Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 46 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục và đào tạo, trong đó có việc xây dựng và ban hành chuẩn quốc gia về các trường học. Ngày 26/12/2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2002-2005.

Huyện Cam Lâm (thuộc tỉnh Khánh Hòa) được thành lập ngày 11/4/2007 có 15 trường mầm non, mẫu giáo (01 trường mầm non công lập, 02 trường mẫu giáo công lập và 12 trường mẫu giáo dân lập) với 3964 trẻ/155 nhóm, lớp (463 trẻ nhà trẻ, 3501 trẻ mẫu giáo), tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng trường nói chung và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng đã được khẳng định lại trong Đại hội X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2001-2010, 2011-2020 của Chính phủ càng khẳng định tính đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Để đáp ứng và phù hợp với nhiệm vụ phát triển trong tình hình mới, ngày 16/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT kèm theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT. Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT.

Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về mặt ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đây là nhiệm vụ trọng tâm của bậc học mầm non, bởi đây là mô hình trường học lý tưởng, có đầy đủ các điều kiện để

phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai như sau:

- Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trong toàn huyện, đối chiếu với 5 tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể, tham mưu Ủy ban nhân dân trình Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện ban hành kế hoạch, nghị quyết xây trường đạt chuẩn quốc gia, cụ thể: Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 06-KH/HU ngày 23/5/2008 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008-2012 và định hướng đến 2015; Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 03/2008/NQ-HĐND ngày 07/5/2008 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008-2012 và định hướng đến 2015, Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐND ngày 11/01/2011 về việc điều chỉnh Nghị quyết 03/2008/NQ-HĐND ngày 07/5/2008, Nghị quyết số 02/2013/NQ-HĐND ngày 22/7/2013 về việc điều chỉnh Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008-2012 và định hướng đến 2015.

- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008- 2012 và định hướng đến 2015.

- Tổ chức hội nghị giao ban hiệu trưởng các trường học thuộc huyện, triển khai Kế hoạch của Huyện ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo các đơn vị trường tổ chức hoạt động có hiệu quả theo Điều lệ trường học; tăng cường sự phối hợp giữa Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục một cách toàn diện; tuyên truyền chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến các bậc phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội; tuyên truyền và khuyến khích các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội lành mạnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tranh thủ và huy động sự giúp đỡ, đóng góp các tổ chức, đơn vị, cá nhân để bảo trợ trẻ em nghèo có điều kiện học tập, thực hiện đầy đủ chế độ miễn, giảm đúng đối tượng, lồng ghép các chương trình kinh tế-xã hội ở địa phương, tăng cường công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương nhằm thực hiện được các chỉ tiêu; thực hiện tốt kế hoạch huy động học sinh đi học; quy hoạch đủ quỹ đất; xây dựng cơ sở

vật chất theo nhiệm vụ được giao; duy trì kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục đã đạt được nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đúng thời hạn thuộc địa bàn xã, thị trấn quản lý. Đồng thời, phân công, phân cấp cụ thể cho các phòng, ban của huyện theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban nhằm hoàn thành các chuẩn về đất đai, đội ngũ cán bộ, viên chức và kinh phí phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn.

- Tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng hàng năm cho các trường theo Nghị quyết của Hội động nhân dân về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; quy hoạch đất lại các trường mầm non, mẫu giáo không còn có quá 03 điểm lẻ, phân tán.

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các bậc phụ huỵnh học sinh và của toàn xã hội, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã tập trung đầu tư xây dựng và thu được một số kết quả như sau:

Một là, Chủ trương xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nhận thức đúng đắn.

Hai là, Xác định xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ của nhà trường và là quyền lợi của giáo viên, trẻ, do đó được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội trên địa bàn.

Ba là, Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trên địa bàn huyện đều có ý thức, nỗ lực, tập trung phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo từng năm học.

Bốn là, Tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trong quá trình quy hoạch chỉnh trang đô thị ưu tiên dành quỹ đất cần thiết cho việc đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia về diện tích và dự phòng quy mô phát triển trong tương lai.

Năm là, Đến nay toàn huyện có 6/15 trường mầm non, mẫu giáo được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt tỷ lệ 40%, so với mặt bằng chung của tỉnh về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thì huyện Cam Lâm vượt 26,1%, cụ thể:

- Trường mầm non Mai Vàng, xã Cam Hải Đông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

- Trường mẫu giáo Vành Khuyên, xã Suối Cát đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 12/11/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

- Trường mầm non Hướng Dương, thị trấn Cam Đức đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 12/11/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

- Trường mẫu giáo Thỏ Hồng, xã Cam Hiệp Bắc đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 12/11/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

- Trường mầm non Hoa Lan, xã Cam Hải Tây đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 12/11/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

- Trường mẫu giáo Sóc Nâu, xã Cam An Nam đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Quyết định số 686/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Qua kiểm tra đối chiếu với 5 tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, 9 trường mầm non, mẫu giáo còn lại đã đạt được các chuẩn cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn 1: 6/9 trường, đạt tỷ lệ 66,7% - Tiêu chuẩn 2: 9/9 trường, đạt tỷ lệ 100% - Tiêu chuẩn 3: 9/9 trường, đạt tỷ lệ 100% - Tiêu chuẩn 4: 0/9 trường, đạt tỷ lệ 0% - Tiêu chuẩn 5: 9/9 trường, đạt tỷ lệ 100%

Tóm lại, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã có những bước chuyển biến tích cực trong thời gian qua, đó là:

- Có sự thay đổi lớn về nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ công tác của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, thể hiện qua việc tự học tự rèn để nâng cao trình độ đào tạo, trình độ quản lý giáo dục, trình độ lý luận chính trị. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều tiến bộ, năm sau cao hơn năm trước (tỷ lệ trẻ đạt kênh A là 97,6%; tỷ lệ phục hồi dinh dưỡng cho số trẻ bị suy dinh dưỡng là 74,8%; có khoảng 90% trẻ đạt kết quả khá, tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp); có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, 90,3% đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.

- Việc huy động trẻ ra lớp đạt cao, đặc biệt huy động được 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, nhờ đó đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi vào năm 2012.

- Việc đầu tư xây dựng cảnh quang môi trường được các trường quan tâm, ngày một thay đổi khang trang; có sân chơi thoáng mát, có Vườn cổ tích giúp trẻ sinh hoạt vui chơi, phát triển tốt về thể chất, nhận thức và ngôn ngữ giao tiếp.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tầng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đã đồng tình ủng hộ nên công tác triển khai thực hiện xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có nhiều thuận lợi. Bênh cạnh đó, ngoài kinh phí của Ủy ban nhân dân huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hàng năm, các trường đã vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn hỗ trợ bằng vật chất, hàng ngàn ngày công để giúp sức cải tạo cảnh quang nhà trường như: xây dựng Vườn cổ tích, sân đường nội bộ, nhà xe, trồng cây xanh... để từng bước đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w