lại đất đai (năm 1970) Kết quả là

khoảng 1,3 triệu ha đất nông nghiệp được phân chia lại cho hơn một triệu hộ nông dân vào năm 1970, quá trình này được biết đến với khẩu hiệu “ruộng đất

về tay người cày” và hoàn thành vào cuối năm 1974 [16] 2.2.3 Giai đoạn năm 1976-1985

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ Việt Nam tiếp tục

phát triển xa hơn theo hướng tập thê hóa Ở miền Bắc, các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng từ quy mô hợp tác xã tồn thơn đến hợp tác xã toàn xã Ở

miền Nam, nông dân vẫn được phép hoạt động dưới hình thức thị trường tự

do đến tận năm 1977-1978 sau đó cũng từng bước đi theo hướng tập thể hóa

Trang 18

gánh chịu những hậu quả của cuộc chiến tranh dé lại và hậu quả của những

chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung và thời kỳ kinh tế tập

thể trong nông nghiệp Trong thời kỳ sở hữu tập thể tỏng nông nghiệp, sản

xuất giảm do người nông dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông nghiệp

tăng hàng năm ở mức rất thấp 2% Cùng thời điểm này, dân số tăng rất nhanh

(2,2-2,35%) đã dẫn đến phải nhập khẩu bình quân hơn một triệu tấn lương

thực mỗi năm trong suốt thời kỳ sau chiến tranh, dẫn đến một bộ phận lớn dân

sống trong tình trạng nghẻo và đói [16]

Cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu bằng Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hay gọi là khoán 100 Dưới chính sách khoán 100, các hợp tác giao đất nông nghiệp đến nhóm và người lao động Những người này có trách nhiệm trong ba khâu của quá trình sản xuất, Sản xuất vẫn dưới sự quản lý của hợp tác xã, cuối vụ hộ nông dân được trả thu nhập bằng thóc dựa trên sản lượng sản xuất ra và ngày công đóng góp trong ba khâu của quá trình sản xuất Đất đai vẫn thuộc sơ hữu của Nhà nước và dưới sự quản lý của hợp tác xã Mặc dù còn đơn giản nhưng Khoán 100 đã trở thành bước đột phá

trong quá trình hướng tới nền kinh tế thị trường Sự ra đời của khoán 100 đã

có những ảnh hưởng đáng kẻ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với sản

xuất lúa gạo, tăng 6,3%/năm trong suốt giai đoạn 1981-1985

Tuy nhiên, sau năm 1985, tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu giảm, cụ thể tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp trong

giai đoạn 1986-1988 chỉ là 2,2%/năm

Đầu năm 1988, sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu dẫn

đến sự thiếu ăn ở 21 tỉnh, thành trên miền Bắc Ở miền Nam một loạt các mâu thuẫn cúng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt mối quan hệ đất đai bởi

sự “cào bằng” về việc phân chia và điều chỉnh đất đai Điều này đặt ra yêu

Trang 19

trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã được thực hiện theo tinh thần

của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị vào tháng 4 năm 1988 Với sự ra đời của

Nghị quyết 10 (Khốn 10), người nơng dân được giao đất nông nghiệp sử

dụng từ 10-15 năm và lần đầu tiên hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp Bắt đầu từ thời kỳ này, các tư liệu sản

xuất (máy móc, trâu bò, gia súc và các công cụ khác) được sở hữu dưới hình

thức cá thể Một khía cạnh khác của chính sách này đó là người nông dân ở

miền Nam được giao lại đất họ đã sở hữu trước năm 1975 [16]

2.2.4 Giai đoạn từ 1986 đến nay

2.2.4.1 Đổi mới cơ chế quản ý kinh tế

Đường lối Đổi mới, đây mạnh Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước,

xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa đã được xác

định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI (1986),

và được Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VII

(1991), Khoa VIII (1996), Khoa IX ( 2001), Khoá X (2006), Khoá XI (2011), tiếp tục phát triển

2.1.4.2 Đổi mới cơ chế quản lý dat dai đáp ứng yêu cầu đối mới cơ chế kinh tế Thể chế hoá chủ trương, chính sách đất đai của Đảng, Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam năm 1992, đã quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17); Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật

(Điều 18)

Luật Đất đai 1987, 1993, 1998, 2001, 2003, đã cụ thể hoá các quy định

về đất đai của Hiến pháp Luật Đất đai đã quy định các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý

đất đai theo quy hoạch, pháp luật, sử dụng đất đai hợp lý hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ cải tạo bồi dưỡng đất , bảo vệ môi trường để phát triển bền

Trang 20

thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao, được chuyên đối, chuyên nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh ; Nghĩa vụ của người sử

dụng đất: sử dụng đúng mục đích, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, nộp thuế, lệ

phí, tiền sử dụng đất, bồi thường khi được nhà nớc giao đât, trả lại đất khi nhà

nước có quyết định thu hồi Bộ luật dân sự cũng quy định cụ thể các quan hệ

dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất [ 16]

2.3 Thực trạng dồn điền, đối thửa ở Việt Nam

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đây mạnh sự nghiệp

đổi mới cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn

vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên trước nhu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nền nông nghiệp và đặc biệt là vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải được quan tâm giải quyết, đó chính là tình trạng ruộng đất quá manh mún về diện tích và ô thửa Chuyên đổi ruộng đất chống manh mún, phân tán

tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện cơng

nghiệp hố nông nghiệp, nông thôn

Mặt khác, khi thực hiện giao đất còn nhiều sai sót, tuỳ tiện dẫn đến tình

trạng khiếu kiện kéo dài gây mất 6n định ở cơ sở; quy hoạch sử dụng đất, quy

hoạch kiến thiết lại ruộng đồng thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược đang gây trở ngại lớn cho việc đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất nhất là

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp có

hiệu quả nhất là phải tiến hành dồn đổi ruộng đất Đề hiểu rõ hơn tại sao phải

Trang 21

2.3.1 Thực trạng manh mún ruộng đất

2.3.1.1 Tình trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam

a) Hình thức:

- Tình trạng manh mún hiện nay tập trung vào đất cây hàng năm như: đất trồng lúa, đất trồng màu, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và các loại

đất trồng cây hàng năm khác Loại đất càng tốt, có điều kiện thâm canh càng

cao thì càng bị phân tán manh mún

- Biểu hiện đặc trưng của sự manh mún là ruộng đất bị "chia nhỏ" để chia đều theo nguyên tắc "tốt có, xấu có, xa có, gần có" cho các hộ gia đình Vì vậy một hộ sử dụng rất nhiều thửa đất nằm rải rác trên tất cả các xứ đồng của mỗi thôn xóm, làng bản , kích thước rất đa dạng, điện tích bình quân

/thửa đất lúa phô biến là từ 200-400m”; diện tích đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày bình quân/thửa phổ biến từ 100-300mể Riêng các tinh Nam

Bộ bình quân/thửa phổ biến đất lúa là từ 2000-4000m”; đất trồng màu và cây

công nghiệp ngắn ngày bình quân lên đến hàng nghìn mỶ

b) Mức độ: Mức độ manh mún các vùng miền có sự khác nhau, số liệu minh hoạ được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 2.1 Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/thửa (m?) TT Vùng sinh thái Tu wie Đất lúa Đất rau I TrungdumiềnnúiBắeBộ 10-20 150 150 — 300 100 — 150 2 _ Đồng bằng sông Hồng 7- 10 47 300 — 400 100 — 150

3 Duyên hải Bắc Trung Bộ 7—10 30 300 — 500 200 — 300

Trang 22

c) Tinh trạng manh mún về số ô thửa

Diện tích/thửa: Với cây lúa, điện tích/thửa có thể diễn biến từ 200 đến 400m7, với cây rau thì rất nhỏ chỉ từ 20 - 50m’, tỷ lệ thửa có diện tích < 100mẺ chiếm đến 5 - 10% tổng số thửa, đặc biệt có những thửa đất mạ < 10m?

hoặc có những thửa chiều đài vài chục m nhưng chiều rộng chỉ từ 30 - 50cm

- Số thửa/hộ: Số liệu ở bảng trên cho thấy mức độ manh mún ruộng đất

thuộc 1 số tỉnh Đồng Bằng sông Hồng rất khác nhau, các tỉnh đông dân, diện

tích đất nông nghiệp ít thì mức độ manh mún càng cao; trung bình số thửa/hộ

thấp nhất 5,7 thửa (Nam Định) và cao nhất là 11 thửa/hộ (Hải Dương), cá biệt có

hộ quản lý 47 thửa/ hộ (Vĩnh Phúc); về điện tích sử dụng cũng có sự khác nhau,

diện tích thửa lớn nhất là 5968m” (Vĩnh Phúc), thửa nhỏ nhất là 5m” (Ninh Bình)

Trang 23

2.3.1.2 Tình trạng manh mún ruộng đất ở vùng Đông bằng sông Hồng a) Đặc điểm manh mún ruộng đất ở ĐBSH:

Hàng thế kỷ trước đây, tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH đã

được miêu tả khá cụ thể, với những đặc điểm như sau:

Thứ nhất: sự manh mún ruộng đất không có mối quan hệ nào với mật độ dân số Nói cách khác, không phải ở đâu đông dân thì ở đó ruộng đất manh mún

Thứ hai: sự manh mún ruộng đất thê hiện sự khác biệt giữa các vùng

Dường như ở các vùng có độ chênh cao so với mực nước biển thấp thì địa

hình ít bị chia cắt nên đất đai ít bị xé nhỏ Các vùng có độ chênh cao so với mực nước biển lớn hơn, địa hình bị chia cắt nhiều hơn thì ruộng đất lại manh

mún hơn, hoặc càng ra gần biển, các ô thửa của ruộng càng lớn hơn

Thứ ba: ngay trong cùng một vùng, hiện tượng manh mún cũng không giống nhau; đất trũng bị ngập nước thường xuyên hay các ruộng ngoài đê, ô thửa ít bị xé nhỏ hơn là ruộng đất cao được đê che chắn

Thứ tư: sự manh mún ruộng đất còn phụ thuộc vào đối tượng quản lý

ruộng đất Những nơi tỷ lệ diện tích đất công điền thấp thì mức độ manh mún

càng cao Nói cách khác, là đất đai càng bị tư hữu triệt để thì tình trạng manh

mún ô thửa càng lớn

Hiện nay, sự manh mún ruộng đất ở Đồng bằng sông Hồng không khác

biệt nhiều theo quy mô thu nhập của hộ Số thửa/hộ của các loại hộ trung bình

chỉ cao hơn đôi chút so với hộ nghèo và giàu Sự khác biệt không nhiều một

phần là do chính sách chia đều ruộng đất/ khẩu khi chia ruộng năm 1993, phần khác là do thị trường trao đổi mua bán ruộng đất nông nghiệp hoạt động

Trang 24

Bang 2.3 Đặc điểm manh mún ruộng đất của các kiểu hộ Loại hộ Số thửa/hộ Diện tích thửa (m?) Nghéo 7,2 381 Trung bình 9,2 412 Kha, gidu 8,0 492

(Nguon:Tong cục địa chinh(1997),[31))

2.3.2 Nguyên nhân của tình trạng manh mún ruộng đất

1) Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng

manh mún ruộng đất là sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đôi núi,

trung du Do địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như

đều có 3 loại đất: đất cao, đất vàn và đất thấp, trăng

2) Nguyên nhân thứ hai là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả

con cái Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi ra ở riêng Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ

3) Nguyên nhân thứ ba là tâm lý tiêu nông của các hộ sản xuất nhỏ Do

quy mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan đến ruộng đất

4) Nguyên nhân thứ tư liên quan đến phương pháp chia ruộng bình

quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64

CP năm 1994 Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:

+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp Có như vay moi thé hiện tính công bằng

Trang 25

+ Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều đất cho các hộ

+ Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong

khi chia ruộng

+ Ngồi ra, giá đất ln biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có thể hưởng "thành quả" bồi thường đất hay cùng chịu "rủi ro"nếu đất đai bị chuyên mục đích sử dụng

2.3.3 Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất

- Hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp, không giảm được

chỉ phí lao động đầu vào

- Thửa ruộng quá nhỏ khiến nông dân ít khi nghĩ đến việc đầu tư tiến

bộ kỹ thuật (TBKT) để tăng năng suất Theo họ, đầu tư TBKT có thể giúp

tăng năng suất nhưng trên diện tích quá nhỏ thì sản lượng tăng không đáng kể

- Thửa ruộng đã nhỏ, nhiều thửa lại phân tán làm tăng rất nhiều công thăm đồng, vận chuyển phân bón và thu hoạch, mặt khác nông dân không muốn trồng cây hàng hoá do phải tăng công bảo vệ

- Quy mô ruộng đất nhỏ làm giảm lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm

nông nghiệp trong bối cảnh giá nông sản luôn có sự biến động bắt ôn định - Nhiều thửa ruộng dẫn tới lãng phí đất canh tác do phải làm nhiều bờ

ngăn, tính trung bình vùng ĐBSH mất khoảng 2,4% - 4% đất canh tác dùng để đắp bờ vùng, bờ thửa

- Nhà nước cũng tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn cho quá trình

Trang 26

2.3.4 Tình hình thực hiện dồn điền đỗi thửa

2.3.4.1 Khái quát tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa

Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình vào năm 1986 Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Trong

lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 là bước ngoặt cơ bản Nội dung chính của chính sách này là công nhận hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự đo hoá thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất cũng như các tư liệu sản xuất khác (ngoại trừ đất đai) và giao đất sử dụng ôn định,

lâu đài cho người dân Chính sách mới này đã dẫn đến xoá bỏ hợp tác hố

trong nơng nghiệp Cũng theo chính sách này, nông dân được giao đất nông nghiệp trong 15 năm và ký hợp đồng sử dụng các đầu vào, sử dụng lao động và sản phẩm mà họ sản xuất ra Các chỉ tiêu trong hợp đồng được ôn định trong 5 năm Hơn nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân Từ đó, nông nghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định Tuy nhiên, thời gian giao đất còn quá ngắn và một số quyền sử dụng đất khác chưa được luật pháp hoá Điều này dẫn đến

nông đân có thể ít có động cơ đầu tư dài hạn trên đất

Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã giải quyết được những vấn đề nêu

trên Theo đó nông dân được giao đất ổn định và lâu dài Họ được giao 5 quyền sử dụng đất bao gồm: quyền chuyên nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giao đất là duy trì sự

công bằng Thông thường ở nhiều nơi trên miền Bắc, đất đai được chia bình

quân theo định suất (hoặc bình quân theo nhân khẩu) Những tiêu chuẩn khác

cũng được xem xét khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình

hình thuỷ lợi, khoảng cách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng

Trang 27

nguyên tắc công bằng mỗi hộ thường được giao nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau Đây là

một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai ở

Việt Nam Nguyên nhân của manh mún đất đai đo giao đất nông nghiệp công

bằng đã được nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu thảo luận và phân tích những năm gần đây Manh mún có nhiều mức độ khác nhau, ở một số vùng

tình trạng manh mún có thể nghiêm trọng hơn ở những nơi hoặc vùng khác

Theo số liệu của Tổng cục Địa chính năm 1998, bình quân 1 hộ vùng Đồng bằng sông Hồng có khoảng 7 - 8 thửa trong khi ở vùng núi phía Bắc

con số này còn cao hơn từ 10 — 20 thửa Số liệu điều tra từ 42.167 nông hộ ở tỉnh Hưng Yên cho thấy sau khi giao đất năm 1993, trung bình một hộ có 7,6 thửa Vào năm 1998, Chính phủ đã đề ra chính sách khuyến khích nông dân

đổi ruộng cho nhau để tạo thành những thửa có diện tích lớn hơn Từ đó, các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là vùng ĐBSH đã thành lập các hội đồng thực hiện thí điểm công tác dồn điền, đổi thửa Theo báo cáo, trên toàn quốc có khoảng trên 700 xã ở 18 tỉnh đã và đang thực hiện dồn điền, đôi thửa, tuy nhiên tiễn

trình vẫn còn rất chậm Trên thực tế ở những vùng này đất đai được chia lại cho các hộ nông dân với mục tiêu là giảm số thửa ruộng

Ví dụ: Ở tỉnh Thanh Hoá số thửa ruộng đã giảm 51% trong 3 năm thực

hiện chính sách này (1998 — 2001) Trung bình số thửa ruộng của một hộ đã giảm từ 7,8 thửa xuống còn 3,8 thửa Trong các báo cáo gửi Chính phủ và

UBND tỉnh, khi rút kinh nghiệm công tác dồn điền, đổi thửa, các địa phương

đều đưa ra kết luận công tác dồn điền, đổi thửa nên áp dụng ở những vùng mà

manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu thuẫn về đất đai Điều đó có nghĩa dồn điền, đổi thửa không nên dẫn đến những mâu thuẫn mới liên

quan đến đất đai Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền, đổi thửa là các hộ

Trang 28

nhiên, ở rất nhiều tỉnh quá trình giao lại dat đã xảy ra, trong đó các hộ nông dân được tham gia rất ít vào quá trình này, ngoại trừ việc đánh giá chất lượng đất và xác định hệ số trao đôi giữa các hạng đất Bởi đất đai ở Việt Nam là sở hữu

toàn đân, đo đó các hộ nông dân cho rằng họ không có quyền tham gia vào quá

trình giao lại đất hoặc thảo luận về kế hoạch hoá sử dụng đất [1]

2.3.4.2 Tình hình thực hiện dôn điền, đổi thửa ở một số tỉnh

- Đến nay đã có 18 tỉnh, thành phố, gần 80 huyện và trên 700 xã, phường, thị trấn tiến hành vận động nhân dân thực hiện chính sách dồn điền

đổi thửa

- Đã có 11 tỉnh vùng ĐBSH với 50/69 huyện, thành thị (52,1%) với

766/2001 xã, phường thị trấn (38,1%) tô chức thực hiện dồn điền đổi thửa Ở Phú Thọ đã có 13/13 huyện, thị với 253/274 xã, phường, thị trấn tiến hành dồn điền đổi thửa [24]

- Về số thửa: hầu hết ở các địa phương sau thực hiện DĐĐT, số thửa đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, cụ thể: ở Hà Nội, trước đồn đổi bình quân có 6 thửa/hộ, sau đồn đổi còn 4,8 thửa/hộ; ở Hà Tây chỉ tiêu này là

9,5 và 4,8; ở Hải Dương là 9,2 và 3,7 [1]

- Về diện tích mỗi thửa: ở Hà Nội, trước dồn đổi bình quân diện tích/thửa là 286,9m”, sau dồn đổi là 357m /thửa; Hà Tây chỉ số này là 216m” và 425m”; Hải Dương là 283m” và 684m”; Thái Bình là 320m” và 960mỶ Kết quả trên cho thấy, diện tích thửa đất lớn đã tiết kiệm được diện tích đắp bờ, chia ranh giới thửa đất [10]

- DĐĐT đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc như thu hồi nợ đọng của hộ xã viên, giải quyết tình trạng trang chấp, lấn chiếm đất đai, những nghỉ ky, ngờ vực do việc giao đất không công bằng: tạo được không khí hồ hởi, phấn

khởi, đoàn kết trong thôn, xóm, khích lệ sản xuất, làm giàu chính đáng

Trang 29

lực kinh tế của hộ nông dân; phát huy tinh tự chủ của đơn vị cơ sở, hộ có điều kiện đầu tư thâm canh, bố trí lại cơ cấu sản xuất, thời vụ, chuyên đổi cây

trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng để tăng vụ, tăng năng suất, lao động, tạo ra nhiều sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao Theo

số liệu báo cáo của các địa phương, sau thực hiện dồn điền đôi thửa một vài

vụ, năng suất cây trồng tăng từ 15 - 20%, giá trị thu nhập tăng từ 13 triệu

đồng/ ha/năm lên 18 triệu đồng/ ha/năm và có nhiều diện tích đạt tới 25 - 30 triệu đồng/ ha/năm Nhiều địa phương sau thực hiện dồn điền đổi thửa đã sắp

xếp lại lực lương lao động, rút được lao động dư thừa sang làm ngành nghề

khác như sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Thọ Xuân (Thanh Hoá), Từ Sơn,

Tiên Du (Bắc Ninh) [31]

- Phần lớn các hộ nông dân sau khi DĐĐT đã tiết kiệm được thời gian lao

động, giảm chỉ phí, giảm công "chạy đồng" trước đây từ nhiều xứ đồng, nhiều thửa ruộng nay tập trung đầu tư cho 2 - 5 thửa thuộc 2 - 3 xứ đồng, có điều kiện để cải tạo đất, làm kỹ hơn các khâu canh tác, chăm sóc đồng ruộng và ứng phó kịp thời để phòng chống thiên tai và những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Bảng 2.4 Tình hình chuyển đỗi ruộng đắt ở một số địa phương Bình quânsố Diện tíchthửứa Diện tíchbình Tổng số thủ Š Đơn vị ong so ra thửahộ nhỏnhất(m) quân/thửa (m2)

hành chính Trước Sau % Trước Sau Trước Sau Trước Sau

Trang 30

Từ bảng trên cho thấy: hầu hết các địa phương đã thực hiện DĐĐT với phương án phù hợp, với mục đích chống manh mún và tạo ra những ô thửa

lớn Phần lớn tổng số thửa đất đều giảm từ 40 - 84% so với trước dồn đối,

bình quân số thửa từ 2 - 5 thửa/hộ, điện tích bình quân/thửa lớn hơn 600m7

Tóm lại: Chính sách DĐĐT đã làm cho đồng ruộng được cải thiện, tạo được những thửa ruộng lớn, thuận lợi cho việc cơ giới hố, nơng dân có điều kiện

đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động, nhất là những khâu lao động nặng nhọc như làm đất, bơm nước, tuốt

lúa và dịch vụ phục vụ sản xuất trong nông thôn có điều kiện phát triển Bên

cạnh đó, dồn đổi ruộng đất thành công đã làm thay đổi cách nghĩ cách làm của

nhiều hộ nông dân: trước đây họ còn do dự, chần chừ với thói quen canh tác trên

những thửa ruộng nhỏ lẻ, chật hẹp, nay chuyển sang sản xuất, canh tác trên những thữa ruộng có quy mô lớn hơn khiến cho nếp nghĩ, cách làm cũng vượt

khỏi tầm suy nghĩ " tự túc, tự cấp" để vươn lên sản xuất hàng hoá, vươn lên làm giàu phù hợp với tiến trình công nghiệp hố, hiện đai hố nơng nghiệp nông thôn

2.3.5 Tác động của dẫn điền đổi thửa đối với công tác quản lý Nhà nước về

đất đai

DĐĐT là dịp để kiểm tra lại quỹ đất nông nghiệp, công tác lập hồ sơ địa chính được nhanh chóng, chính xác Ở Ninh Bình, qua chuyển đổi ruộng

đất, các huyện đã đo đạc rà soát lại quỹ đất phát hiện diện tích đất đôi đư: qua báo cáo của 22 xã phát hiện dôi dư 491,93 ha, trong đó: xã Sơn Hà (Nho

Quan) 200ha, Yên Thắng (Yên Mô) 36,86 ha Bên cạnh đó đã có 53 xã lập hồ sơ địa chính đề cấp đối giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cơ sở pháp lý

để Nhà nước quản lý lâu dài về đất đai Điều đó đã góp phần làm cho việc

quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ, nề nếp, hiệu quả hơn

Trang 31

giao thông, thuỷ lợi được gắn với quá trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất DĐĐT đã làm cho diện tích đất công ích của xã được dồn gọn vùng, gọn thửa để tiện quản lý, canh tác và sử dụng vào mục đích chung của xã

DĐĐT tạo các ô thửa lớn, tiết kiệm diện tích đắp bờ, phát hiện diện tích

giao thiếu công bằng ở một số nơi và giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong sử dụng đất đai

Dồn điền đổi thửa góp phần thúc đầy sản xuất phát triển: Sau DĐĐT có thể nói hầu hết đồng ruộng đã được quy hoạch đảm bảo việc sử dụng lâu dai va hiệu quả Đất giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi, đất vùng chuyển đổi đều

rõ ràng, đất công điền được tập trung, có thê đa dạng về hình thức và mục đích sử dụng Ở Hải Dương, sau khi chuyên đổi ruộng đất người dân đã phấn khởi,

thể hiện ngay bằng việc tích cực đóng góp công sức, tiền của xây dựng mương máng, đường giao thông nội đồng ước tính lên tới hàng vạn ngày công và

hàng tỷ đồng Sau DĐĐT, bà con hạch toán qua một vài vụ sản xuất thấy năng

suất lúa tăng 5-10 tạ/ha; chi phí điện nước, công lao động tiết kiệm được 10- 15% Thu hoạch vụ đông, thương nhân ghé đuôi xe tận ruộng [ 10]

DĐĐT đã phát huy được tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ nông dân

trong đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi Có điều kiện để bố trí cơ cấu sản

xuất, thời vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, tăng vụ, tăng năng suất lao động Bước đầu hình thành các trang trại nông nghiệp, hiệu quả

kinh tế đạt cao hơn

DĐĐT đã tác động tích cực tới nhiều mặt trong quá trình phát triển

kinh tế xã hội ở địa phương Đây là điều kiện để hợp tác kinh tế nảy nở; từ mô

hình hợp tác, mô hình doanh nghiệp nông nghiệp đến hợp tác kinh tế vùng.Từ đó thúc đây hoạt động chuyên giao công nghệ, hỗ trợ đầu tư và xúc tiến thị

trường tiêu thụ cho sản xuất hàng hố nơng sản

Trang 32

động, chỉ phi sản xuất ở các khâu canh tác, giảm hắn công "chạy đồng" ở các

xứ đồng, nhiều thửa, thửa nhỏ nay tập trung đầu tư vào 2,3,4 thửa/hộ sẽ có nhiều điều kiện để làm kỹ hơn, dự đoán và có biện pháp kịp thời, hợp lý để

giải quyết úng, hạn, sâu bệnh , hộ nông dân có vốn đầu tư mua máy móc

nông nghiệp vừa phục phụ cho hộ và các hộ khác góp phần giải phóng sức lao

động làm cho hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất cao hơn

Việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ, phân tán thành những ô

thửa lớn, tập trung đã từng bước làm thay đôi cách nghĩ, cách làm, tập quán

canh tác trước đây của người nông dân Trước đây do người dân quen canh tác trên các thửa đất nhỏ nên hay chần chừ, do dự không muốn đầu tư thâm canh Khi có thửa ruộng lớn cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những chính sách khuyến nông, khuyến ngư phù hợp của các cấp chính quyền đã làm nếp nghĩ của bà con thay đổi theo chiều hướng tích cực của tiến trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp nông thôn

Sau DĐĐT đã hình thành những vùng chuyên canh lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hoá gắn với phát triển kinh tế trang trại trên các lĩnh vực: chăn

nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) sau khi thực hiện chuyên

đổi ruộng đất sản xuất nông nghiệp có bước ôn định khá vững chắc, đã có nhiều địa phương có cánh đồng quy mô 5-7ha đạt giá trị 50 triệu đồng (Quỳnh Lương, Quỳnh Văn, Quỳnh Bản ) Các mô hình 50 triệu/ha/năm chủ yếu vẫn

là chuyên màu với cơ cầu sử dụng 3-5 vụ lúa, màu, rau vụ đông có giá trị kinh

tế cao hoặc nuôi trồng thuỷ sản

2.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

2.4.1 Cơ sở pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.4.1.1 Các văn bản do Quốc hội, Quốc hội ban hành

Trang 33

của Hiến pháp, Quốc hội và UBTV Quốc hội đã ban hành một số văn bản pháp

quy để cụ thể hóa các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất như sau:

- Luật Đất đai năm 2003, trong đó có quy định các vấn đề mang tính nguyên

tắc về GCN, các trường hợp được cấp GCN và thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp

GCN, hồ sơ địa chính, việc xác định diện tích đất ở đối với các trường hợp thửa đất

có vườn, ao gắn liền với nhà ở, trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai

dé cấp GCN hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng đất trên GCN;

- Luật Nhà ở, trong đó quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về GCN

đối với nhà ở và đất có nhà ở;

- Nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQHII ngày 02 tháng 4 năm 2005

của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp

cu thé về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và

chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp GCN đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc

diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số

23/2003/QH11 nhưng đến nay cơ quan nhà nước chưa có văn bản quản lý, hoặc đã có văn bản quản lý nhưng thực tế Nhà nước chưa quản lý, chưa bố trí

sử đụng nhà đất đó;

- Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQHI10 ngày 24 tháng 8 năm 1998 về

giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và

Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQHII ngày 27 tháng 7 năm 2006 của Ủy

ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày

01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ

sở xác định đối tượng được cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp 2.4.1.2 Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Trang 34

tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các nội dung quy

định các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện công tác cấp GCN, cụ thể như sau:

- Quy định về đăng ký đất đai, đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất, lập

hồ sơ địa chính, cắp GCN; xác định diện tích đất ở đối với thửa đất có vườn, ao

gắn liền với nhà ở; cấp GCN đối với đất xây dựng nhà chung cư, nhà tập thé,

nhà thuộc sở hữu chung và đất kinh tế trang trại; xử lý tồn tại để cấp GCN đối với các cơ quan, tô chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất; ủy quyền cấp GCN;

trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để cấp GCN hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng đất trên GCN; xử lý đối với người quản lý có vi phạm

trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai;

- Các quy định về tài chính khi thực hiện cấp GCN như: thu tiền sử

dụng đất khi cấp GCN; thu tiền thuê đất khi cấp GCN; thu lệ phí về nhà, đất

khi cấp GCN; thuế chuyên quyền sử dụng đất; thu thuế thu nhập đối với trường hợp tổ chức chuyển quyền sử dụng đất;

- Ngoài ra Chính phủ cũng quy định một số trường hợp còn vướng mắc

khi thực hiện cấp GCN như: giải quyết đối với các trường hợp về nhà đất trong

quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội

chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991; một số giải pháp nhằm đây nhanh tiến độ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại

Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, trong đó quy

định việc thu tiền sử đụng đất khi bán nhà ở cho người đang thuê; quy định bổ

sung về việc cap GCN quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng

đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 và quy định bổ

sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, quy hoạch sử

Trang 35

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 của Chính phủ Quy định về cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

với đất

2.4.1.3 Các văn bản thuộc thẩm quyên của các Bộ, ngành ở Trung ương ban

hành

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực

thi hành, trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành văn bản để hướng dẫn thực hiện, trong đó: Bộ

Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc cấp GCN; Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư hướng dẫn việc giải quyết đối với mộ số trường hợp cụ thể hóa về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và hướng dẫn thực hiện

một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 về thi hành Luật Nhà ở; Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn về thu tiền

sử dụng đất; lệ phí trước bạ; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; xác định tiền sử

dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước; giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất

trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo

xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng với các Bộ: Tư pháp, Nội Vụ, Tài Chính ban hành các

Thông tư liên tịch nhằm giải quyết các vẫn đề có liên quan tới cấp GCN [2]

(Chỉ tiết các văn bản được thể hiện ở các Phụ lục 1, 2, 3, 4 kèm theo)

2.4.1.4 Các văn bản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định về các van dé lién quan dén cap GCN

Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ có phân cấp

Trang 36

định, hướng dẫn cụ thể về bốn vấn đề có liên quan làm cơ sở cho việc cấp GCN ở địa phương gồm: ban hành giá đất; hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở trên cùng một thửa đất trong thời gian từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà người sử dụng đất có

giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng không xác định rõ diện tích đất ở; thời

gian giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai tại từng cơ quan nhà nước có thâm quyền Đến nay, việc ban hành văn bản của các địa phương cơ bản đã được xây dựng như: bảng giá đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở trên cùng một thửa đất trong thời gian từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà người sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng không xác định rõ diện tích đất ở; văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các

quy định về điều kiện cấp GCN, thời gian và trình tự thủ tục cap GCN 2.4.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam 2.4.2.1 Trước khi có Luật Dat dai năm 2003

Việc cấp GCN bắt đầu được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 1988 và Quyết định số 201-QĐ/ĐKTK ngày 14 tháng 7 năm 1989 của

Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc cấp

GCN Nội dung đăng ký đất đai, lập và giữ số địa chính, thống kê đất đai, cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước

đối với đất đai thể hiện tại Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1987 Tuy nhiên, theo Luật Đất đai năm 1988 thì khái niệm "Ruộng đất” tại thời điểm này bao gồm toàn bộ đất đai

và phân thành 4 loại [19]:

Trang 37

nghiệm về trồng trọt hoặc chăn nuôi

- Đất lâm nghiệp: là đất được xác định dùng cho các lĩnh vực hoạt động của sản xuất lâm nghiệp, như khai thác rừng, trồng rừng, khoanh nuôi rừng, tu bổ, cải tao rimg, va đùng để phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường

- Đất chuyên dùng khác: là đất được xác định dùng vào các mục đích

không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, bao gồm đất ở, đất xây dựng các công trình thủy lợi, công nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng, văn hóa, giáo đục, khoa học, y tế, nghỉ mat, du lịch, kể cả các công trình phục vụ cho nông nghiệp và lâm nghiệp

- Đất chưa sử dụng: là đất chưa phân bổ vào mục đích nào hoặc chỉ mới

tạm thời phân phối đề sử đụng trong một thời gian ngắn

Thực hiện Luật Đất đai năm 1988, Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành

Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/7/1989 về việc ban hành quy định cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [22] Theo quy định này thì nơi thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có bản đồ địa chính, số địa chính và cán bộ địa chính Trong thời điểm này (trước Luật Dat đai năm 1993), phần lớn hệ thống bản đồ chưa đầy đủ, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, mặt khác chính sách đất đai chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất (đặc biệt quyền của người dân khi được giao đất để sử dụng hạn chế) nên việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt được chưa đáng kể, phần lớn các địa phương mới triển khai thí điểm hoặc thực hiện cấp GCN

tạm thời cho hộ gia đình, cá nhân sử đụng đất nông nghiệp

Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, việc cấp GCN mới được các địa

phương coi trọng và triển khai mạnh, song do còn nhiều khó khăn về các điều

kiện thực hiện (chủ yếu là thiếu kinh phí, lực lượng chuyên môn thiếu và yếu

về năng lực) và còn nhiều vướng mắc trong các quy định về cấp GCN nên tiến

Trang 38

2.4.2.2 Từ khi có Luật Đất đai năm 2003

Công tác cấp GCN được quan tâm, đặc biệt chính sách đất đai có nhiều thay đổi, Nhà nước đã ”mở” hơn trong trình tự, thủ tục cấp GCN,

tháo gỡ các vướng mắc trước đây nhất là đối với đất sử dụng trước

15/10/1993 không có giấy tờ về sử dụng đất Mặt khác, Nhà nước đầu tư

kinh phí để đo đạc bản đồ địa chính chính quy, đăng ký, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất; thay đổi và cải cách bộ máy tổ chức quản lý rõ

ràng hơn, các văn bản hướng dẫn kịp thời hơn nên tiến độ cấp giấy

CNQSD đất tăng đáng kể Đến nay cả nước đã có 27 tỉnh, thành phố

hoàn thành cơ bản việc cấp GCN, đạt trên 80% diện tích các loại đất

chính (đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đô thị), trong

đó, có 13 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ cấp GCN trên 90% (Bình Phước, Cần

Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà

Nẵng, Tây Ninh, Lào Cai, Quảng Bình, và Quảng Trị) và 14 tỉnh, thành phố

đạt tỷ lệ cấp GCN đạt từ 80 - 90 %; còn 6 tỉnh, thành phố cấp GCN đạt

dưới 50%, (Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Quảng Ninh, Binh Thuận, Gia Lai)

Kết quả cấp GCN cả nước đến ngày tháng 12 năm 2010 như sau: - Đối với đất sản xuất nông nghiệp: cả nước đã cấp được 16.089.188 giấy với diện tích 8.200.939 ha (đạt 84% so với điện tích cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Đã có 30 tỉnh, thành phố đạt trên 90% diện tích cần

cấp GCN, 14 tỉnh, thành phố đạt từ 80%- 90%, 9 tỉnh đạt từ 70%-80%, 9 tỉnh

đạt từ 50-70%, 01 tỉnh còn lại đạt dưới 50% (Lai Châu)

- Đối với đất lâm nghiệp: cả nước đã cấp được 2.511.272 giấy với diện tích 10.159.864 ha (đạt 75,4% so với diện tích cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Đã có 18 tỉnh, thành phố đạt trên 90% diện tích cần cấp GCN, 8

Trang 39

70%, 22 tinh con lai dat dudi 50% [3]

Việc cấp GCN cho đất lâm nghiệp đã gặp nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính Chính phủ đã quyết định đầu tư để làm bản đồ địa chính

mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp, vì vậy đã đây nhanh đáng kể tiến độ cấp giấy

chứng nhận cho đất lâm nghiệp Tuy nhiên, đến nay tiến độ cấp GCN đất lâm

nghiệp tại một số địa phương vẫn chưa đẩy lên được vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh sử dụng;

- Đối với đất nuôi trằng thủy sản: Tính đến nay, cả nước đã cấp được

1.063.772 giấy với diện tích 576.383 ha, đạt 83,4% so với diện tích cần cấp GCNQSD đất

- Đối với đất ở tại đô thị: cả nước đã cấp được 3.573.627 giấy với điện

tích 82.331 ha (đạt 62,9% so với diện tích cần cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất) Đã có 22 tỉnh, thành phố đạt trên 90% diện tích cần cấp GCN, 19

tỉnh, thành phố đạt từ 8§0%- 90%, 10 tỉnh đạt từ 70%-80%, § tỉnh đạt từ 50-

70%, 8 tỉnh còn lại đạt dưới 50%

- Đối với đất ở tại nông thôn: cả nước đã cấp được 11.496.636 giấy với diện tích 421.809 ha (đạt 76,7% so với diện tích cần cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất) Đã có 22 tỉnh, thành phố đạt trên 90% diện tích cần cấp

GCN, 19 tỉnh, thành phố dat tir 80%- 90%, 7 tinh dat tir 70%-80%, 10 tinh dat từ 50-70%, 05 tỉnh còn lại đạt dưới 50%

- Đối với đất chuyên dùng: cả nước đã cấp được 136.686 giấy với diện tích 442.659 ha (đạt 57,4% so với diện tích cần cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất) Đã có 7 tỉnh, thành phố đạt trên 90% diện tích cần cấp GCN, 4

tỉnh, thành phố đạt từ 8§0%- 90%, 9 tỉnh đạt từ 70%-80%, 16 tỉnh đạt từ 50-

70%, 27 tỉnh còn lại đạt dưới 50%

- Đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Tính đến nay, cả nước đã cấp

Trang 40

đất này được thực hiện chủ yếu từ năm 2007 đến nay, thực hiện được nhiều

nhất là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ,

Sóc Trăng Việc cấp GCN đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng gặp một số khó

khăn về tranh chấp đối với ranh giới sử dụng hình thành trong lịch sử của thửa đất và việc cấp giấy cho những loại đất khác mà cơ sở tôn giáo đang sử dụng Việc ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP đã tạo thuận lợi cho việc đây nhanh việc cấp GCN cho loại đất này

Riêng kết quả cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, theo kết quả báo cáo của 58 tỉnh, thành phố cấp được 26.400 giấy CNQSD đất gồm cả quyền sử dụng

và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất [3]

2.4.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ

Đến nay, toàn tỉnh đã cấp 590.965 GCNQSDĐ cho các loại đất được 197.600,80 ha, đạt 78,74% diện tích cần cấp Kết quả cụ thê như sau:

* Đất nông nghiệp: Đã cấp 288.729 giấy với diện tích 185.631,90 ha, đạt

79,76% so với diện tích cần cấp theo hiện trạng Trong đó:

- Cấp cho tổ chức 25 giấy với diện tích 37.189,99 ha, đạt 89,61% so với

diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng

- Cấp cho hộ gia đình, cá nhân 288.704 giấy với diện tích 148.441,91 ha,

đạt 77,63% so với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng Cu thé:

+ Đất sản xuất nông nghiệp và NTTS: Đã cấp 254.170 giấy với diện tích

75.614,02 ha, đạt 82,04% so với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng Trong đó:

- Cấp cho tô chức 05 giấy cho với diện tích 4.209,33 ha, đạt 76,74% so

với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng

Ngày đăng: 04/09/2014, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w