Đánh giá thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Đánh giá thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

2.3.3.1. Thuận lợi

- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều nhấn mạnh nhiệm vụ “chăm lo phát triển giáo dục mầm non”, “Ban hành chuẩn quốc gia về trường học”, “Bảo đảm diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập cho các trường theo đúng quy định của Nhà nước”. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 - 2015” với mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em đều hoàn thành một năm giáo dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị đi học tiểu học; Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 nêu rõ: Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục mầm non; hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục.

- Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện tích cực hưởng ứng, đã đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I, II và các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với tình hình kinh tế xã hội của huyện.

- Đảng ủy, chính quyền cơ sở thực sự coi kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương mình và đã huy động cả hệ thống chính trị ở cơ sở cùng tham gia thực hiện.

- Sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể địa phương, sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và ý thức quyết tâm phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em, phù hợp với mong muốn của phụ huynh học sinh nên được đa số phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp xây dựng nhà trường.

2.3.3.2. Khó khăn

- Huyện Cam Lâm là một huyện có điểm xuất phát về kinh tế-xã hội còn thấp, đa số nhân dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản, đời sống nhân dân còn nghèo và mặt bằng dân trí còn thấp so với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, do đó phần nào hạn chế trong công tác vận động các nguồn lực trong nhân dân cho sự nghiệp giáo dục.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý các trường mầm non, mẫu giáo, ngay cả cán bộ quản lý giáo dục các cấp và đội ngũ giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vì ngại khó khăn.

- Khó khăn nhất là quy hoạch dồn điểm trường, mở rộng diện tích đất cho các trường mầm non còn lại theo quy chế quy định thành thị 8m2/trẻ, nông thôn 12m2/trẻ, vì các trường này nằm trong khu vực đông dân cư.

- Kinh phí đầu tư cho việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia từ nguồn ngân sách nhà nước còn quá ít so với yêu cầu, trong lúc việc vận động sự đóng góp của cha mẹ học sinh gặp nhiều khó khăn, công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương làm chưa tốt.

- Đầu tư xây dựng các phòng học, các phòng chức năng, khu hành chính quản trị; trang thiết bị bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời theo quy định còn thiếu và không đồng bộ, do đó chưa phát huy hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w