8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục
Trong những năm qua, giáo dục huyện Cam Lâm từng bước phát triển một cách đồng bộ và toàn diện ở các cấp học, bậc học, cụ thể như sau:
- Huyện đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng mạng lưới trường, lớp phù hợp với quy mô phát triển giáo dục cấp huyện, đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Quy mô phát triển giáo dục ổn định và đạt mức cao so với mức trung bình của tỉnh.
- Huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm 2012, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2011, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2009.
- Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia đã được tích cực triển khai ở tất cả các cấp học, bậc học. Đến nay, toàn huyện có 31/49 trường đạt chuẩn quốc gia (06/15 trường mầm non, mẫu giáo; 12/19 trường tiểu học; 11/12 trường trung học cơ sở; 02/03 trường trung học phổ thông), các trường còn lại đều đạt từ 3 đến 4
tiêu chuẩn so với 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Hiện nay, các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đang tích cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã được Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện phê duyệt.
- Bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, từ năm 2007 đến nay, ngành giáo dục đã đầu tư khoảng 170,125 triệu đồng để xây dựng, sửa chữa và nâng cấp được 385 phòng học, 16 phòng chức năng, 24 nhà hành chính quản trị, 9 bếp ăn, 55 cổng tường rào, 31 nhà xe, 45 nhà vệ sinh, 3 nhà công vụ cho giáo viên…, mua sắm bàn ghế học sinh, đồ dùng đồ chơi ngoài trời, bộ thiết bị dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới, thiết bị thí nghiệm thực hành cho các phòng bộ môn. Nhờ vậy mà cho đến nay trường, lớp càng được tầng hóa, khang trang, sạch đẹp.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện nhà. Hiện nay, có 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó 97% trên chuẩn); 100% giáo viên mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó 71,3% trên chuẩn). Đảng viên là cán bộ, giáo viên, nhân viên chiếm 20,4% đội ngũ.
- Chất lượng giáo dục toàn diện đạt ở mức cao thể hiện qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi các cấp; thể hiện qua các hoạt động ngoại khóa, như: Phong trào văn nghệ, thể thao, phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào ủng hộ đồng bào các vùng khó khăn, thiên tai…
- Kỷ cương học đường tiếp tục được duy trì, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn không để xâm nhập vào trường học, môi trường giáo dục được đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.
- Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm đúng mức tới sự phát triển giáo dục ở những vùng kinh tế-xã hội khó khăn. Thực hiện tốt chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, với việc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, với phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ công hiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục huyện Cam Lâm còn bộc lộ những hạn chế:
- Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều. Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh còn hạn chế.
- Công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học ở các trường chậm được đổi mới; năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương làm chưa tốt.
- Cơ sở vật chất của các trường mầm non, mẫu giáo còn rất yếu. Kinh phí giáo dục đầu tư cho hoạt động dạy học, mua sắm trang thiết bị dạy học hàng năm còn rất thấp so với yêu cầu thực tế.