1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa

100 2,1K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia...71 3.2.3.. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích,

Trang 1

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục 1

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

4 Giả thuyết khoa học 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Phạm vi nghiên cứu đề tài 9

8 Cấu trúc luận văn 9

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 10

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Khái niệm chuẩn, chuẩn quốc gia 11

1.2.2 Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường 12

1.3 Cơ sở lý luận về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 18

1.3.1 Trường mầm non và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 18

1.3.2 Khái niệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 19

1.3.3 Tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 20

1.4 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 21

1.4.1 Khái niệm quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 21

1.4.2 Vai trò của Phòng Giáo dục và Đào tạo 22

1.4.3 Các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 22

1.4.4 Các chức năng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 26

Trang 2

1.4.5 Các phương pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 28

Tiểu kết chương 1 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Cam Lâm 34

2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội 34

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục 36

2.1.3 Tình hình phát triển giáo dục mầm non 38

2.2 Khái quát quá trình khảo sát 40

2.3 Thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 40

2.3.1 Thực trạng các trường mầm non theo 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 40

2.3.2 Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 46

2.3.3 Đánh giá thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 50

2.3.4 Bài học kinh nghiệm 51

2.4 Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 52

2.4.1 Thực hiện các nội dung quản lý 52

2.4.2 Thực hiện các chức năng quản lý 56

2.4.3 Sử dụng các phương pháp quản lý 58

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo 60

2.5.1 Ưu điểm 60

2.5.2 Hạn chế 61

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 61

Tiểu kết chương 2 62

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 64

3.1.1 Bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học 64

3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 66

Trang 3

3.1.3 Bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ 67

3.2 Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 67

3.2.1 Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 67

3.2.2 Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 71

3.2.3 Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 77

3.2.4 Đổi mới phương pháp quản lý trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 85

3.3 Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 90

3.3.1 Quá trình khảo nghiệm .90

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất 90

Tiểu kết chương 3 93

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 95

1.1 Về lý luận 95

1.2 Về thực tiễn 95

2 Khuyến nghị 96

2.1 Đối với UBND tỉnh Khánh Hòa 96

2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 97

2.3 Đối với UBND huyện Cam Lâm 97

2.4 Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non, mẫu giáo 97

2.5 Đối với các bậc phụ huynh học sinh 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO .99 PHỤ LỤC P1

Trang 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG CỦA LUẬN VĂN

Sơ đồ 1.1 Vị trí của chức năng kiểm tra trong quá trình quản lý

Bảng 2.1 Quy mô phát triển giáo dục

Bảng 2.2 Chất lượng chăm sóc, giáo dục

Bảng 2.3 Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi Bảng 2.4 Kết quả đánh giá về tổ chức và quản lý của cán bộ quản lý huyện

Cam Lâm

Bảng 2.5 Kết quả đánh giá về đội ngũ giáo viên và nhân viên của cán bộ

quản lý huyện Cam Lâm

Bảng 2.6 Kết quả đánh giá về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của cán bộ

quản lý huyện Cam Lâm

Bảng 2.7 Kết quả đánh giá về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị

của cán bộ quản lý huyện Cam Lâm

Bảng 2.8 Kết quả đánh giá về thực hiện xã hội hóa giáo dục của cán bộ

quản lý huyện Cam Lâm

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá về việc thực hiện các chức năng quản lý xây

dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của cán bộ quản lý huyện Cam Lâm

Bảng 3.1 Mốc thời gian và nhu cầu kinh phí xây dựng trường mầm non đạt

chuẩn quốc gia

Sơ đồ 3.2 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Các nhà giáo dục thường nói “cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” của toàn bộ hệ

thống giáo dục, nhưng thực ra trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non

mới chính là nền tảng “địa chất” đảm bảo cho độ bền vững lâu dài của tòa nhà giáo

dục Có lẽ vì thế mà giáo dục mầm non kéo dài tới gần 6 năm, bắt đầu từ lúc trẻ mới

3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị bước vào lớp 1, nếu tính theo “lớp” thì còn nhiều hơn cả cấp tiểu học Khoảng thời gian “tiền học đường” này có ý nghĩa vô cùng

quan trọng trong việc chuẩn bị tâm thế, kỹ năng cho trẻ; đặc biệt là về ngôn ngữ,phương tiện giao tiếp mà cũng là công cụ học tập, nghiên cứu ở phổ thông và cáccấp học cao hơn sau này

Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáodục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người Thụy Điển

coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời” và thực hiện chính sách:

trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi

có thể theo học không mất tiền Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã côngnhận giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản LuậtGiáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệmđối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em Ởnước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non Trong buổi lễgiới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn

Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất” Cũng từ đây giáo dục mầm non đã bước sang trang sử mới,

hàng loạt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ra đời đặc biệt ưu tiên đếngiáo dục mầm non, trong đó có quy định về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Từnăm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008 kèm theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩnquốc gia; Quyết định này thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày26/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế côngnhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2002 - 2005 Đến năm

Trang 6

2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT vềviệc Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thếQuyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT Theo quy định chung, một trường mầm nonđạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý; Đội ngũ giáo viên vànhân viên; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất vàthiết bị; Thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Khánh Hòa sau nhiều năm triển khai thực hiện cho đến nay mới chỉ có25/180 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 13,9%, trong khi đó mụctiêu của tỉnh trong Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Khánh Hòa đến năm

2010 có 41% và 2015 có 70% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Nguyên nhânchủ yếu là do cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường mầm non còn nhiều mặt hạnchế, thiếu thốn chưa đạt yêu cầu đề ra Nhìn chung trong toàn tỉnh, giáo dục mầm non

đã có nhiều chuyển biến tích cực so với thời gian trước đây, đặc biệt là sau khi cáctrường mầm non dân lập, bán công được chuyển đổi thành trường mầm non công lập,nhà nước có cơ hội đầu tư cho giáo dục mầm non Tuy vậy, giáo dục mầm non tỉnhKhánh hòa cũng còn bộc lộ nhiều mặt khó khăn, thậm chí là yếu kém về các điều kiện

cơ sở vật chất - kỹ thuật do các trường mẫu giáo dân lập xã, phường trước đây không

có điều kiện đầu tư, một trường có quá nhiều điểm lẻ, còn quá nhiều hạn chế, thiếuthốn Mặt khác, việc đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh hiệnnay chưa được các địa phương thực sự quan tâm đầy đủ như đối với các cấp học khác Huyện Cam Lâm (thuộc tỉnh Khánh Hòa) được thành lập ngày 11/4/2007,sau hơn 6 năm thành lập tuy có nhiều khó khăn về mặt kinh tế - xã hội nhưng trongthời gian qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Cam Lâm nói chung và giáodục mầm non nói riêng, được các cấp lãnh đạo chính quyền Đảng, Nhà nước quantâm, đầu tư thích đáng Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáodục mầm non trên địa bàn huyện Cam Lâm đã có bước tiến đáng kể trong việc đầu

tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc, giáodục và học tập của trẻ, chính vì vậy giáo dục mầm non đã có những chuyển biếntích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các trường đượctừng bước nâng lên Tuy vậy, đến năm học 2012 – 2013, toàn huyện mới chỉ có01/15 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 6,7%; nguyên nhân chủ yếucũng chính là cơ sở vật chất và thiết bị không đáp ứng yêu cầu quy định

Trang 7

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, cần phải phấn đấu

và nhanh chóng đưa trường học từng bước hội đủ các điều kiện của một trường đạtchuẩn quốc gia Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả theo tiêuchuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chấttrường học để nâng cao chất chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Trong thời gian quaviệc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã được thực hiện ở các tỉnh,thành phố trong cả nước, vì vậy cần phải được nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả

ở tỉnh Khánh Hòa nói chung, huyện Cam Lâm nói riêng

Xuất phát từ thực tiễn giáo dục huyện Cam Lâm và tinh thần Nghị quyết Đạihội lần thứ II nhiệm kỳ 2012-2015 của Đảng bộ huyện Cam Lâm trên con đườngphát triển giáo dục, việc nghiên cứu đề tài khoa học này có ý nghĩa quan trọng và

cấp thiết Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đềnghiên cứu, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạtchuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa,góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục mầm non hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của Phòng Giáo dục và Đàotạo

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm nonđạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh KhánhHòa

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia hiện nay vẫncòn nhiều khó khăn, bất cập: nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý trườngmầm non, mẫu giáo còn hạn chế; kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồdùng, đồ chơi còn thiếu và không đồng bộ; công tác xã hội hóa còn nhiều khókhăn

Trang 8

Nếu đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện phápquản lý theo từng nội dung tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của giáo dục huyện Cam Lâm thì chắc chắn việcxây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ đạt hiệu quả cao.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Khái quát cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩnquốc gia

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạtchuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩnquốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Phân tích, tổng hợp, hệ thống các nguồn tài liệu nhằm nghiên cứu cơ sở lýluận của việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, cụ thể:

- Nghiên cứu các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chế độ chính sáchcủa Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo; Luật Giáo dục; Điều lệ trường mầmnon; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ; Quyết định ban hànhquy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đàotạo…

- Nghiên cứu tài liệu học tập, lý luận về khoa học quản lý giáo dục, tâm lýhọc, giáo dục học …

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm:

6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

6.2.2 Phương pháp quan sát

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn trao đổi

6.2.4 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạtchuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

và thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu

Trang 9

7 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp quản

lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

8 Cấu trúc luận văn

Phần mở đầu: đề cập một số vấn đề chung của đề tài nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn

quốc gia

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc

gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bất cứ ở giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn có vai trò hết sứcquan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cảnhân loại Do đó, từ trước đến nay sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ luôn được sự quantâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Với quan điểm giáo dục là quốcsách hàng đầu, Đảng và Nhà nước có nhiều Nghị quyết về phát triển giáo dục mầmnon trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “Phát triển bậc họcmầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi; bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổiđược học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị vào lớp 1”, “Ban hành chuẩn quốcgia về trường học”, “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tìnhcảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốtcho trẻ bước vào lớp 1”

Điều đó được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 là:

“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chấtlượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năngsống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứngnhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xãhội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hìnhthành xã hội học tập”; “Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em

5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80%trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ

lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới10%” [8]

Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số36/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16/7/2008 kèm theo Quy chế công nhận trường mầmnon đạt chuẩn quốc gia; Quyết định này thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/12/2001 Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành

Trang 11

Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế công nhận trườngmầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT Theoquy định chung, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổchức và quản lý; Đội ngũ giáo viên và nhân viên; Chất lượng chăm sóc, giáo dụctrẻ; Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị; Thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Từ đó, các địa phương, các cấp quản lý giáo dục trong phạm vi cả nước đã khẩntrương thực hiện và thu được kết quả nhất định ở các trường mầm non trong nhữngnăm gần đây Đã có hội nghị, hội thảo, công trình khoa học nghiên cứu về vấn đềnày và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng trường mầm non đạt chuẩnquốc gia được thể hiện ở các bài nghiên cứu, đề tài luận văn sau:

- Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non thành phố HảiPhòng đạt chuẩn quốc gia của tác giả Phạm Thị Loan (2004)

- Thực trạng và giải pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầmnon đạt chuẩn quốc gia ở Hải Phòng của tác giả Phạm Thị Loan, đăng trên tạp chíphát triển giáo dục số 2 – tháng 02/2005

Tuy nhiên, các hội nghị, hội thảo và các đề tài nghiên cứu hiện nay chỉ đềcập đến những vấn đề về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng trườngmầm non đạt chuẩn quốc gia như thực trạng về trình độ đào tạo và năng lực của cán

bộ quản lý, giáo viên; về cơ sở vật chất của các trường Từ đó, đưa ra các biện phápgiải quyết như tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xâydựng trường đạt chuẩn quốc gia; tăng cường quỹ đất cho các trường; xây dựngphòng học, phòng chức năng và đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo chuẩn;huy động các nguồn lực tài chính… nhưng chưa bàn sâu đến biện pháp quản lý xâydựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt ở địa bàn nghiên cứu, chưa cócông trình nào nghiên cứu về vấn đề này

Luận văn này tập trung nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng trường mầmnon đạt chuẩn quốc gia, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầmnon đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm chuẩn, chuẩn quốc gia

1.2.1.1 Khái niệm chuẩn

Trang 12

Theo Bách khoa toàn thư giáo dục quốc tế định nghĩa: Chuẩn là mức độ ưuviệt cần phải có để đạt được những mục đích đặc biệt, là cái đo xem điều gì là phùhợp, là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội.

Chuẩn là cái được xác lập bởi quyền lực, tập quán hoặc sự thỏa thuận chung

1.2.1.2 Khái niệm chuẩn quốc gia

Chuẩn quốc gia là chuẩn bắt buộc hoặc khuyến nghị có hiệu lực và phạm vi

áp dụng trong cả nước, có tính toàn quốc, do Nhà nước hoặc các tổ chức quốc giaban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn giảng viên đại học, chuẩnxét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốcgia … là các chuẩn quốc gia [17]

Chuẩn quốc gia nói chung được phát triển sao cho cả nước thực hiện đượctrên cơ sở khả năng và nỗ lực thực tế hiện có Vì thế, chức năng chủ yếu của chuẩnquốc gia là giúp Nhà nước đưa các sự vật cần điều chỉnh vào một trật tự nhất định,tức là thiết lập trật tự trong một lĩnh vực nhất định ở quy mô quốc gia

1.2.2 Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường

1.2.2.1 Quản lý

Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từngnhóm, đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động Quản lý là đốitượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khoa học nghiên cứu quản

lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau

- Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sựphối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mụctiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường, mà trong đó con

Trang 13

người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sựbất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật,còn kiến thức có thể tổ chức về quản lý là một khoa học” [19, tr 33]

- Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1997 định nghĩa: “Quản lý là chức năng củanhững hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹthuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiệnnhững chương trình, mục đích hoạt động” [20]

- “Quản lý là tổ chức điều khiển và theo dõi thực hiện như đường lối củachính quyền quy định: quản lý thị trường, quản lý xí nghiệp… Quản lý còn có nghĩa

là giữ gìn và sắp xếp: quản lý hồ sơ và lý lịch cán bộ; quản lý thư viện” [28]

- Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt “Quản lý là một quá trình định hướng,quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhấtđịnh Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản

lý mong muốn” [14]

- Quan điểm của lý thuyết hệ thống: “ Quản lý là phương thức tác động cóchủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc vềhành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lýcủa cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu” [21]

- Quan điểm kinh tế, Taylor, nhà quản lý người Mỹ viết: “Quản lý là cải tạomối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc và quản lý là nghệthuật phải biết chính xác, rõ ràng, cái gì nên làm và làm bằng cách nào để đạt tốtnhất và rẻ nhất” [6]

- Theo quan điểm chính trị xã hội, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,

có định hướng của chủ thể lên khách thể về các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội… bởi một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp

và biện pháp nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng

Từ các cách tiếp cận khái niệm quản lý như trên, có thể thống nhất:

- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chứclựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đốitượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định vàphát triển tới mục đích đúng với ý chí của nhà quản lý phù hợp với yêu cầu kháchquan

Trang 14

- Quản lý bao gồm: chủ thể quản lý và khách thể quản lý Trong đó, chủ thểquản lý là người hay tổ chức, do con người cụ thể lập ra, còn khách thể quản lý cóthể là người, tổ chức, vừa có thể là vật cụ thể như: môi trường, thiên nhiên, đoàntàu, đoàn xe … nhưng vừa là sự việc bao gồm: quy chế, luật lệ…

- Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại và hỗtương cho nhau Chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì sảnsinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng và trực tiếp đáp ứng nhu cầucho con người, thỏa mãn mục đích cho chủ thể quản lý

1.2.2.2 Quản lý giáo dục

Khoa học quản lý giáo dục đã hình thành và phát triển khá sớm, trở thànhyếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Về mặt lịch sử, khoa họcquản lý giáo dục ra đời sau khoa học quản lý kinh tế, vì vậy nó sử dụng được nhữngthành tựu tiến bộ của khoa học quản lý Trên thế giới, tồn tại hai xu hướng pháttriển về khoa học quản lý giáo dục: (1)Xu hướng thứ nhất là thực hiện quá trìnhquản lý giáo dục trên cơ sở của quản lý kinh tế, coi quản lý cơ sở giáo dục như mộtloại "xí nghiệp đặc biệt"; (2)Xu hướng thứ hai, quá trình quản lý giáo dục bắt nguồn

từ lý luận quản lý xã hội Xã hội chia thành ba lĩnh vực: “chính trị - xã hội”, “vănhóa - tư tưởng”, và “kinh tế” Quản lý xã hội là quản lý ba lĩnh vực đó và như vậyquản lý giáo dục nằm trong lĩnh vực quản lý văn hóa - tư tưởng

Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xãhội Quá trình đó bao gồm các hoạt động có tính giáo dục của bộ máy Nhà nước,của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình

Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp bao gồm: "quản lý hệ thống giáo dục" làquản lý các hoạt động giáo dục đào tạo diễn ra trong các đơn vị hành chính (xã,huyện, tỉnh, quốc gia) và “quản lý nhà trường” là những tác động có mục đích, có

hệ thống, có khoa học, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quátrình dạy - học và giáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, khái niệm quản lýgiáo dục được nhiều tác giả diễn đạt như sau:

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệthống vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng, thực hiện được

Trang 15

các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiếnlên trạng thái mới về chất [26]

- Hoàng Minh Thao và Hà Thế Truyền cho rằng: Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường củacác cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệthống cả về số lượng cũng như chất lượng [29]

Xét về cấp vĩ mô

- Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mụcđích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắcxích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theoyêu cầu của xã hội [23, tr 14]

- Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huyđộng, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, một cách có hiệu quả các nguồnlực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục,đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [22, tr 10]

Xét về cấp vi mô

- Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức,

có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tậpthể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xãhội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêugiáo dục của nhà trường [22]

- Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động củachủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và họcsinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triểntoàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường [20]

Quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ sau phải lĩnh hội cả những kinh nghiệm

xã hội của thế hệ đi trước đã tích lũy và truyền lại, đồng thời phải làm phong phúthêm những kinh nghiệm đó Thực hiện quy luật này là chức năng của giáo dục nóichung và quản lý giáo dục nói riêng Quản lý giáo dục có hai chức năng: ổn địnhduy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội và đổi mới, phát

Trang 16

triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ khoa học kỹ thuật Như vậy, quản lý giáo dục

là hoạt động điều hành của các nhà trường để giáo dục, vừa là sức mạnh, vừa là mụctiêu của nền kinh tế Với các chức năng trên quản lý giáo dục có vị trí cao nhấttrong việc tạo điều kiện xã hội hóa cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách,nhằm giúp con người đảm nhận và gánh vác được những yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội

Tóm lại: Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng củangành giáo dục, nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương phápchung nhất của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tác động đóthực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chứcmột cách khoa học, có kế hoạch đảm bảo quá trình giáo dục đạt được mục tiêu giáodục

1.2.2.3 Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội,

là nơi trực tiếp làm công tác giáo dục-đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ Nó nằm trongmôi trường xã hội và có tác động qua lại với môi trường đó Theo Nguyễn Ngọc

Quang “Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo

dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội Do đó quản lý nhà trường nhấtthiết phải vừa có tính nhà nước vừa có tính xã hội (Nhà nước và xã hội cộng đồng

và hợp tác trong việc quản lý nhà trường)” [26]

Trong hệ thống giáo dục, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng, chủyếu Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường Nhàtrường là ”tế bào chủ chốt” của hệ thống giáo dục từ trung ương đến cơ sở Theo đó,quan niệm quản lý giáo dục luôn đi kèm với quan niệm quản lý nhà trường; các nộidung quản lý giáo dục luôn gắn liền với quản lý nhà trường Quản lý nhà trường cóthể được coi như là sự cụ thể hóa công tác quản lý giáo dục

Một số nhà nghiên cứu cho rằng: ”Quản lý nhà trường là hệ thống những tácđộng có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, công nhân viên vàhọc sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, ) hợp quy luật(quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xãhội, ) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” [24, tr 39]

Ngày nay, nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp, không chỉ là thiết kế sưphạm đơn thuần, công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình

Trang 17

thành ”nhân cách - sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng nguồn vốncon người, vốn tổ chức và cả vốn xã hội.

Theo Nguyễn Ngọc Quang: ”Quản lý nhà trường là tập hợp những tác độngtối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp ) của chủ thể quản

lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dựtrữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự

có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là quátrình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưanhà trường tiến lên trạng thái mới” [26, tr 10]

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: ”Quản lý nhà trường là thực hiện đườnglối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [13, tr 30]

Tác giả Đặng Quốc Bảo định nghĩa: ”Trường học là một thiết chế xã hộitrong đó diễn ra quá trình đào tạo - giáo dục với sự hoạt động tương tác của hainhân tố thầy - trò Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máycủa hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” [5]

Từ đó, có thể hiểu công tác quản lý trường học bao gồm: quản lý các quan hệnội bộ của nhà trường (bên trong) và quan hệ trường học với xã hội (bên ngoài)

Như vậy, bản chất công tác quản lý nhà trường là quá trình chỉ huy, điềukhiển vận động của các thành tố (Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phươngpháp giáo dục, lực lượng giáo dục, đối tượng giáo dục, hình thức giáo dục, điềukiện giáo dục, môi trường giáo dục, quy chế giáo dục, bộ máy tổ chức giáo dục),đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố đó

Quản lý nhà trường là một hoạt động thực hiện trên cơ sở những quy luậtchung của quản lý, đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục

Quản lý nhà trường gồm quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục, các hoạtđộng phục vụ cộng đồng; quản lý giáo viên, công nhân viên và học sinh; quản lý sửdụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi và tài chính theo quyđịnh của pháp luật; quản lý huy động, phối hợp các lực lượng trong cộng đồng thựchiện các hoạt động giáo dục

Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trong nhàtrường và phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục xã hội,

Trang 18

trong đó cốt lõi là quản lý quá trình dạy học và giáo dục Quản lý nhà trườngvừa mang tính Nhà nước, vừa mang tính xã hội, cho nên quản lý nhà trường phảibiết phối hợp với các lực lượng xã hội để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục-đàotạo.

Để hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quảcao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường Quátrình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầygiáo, quản lý hoạt động học tập - tự học tập của học sinh và quản lý cơ sở vậtchất- thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học Tất cả các hoạt động quản lý khácđều nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học

1.3 Cơ sở lý luận về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

1.3.1 Trường mầm non và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

1.3.1.1 Trường mầm non

Trường mầm non là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, có tưcách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [1] Mục tiêu của giáo dục mầm nontheo Điều 22 Luật giáo dục: “Giáo dục mầm non giúp trẻ em phát triển về thể chất,tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn

bị cho trẻ em vào học lớp một” [27]

Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặtnền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ chotrẻ em Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc, giáo dụcmầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ Những nămđầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và pháttriển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đãđược lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểubiết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chếbởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội Việc được hưởng sựchăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắccho sự phát triển trong tương lai của trẻ Trường mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻnhững kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hìnhthành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bướcvào giai đoạn giáo dục phổ thông

Trang 19

Trường mầm non có các nhiệm và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Điều lệ trường mầm non như sau:

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba thángtuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhậpcho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật

- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theoyêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt độngnuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia cáchoạt động xã hội trong cộng đồng

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ emtheo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.3.1.2 Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Là trường mầm non phải đạt 5 tiêu chuẩn (Tổ chức và quản lý; Đội ngũ giáo viên và nhân viên; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị; Thực hiện xã hội hóa giáo dục) quy định theo Thông tư số

02/2014/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạtchuẩn quốc gia [2]

1.3.2 Khái niệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Xây dựng là làm theo một bản vẽ kỹ thuật, một vật có kích thước lớn bằngnhiều thứ vật liệu đã được tính toán về mọi mặt (số lượng, trọng lượng, thể tích, sứcbền…): xây dựng nhà văn hóa; xây dựng cầu xe hỏa; xây dựng đô thị…

Xây dựng là tạo bằng trí tuệ những yếu tố mà trí tuệ sắp xếp trên cơ sở thựctiễn, lý luận hay thẩm mỹ thành một thể thống nhất: xây dựng luận cương về vấn đềdân tộc và thuộc địa; xây dựng một truyện phim; xây dựng kế hoạch ngân sách Nhànước…

Trang 20

Xây dựng là tạo hoàn cảnh sống vật chất hay tinh thần hoặc cho một cộngđồng trên cơ sở một đường lối chủ trương nhất định, một hệ thống tư tưởng,…hoặc cho cá nhân theo một ý định có suy nghĩ, cân nhắc: xây dựng nền công nghiệp

xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền đạo đức mới; xây dựng uy tín bằng tri thứckhoa học thể hiện qua các công trình nghiên cứu [28]

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là xây dựng trường mầm nonđạt 5 tiêu chuẩn được khái quát ở trên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, gópphần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước

1.3.3 Tầm quan trọng, ý nghĩa và mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

1.3.3.1 Tầm quan trọng

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, bậchọc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành vàphát triển nhân cách của con người, giai đoạn chuẩn bị cho trẻ những tiền đề quantrọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường Trong những năm qua, Đảng vàChính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo,trong đó có giáo dục mầm non Các văn kiện của Đảng đều nhấn mạnh đến nhiệm

vụ chăm lo phát triển giáo dục mầm non

Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia vềtrường mầm non, đến nay đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT thay thếQuyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT, đây là mô hình tổng thể của trường mầmnon mới để nhà trường có đủ điều kiện thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ toàndiện Các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là căn cứ để chínhquyền các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư cho giáo dục mầm non; để đội ngũ cán bộquản lý, giáo viên, các lực lượng xã hội phát huy vai trò của mình trong việc xâydựng nhà trường theo hướng hiện đại

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng khôngthể thiếu được, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngànhgiáo dục, các trường mầm non và của toàn xã hội, nhằm tạo điều kiện cho sự nghiệpgiáo dục phát triển mạnh mẽ hơn nữa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân vàphục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, góp phầnquan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Trang 21

Tóm lại, không chỉ các cấp quản lý giáo dục quan tâm đến chất lượng chămsóc, giáo dục trẻ, mà bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục thì đều quan tâm đến chấtlượng chăm sóc và giáo dục trẻ Các bậc cha mẹ thường mong muốn con mình đượchọc ở trường có điều kiện vật chất thuận lợi, có một đội ngũ giáo viên có kinhnghiệm, có môi trường giáo dục lành mạnh và tất cả những yêu cầu đó sẽ được đápứng ở trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

1.3.3.2 Ý nghĩa

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia quyết định giá trị xã hội của nhàtrường, làm cho nhà trường có uy tín, có vị thế và được Đảng, Nhà nước, nhân dân,phụ huynh tin tưởng giao phó thế hệ trẻ cho nhà trường

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện phục vụ mụctiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợicho trẻ em được học ở môi trường tốt, có điều kiện phát triển góp phần trong côngcuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

1.3.3.3 Mục tiêu

Thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” trong xây dựng hệ thốngtrường lớp, hệ thống quản lý và đội ngũ giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mớiphương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo tiền đề cho ngành giáo dục pháttriển toàn diện góp phần xây dựng Nông thôn mới và đảm bảo sự phát triển bềnvững kinh tế - xã hội địa phương [16]

1.4 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 1.4.1 Khái niệm quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Từ khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và một số vấn đề lý luận

về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, có thể hiểu quản lý xây dựngtrường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ quản lý trường học, giúp cán bộquản lý trường học xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả 5 tiêu chuẩntrường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành nhằmnâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triểncủa xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Trang 22

1.4.2 Vai trò của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò xây dựng, điều tiết và tổ chức quản lýhoạt động hiệu trưởng các trường trong việc thực thi nhiệm vụ Tham mưu, giúpUBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo,bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo

và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học

và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượnggiáo dục và đào tạo [4]

1.4.3 Các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục

và Đào tạo là tập trung quản lý 5 tiêu chuẩn quy định về trường mầm non đạt chuẩnquốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đó là:

1.4.3.1 Tổ chức và quản lý

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Nhà trường có kế hoạch hoạt động cho năm học, học kỳ, tháng và tuần; cóbiện pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ Hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, các tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ có trách nhiệm quản lý, phân cônghợp lý cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non

và Luật viên chức Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính, quychế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan

hệ công tác và lề lối làm việc trong nhà trường Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ

sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cảnh quan xanh,sạch, đẹp, an toàn Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tácquản lý của nhà trường Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người laođộng theo quy định hiện hành Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thiđua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước, có biện pháp nâng caođời sống cho cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong nhà trường

Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đạt các chuẩn trình độ theo quy định; cóứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn; có nănglực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nắm vững chươngtrình giáo dục mầm non; có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhânviên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm; được xếp loại danh hiệu laođộng từ tiên tiến trở lên

Trang 23

Nhà trường có Hội đồng trường và các hội đồng khác được tổ chức và thựchiện theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non; chú trọng công tác giám sáthoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết và Quy chế dânchủ trong các hoạt động của nhà trường Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự phát triểncủa trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Ban đại diện cha

mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc, giáodục trẻ, huy động được sự đóng góp của cộng đồng cho phong trào giáo dục mầmnon của địa phương

Nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luậtcủa Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non; Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản

lý của chính quyền địa phương; Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyềnđịa phương về kế hoạch phát triển và các biện pháp cụ thể để nhà trường, nhà trẻthực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp vềchuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo, thực hiện đầy đủ các quyđịnh về báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: Hiệu trưởng,

Phó hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp từ đại học sư phạm mầm non trở lên

1.4.3.2 Đội ngũ giáo viên và nhân viên

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Đảm bảo 100% số giáo viên và nhân viên đạt trình độ chuẩn về đào tạo và đủ

về số lượng theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các văn bản quy phạmpháp luật về định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non cônglập; trong đó có ít nhất 40% số giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo

Có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó

ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên

Có ít nhất 70% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và cóchiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị

kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên Không có giáo viên bị xếp loại kém và có ítnhất 50% số giáo viên đạt loại khá trở lên theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáoviên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có ít nhất 50% số giáoviên đạt loại xuất sắc; không có giáo viên bị xếp loại kém

Trang 24

Các tổ chuyên môn được hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầmnon; Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn, sinh hoạtchuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thể đối vớitừng hoạt động; giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề vàhoạt động xã hội do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức; giáo viên có ứngdụng công nghệ thông tin trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

Có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượnggiáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồidưỡng thường xuyên và bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo sự chỉ đạo của BộGiáo dục và Đào tạo; từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: Có ít nhất

50% số giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo Có ít nhất 60% giáo viên đạt danhhiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu giáoviên dạy giỏi cấp huyện trở lên Có ít nhất 80% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệulao động tiên tiến và có ít nhất 70% số giáo viên đạt loại khá trở lên theo quy định củaChuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó

có ít nhất 50% số giáo viên đạt loại xuất sắc; từng giáo viên có kế hoạch phấn đấu saukhi được đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; kế hoạchnày phải được lưu trong hồ sơ cá nhân Mỗi giáo viên đều có ít nhất một báo cáo cảitiến đổi mới phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ trong từng năm học; giáo viên

có kế hoạch chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ tự kỷ,trẻ khuyết tật

1.4.3.3 Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non

do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kết quả hằng năm đạt: 100% các nhóm trẻ,lớp mẫu giáo tổ chức cho trẻ ăn bán trú 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất

và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, nhàtrẻ 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầmnon Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85 % trở lên đối vớitrẻ ở các độ tuổi khác Có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều

Trang 25

cao theo tuổi 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằmcải thiện tình trạng dinh dưỡng Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trìnhgiáo dục mầm non 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triểntrẻ 5 tuổi 100% trẻ dưới 5 tuổi được học 2 buổi/ngày Có ít nhất 80% trẻ khuyết tậthọc hoà nhập (nếu có) được đánh giá có sự tiến bộ.

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: Tỷ lệ chuyên

cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổikhác Có ít nhất 95% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi

1.4.3.4 Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong nhà trường theo quyđịnh của Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chiatheo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú

Địa điểm trường: nhà trường đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻđến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường

Diện tích sử dụng đất của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường mầmnon Các hạng mục công trình (phòng học, phòng chức năng, Khối phục vụ học tập,khối hành chính quản trị, khối tổ chức bếp ăn, sân vườn …) của nhà trường đượcxây dựng kiên cố theo yêu cầu về diện tích, thiết kế, xây dựng phù hợp quy định Cónguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: địa phương

nơi trường đặt trụ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ

em năm tuổi Tất cả các nhóm, lớp đều chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bántrú Phòng vi tính: có diện tích tối thiểu 40 m2 với đầy đủ thiết bị phục vụ các hoạtđộng Phòng hội trường: Có diện tích tối thiểu 70 m2 phục vụ các hoạt động ngàyhội, ngày lễ lớn; có thể kết hợp là nơi trưng bày hiện vật, tranh ảnh, đồ dùng, đồchơi chung của toàn trường Sân vườn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoàitrời, có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời

1.4.3.5 Thực hiện xã hội hóa giáo dục

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Trang 26

Nhà trường làm nòng cốt trong công tác tham mưu cho Hội đồng giáo dụccấp cơ sở, tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương, các ban ngành về chủtrương xây dựng và các giải pháp huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầmnon trên địa bàn.

Nhà trường có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăngcường sự hiểu biết trong cộng đồng và nhân dân về mục tiêu giáo dục mầm non, tạođiều kiện cho cộng đồng tham gia và giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻcủa nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục mầm non Nhàtrường phối hợp tốt với gia đình, các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

và tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyêngiữa nhà trường, giáo viên và các bậc cha mẹ thông qua họp phụ huynh, trao đổitrực tiếp hoặc các hình thức khác để giúp trẻ phát triển Nhà trường chủ trì và phốihợp với các lực lượng trong cộng đồng và cha mẹ trẻ em để tổ chức các hoạt động

lễ hội theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với truyền thống của địaphương

Nhà trường huy động được sự tham gia của gia đình, cộng đồng và cácdoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức cáchoạt động giáo dục của nhà trường, nhà trẻ

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: Nhà trường

tranh thủ được các nguồn tài trợ để nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên và cácthành viên của Hội đồng trường thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước [3]

1.4.4 Các chức năng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Thông qua chức năng quản lý, chủ thể quản lý tác động có mục đích vàokhách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định Các tác giả có nhiều quanđiểm khác nhau về phân chia chức năng quản lý, nhưng hầu hết đều đề cập đến bốnchức năng chủ yếu sau: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

1.4.4.1 Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống vềnhững công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự,thời gian tiến hành [28]

Trang 27

Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý Kế hoạch hóa có nghĩa là xác địnhmục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biệnpháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó Có ba nội dung chủ yếu củachức năng kế hoạch hóa: (1)Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với

tổ chức; (2)Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồnlực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này; (3)Quyết định xem những hoạt độngnào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó [7]

Sản phẩm của chức năng kế hoạch hóa là kế hoạch, có ba loại kế hoạch: Kếhoạch chiến lược (tương ứng với loại kế hoạch dài hạn từ 3 năm đến 5 năm); Quyhoạch (kế hoạch gắn với một nội hoạt động, trên một địa bàn và trong một thời gian

cụ thể); Kế hoạch hành động (các loại kế hoạch năm học hay kế hoạch học kỳ, kếhoạch tháng…)

Như vậy, kế hoạch hóa là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kếhoạch, trong đó chỉ rõ các mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm cácnguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức [25]

1.4.4.2 Chức năng tổ chức

Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồnlực cho các thành viên của tổ chức một cách có hiệu quả Ứng với những mục tiêukhác nhau, người quản lý cần lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mụctiêu và nguồn lực hiện có

Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúccác quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho

họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn cácnguồn lực và nhân lực Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lựccủa người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả [5]

1.4.4.3 Chức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới hành vi,thái độ của những người khác, nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thànhnhu cầu của mọi người, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và chủ động đểhoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo

là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, thường xuyên đônđốc, động viên và kích thích mọi người thực hiện những nhiệm vụ được phân công;

Trang 28

giám sát và sửa chữa (hỗ trợ, giúp đỡ), thúc đẩy các hoạt động phát triển đạt tới mụctiêu của tổ chức.

1.4.4.4 Chức năng kiểm tra

Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhómhoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành nhữnghoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Một kết quả hoạt động phải phù hợp vớinhững chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điềuchỉnh, uốn nắn Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau:

- Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động

- Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực

đã đặt ra

- Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch

- Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần

Các chức năng trên lập thành một chu trình quản lý, được diễn ra tuần tự Lập

kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra

Trên thực tế, việc vận dụng các chức năng này trong công tác quản lý giáodục nói chung, quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng thìcác chức năng này đan xen vào nhau, hỗ trợ, phối hợp, bổ sung cho nhau, tạo sự kếtnối từ chu trình trước sang chu trình sau theo hướng phát triển

1.4.5 Các phương pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Để quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyêntắc quản lý, các nhà quản lý cần phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương

Sơ đồ 1.1.

Trang 29

pháp quản lý Việc sử dụng phương pháp quản lý giáo dục phải đạt được các yêucầu chủ yếu sau:

- Phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với mục đích quản lý giáo dục

- Phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với nguyên tắc quản lý

- Sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

Có thể phân loại các phương pháp quản lý theo nhiều cách như: (1)Căn cứvào phương thức tác động có: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp;(2)Căn cứ vào chức năng quản lý có: các phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp

tổ chức, phương pháp kiểm tra, hạch toán…; (3)Căn cứ vào nội dung và cơ chế hoạtđộng quản lý: có các phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính - tổ chức,phương pháp tâm lý - xã hội/giáo dục; (4)Căn cứ vào phạm vi, đối tượng tác độngcó: các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống và các phương pháp tác động lên các

hệ thống khác

Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp quản lý theo nội dung và cơchế hoạt động, theo đó có 3 loại phương pháp quản lý chủ yếu như sau: phươngpháp kinh tế, phương pháp hành chính - tổ chức, phương pháp tâm lý - xã hội/giáodục

1.4.5.1 Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông

qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiềnthưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng quản lý tự lựa chọnphương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ

Trong trường học, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợpgiữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, học sinh ghi trongĐiều lệ nhà trường, qui chế chuyên môn,… với những kích thích có tính đòn bẩytrong nhà trường Việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong quản lý đảm bảo sự hoạt độngđộc lập, có định hướng (những tiêu chuẩn cần đạt cho mỗi mức thưởng,…) đối vớimỗi người, nó thúc đẩy họ chủ động làm việc có hiệu quả mà không cần có sự giámsát, bắt buộc của những tác động hành chính

Phương pháp này có đặc điểm cơ bản là dựa trên các phương pháp tính toánkinh tế có tuân theo các qui luật kinh tế Trong quản lý giáo dục, người ta cũng sửdụng phương pháp hạch toán kinh tế để tính toán vốn đầu tư, giá thành đào tạo,…

áp dụng các chỉ tiêu, định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất thông

Trang 30

qua các chế độ về tiền lương, tiền thưởng,… Sự tác động tới lợi ích vật chất (cácthang bậc lương, nâng lương trước thời hạn, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt,…)của viên chức có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực lao động của họ Lao độngnhiều với năng suất cao, chất lượng tốt sẽ được trả công nhiều, về thực chất đó là sựkích thích vật chất cho cá nhân và tập thể Bản thân sự kích thích vật chất cũng chứađựng yếu tố cổ vũ về tinh thần (phong danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên dạygiỏi các cấp, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân,…), đó là sự thừa nhận của tập thểđối với kết quả lao động của mỗi người.

Phương pháp kinh tế có ưu điểm là giảm bớt tối đa việc ban hành các mệnhlệnh, chỉ thị, đồng thời giảm bớt sự giám sát của cán bộ quản lý tới hoạt động củatừng người; phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác, độc lập của mỗi ngườitrong công việc; nhanh chóng tạo nên động cơ mạnh cho hoạt động vì mang lại lợiích thiết thực cho người lao động Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp này thì dễdẫn đến khuynh hướng tư lợi, chỉ biết tới lợi ích cá nhân mà ít quan tâm tới lợi íchtập thể; đồng thời dễ nảy sinh tư tưởng cái gì có lợi mới làm, không có lợi khôngmuốn làm

Tóm lại, phương pháp kinh tế tạo ra động lực kích thích con người làm việc,một mặt nó đem lại lợi ích vật chất cho họ, đồng thời tạo ra sự thừa nhận về mặttinh thần đối với kết quả lao động của họ Vì vậy, các biện pháp kích thích vật chấtphải được kết hợp chặt chẽ và tương xứng với các biện pháp động viên khuyếnkhích về tinh thần

1.4.5.2 Phương pháp hành chính - tổ chức

Phương pháp hành chính - tổ chức là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể

quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mangtính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị

xử lý kịp thời, thích đáng Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế,quy định, quyết định, nội quy của tổ chức

Phương pháp hành chính - tổ chức là phương pháp tác động dựa vào các mốiquan hệ tổ chức của hệ thống quản lý vì trong bất kỳ một tổ chức nào cũng hìnhthành những mối quan hệ tổ chức trong hệ thống quản lý Phương pháp này có vaitrò rất to lớn trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức;giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối cácphương pháp khác thành một hệ thống

Trang 31

Phương pháp này dựa vào quyền uy tổ chức của người quản lý để bắt buộcngười dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý để đạt được mục tiêu Đây làphương pháp không thể thiếu được trong tất cả các cơ quan, các tổ chức, nó thể hiệntính kỷ cương đem lại hiệu quả nhanh chóng và kịp thời Phương pháp này mangtính thiết chế, cưỡng chế đơn phương, đối tượng quản lý chấp hành mệnh lệnh mộtchiều từ trên xuống Vì thế, người quản lý không được quá xem trọng phương phápnày vì nó dễ dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh, coi thường yếu tố con người,

mà người quản lý quan liêu thì thường dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm và đâycũng là môi trường tốt dễ dàng dẫn đến tình trạng tham nhũng; mặt khác nó còn làmkìm hãm khả năng sáng tạo của người dưới quyền

1.4.5.3 Phương pháp tâm lý - xã hội

Phương pháp tâm lý - xã hội là cách thức tác động vào nhận thức, tình cảm

và nhân cách của con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trongviệc thực hiện nhiệm vụ Mục đích của phương pháp này là thông qua những mốiquan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểubiết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiệnnhiệm vụ của họ; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức

tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm,… trong tổ chức khi thựchiện nhiệm vụ

Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần.Tính thuyết phục làm cho đối tượng quản lý phân biệt được phải- trái, đúng- sai,lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp; khơi dậy tính tự nguyện, tự giác củađối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng caonhất

Trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý nhà trường, yếu tố tâm lý - xã hộingày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó điều chỉnh mọi mối quan hệ trongnhà trường, có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của nhà trường

Tóm lại, trong thực tiễn quản lý, không thể tuyệt đối hóa một phương pháp

nào đó mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng và linh hoạtcác phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý, bởi lẽ: (1)Đốitượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và nhiều mối quan

hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động; (2)Tất cả các phương phápquản lý đều hướng về con người mà bản chất con người là tổng hòa các mối quan

Trang 32

hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động cơ nên phải vận dụng tổng hợp cácphương pháp; (3)Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm riêng, cần kếthợp lại để bổ sung cho nhau Tuy nhiên, nhà quản lý cần nghiên cứu và lựa chọnmột phương pháp quản lý chủ đạo làm tư tưởng quản lý sao cho phù hợp với đốitượng quản lý, phát huy tốt nhất sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong và ngoàingành giáo dục tích cực tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng phát triểntrường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.

Tiểu kết chương 1

Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vịtrí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển vềthể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Trường mầm non trựctiếp đảm nhận việc giáo dục từ lúc trẻ mới 3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị bướcvào lớp 1 nhằm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năngdiễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học,tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạtchuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống trường mầm non ngày cànghiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, phát huy cóhiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dụcđáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Muốn quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quảthiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung vàphương pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâulập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra từng tiêu chí, tiêu chuẩn của trườngmầm non đạt chuẩn quốc gia

Trang 33

Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốcgia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trườngmầm non đạt chuẩn quốc gia ở chương tiếp theo.

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Cam Lâm

2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội

Cam Lâm là huyện đồng bằng nằm về phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, đượcthành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chínhphủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Diên Khánh và thị xã CamRanh (nay là thành phố Cam Ranh) Phía Bắc giáp thành phố Nha Trang và huyệnDiên Khánh, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh, phía Tây giáp hai huyện KhánhVĩnh, Khánh Sơn và phía Đông giáp biển Đông

Cam Lâm có tiềm năng về tự nhiên, nằm trên trục giao thông quan trọng của

cả nước, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua, nằm gần hệ thốngcảng biển Nha Trang, Cam Ranh và cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, đặc biệtCam Lâm có Khu Công nghiệp Suối Dầu, Khu du lịch biển Bãi Dài nổi tiếng Vị trínày là lợi thế rất lớn trong việc giao thương cũng như hỗ trợ đầu tư, phát triển khoahọc công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài tỉnh

Với diện tích tự nhiên 550,3km2, huyện Cam Lâm có 13 xã và 01 thị trấn,dân số 102.491 người, mật độ dân số 186 người/km2 [Châu Văn Luận (2011), Niêngiám thống kê Khánh Hòa, tr18] Vốn là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, nhiềukhoáng sản, biển có hải sản quý, có thềm lục địa và vùng lãnh hải khá rộng nênCam Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển công nghiệp, dịch vụ dulịch, nông, lâm, ngư nghiệp

Tuy là huyện mới được thành lập nhưng nhân dân Cam Lâm bao đời nay vốn

có truyền thống cần cù, sáng tạo, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lao động,sản xuất, biết khai thác và ứng dụng các kỹ thuật, phương tiện tiên tiến vào canh tácnên đã tạo ra được nhiều của cải, vật chất, không những chỉ đáp ứng nhu cầu cuộcsống của nhân dân trong huyện, mà còn cung ứng sản phẩm cho thị trường trong vàngoài nước Cơ cấu kinh tế của Cam Lâm hiện đang thực hiện chuyển dịch theohướng dịch vụ - du lịch - công nghiệp và nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất các ngành kinh tế hàng năm đạt khoảng 12%; giá trị sản xuất các ngành

Trang 35

dịch vụ tăng 21,8%; doanh thu dịch vụ tăng trên 18%; giá trị kim ngạch xuất khẩubình quân tăng 5,54% Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có bước phát triển rõ rệt,nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế…đã tạođiều kiện thuận lợi trong việc từng bước thực hiện đô thị hóa bộ mặt huyện nhà.

Cùng với những chuyển biến về mặt kinh tế, văn hóa xã hội của huyện CamLâm cũng có những bước phát triển đáng kể Toàn huyện có 63/71 làng văn hóa,các thiết chế văn hóa cơ sở, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngàycàng phát triển; nhiều công trình văn hóa, phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng vàhoạt động có hiệu quả 14/14 xã, thị trấn có trạm y tế xây dựng kiên cố và tiếp tụcđược tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ; công tác chămsóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân luôn được quan tâm; các chươngtrình y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả; cơ sở vật chất bệnh viện

Đa khoa Cam Lâm đã được đầu tư xây dựng mới Mạng lưới truyền thanh- tiếp hìnhđược đầu tư, 100% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình, nhờ đó

mà đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú; tình hình an ninh, chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước khởi sắc đáng kể, truyền thống hiếuhọc, tôn sư trọng đạo được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và ghi nhậnnhiều người con của Cam Lâm say mê học tập, nghiên cứu khoa học, thi đỗ đạt cao.Mạng lưới trường học không ngừng được đầu tư xây dựng với 49 trường học từmầm non, mẫu giáo đến trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên

và 01 Trường trung cấp nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong huyện đếnhọc tập Huyện được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học,phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cở, phổ cập giáodục mầm non trẻ em năm tuổi và đang từng bước thực hiện để được công nhận phổcập bậc trung học Chất lượng dạy và học ở các bậc học, cấp học ngày càng nângcao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại và thiếu sót như sau:

- Là một huyện trẻ, lại là một địa phương ven biển nên chịu nhiều khó khăn

do thiên tai gây ra và ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy, hảisản Nhìn chung, những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội đạt được nhưngchưa vững chắc Sản xuất xã hội tăng chậm, một số cơ sở sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp và hợp tác xã chưa vượt qua thử thách của thị trường, làm ăn

Trang 36

còn kém hiệu quả Kinh tế thủy sản chưa phát triển ngang tầm tiềm năng và lợi thếcủa huyện.

- Các ngành dịch vụ (dịch vụ cho sản xuất, dịch vụ cho tiêu dùng, sinh hoạtvăn hóa, xã hội…) phát triển chưa mạnh

- Công tác quản lý tài chính ở một số đơn vị ở cơ sở còn lỏng lẻo Hệ thốngthu thuế, nhất là với tư nhân còn nhiều sơ hở từ diện đóng thuế đến mức tính thuế

- Trong giáo dục, chương trình và phương pháp giảng dạy còn nặng vềtruyền đạt kiến thức, chất lượng có khâu còn non yếu Phần giáo dục chính trị vàđạo đức chưa thực sự được chú trọng, cơ sở vật chất của ngành giáo dục tuy có cảithiện nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội hiệnnay

- Về văn hóa, khuynh hướng giá trị chạy theo thị hiếu thẩm mỹ tầm thường

và chạy theo thương mại hóa, trang bị cho ngành văn hóa - thể thao còn quá ít

- Tình hình xã hội còn diễn biến nghiêm trọng Số người chưa có việc làmcòn nhiều, thu nhập của nhân dân trong huyện còn thấp Các hiện tượng mất dânchủ, vi phạm kỷ cương và pháp luật còn nhiều Trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩnnhiều yếu tố khó dự lượng

- Quy mô phát triển giáo dục ổn định và đạt mức cao so với mức trung bìnhcủa tỉnh

- Huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm

2012, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2011, phổ cập giáo dục trung học

cơ sở năm 2009

- Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia đã được tích cực triển khai ởtất cả các cấp học, bậc học Đến nay, toàn huyện có 31/49 trường đạt chuẩn quốcgia (06/15 trường mầm non, mẫu giáo; 12/19 trường tiểu học; 11/12 trường trunghọc cơ sở; 02/03 trường trung học phổ thông), các trường còn lại đều đạt từ 3 đến 4

Trang 37

tiêu chuẩn so với 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ giáo dục và đào tạo Hiện nay, cáctrường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đangtích cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã được Sở Giáo dục vàĐào tạo, UBND huyện phê duyệt.

- Bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, từ năm 2007 đến nay, ngànhgiáo dục đã đầu tư khoảng 170,125 triệu đồng để xây dựng, sửa chữa và nâng cấpđược 385 phòng học, 16 phòng chức năng, 24 nhà hành chính quản trị, 9 bếp ăn, 55cổng tường rào, 31 nhà xe, 45 nhà vệ sinh, 3 nhà công vụ cho giáo viên…, mua sắmbàn ghế học sinh, đồ dùng đồ chơi ngoài trời, bộ thiết bị dạy học theo chương trình,sách giáo khoa mới, thiết bị thí nghiệm thực hành cho các phòng bộ môn Nhờ vậy

mà cho đến nay trường, lớp càng được tầng hóa, khang trang, sạch đẹp

- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáodục của huyện nhà Hiện nay, có 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo(trong đó 97% trên chuẩn); 100% giáo viên mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học

cơ sở đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó 71,3% trên chuẩn) Đảng viên là cán

bộ, giáo viên, nhân viên chiếm 20,4% đội ngũ

- Chất lượng giáo dục toàn diện đạt ở mức cao thể hiện qua kết quả các kỳ thitốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi các cấp; thể hiện quacác hoạt động ngoại khóa, như: Phong trào văn nghệ, thể thao, phong trào “đền ơnđáp nghĩa”, phong trào ủng hộ đồng bào các vùng khó khăn, thiên tai…

- Kỷ cương học đường tiếp tục được duy trì, các tệ nạn xã hội được ngănchặn không để xâm nhập vào trường học, môi trường giáo dục được đảm bảo cho sựphát triển toàn diện nhân cách của học sinh

- Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm đúng mức tới sựphát triển giáo dục ở những vùng kinh tế-xã hội khó khăn Thực hiện tốt chươngtrình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

- Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đã đem lại hiệu quả thiếtthực đối với phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, với việc hoàn thànhphổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độtuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, với phong trào khuyến học, khuyến tài ởđịa phương

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ công hiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, giáo dục huyện Cam Lâm còn bộc lộ những hạn chế:

Trang 38

- Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều Khả năng vận dụng kiếnthức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh còn hạn chế.

- Công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học ở các trường chậm đượcđổi mới; năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; công tác xãhội hóa giáo dục ở một số địa phương làm chưa tốt

- Cơ sở vật chất của các trường mầm non, mẫu giáo còn rất yếu Kinh phígiáo dục đầu tư cho hoạt động dạy học, mua sắm trang thiết bị dạy học hàng nămcòn rất thấp so với yêu cầu thực tế

2.1.3 Tình hình phát triển giáo dục mầm non

- Quy mô phát triển giáo dục

Bảng 2.1 Quy mô phát triển giáo dục

Nội dung

Năm học 07-

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Lâm)

Từ số liệu ở bảng 2.1 cho thấy: Toàn huyện có 15 trường (04 trường Mầmnon, 11 trường Mẫu giáo), mỗi xã có 1 trường, riêng thị trấn Cam Đức có 2 trường

Số lớp, số trẻ và tỷ lệ trẻ/dân số độ tuổi ra lớp ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ trẻ 5tuổi huy động ra lớp Mẫu giáo đạt cao Như vậy, với quy mô phát triển như hiện

Trang 39

nay, giáo dục mầm non huyện Cam Lâm đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của trẻ

và đáp ứng tốt yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

- Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Bảng 2.2 Chất lượng chăm sóc, giáo dục

Nội dung

Năm học 07-

08

09

08- 10

09- 11

10- 12

11- 13

12- 14

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Lâm)

Đến nay, toàn huyện có 13/15 trường tổ chức bán trú, tỷ lệ trẻ ăn tại trườngchiếm tỷ lệ 77,1%; có khoảng 90% trẻ đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhậnthức, ngôn ngữ giao tiếp và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm giảm khoảng 5,1% sovới đầu năm Toàn huyện thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm thứ 5, giáoviên thực hiện chương trình vững vàng đã năng động, sáng tạo trong việc tổ chứccác hoạt động giáo dục cho trẻ; các trường mầm non, mẫu giáo đã thực hiện Bộchuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tốt, giáo viên vận dụng tốt trong việc xây dựng kế hoạchgiáo dục, tổ chức hoạt động cũng như đánh giá trẻ cuối mỗi chủ đề

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý trường mầm non, mẫu giáo là 38 người (15Hiệu trưởng, 23 Phó hiệu trưởng); 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đàotạo, trong đó 92,1% đạt trên chuẩn; hầu hết cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đứctốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lựcđiều hành và tổ chức các hoạt động của nhà trường Tổng số giáo viên mầm non,mẫu giáo là 217 người; 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó90,3% đạt trên chuẩn Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên là 58,chiếm 15,1% đội ngũ

Trang 40

- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi

Bảng 2.3 Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Lâm)

Bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, từ năm 2008 đến nay, ngànhgiáo dục đã đầu tư khoảng 41.585 triệu đồng để xây dựng, sửa chữa và nâng cấpđược 76 phòng học, 15 phòng chức năng, 2 nhà hành chính quản trị, 9 bếp ăn, 12nhà xe, 12 nhà trực bảo vệ, 9 nhà vệ sinh giáo viên-nhân viên; 4.550 triệu đồng muasắm bàn ghế học sinh, đồ dùng trong lớp và đồ chơi ngoài trời theo quy định Nhờvậy mà đến nay trường, lớp càng được tầng hóa, khang trang, sạch đẹp

2.2 Khái quát quá trình khảo sát

Để tiến hành khảo sát thực trạng công tác quản lý xây dựng trường mầm nonđạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, chúng tôi đãtiến hành khảo sát thực tế các trường mầm non, mẫu giáo cụ thể như sau:

Chúng tôi đã xây dựng và chọn mẫu khảo sát là 15/15 trường mầm non, mẫugiáo của huyện Cam Lâm (thuộc loại hình trường công lập)

Kết hợp với phương pháp phỏng vấn, chủ yếu là phát phiếu điều tra 38/38cán bộ quản lý là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của 15 trường mầm non, mẫu giáo,đạt tỉ lệ 100%

Thời gian khảo sát trong học kỳ 2 năm học 2013-2014

Quy trình khảo sát: Chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu, in mẫu, gửi mẫu điềutra đến Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng 15 trường mầm non, mẫu giáo, thu hồi mẫuđiều tra, xử lý mẫu điều tra và đưa ra số liệu điều tra

2.3 Thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

2.3.1 Thực trạng các trường mầm non theo 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

2.3.1.1 Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức và quản lý

Ngày đăng: 14/11/2014, 18:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Sơ đồ 1.1. (Trang 28)
Bảng 2.1. Quy mô phát triển giáo dục Nội dung - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Bảng 2.1. Quy mô phát triển giáo dục Nội dung (Trang 38)
Bảng 2.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Bảng 2.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục (Trang 39)
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị (Trang 44)
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về thực hiện xã hội hóa giáo dục - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về thực hiện xã hội hóa giáo dục (Trang 45)
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về việc thực hiện các chức năng quản lý xây dựng - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về việc thực hiện các chức năng quản lý xây dựng (Trang 56)
Bảng 3.1. Mốc thời gian và nhu cầu kinh phí xây dựng - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Bảng 3.1. Mốc thời gian và nhu cầu kinh phí xây dựng (Trang 72)
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp (Trang 89)
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất - biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w