8. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Quá trình khảo nghiệm
Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp, chúng tôi đã thăm dò ý kiến một số cán bộ quản lý đã nghỉ hưu, đồng thời lập phiếu khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của 08 lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo và 38 cán bộ quản lý của 15 trường mầm non, mẫu giáo thuộc huyện Cam Lâm. Thời gian khảo nghiệm học kỳ 2 năm học 2013-2014.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Về thăm dò ý kiến: Đa số đối tượng được khảo nghiệm đều thống nhất với các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và khả thi. Bởi vì, các biện pháp được đề xuất phù hợp với quan điểm, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đã được Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và 2011- 2020 của Chính phủ khẳng định rất rõ. Đồng thời, các biện pháp đề xuất cũng phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ mầm non, mẫu giáo có điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi và môi trường hoạt động, vui chơi tốt hơn.
Tuy nhiên, các đối tượng được khảo nghiệm cho rằng việc thực hiện các biện pháp đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố về tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các ngành các cấp và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên. Do đó, tùy theo tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương mà vận dụng cho phù hợp.
Biện pháp quản lý xây dựng Tính cần thiết (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
1. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
95,65 4,35 / /
2. Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Lập kế hoạch - Tổ chức bộ máy
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
56,52 39,13 4,35 /
3. Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Đảm bảo hiệu lực, quy chế quản lý
- Đảm bảo nguồn lực tài chính - cơ sở vật chất
- Công tác tổ chức bộ máy
- Nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục
100,0 / / /
4. Đổi mới phương pháp quản lý trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia - Tăng cường thực hiện phương pháp hành chính - tổ chức - Chú trọng sử dụng phương pháp tâm lý - xã hội - Tập trung làm tốt phương pháp kích thích, động viên 67,39 32,61 / /
Bảng 3.3.Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
- Về mức độ cần thiết: các biện pháp đề ra trong phiếu khảo nghiệm đều được đánh giá là cần thiết cho việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia, mức độ rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao, mức độ ít cần thiết có đề cập nhưng với tỉ lệ rất thấp, còn mức độ không cần thiết không có đề cập đến.
Riêng các biện pháp “Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh”, “Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý” được đánh giá ở mức độ rất cao. Điều này thể hiện rõ nhận thức và vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong việc định hướng chủ trương và thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường đạt chuẩn theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo rất quan trọng.
Nhóm biện pháp quản lý xây dựng Tính khả thi (%)
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
1. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
63,04 30,43 6,53 /
2. Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Lập kế hoạch - Tổ chức bộ máy
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
71,74 23,91 4,35 /
3. Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Đảm bảo hiệu lực, quy chế quản lý
- Đảm bảo nguồn lực tài chính - cơ sở vật chất
- Công tác tổ chức bộ máy
- Nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục
67,39 21,74 10,87 /
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia - Tăng cường thực hiện phương pháp hành chính - tổ chức
- Chú trọng sử dụng phương pháp tâm lý - xã hội
- Tập trung làm tốt phương pháp kích thích, động viên
Bảng 3.4.Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
- Về mức độ khả thi: nhìn chung, các nhóm biện pháp đã đề xuất như tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh; tăng cường các chức năng quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo; tăng cường thực hiện các nội dung quản lý; đổi mới phương pháp quản lý đều tạo ra các điều kiện thuận lợi để quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, được các đối tượng lấy ý kiến đánh giá là khả thi, bởi vì các nhóm biện pháp này phần lớn phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân ngành giáo dục.
Các biện pháp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, công tác xã hội hóa giáo dục, công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học cũng được đánh giá mức độ khả thi nhưng còn phụ thuộc nhiều yếu tố, do đó cần nỗ lực rất lớn trong công tác tham mưu cho các cấp quản lý giáo dục.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ và Quyết định xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Cam Lâm, chúng tôi nghiên cứu đề xuất các nhóm biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tuy các nhóm biện pháp này không phải là mới đối với công tác quản lý giáo dục nhưng nếu biết vận dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng địa phương, sẽ góp phần quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả.
Đối với vấn đề xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở địa phương là vấn đề đã được triển khai thực hiện từ ngày đầu thành lập huyện, đã góp phần cho việc nghiên cứu vận dụng để quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm ngày càng có hiệu quả.
Thực tế cho thấy quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hành trình khó khăn và phức tạp, thế nhưng việc duy trì và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia lại càng khó khăn hơn. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục vận dụng các biện pháp quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phù hợp tình hình cụ thể của mỗi địa phương và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh thì nhất định sẽ thành công.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, tạo tiền đề để tiếp cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.
Xây dựng và đánh giá trường học theo chuẩn quốc gia cũng là một giải pháp tổng thể để phát triển giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng trong giai đoạn hiện nay, theo định hướng có tính chiến lược về giáo dục “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Để làm được điều đó, các trường mầm non, mẫu giáo đã và đang phấn đấu xây dựng nhà trường đạt các qui định theo 5 tiêu chuẩn của Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đây là con đường phấn đấu đi lên để phát triển, giúp cho ngành giáo dục giữ vững và phát huy được thành quả của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện.
Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm mục đích làm cho hệ thống trường mầm non, mẫu giáo ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nếu làm tốt công tác này, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường mầm non, mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Cam Lâm, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các nhà trường.
1.2. Về thực tiễn
Thông qua việc mô tả, khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm hiện nay còn nhiều khó khăn là do cơ sở vật chất trường lớp, diện tích đất chưa đạt yêu cầu vì nằm trong khu vực đông dân cư nên khó sắp xếp quy hoạch; kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế; một số cán bộ quản lý chỉ đạt chuẩn về trình độ đào tạo hoặc chưa học các lớp quản lý giáo dục và lý luận chính trị. Ngoài những nguyên nhân trên còn thiếu sự nỗ lực của cán bộ quản lý và thiếu sự nhiệt tình của
một bộ phận giáo viên, dẫn đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở một số trường chưa được nâng cao. Đây là xuất phát điểm để chúng tôi đề xuất các nhóm biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, các nhóm biện pháp đó là:
- Nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh
- Chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo - Thực hiện các nội dung quản lý
- Đổi mới phương pháp quản lý
Các nhóm biện pháp đề xuất, một mặt, sẽ khắc phục những hạn chế trong quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, mặt khác, sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường mầm non, mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Cam Lâm, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Song đây là vấn đề lớn mang tính cộng đồng trách nhiệm cao và cũng tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp chính quyền và cha mẹ học sinh sẽ góp phần đem lại thành công trong vấn đề quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm.
2. Khuyến nghị
Để những giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nêu trên đây có tính khả thi, góp phần thiết thực vào nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện trong trường mầm non, mẫu giáo, chúng tôi xin khuyến nghị với các cấp quản lý giáo dục như sau:
2.1. Đối với UBND tỉnh Khánh Hòa
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp đến năm 2020, phù hợp với sự phân bố dân cư trên địa bàn các vùng miền, với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên tất cả các vùng miền; mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi của tỉnh.
- Xây dựng hệ thống quỹ đầu tư phát triển quy hoạch, phát triển giáo dục mầm non; phân bổ kinh phí phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai
đoạn 2011- 2015 kịp thời để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cho các đơn vị trường đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và hằng năm có kế hoạch bổ sung kinh phí đối với các trường đã được công nhận đạt chuẩn để tiếp tục duy trì và phát triển có hiệu quả trường đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý và giáo viên. Hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên.
- Hàng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh để rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn.
2.3. Đối với UBND huyện Cam Lâm
- Đưa mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương theo từng giai đoạn cụ thể.
- Phê duyệt ổn định mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non trên từng xã, thị trấn.
- Cân đối nguồn vốn đầu tư của huyện từ 20 – 30% đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, bảo đảm có đầy đủ các phòng chức năng, phòng học và có kế hoạch quy hoạch dồn điểm trường, mở rộng diện tích đất đối với các trường còn thiếu diện tích theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ quản lý đương chức và giáo viên trong diện quy hoạch.
- Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, tuyên truyền và thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
2.4. Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non, mẫu giáo
- Phải xác định đúng đắn vai trò, trách nhiệm trong quản lý xây dựng trường