Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23 nhiệm kỳ 2016-2020 về phát triển giáo dục, xuất phát từ thực tiễn giáo dục của huyện nhà, tôi chọn đề tài nghiên cứu
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS PHAN MINH TIẾN
Thừa Thiên Huế, năm 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiệndưới sự hướng dẫn của PGS TS Phan Minh Tiến
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưađược công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Huế, tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Võ Thị Tường Vy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp
và gia đình
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học sư phạm - Đại học Huế đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn,giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Minh Thầy đã dành rất nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tiến-Đồng thời tôi chân thành cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ từ tập thể lãnh đạo,chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ Thủy, cán bộ quản lý và giáoviên các trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi chotôi có được những thông tin hữu ích và thiết thực để phục vụ quá trình nghiên cứu
đề tài
Đề tài “Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, được
nghiên cứu một cách công phu và cẩn trọng Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưngluận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự chỉ dẫn, góp ý chânthành của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
4 Giả thuyết khoa học 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Phạm vi nghiên cứu đề tài 10
8 Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 11
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.2 Một số khái niệm cơ bản 13
1.2.1 Khái niệm chuẩn, chuẩn quốc gia 13
1.2.2 Quản lý; Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trường 14
1.2.3 Trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia 18
1.3 Trường MN trong hệ thống giáo dục quốc dân 19
1.3.1 Vị trí và vai trò của giáo dục MN 19
1.3.2 Mục tiêu giáo dục MN 20
1.3.3 Nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục MN 22
1.4 Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 22
1.4.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 22
Trang 51.4.2 Các nội dung xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 23
1.5 Phòng GD&ĐT với nội dung quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 28
1.5.1 Vai trò của Phòng GD&ĐT 28
1.5.2 Các chức năng quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 29
1.5.3 Các phương pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 30
1.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 32
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 35
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục MN huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 35
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 35
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 36
2.1.3 Tình hình phát triển về giáo dục của huyện Lệ Thủy 37
2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 46
2.2.1 Mục đích khảo sát 46
2.2.2 Nội dung khảo sát 46
2.2.3 Đối tượng khảo sát 46
2.2.4 Phương pháp khảo sát 46
2.2.5 Địa điểm, thời gian khảo sát 46
2.3 Thực trạng xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 47
2.3.1 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 47
2.3.2 Thực trạng quá trình triển khai xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 47
2.3.3 Thực trạng các trường MN theo 5 tiêu chuẩn trường MN đạt chuẩn quốc gia 50
2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 61
2.4 Thực trạng quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy 62
2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐT 62
2.4.2 Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của hiệu trưởng trường MN 65
Trang 62.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý việc xây dựng trường MN đạt chuẩn
quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 69
2.5.1 Những kết quả đạt được 69
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế 70
2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 71
Tiểu kết chương 2 73
Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 75
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 75
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học 75
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 76
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 77
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 77
3.2 Các biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 78
3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, CBQL giáo dục, GV, NV và phụ huynh của trẻ về sự cần thiết xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 78
3.2.2 Nhóm biện pháp thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT trong việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 81
3.2.3 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 87
3.2.4 Nhóm biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 96
3.2.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp 98
3.3 Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp 100
3.3.1 Quá trình khảo nghiệm 100
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp 100
Tiểu kết chương 3 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
1 Kết luận 105
2 Khuyến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê quy mô phát triển giáo dục MN 40 Bảng 2.2 Thống kê chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng 41 Bảng 2.3 Thống kê chất lượng giáo dục MN 42
Trang 8Bảng 2.4 Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên MN 43
Bảng 2.5 Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị 44
Bảng 2.6 Thống kê kinh phí xã hội hóa giáo dục 45
Bảng 2.7 Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL các trường MN trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm học 2016-2017 50
Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 1 52
Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 2 53
Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 3 55
Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 4 56
Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 5 59
Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn 60
Bảng 2.14 Ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy 61
Bảng 2.15 Ý kiến đánh giá về quản lý của Phòng GD&ĐT trong việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia 63
Bảng 2.16 Tổng hợp ý kiến đánh giá cán bộ, chuyên viên Phòng GDĐT, CBQL và GV về thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng các trường MN trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia 65
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết của các nhóm biện pháp .101 Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các nhóm biện pháp 101
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả đánh giá xếp loại CBQL các trường MN trong huyện năm học 2016-2017 51
Biểu đồ 2.2: Tổng hợp kết quả thực hiện 05 tiêu chuẩn 60
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Chu trình quản lý 30
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 99
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nhiều thập kỷ qua, GD&ĐT nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thế kỷ XXI, giáo
Trang 9dục và đào tạo nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Hội nghị lần thứ tám, BanChấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất thông qua Nghị quyết về đổi mới cănbản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được kỳ vọng sẽ mang lạinhững thay đổi lớn cho nền GD&ĐT nước ta trong thời gian tới
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục MN là nền tảng đảm bảo cho độbền vững lâu dài của “tòa nhà giáo dục” Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu quachương trình giáo dục mầm non sẽ là tiền đề cho việc học tập và thành công sau nàycủa trẻ Giai đoạn trước khi chào đời cho đến 4 tuổi là giai đoạn quan trọng nhấttrong việc hình thành và phát triển năng lực cũng như nhân cách của trẻ Các nhàkhoa học đã chứng minh rằng, hơn 90% các kết nối giữa những tế bào thần kinhtrong kiến trúc bộ não được hình thành trước 6 tuổi Không chỉ giúp trẻ nhạy cảmvới thế giới xung quanh, các kết nối này còn hình thành nền tảng cho sự phát triểnnhận thức, hành vi, tình cảm và thể lực của trẻ sau này Sự chăm sóc và giáo dụctrong giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dụcmầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người Giáo dục quốc giaIndonesia đã công nhận giáo dục MN là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ
bản Thụy Điển coi giai đoạn MN là “thời kỳ vàng của cuộc đời” và thực hiện các
chính sách ưu đãi tuyệt đối, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền Giáo dục TháiLan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục
MN nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em Còn theo ông SheldonShaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á - Thái BìnhDương, giáo dục MN thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngônngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được quacác chương trình chăm sóc, giáo dục MN sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau nàycủa trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục MN Hàng loạtchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ra đời đặc biệt ưu tiên đến giáo dục
MN, trong đó có quy định về trường MN đạt chuẩn quốc gia Từ năm 2008, BộGD&ĐT đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16/7/2008 kèmtheo Quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia; Quyết định này thay thế
Trang 10cho Quyết định số 45/200l/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/12/2001 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia giaiđoạn từ năm 2002 - 2005 Đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT.Theo quy định chung, một trường MN đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổchức và quản lý; Đội ngũ GV và NV; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Qui môtrường lóp, CSVC và thiết bị; Xã hội hóa giáo dục.
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, là ở nơihẹp nhất theo chiều Đông-Tây dải đất hình chữ S của Việt Nam Nhìn chung trongtoàn tỉnh, giáo dục MN đã có nhiều chuyển biến tích cực so với thời gian trước đâỵ,đặc biệt là sau khi các trường MN dân lập, bán công được chuyển đổi thành trường
MN công lập, nhà nước có cơ hội đầu tư cho giáo dục MN Công tác xây dựngtrường MN đạt chuẩn quốc gia đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm
và thực hiện khá hiệu quả Tính đến thời điểm tháng 8-2016, tổng số trường MN đạtchuẩn Quốc gia trong toàn tỉnh là 64/180 trường, tỷ lệ 35,6% Tuy vậy, giáo dục MNtỉnh Quảng Bình cũng bộc lộ nhiều mặt bất cập về các điều kiện CSVC -kỹ thuật dođiều kiện kinh tế- xã hội của nhiều vùng miền trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khókhăn Có trường quá nhiều điểm lẻ nên trong đầu tư CSVC, trang thiết bị có sự dàntrải, chưa đạt yêu cầu đề ra; vai trò tham mưu đối với chính quyền địa phương về xâydựng trường chuẩn quốc gia chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ
Huyện Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình Trước kia,huyện thuộc phủ Tân Bình, năm 1831 thuộc phủ Quảng Ninh Từ 1977 đến 1989nhập với huyện Quảng Ninh thành huyện Lệ Ninh, tỉnh Bình Trị Thiên Cuối năm
1989 tách huyện Lệ Ninh tái lập huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình Từ khi tách huyệnđến nay, tuy có nhiều khó khăn, thăng trầm về mặt kinh tế - xã hội nhưng có thể nóirằng sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện nói chung và giáo dục MN nói riêng đãđược các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện Bằng nhiều nguồnvốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non trên địa bàn huyện đã có bướctiến đáng kể trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, đáp ứng một phầnnhu cầu chăm sóc, giáo dục và học tập của trẻ Chính vì vậy giáo dục MN đã cónhững chuyển biến tích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất
cả các trường từng bước được nâng lên Đến năm học 2016-2017, toàn huyện LệThủy có 15/29 trường MN đạt 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ
Trang 1151,7%); trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 01 trường đạt chuẩnquốc gia mức độ 2 Tuy nhiên, đa số các trường đạt chuẩn quốc gia đều đóng trên địabàn thuận lợi và số lượng trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 quá ít.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục MN hiện nay, rút ngắn khoảng cáchgiữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn, cần phải phấn đấu và nhanh chóng đưa tất cảcác trường học từng bước hội đủ các điều kiện của một trường đạt chuẩn quốc gia,đặc biệt là chuẩn quốc gia mức độ 2 Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia cóhiệu quả theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về CSVCtrường học để nâng cao chất chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23 nhiệm
kỳ 2016-2020 về phát triển giáo dục, xuất phát từ thực tiễn giáo dục của huyện nhà,
tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn
quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu,luận văn đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia củaPhòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, góp phần nâng cao chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầụ đổi mới giáo dục MN hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động qụản lý của Phòng GD&ĐT
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạtchuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia hiện nay vẫn cònnhiều khó khăn, bất cập: Nhận thức của một bộ phận CBQL trường MN còn hạnchế; kinh phí đầư CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu và không đồngbộ; công tác xã hội hóa còn nhiều khó khăn
Nếu đánh giá đúng thực trạng và thực hiện đồng bộ các chức năng quản lýtheo từng nội dung tiêu chuẩn trường MN đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh thực tiễn của giáo dục huyện Lệ Thủy thì việc xây dựng trường MNđạt chuẩn quốc gia sẽ đạt hiệu quả cao
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác lập cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
Trang 125.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ởhuyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ởhuyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
6 Phương pháp nghiên cứu
a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết, khái quát hóa trong nghiên cứucác nguồn tài liệu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận của việc quản lý xây dựngtrường MN đạt chuẩn quốc gia, cụ thể:
- Nghiên cứu các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chế độ chính sáchcủa Nhà nước về công tác GD&ĐT; Luật Giáo dục; Điều lệ trường MN; Chiến lượcphát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ; Quyết định ban hành quy chế côngnhận trường MN đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT
- Nghiên cứu tài liệu học tập, lý luận về khoa học quản lý giáo dục, tâm lý học,giáo dục học
b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dành cho CBQL và GV các trường MN.Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng các trường MN ở huyện Lệ Thủy
từ năm 2010 đến 2016 theo các tiêu chuẩn trường MN đạt chuẩn quốc gia
Phương pháp phỏng vấn trao đổi: Trực tiếp trao đổi với lãnh đạo, chuyên viênphụ trách cấp học MN Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng các trường MN.Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Nhằm hoàn chỉnh các biện pháp và tínhkhả thi của nó cần tham khảo ý kiến CBQL có nhiều năm kinh nghiệm như Hiệutrường các trường MN; lãnh đạo, chuyên viên phụ trách cấp học MN Sở GD&ĐT,Phòng GD&ĐT
Nhóm phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu
7 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp quản
lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy,tỉnh Quảng Bình
8 Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu: Đề cập một số vấn đề chung của đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
Trang 13Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo và Phụ lục
NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 14Bất cứ giai đoạn lịch sử nào, GD&ĐT luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đốivới sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại Do
đó, từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ luôn được sự quan tâm sâu sắccủa Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu,Đảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết về phát triển GD&ĐT trong thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: "Tiếp tụcnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học,
hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đạihoá, xã hội hoá"[9]
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổimới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mụctiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổimới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị củacác cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thânngười học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học"[10]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng lại tiếp tục khẳngđịnh: "Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn
xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT Nhà nước giữ vai trò chủ đạotrong đầu tư phát triển GD&ĐT, ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT tối thiểu ởmức 20% tổng chi ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước…Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường, lớp học; từng bước hiện đại hoá cơ sởvật chất - kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin" [11]…
Để thực hiện chủ trương, định hướng đổi mới GD&ĐT của Đảng, Chính phủ đãxây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 với mục tiêu phấn đấu: "Đến năm
2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục đượcnâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo,năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất lànhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàxây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội họctập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập" [22]
Trang 15Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học là một trongnhững giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường, góp phần "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Xác định nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia,trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản về xây dựng trường đạtchuẩn quốc gia cho từng cấp học, bậc học Với bậc học MN, từ năm 2001, BộGD&ĐT đã ban hành Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/12/2001 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường MN đạt chuẩnquốc gia giai đoạn từ năm 2002 - 2005 Đến năm 2008, Bộ GD&ĐT ban hànhQuyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16/7/2008 kèm theo Quy chế côngnhận trường MN đạt chuẩn quốc gia; Quyết định này thay thế Quyết định số45/2001/QĐ-BGD&ĐT Cho đến năm 2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số02/2014/TT-BGDĐT về việc Ban hành quy chế công nhận trường MN đạt chuẩnquốc gia thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT
Theo quy định chung, một trường MN đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêuchuẩn: Tổ chức và quản lý; Đội ngũ GV và NV; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;Quy mô trường lớp, CSVC và thiết bị; Thực hiện xã hội hóa giáo dục Từ đó, cácđịa phương, các cấp quản lý giáo dục trong phạm vi cả nước đã khẩn trương thựchiện và thu được những kết quả nhất định ở các trường MN trong những năm gầnđây Trên cơ sở các văn bản pháp quy về giáo dục MN và thực tế công tác xây dựngtrường MN đạt chuẩn quốc gia, đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu khoahọc về việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia Trong những năm gần đây, cómột số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này như:
Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường MN thành phố Hải Phòng đạtchuẩn quốc gia của tác giả Phạm Thị Loan (năm 2004)
“Thực trạng và giải pháp tăng cường CSVC xây dựng trường MN đạt chuẩn quốcgia ở Hải Phòng” của tác giả Phạm Thị Loan, đăng trên tạp chí phát triển giáo dục số 2-tháng 02/2005
Luận văn thạc sĩ, Đỗ Hữu Quỳnh: Biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạtchuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐT huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (năm 2014)…Các công trình nghiên cứu trên đều tập trung vào một số nội dung xây dựngtrường đạt chuẩn quốc gia ở từng địa phương cụ thể Cơ bản các địa phương đều có
Trang 16cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống giáo dục giống nhau, nhưng trong quá trình hoạtđộng lại rất đa dạng và phong phú, vì mỗi địa phương có sự khác biệt về điều kiện địa
lý, kinh tế - xã hội, thực trạng giáo dục nên các biện pháp để xây dựng trường học đạtchuẩn quốc gia có sự khác biệt Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế ở các trường MNnhằm đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tế địa phương là hết sức cần thiết
Hiện nay, ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình chưa có một tác giả nào đi sâunghiên cứu vấn đề này, do vậy với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đềxuất các biện pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia phù hợp vớiđặc điểm tình hình của một địa phương có điều kiện kinh tế -xã hội còn nhiềukhó khăn, chất lượng giáo dục còn thấp
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm chuẩn, chuẩn quốc gia
1.2.1.1 Khái niệm chuẩn
Chuẩn là cái được xác lập bởi quyền lực, tập quán hoặc sự thỏa thuận chung
để làm mẫu hoặc so sánh Chuẩn là cái được đặt ra và xác lập bởi quyền lực để làmluật lệ (quy tắc) đo lường số lượng, trọng lượng, giá trị hoặc chất lượng
Theo Bách khoa toàn thư giáo dục quốc tế định nghĩa: Chuẩn là mức độ ưuviệt cần phải có để đạt được những mục tiêu đặc biệt, là cái đo xem điều gì là phùhợp, là trình độ mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội
“ Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất nguyên tắc, tính công khai và tính xã hộihóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính, hoặc chuyên môn, bao gồm những yêucầu, tiêu chí, quy định kết hợp logic với nhau một cách xác định, được dùng làmcông cụ xác minh sự vật, làm thước đo đánh giá, hoặc so sánh các hoạt động, côngviệc, sản phẩm, dịch vụ…trong lĩnh vực nào đó và có khuynh hướng điều chỉnhnhững sự vật này theo nhu cầu, mục đích mong muốn của chủ thể quản lý hoặc chủthể sử dụng công việc, sản phẩm, dịch vụ” [13]
1.2.1.2 Khái niệm chuẩn quốc gia
Chuẩn quốc gia là chuẩn bắt buộc hoặc khuyến nghị có hiệu lực và phạm vi ápdụng trong cả nước, do Nhà nước hoặc các tổ chức quốc gia ban hành Ví dụ:Chuẩn nghề nghiệp GV MN, chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, chuẩn hiệutrưởng, trường MN đạt chuẩn quốc gia, chuẩn giảng viên đại học…
Chức năng chủ yếu của chuẩn quốc gia là giúp Nhà nước đưa ra các sự vật cầnđiều chỉnh vào một trật tự nhất định, tức là thiết lập trật tự trong một lĩnh vực nhất
Trang 17định ở quy mô quốc gia Vì thế, chuẩn quốc gia nói chung được phát triển sao cho
cả nước thực hiện trên cơ sở khả năng và nỗ lực thực tế hiện có
1.2.2 Quản lý; Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trường
1.2.2.1 Quản lý
Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan, được ra đời một cách tất yếu donhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi thời đại Lao độngquản lý là một lĩnh vực lao động trí tuệ và thực tiễn phức tạp nhất của con người,nhằm điều khiển lao động thúc đẩy xã hội phát triển trên tất cả các bình diện Khoahọc quản lý cũng như nhiều khoa học xã hội - nhân văn khác gắn với tiến trình pháttriển của xã hội loài người, nó luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc,tính thời đại Ngày nay quản lý đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, mộtnghề phức tạp nhất trong xã hội hiện đại Có nhiều cách giải thích thuật ngữ "quảnlý" tuỳ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1997: “Quản lý là chức năng của những hệthống có tổ chức với những bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảotoàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chươngtrình, mục đích hoạt động”[26]
Theo Từ điển Tiếng Việt (2009): Quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạtđộng theo những yêu cầu nhất định”[23] Như vậy, quản lý là một quá trình điềukhiển, là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau, nó bảotoàn cấu trúc, duy trì hoạt động, quản lý là sự tác động hợp khách quan làm cho hệthống đó vận động, vận hành và phát triển
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý có nghĩa là tiến hành một công việc,
là làm cho một sự kiện nảy sinh, là quá trình lôi cuốn tất cả mọi người vào hoạt độngcủa họ trong tổ chức Quản lý là hoạt động chung của toàn bộ tổ chức"[18]
Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình định hướng, quátrình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lýmong muốn”[14]
Theo tác giả Thái Văn Thành: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [25]
Tác giả Đặng Quốc Bảo khẳng định: "Quản lý là sự tác động, liên tục có tổchức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý về mặt chính trị, văn
Trang 18hóa, xã hội, kinh tế,…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc,các phương pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển đốitượng"[12].
Từ các cách tiếp cận quản lý như trên cho thấy mặc dù các khái niệm về quản
lý được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, ở các mức độ khác nhau có cách biểu đạtkhác nhau, nhưng đã đề cập những nhân tố cơ bản như: chủ thể quản lý, đối tượng
và mục tiêu quản lý
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác
có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý phù hợp với yêu cầu khách quan.
Quản lý bao gồm chủ thể quản lý và khách thể quản lý Giữa chủ thể và khách thểquản lý có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau Chủ thể làm nảy sinh các tácđộng quản lý, còn khách thể thì sản sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng
và trực tiếp đáp ứng nhu cầu cho con người, thỏa mãn mục đích cho chủ thể quản lý
1.2.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xãhội Quá trình đó bao gồm các hoạt động có tính giáo dục của bộ máy Nhà nước,của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân và của gia đình
Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp bao gồm “quản lý hệ thống giáo dục” là quản
lý các hoạt động GD&ĐT diễn ra trong các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh, quốcgia) và “quản lý nhà trường” là những tác động có mục đích, có hệ thống, có khoahọc, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quá trình dạy học vàgiáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục
Thuật ngữ "Quản lý giáo dục" được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa ramột số định nghĩa khác nhau:
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lýgiáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái nàysang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định"[19]
Tác giả Hoàng Minh Thao và Hà Thế Truyền cho rằng: Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của
Trang 19các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệthống cả về số lượng cũng như chất lượng [15].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệvận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trìnhdạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạngthái mới về chất"[17]
Xét về cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đếntất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhàtrường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đàotạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội [16]
Xét về cấp vi mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những hoạt động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tậpthể GV, NV, phụ huynh, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trườngnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động
có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục Nhà nước đề ra.
1.2.2.3 Quản lý nhà trường
Trường học là một cơ sở giáo dục mang tính nhà nước - xã hội, trực tiếp làmcông tác GD&ĐT Quản lý trường học là một bộ phận trong QLGD Quản lý trườnghọc chính là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của hệ thống quản lý vĩ mô:QLGD, trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục mà nền tảng là nhà trường
Do đó, quản lý trường học phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD đểđẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu giáo dục đặt ra Quản lý nhàtrường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kếhoạch), mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và họcsinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, huy động họ cùngcộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quátrình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến
Trang 20Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về quản lý nhà trường:
“Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi tráchnhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tớimục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và vớitừng học sinh” [20]
Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: “Quản lý nhà trường là hoạt động của các
cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh vàcác lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đã các nguồn lực giáo dục đểnâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường”[24]
Theo Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh: “Quản lý trường học là hoạt động của các
cơ quan quản lý giáo dục nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên , họcsinh và các lực lượng giáo dục khác huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường"[27]
Mặt khác, quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống các thành tố: Mụctiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, lực lượng giáo dục, đốitượng giáo dục, hình thức giáo dục, điều kiện giáo dục, môi trường giáo dục, bộmáy tổ chức giáo dục… Bản chất quản lý nhà trường là quản lý chỉ huy, điều khiểnvận động của các thành tố đó, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố
Quản lý nhà trường là một hoạt động thực hiện trên cơ sở những quy luật chungcủa quản lý, đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục Quản lýnhà trường gồm quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục, các hoạt động phục vụ cộngđồng; quản lý giáo viên nhân viên, học sinh; quản lý sử dụng đất đại, CSVC, trangthiết bị đồ dùng đồ chơi và tài chính theo quy định của pháp luật; quản lý huy động,phối hợp các lực lượng trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục
Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trong nhàtrường và phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng xã hội, trong đó cốtlõi là quản lý quá trình dạy học và giáo dục Quản lý nhà trường vừa mạng tính Nhànước, vừa mạng tính xã hội, cho nên quản lý nhà trường phải biết phối hợp các lựclượng xã hội để cùng thực hiện mục tiêu GD&ĐT
Để hoạt động quản lý nhà trường đạt mục tiêu và mang lại hiệu quả cao, nhân
tố quan trọng hàng đầu chính người hiệu trưởng Trong quá trình quản lý nhàtrường, hiệu trưởng chịu các tác động sau:
Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường: Đây là
Trang 21những tác động quản lý của cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điềukiện cho hoạt động giảng dạy, học tập của nhà trường Quản lý cũng bao gồmnhững chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quantrực tiếp đến nhà trường cũng như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hộiđồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điềukiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường: quản lý nhà trường
do chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) bên trong nhà trường bao gồm các hoạt động:Quản lý quá trình dạy học - giáo dục; Quản lý giáo viên; Quản lý học sinh; Quản lýCSVC, trang thiết bị của nhà trường; Quản lý tài chính trường học; Quản lý mốiquan hệ giữa nhà trường và cộng đồng;
Quản lý nhà trường chính là những công việc mà người hiệu trưởng thực hiệnnhững chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ của mình Đó là những hoạt động
có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt độngcủa nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà cốt lõi là quá trình tổ chứcdạy và học trong nhà trường Ngoài ra, người hiệu trưởng trường học cần có nhữngquan hệ với môi trường giáo dục và các hoạt động xã hội, nên cũng có thể thêm 2 yếu
tố bên ngoài: Môi trường giáo dục; các lực lượng xã hội và kết quả giáo dục
1.2.3 Trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
1.2.3.1 Trường đạt chuẩn quốc gia
Trường đạt chuẩn quốc gia là trường học có đầy đủ các tiêu chuẩn đạt vớichuẩn qui định trường chuẩn quốc gia do Nhà nước quy định bằng pháp luật Hiệnnay đối với trường MN, TH, THCS, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia phảiđảm bảo 5 tiêu chuẩn theo Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của
Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia; Thông
tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định
về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường TH đạt mức chất lượng tối thiểu, trường
TH đạt chuẩn quốc gia; Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của BộGD&ĐT Ban hành Quy chế công nhận trường THCS, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
1.2.3.2 Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể quản
Trang 22lý với các tổ chức, cá nhân liên quan; dựa vào các tiêu chí trong các tiêu chuẩn quyđịnh của Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát, đánh giá mức độ đạt được ở hiện tại để xácđịnh những tiêu chí chưa đạt so với chuẩn quy định Trên cơ sở đó, có kế hoạch,biện pháp triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn.Khi hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định, nhà trường tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ
và tổ chức tự kiểm tra, sau đó trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểmtra và ra quyết định công nhận Thời hạn công nhận là 5 năm
1.2.3.3 Quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là các hoạt động quản lý của chủthể quản lý (Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường) tổ chức đánh giá thực trạng,xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, biện pháp cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thựchiện xây dựng trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường đạt chuẩn quốc giatheo lộ trình cụ thể để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượngtoàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học
1.3 Trường MN trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1 Vị trí và vai trò của giáo dục MN
Giáo dục MN là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tưcách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [3] Điều 22- Luật giáo dục ghi rõmục tiêu của giáo dục MN: “Giáo dục MN giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ em vào học lớp một” [21]
Giáo dục MN là giai đoạn đầu tiên, là dấu ấn quan trọng trong quá trình "pháttriển con người" Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục MN tốt sẽ mở đầu cho mộtnền giáo dục tốt” Giáo dục MN phát triển chính là tạo cơ sở tiền đề, đặt nền móngcho sự phát triển nhân cách toàn diện; chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực, trí tuệ, tình cảm,
xã hội, năng lực, thái độ học tập “Hạt giống tốt phải được gieo ở mảnh đất tốt thìmới phát triển được” Câu nói từ ngàn xưa của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị.Trường MN có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2-Điều lệtrường MN ban hành theo Quyết định số 04/VBHN/BGDĐT ngày 24/12/2015 của
Bộ GD&ĐT như sau:
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổiđến sáu tuổi theo chương trình giáo dục MN do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
- Huy động trẻ em lứa tuổi MN đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ
Trang 23em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ em năm tuổi Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cậpgiáo dục MN cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
- Quản lý cán bộ, GV, NV để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêucầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạtđộng xã hội trong cộng đồng
- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ emtheo quy định
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [7]
1.3.2 Mục tiêu giáo dục MN
Điều 22- Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục MN là giúp trẻ emphát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiêncủa nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [21]
Mục tiêu giáo dục MN ở cuối tuổi nhà trẻ:
- Phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối Cân nặng vàchiều cao nằm trong kênh A; Thực hiện được các vận động cơ bản; Thích nghi vớimôi trường sinh hoạt ở trường MN; Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống,
- Phát triển tình cảm xã hội: Mạnh dạn giao tiếp với những người gần
Trang 24gũi; Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm; Biết thể hiệncảm xúc trước cái đẹp Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, vẽ, nặn, lắp ghép,xếp hình; Thích tự làm một số công việc đơn giản.
Mục tiêu giáo dục MN ở cuối tuổi mẫu giáo:
- Phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối Cân nặng vàchiều cao nằm trong kênh A; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vữngvàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịpnhàng, biết định hướng trong không gian; Thực hiện được một số vận động của đôitay một cách khéo léo; Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệsinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn
- Phát triển nhận thức: Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiệntượng xung quanh; Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý vá ghinhớ có chủ định Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượngxung quanh; Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hội
- Phát triển ngôn ngữ: Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp; Có khả năngdiễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình vàcủa người khác; Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1
- Phát triển tình cảm - xã hội: Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giaotiếp; Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đốitượng và hoàn cảnh cụ thể; Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt Có
ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao; Yêu quý gia đình, trườnglớp MN và nơi sinh sống; Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi;Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường;
- Phát triển thẩm mĩ: Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống vàtrong tác phẩm nghệ thuật; Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt độnghát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…và biết thể hiện cảmxúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó
1.3.3 Nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục MN
Nội dung, phương pháp giáo dục MN được ghi rõ trong Luật Giáo dục (2005),Điều 23, khoản 1 và 2:
“1 Nội dung giáo dục MN phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lýcủa trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển
cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông,
Trang 25bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà,mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
2 Phương pháp giáo dục MN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt độngvui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên,khích lệ” [21]
Chương trình giáo dục MN được ghi rõ trong Luật Giáo dục (2005), Điều 24,khoản 1 và 2:
“ 1 Chương trình giáo dục MN thể hiện mục tiêu giáo dục MN; cụ thể hóa cácyêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổchức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi MN
2 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục MN trên cơ sở thẩmđịnh của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục MN” [21]
1.4 Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
1.4.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
Giáo dục MN là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học cóvai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách con người, giai đoạn chuẩn bị cho trẻ những tiền đề quan trọng trước khibước vào giáo dục nhà trường
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương,chính sách phát triển GD&ĐT, trong đó có giáo dục MN Các văn kiện của Đảngđều nhấn mạnh đến việc chăm lo phát triển giáo dục MN Từ năm 2008, BộGD&ĐT đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16/7/2008 kèmtheo Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế cho Quyếtđịnh số 45/200l/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/12/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vềviệc ban hành quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm
2002 - 2005 Đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐTngày 08/02/2014 thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT Đây là mô hìnhtổng thể của trường MN mới để nhà trường có đủ điều kiện thực hiện chăm sóc vàgiáo dục trẻ toàn diện Các tiêu chuẩn của trường MN đạt chuẩn quốc gia là căn cứ
để chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư cho giáo dục MN; để đội ngũquản lý, giáo viên, các lực lượng xã hội phát huy vai trò của mình trong việc xâydựng nhà trường theo hướng hiện đại
Trang 26Không chỉ các cấp quản lý giáo dục quan tâm đến chất lượng chăm sóc và giáodục trẻ, mà bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục đều quan tâm đến chất lượng chăm sóc
và giáo dục trẻ Là người làm cha làm mẹ ai ai cũng mong muốn con mình đượchọc ở những ngôi trường có điều kiện vật chất tốt nhất, đội ngũ GV có kinh nghiệm,môi trường giáo dục lành mạnh và tất cả những yêu cầu đó được đáp ứng ở trường
MN đạt chuẩn quốc gia
Nói tóm lại, xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ chính trị, làtrách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của ngành GD&ĐT, củacác nhà trường và toàn xã hội, nhằm tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triểnmạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; phục vụ có hiệu quả công cuộcđổi mới kinh tế- xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồnnhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhậpquốc tế trong giai đoạn hiện nay
1.4.2 Các nội dung xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là nhằm đáp ứng được 5 tiêu chuẩn
quy định về trường MN đạt chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư
số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế côngnhận trường MN đạt chuẩn quốc gia, đó là:
1.4.2.1 Tổ chức và quản lý
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Trường MN có kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng và tuần; có biệnpháp và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các
tổ trưởng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện quản lý, phân công hợp lý cán bộ, giáoviên, nhân viên theo quy định tại Điều lệ trường MN, Luật cán bộ, công chức vàLuật viên chức Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính, quy chếchuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan hệcông tác và lề lối làm việc trong trường MN Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sởvật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cảnh quan xanh,sạch, đẹp, an toàn Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tácquản lý của trường MN Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người laođộng theo quy định hiện hành Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thiđua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước Có biện pháp nâng caođời sống cho CBQL, GV, NV trong trường MN
Trang 27Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có thời gian làm công tác quản lý liên tụctrong ngành giáo dục MN, ít nhất là 5 năm đối với hiệu trưởng và 3 năm đối với cácphó hiệu trưởng; có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm MN trở lên, đã qua lớpbồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định; có ứngdụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn; Hằng năm,hiệu trưởng được cấp quản lý giáo dục trực tiếp đánh giá xếp loại từ khá trở lên theoquy định của chuẩn hiệu trưởng trường MN do Bộ GD&ĐT ban hành; có đủ sốlượng phó hiệu trưởng theo quy định Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có nănglực quản lý và tổ chức các hoạt động của trường MN, nắm vững Chương trình giáodục MN; có phẩm chất đạo đức tốt, được GV, cán bộ, NV trong trường và nhân dânđịa phương tín nhiệm; hằng năm đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên.
Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong trường MN: Hội đồng trường đối vớitrường MN công lập, Hội đồng quản trị đối với trường MN dân lập, tư thục và cáchội đồng khác trong trường MN được tổ chức và thực hiện theo quy định tại Điều lệtrường MN; chú trọng công tác giám sát hoạt động của trường MN; giám sát việcthực hiện các nghị quyết và quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường MN.Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên của trường MN hoạt động hiệu quả
có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với trường
MN trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, huy động được sự đóng góp củacộng đồng cho phong trào giáo dục MN của địa phương
Chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sựchỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp: Trường MN thực hiện tốt các chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dụcMN; chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của chính quyền địa phương; chủ độngtham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển và cácbiện pháp cụ thể để trường MN thực hiện mục tiêu giáo dục MN Trường MN chấphành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT, thực hiệnđầy đủ các quy định về báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên [ 6]
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp từ đại học sư phạm MN trở lên.
1.4.2.2 Đội ngũ giáo viên và nhân viên
Trang 28Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Số lượng và trình độ đào tạo: Đủ số lượng GV, NV theo quy định Đảm bảo100% GV và NV đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó có ít nhất 40% số
GV đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo
Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Có ít nhất 50% GVđạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% GV đạt danh hiệu GVdạy giỏi cấp huyện trở lên Hằng năm, có ít nhất 70% số GV, NV đạt danh hiệu laođộng tiên tiến và có chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên Không có cán bộ, Gv, NVnào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có GV yếu kém về chuyên mônnghiệp vụ Hằng năm, có ít nhất 50% số GV đạt loại khá trở lên theo quy định củaChuẩn nghề nghiệp GV MN do Bộ GD&DT tạo ban hành, trong đó có ít nhất 50%
số GV đạt loại xuất sắc; không có GV bị xếp loại kém
Hoạt động chuyên môn: Các tổ chuyên môn hoạt động theo quy định của Điều
lệ trường MN Trường MN tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn,sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thểđối với từng hoạt động GV tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề
và hoạt động xã hội do trường MN tổ chức hoặc phối hợp tổ chức GV ứng dụngđược công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ
Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng: Có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồidưỡng để tăng số lượng GV đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo Thực hiện nghiêmtúc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theoquy định của Bộ GD&ĐT 100% GV có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí: Có ít nhất 50% số giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo Có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên Hằng năm, có ít nhất 80% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến Hằng năm, có ít nhất 70% số giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 50% đạt loại xuất sắc theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp
GV MN do Bộ GD&ĐT ban hành Mỗi GV có kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp GV MN Kế hoạch này phải được lưu trong hồ
sơ cá nhân Mỗi GV có báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ
Trang 29trong từng năm học GV có kế hoạch, có kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật (nếu có).
1.4.2.3 Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Trường MN thực hiện nhiệm vụ năm học và Chương trình giáo dục MN do BộGD&ĐT ban hành, kết quả hằng năm đạt các yêu cầu: 100% các nhóm trẻ, lớp mẫugiáo tổ chức cho trẻ ăn bán trú 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinhthần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong trường MN 100% trẻđược khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường MN Tỉ lệ chuyên cầncủa trẻ: đạt 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác
Có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi 100% trẻ bịsuy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinhdưỡng Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục MN 100% trẻ 5tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi 100% trẻ dưới 5 tuổiđược học 2 buổi/ngày Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có) đượcđánh giá có sự tiến bộ
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí: Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác 100% trẻ được ăn bán trú tại trường Có ít nhất 95% trẻ phát triển bình thường
về cân nặng và chiều cao theo tuổi.
1.4.2.4 Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Quy mô trường MN, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Số lượng trẻ và số lượng nhómtrẻ, lớp mẫu giáo trong trường MN đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường MN;tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi
Địa điểm trường: Trường MN đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻđến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường
Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: Diện tích mặt bằng sử dụng của trường MN bìnhquân tối thiểu cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường MN Các công trình củanhà trường, nhà trẻ (kể cả các điểm lẻ) được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.Khuôn viên ngăn cách với bên ngoài bằng tường gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắttỉa làm hàng rào Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều lệ trường MN
Trang 30Trong khu vực trường MN có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.Các phòng chức năng: Có đầy đủ khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; Khốiphòng phục vụ học tập; Khối phòng tổ chức ăn; Khối phòng hành chính quản trị.Sân vườn: Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp Có cây xanh,thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường Có vườn câydành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập.Khu vực trẻ chơi được lát gạch (hoặc láng xi măng) và trồng thảm cỏ, có ít nhất 5 loạithiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáodục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có ràochắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí: Xã, phường nơi trường đặt trụ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục MN cho trẻ em năm tuổi Phòng vi tính có diện tích tối thiểu 40m 2 với thiết bị công nghệ thông tin phù hợp, phục vụ các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ Phòng hội trường có diện tích tối thiểu 70m 2 phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ; có thể kết hợp là nơi trưng bày hiện vật truyền thống, lưu niệm, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi tự làm của nhà trường Sân vườn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục MN do Bộ GD&ĐT ban hành; có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời.
1.4.2.5 Thực hiện xã hội hóa giáo dục
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương, Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, các ban ngành về chủ trương xây dựng vàgiải pháp huy động các nguồn lực phát triển giáo dục MN trên địa bàn
Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục trong trường MN: Trường MN
có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăng cường sự hiểu biết của cộngđồng và nhân dân về mục tiêu giáo dục MN, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vàgiám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu
và kế hoạch giáo dục MN Trường MN phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc,giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được vui chơi, học tập; đảm bảo mốiliên hệ thường xuyên giữa trường MN, GV và gia đình thông qua các cuộc họp phụhuynh, trao đổi trực tiếp hoặc các hình thức khác để giúp trẻ phát triển Trường
Trang 31mầm non chủ trì và phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng và gia đình để tổchức các hoạt động lễ hội theo Chương trình giáo dục MN phù hợp với truyền thốngcủa địa phương Trường MN huy động được sự tham gia tự nguyện của gia đình,cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tăng cường cơ sở vật chất
và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường
Trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí: Nhà trường huy động được các nguồn tài trợ để hỗ trợ cho cán bộ, GV, NV học tập nâng cao trình độ thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước.
1.5 Phòng GD&ĐT với nội dung quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
1.5.1 Vai trò của Phòng GD&ĐT
Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, hoạt động
và chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướngdẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành về các mặt công tác thuộc phạm vi SởGD&ĐT Phòng GD&ĐT có chức năng giúp UBND huyện thống nhất quản lý Nhànước về các lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn huyện, chỉ đạo các trường học trực thuộc
về công tác chuyên môn như khảo thí, kiểm định chất lượng, chỉ đạo việc dạy vàhọc, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ…trong đó có việc chỉ đạo công tác xây dựngtrường đạt chuẩn quốc gia, tham mưu UBND huyện tuyển dụng GV, NV, đầu tưkinh phí, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, lập kế hoạch xây dựng trường đạtchuẩn quốc gia theo từng giai đoạn, có quy hoạch cụ thể những trường có thể đạtchuẩn trong thời gian gần, những trường cận chuẩn và những trường phải đầu tư lâudài, để từ đó có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ và việc đầu tư kinh phí có tập trung, cótrọng điểm Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các trường học hoàn thành các tiêu chuẩntrường đạt chuẩn quốc gia, đồng thời xem xét, xác nhận hồ sơ tự kiểm tra về côngtác xây dựng trường chuẩn quốc gia của các trường, trình UBND cấp huyện cho có
ý kiến và nộp hồ sơ về Sở GD&ĐT để trình UBND tỉnh kiểm tra, công nhận [4]
1.5.2 Các chức năng quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
Thông qua chức năng quản lý, chủ thể quản lý tác động có mục đích vàokhách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định Có nhiều quan điểm khácnhau về phân chia chức năng quản lý, nhưng hầu hết đều đề cập đến bốn chức năngchủ yếu sau: Kế hoạch hóa - tổ chức - chỉ đạo- kiểm tra
Trang 32- Chức năng kế hoạch hóa: Là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng
quản lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi
cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của một hệ thống quản lý
- Chức năng tổ chức: Là sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ
thống để thực hiện các mục tiêu đề ra Do có chức năng này mà chủ thể quản lý cóthể phối hợp, phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có Hiệu quả đạt được nhiềuhay ít, thành công hay thất bại của công tác quản lý phụ thuộc nhiều vào việc sửdụng, huy động các nguồn lực cũng như tạo động lực và khơi dậy tiềm năng củamỗi cá nhân trong tổ chức
Thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với conngười, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thểthống nhất Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng, cho những động lực khác, tổchức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và làm giảm sút hiệu quả quản lý TrongQLGD, quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định
rõ được vai trò, vị trí của mỗi một cá nhân, mỗi bộ phận, đảm bảo mối liên hệ liên kếtgiữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ
- Chức năng chỉ đạo: Là sự chỉ huy, hướng dẫn, tác động để bộ máy hoạt động
thông qua việc phối hợp, gắn kết giữa các thành viên lại với nhau, có hình thức,phương pháp động viên, khích lệ, điều chỉnh và thúc đẩy để họ hoàn thành nhữngnhiệm vụ, đạt được mục tiêu của tổ chức
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong hoạt động
quản lý Quản lý mà không có kiểm tra thì coi như không có quản lý Kiểm tranhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng kế hoạch, phát hiện kịp thời những saisót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó Qua kiểm
tra, nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết để đánh giá đúng
tình hình của đối tượng quản lý và kết quả hoạt động của các hệ thống, đồng thời dựkiến, quyết định bước phát triển mới
Như vậy, trong mọi quá trình quản lý, người CBQL phải thực hiện một dãychức năng kế tiếp nhau một cách lôgic, quá trình này được tiếp diễn một cách tuầnhoàn và được gọi là chu trình quản lý Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý vàvai trò của thông tin trong chu trình quản lý thể hiện bằng sơ đồ sau:
Trang 33Sơ đồ 1: Chu trình quản lý
Với các chức năng đó, quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xãhội Nó nâng cao hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong bộ máy
và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển
1.5.3 Các phương pháp quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
1.5.3.1 Phương pháp tâm lý - xã hội
Phương pháp tâm lý - xã hội là cách thức tác động vào nhận thức, tình cảm vànhân cách của con người, nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việcthực hiện nhiệm vụ Mục đích của phương pháp này là thông qua mối quan hệ liênnhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hìnhthành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ,đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tinh thần tựlàm tự chịu trách nhiệm trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ
Phương pháp này có tính đặc trưng là tính thuyết phục làm đối tượng quản lýphân biệt được đúng- sai, phải- trái, lợi- hại để hành động cho phù hợp; khơi dậytính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng say vớitất cả trí tuệ và lòng nhiệt thành Trong công tác quản lý, yếu tố tâm lý-xã hội ngàycàng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó điều chỉnh mọi mối quan hệ trong nhàtrường, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của nhà trường
1.5.3.2 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thôngqua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiềnthưởng, tiền phạt… để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động cóhiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ Đối với các đơn vị trường học, thựcchất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện tráchnhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, GV, học sinh ghi trong điều lệ trường học, quy chế
Trang 34chuyên môn…với những kích thích có tính đòn bẩy trong nhà trường.
Phương pháp này có đặc điểm cơ bản là dựa trên các phương pháp tính toánkinh tế có tuân theo các quy luật kinh tế Trong QLGD, người ta cũng sử dụngphương pháp hạch toán kinh tế để tính toán vốn đầu tư, giá thành đào tạo… áp dụngcác chỉ tiêu định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất qua các chế độnhư tiền lương, tiền thưởng, nâng lương trước thời hạn… Sự tác động tới lợi ích vậtchất có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực lao động của cán bộ, GV, NV Lao độngnhiều với năng suất cao, chất lượng tốt sẽ được trả công nhiều Bản thân sự kíchthích vật chất cũng chứa đựng yếu tố cổ vũ về tinh thần (danh hiệu thi đua cuốinăm, danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp…), đó là sự thừa nhận của tập thể đối vớikết quả lao động của mỗi người
Ưu điểm của phương pháp kinh tế là giảm bớt tối đa việc ban hành các mệnhlệnh, giảm bớt sự giám sát của CBQL đối với hoạt động của từng người; phát huytính sáng tạo, nâng cao ý thức tự giác của mỗi người trong công việc Tuy nhiên,nếu lạm dụng phương pháp này thì dễ dẫn đến khuynh hướng tư lợi, chỉ biết tới lợiích cá nhân mà ít quan tâm tới lợi ích tập thể, đồng thời dễ nảy sinh tư tưởng cái gì
có lợi thì làm, không có lợi thì không làm
1.5.3.3 Phương pháp hành chính - tổ chức
Phương pháp hành chính - tổ chức là cách thức tác động trực tiếp của chủ thểquản lý đến tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định mang tính chất bắtbuộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý Các quyết địnhđược cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết đinh, nội quy… Phươngpháp này tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, nó có vaitrò to lớn trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức Đây
là phương pháp không thể thiếu trong tất cả các cơ quan các tổ chức, nó mang tínhthiết chế, cưỡng chế đơn phương Vì thế người quản lý không được quá xem trọngphương pháp này vì nó dễ dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh, coi thường yếu
tố con người, nó kìm hản sự sáng tạo của người dưới quyền, nó là môi trường tốt đểdẫn đến tình trạng tham nhũng…
Tóm lại, mỗi phương pháp quản lý đều có ưu, nhược điểm riêng Trong thựctiễn quản lý, không thể tuyệt đối hóa một phương pháp nào mà phải có quan điểmtổng hợp, phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng caohiệu quả quản lý Nhà quản lý cần nghiên cứu và lựa chọn một phương pháp quản
Trang 35lý chủ đạo phù hợp với đối tượng quản lý, làm kim chỉ nam trong hoạt động quản lý
để phát huy tốt nhất sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong và ngoài nhà trường
1.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường
MN đạt chuẩn quốc gia
1.5.4.1 Yếu tố khách quan
- Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước: Các nghị quyết,
chương trình hành động của Đảng và các kế hoạch của Nhà nước đối với công tácxây dựng trường chuẩn quốc gia có vai trò rất quan trọng, định hướng và làm cơ sởpháp lý cho các cấp quản lý để triển khai thực hiện phù hợp với từng giai đoạn, có
kế hoạch phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài chính, vật lực) cho ngành giáo dục đểxây dựng trường chuẩn quốc gia Các cơ chế chính sách của Nhà nước tác độngđến công tác xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia thường liên quan đến cácvấn đề như: Chính sách phát triển giáo dục MN; chính sách phân cấp QLGD; chínhsách phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, đội ngũ nhà giáo; Chính sách luân chuyểnCBQL, GV….Để thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cóhiệu quả, thì đòi hỏi các ngành, các cấp phải thực hiện đồng bộ, kịp thời và có sựphối hợp nhịp nhàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ phân công
Điều kiện phát triển kinh tếxã hội của địa phương: Việc phát triển kinh tế
-xã hội địa phương có tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển giáo dục Kinh tếđịa phương phát triển nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc đầu tư và huy động các nguồn lực đóng góp xây dựng cơ sở vậtchất cho nhà trường, góp phần hoàn thiện một số tiêu chí xây dựng trường đạtchuẩn quốc gia Nếu kinh tế địa phương phát triển chậm thì sẽ ảnh hưởng khôngnhỏ đến công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và ngành giáo dục địa phươngcùng gặp một số khó khăn nhất định
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cấp trên: Để xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra thì công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá củacác cấp quản lý giáo dục là hết sức quan trọng Công tác chỉ đạo càng sát sao, kịp thời vàkiểm tra, đánh giá đúng thực chất mức độ công việc sẽ giúp nhà trường rút kinh nghiệm,
bổ sung những cách thức, biện pháp hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện
1.5.4.2 Yếu tố chủ quan
- Trình độ, năng lực quản lý và khả năng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ của hiệu trưởng:
Trang 36Hiệu trưởng là người lãnh đạo nhà trường, chịu trách nhiệm quản lý các hoạtđộng của nhà trường Vì vậy đòi hỏi người hiệu trưởng phải có một trình độ đạtchuẩn hoặc trên chuẩn nhất định Trong các vai trò nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn
và chiến lược phát triển nhà trường, nhà quản lý chuyên môn, người đại diện nhàtrường thực hiện xã hội hóa giáo dục thì người hiệu trưởng phải có năng lực quản
lý tốt, thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý
Bên cạnh những yêu cầu năng lực quản lý, hiệu trưởng cũng cần quan tâm khảnăng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong và ngoài nhà trường, giảiquyết hài hòa các mối quan hệ, đồng thời duy trì tốt mối quan hệ gắn bó với địaphương, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, các doanhnghiệp các nhà hảo tâm và nhân dân để huy động nhiều nguồn lực cho nhà trường.Làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộngđồng bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động,trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh từ đó mới tạođược sự đồng thuận cao của phụ huynh và cộng đồng tham gia đóng góp ủng hộ đểhoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường
- Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên: Đội ngũ GV là yếu tố
cơ bản quyết định hàng đầu đến chất lượng giáo dục nhà trường Chất lượng giáodục toàn diện sẽ được nâng lên khi đội ngũ CBQL, GV, NV đảm bảo đủ về sốlượng định biên và đạt chuẩn về chất lượng, thật sự tâm huyết với nghề, có phẩmchất đạo đức tốt Đây là yếu tố bên trong quyết định thương hiệu của nhà trường
- Sự nhận thức của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường: Sự nhận
thức của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường về công tác xây dựngtrường chuẩn quốc gia là hết sức cần thiết Vì nhận thức liên quan đến tính đồngthuận Khi họ có nhận thức đúng đắn, họ sẽ cùng phối hợp với nhà trường để thamgia giáo dục đạo đức học sinh, huy động HS bỏ học ra lớp, thực hiện công tác phổcập giáo dục của địa phương, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường…Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đối với nhàtrường trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia
- Huy động các nguồn lực: Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia đó là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, là sự đoàn kết,quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, GV và HS của nhà trường, là sựđồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh, đây là những nhân tố quan trọng, có tính
Trang 37quyết định đến sự thành bại của việc xây dựng trường đạt chuẩn.
Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích tài liệu để làm rõ các khái niệm liênquan đến vấn đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho việc quản lý xây dựng trường
MN đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng:
Giáo dục MN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền tảngcho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Trường MN trực tiếp đảmnhận việc giáo dục lúc trẻ mới 3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị vào lớp 1, nhằmchuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như tính tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõràng, đồng thời hình thành hứng thú của trẻ đối với việc đến trường
Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế công nhận trường MN đạt chuẩn quốc gia lànhằm mục đích làm cho hệ thống trường MN ngày càng hiện đại hóa, năng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện, phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa giáodục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của xãhội trong thời kì công ngiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là một hoạt động mang tínhkhoa học, rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềGD&ĐT Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng các trường
MN đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Lệ Thủy, thúc đẩy sự phát triển toàndiện của giáo dục MN
Muốn quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả, các nhàquản lý cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý; đồngthời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạođến việc kiểm tra từng tiêu chí, tiêu chuẩn của trường MN đạt chuẩn quốc gia.Những vấn đề trình bày trên đây chỉ là những tri thức lý luận để làm cơ sở đưa
ra hệ thống biện pháp có tính khả thi, chúng tôi cần nghiên cứu thực trạng công tácquản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh QuảngBình, vấn đề này được trình bày tiếp ở chương 2
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục MN huyện Lệ
Trang 38Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, trước kia thuộc phủTân Bình; năm 1831 thuộc phủ Quảng Ninh; từ 1977 đến 1989 nhập với huyệnQuảng Ninh thành huyện Lệ Ninh, tỉnh Bình Trị Thiên; cuối năm 1989 tách huyện
Lệ Ninh tái lập huyện Lệ Thủy thuộc tỉnh Quảng Bình Phía Nam của huyện giáphuyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông giápBiển đông, phía Tây giáp nước bạn Lào; diện tích 142.052 ha và dân số 141.787người (thời điểm năm 2016), với 2 dân tộc chính là Kinh và Bru-Vân Kiều; huyện
có 26 xã và 02 thị trấn
Địa hình đặc biệt, hình lòng chảo bị nằm kẹp giữa một bên là núi cao của dãyTrường Sơn, một bên là dãy cát trắng chạy dọc ven biển Ở giữa là một dải đồngbằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang Một nét rất riêng khác của địa hình huyện LệThủy là tuy diện tích không lớn nhưng có đầy đủ các hình thái địa hình: núi cao, núithấp, vùng bán sơn địa, đồng bằng, đầm phá, vùng cát ven biển; địa hình bị chia cắt,đường sá đi lại tương đối khó khăn, đặc biệt là 3 xã vùng biên giới, rẻo cao nơi cưtrú khoảng 6.000 đồng bào dân tộc Vân Kiều Lệ Thủy có mạng lưới giao thông khá
đa dạng: Có đường Quốc lộ 1A; Quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông vànhánh Tây, có đường sắt Bắc - Nam đi qua suốt chiều dài của huyện; 02 đường tỉnh
lộ 10 và 16 đi ngang nối các Quốc lộ; huyện có 8 tuyến đường nội huyện dài 97km
Vị trí địa lí quan trọng của huyện Lệ Thủy tạo điều kiện thuận lợi để phát triểntoàn diện về kinh tế- xã hội; có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật đểtriển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống; thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơcấu kinh tế, đưa nền kinh tế đi lên những bước vững chắc, nhanh hơn trên conđường phát triển của huyện nhà trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, tạo thếđứng mới trên bước đường hội nhập
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Xuất phát điểm là huyện có nền kinh tế thấp, mặt bằng dân trí không đồngđều, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộnghèo còn cao, kết cấu hạ tầng thiếu thốn Trong những năm qua, với sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; UBND và các Sở ban, ngành cấptỉnh, sự lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, toàn Đảng, toàn
Trang 39dân và toàn quân huyện Lệ Thủy đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, nỗlực vượt qua mọi khó khăn, thử thách gặt hái được nhiều thành quả đáng phấn khởitrên tất cả các lĩnh vực Nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, hệ thống chính trịđược củng cố và kiện toàn Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế không ngừng pháttriển cả về số lượng và chất lượng An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảođảm Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên Diệnmạo của huyện đã được thay đổi, khởi sắc theo hướng đô thị hóa; đời sống nhân dântừng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới.
Đặc biệt, trong năm 2016, kinh tế của huyện có bước phát triển về qui mô,hiệu quả Nền kinh tế tăng trưởng khá và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tích cực; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư pháttriển Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đạt khá so với kế hoạch và tăng cao
so với cùng kỳ Thu ngân sách đạt 145,9 % so với năm trước, chi ngân sách đúngchế độ, đảm bảo cho hoạt động và đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu Quốcgia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo tích cực, đạt kết quả tốt Nhờ đóđến nay, toàn huyện đạt 374 tiêu chí nông thôn mới, số tiêu chí bình quân đạt 14,38tiêu chí/xã, trong đó có 10 xã đạt 19/19 tiêu chí Tổng nguồn vốn huy động đầu tưthực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2016gần 210 tỷ đồng UBND huyện đã phối hợp chỉ đạo đảm bảo hoạt động ổn định tạiNhà máy may Công nghiệp Cam Liên, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án như:Nhà máy gạch Tuynel Mỹ Thủy, Dự án điện năng lượng mặt trời
Kinh tế huyện liên tục tăng trưởng ở mức cao, ổn định và bền vững; phát triểnkinh tế luôn gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; đã huyđộng được mọi nguồn lực cùng thực hiện nhờ đó CSVC, hạ tầng kỹ thuật - xã hộiđược đầu tư từ nhiều nguồn, vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước; chất lượngtăng trưởng được đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, môi trườngsống, môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng được ổn định; an ninh trật tự, antoàn xã hội được đảm bảo, niềm tin của nhân dân vào Đảng bộ, chính quyền địaphương ngày càng được củng cố vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho sựphát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh
(Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của HĐND huyện Lệ Thủy tại kỳ họp thứ 5, HĐND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2016-2021).
2.1.3 Tình hình phát triển về giáo dục của huyện Lệ Thủy
Trang 402.1.3.1 Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Lệ Thủy
Hiện nay, toàn huyện có 99 cơ sở giáo dục: MN: 30 trường (29 trường cônglập, 01 trường tư thục) với 63 nhóm trẻ và 246 lớp mẫu giáo TH: 33 trường (trong
đó có 01 Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật) với 469 lớp THCS: 29 trường (trong đó
có 01 trường Phổ thông dân tộc Nội trú; 05 TH&THCS với 03 trường Phổ thôngdân tộc bán trú) với 278 lớp 01 Trung tâm Giáo dục- Dạy nghề 06 trường THPT(trong đó có 01 trường THCS&THPT và 01 trường THPT kĩ thuật)
Toàn huyện có 66 trường đạt chuẩn quốc gia Trong đó, MN 15 trường đạtchuẩn quốc gia mức độ 1, TH 29 trường (21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và
08 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), THCS 19 trường đạt chuẩn quốc gia mức
độ 1, THPT 03 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 Công tác kiểm định chất lượnggiáo dục đạt 23 trường (10 trường MN, 08 trường TH, 05 trường THCS) Công tácduy trì phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt ở 28/28 xã, thị trấn theo Nghị định số20/2014/NĐ-CP, trong đó huyện đạt Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, đạt phổ cậpTiểu học đạt mức độ 3, Phổ cập chống mù chữ mức độ 2; phổ cập THCS đạt mức
độ 2 (trong đó có 19 xã đạt mức độ 3)
Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được củng cố và được nâng lên, trong
đó nổi bật là việc hạn chế được cơ bản học sinh yếu kém, khắc phục và chấm dứttình trạng học sinh ngồi sai lớp ở các cấp học TH và THCS; công tác chăm lo chogiáo dục dân tộc được đẩy mạnh và đạt hiệu quả thực chất Chất lượng giáo dục đạođức, giáo dục pháp luật được nâng cao, không có học sinh vi phạm đạo đức, các tệnạn xã hội, không xảy ra hiện tượng bạo lực học đường
CSVC toàn ngành được cải thiện đáng kể, nhiều phòng học, phòng chức năngđược xây dựng, nâng cấp và chuẩn hóa Nhiều thiết bị phục vụ cho dạy học đượctrang cấp, mua sắm, đặc biệt là phòng học ngoại ngữ, thiết bị về công nghệ thôngtin và các thiết bị, phương tiện trực tiếp phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được các đơn vị chú trọng nhằm đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục thông qua hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên, tham gia cáclớp bồi dưỡng, đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Chất lượng đội ngũ được nâng lên, công tác kế hoạch, thống kê của ngành được cảitiến mạnh nhờ áp dụng các phương pháp xây dựng kế hoạch, thống kê mới, liên kết
số liệu và áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin
Tuy nhiên, bên cạnh những kết qủa đạt được, giáo dục Lệ Thủy vẫn bộc lộ