8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt
Kiểm tra, đối chiếu cụ thể từng tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xác định được các tiêu chuẩn đạt và chưa đạt để có kế hoạch đầu tư, xây dựng.
Thông qua báo cáo của Hiệu trưởng, phòng Giáo dục và Đào tạo nắm bắt tình hình nhận thức và diễn biến tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm tra công tác tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên trong trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên thông qua các tiết dự giờ của giáo viên để tư vấn giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện.
Cách tổ chức thực hiện
Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo định kỳ theo biểu mẫu quy định về tiến độ thực hiện công việc liên quan đến từng tiêu chuẩn trong quy chế xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện đúng quy trình kiểm tra và đề nghị công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như:
- Xét thấy trường đạt chuẩn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá.
- Xét thấy trường đạt chuẩn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá.
- Xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận và cấp bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó.
3.2.3. Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt chuẩn quốc gia
3.2.3.1. Đảm bảo hiệu lực, quy chế quản lý công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Ý nghĩa của biện pháp
Hiệu lực thực hiện quy chế quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở đây được hiểu là các chủ trường, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà
nước của địa phương liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quy chế xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là cơ sở, căn cứ để các cấp quản lý giáo dục xây dựng mục tiêu thực hiện và mọi hoạt động quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải dựa trên cơ sở quy chế được quy định.
Nội dung của biện pháp
Các cấp quản lý giáo dục từ phòng đến trường phải nắm vững nội dung cơ bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Ngành như:
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhận định về giáo dục và đào tạo.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ.
- Chỉ thị 40 ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Luật giáo dục số 38/2005/QH11; Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11.
- Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT về Điều lệ trường Mầm non; Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT.
- Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Các văn bản hướng dẫn, quy trình xây dựng kiểm tra trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Các chỉ thị, quyết định đề cập đến công tác giáo dục và đào tạo, những định hướng và mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Cách thực hiện biện pháp
Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các trường mầm non, mẫu giáo phải tổ chức học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của địa phương về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới và mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để làm tốt vai trò tham mưu và tuyên truyền phố biến rộng rãi trong cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh.
Các văn bản hướng dẫn này phải được cập nhật thường xuyên, công khai, chỉ đạo tổ chức lưu trữ đầy đủ, không để thất lạc.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, quy chế xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, các cấp quản lý giáo dục phải đề ra mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện của từng trường và thực tế của mỗi địa phương.
3.2.3.2. Đảm bảo nguồn lực tài chính - cơ sở vật chất trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Ý nghĩa của biện pháp
Có thể hiểu tài chính - cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng, cần thiết, không thể thiếu được của người quản lý, dù làm một việc gì nhỏ hay lớn. Theo đó, quản lý tài chính - cơ sở vật chất là tác động có mục đích của người quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm xây dựng có hiệu quả tài chính - cơ sở vật chất thực hiện được mục tiêu đề ra
Tăng cường quản lý tài chính - cơ sở vật chất là quan tâm đầu tư, trang bị và bảo quản các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho các trường nhằm phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo nói chung và trong quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng theo kế hoạch, mục tiêu đề ra.
Nội dung của biện pháp
Quy hoạch dồn điểm trường, mở rộng diện tích đất cho các trường mầm non, mẫu giáo chưa đủ điều kiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thành thị 8m2/trẻ, nông thôn 12m2/trẻ như trường: Mẫu giáo Anh Đào, thị trấn Cam Đức; Mẫu giáo Hoa Hồng, xã Cam Thành Bắc; Mẫu giáo Hoàng Yến, xã Cam Hòa.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trường học có đủ phòng học, phòng chức năng, khu hành chính quản trị, bếp ăn, nhà vệ sinh nhân viên…; trang thiết bị bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời theo quy định cho 9 trường còn lại.
Huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách để đầu tư thêm cơ sở vật chất trường học đảm bảo cho các trường mầm non, mẫu giáo được tổ chức bán trú 100% để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện.
Cách thực hiện biện pháp
Tổ chức thống kê toàn bộ tình hình cơ sở vật chất của các trường đối chiếu với tiêu chuẩn 4 - Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị, từ đó có kế hoạch
đề xuất với cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư xây dựng phòng chức năng, khu hành chính quản trị, bếp ăn,… và đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường.
Tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền ưu tiên mở rộng diện tích đất, dồn điểm trường cho các trường mầm non, mẫu giáo chưa đạt tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các trường tích cực vận dụng từ nhiều nguồn kinh phí ở địa phương và phụ huynh học sinh để trang bị thêm các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; nâng cao ý thức bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non, mẫu giáo.
3.2.3.3. Công tác tổ chức bộ máy trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Ý nghĩa của biện pháp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc dù thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) xác định “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.
Như vậy, để thực hiện được mục tiêu phát triển giáo dục và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, công tác quản lý nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là phải đảm bảo đầy đủ các tổ chức đoàn thể và nhân sự cho từng trường, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có sự phân công phân nhiệm hợp lý.
Nội dung của biện pháp
Hoàn chỉnh bộ máy và các tổ chức đoàn thể, chính trị trong nhà trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý các trường mầm non, mẫu giáo từ khâu quy hoạch, đánh giá tuyển chọn, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng, thực hiện quy trình bổ nhiệm, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có năng lực chuyên môn, có uy tín trong tập thể cán bộ, giáo viên ở từng đơn vị để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận.
Đề xuất tuyển dụng, bố trí cán bộ, giáo viên đảm bảo tỷ lệ quy định ở từng trường, trong đó, đặc biệt quan tâm tuyển dụng bổ sung giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng khiếu hát, múa, đàn, có trình độ ngoại ngữ, tin học cho các trường đăng ký xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Có kế hoạch cử cán bộ quản lý đương chức, giáo viên trong diện quy hoạch cán bộ quản lý tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và trình độ lý luận chính trị, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong tình hình mới.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề bàn về nội dung, chương trình và phương pháp tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên.
Cách thực hiện biện pháp
Chỉ đạo các trường tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học, Đại hội Công đoàn, Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đại hội chi bộ trường học và những người đứng đầu phải là cán bộ, giáo viên có uy tín và năng lực công tác để cùng với nhà trường xây dựng quy chế phối hợp hoạt động cụ thể nhằm thực hiện tốt phương hướng nhiệm vụ đề ra.
Thực hiện việc kiểm tra chấn chỉnh kịp thời những sai lệch và thực hiện nghiêm túc việc miễn nhiệm đối với những cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Lấy phiếu tín nhiệm của các trường mầm non, mẫu giáo, giới thiệu những cá nhân có đủ điều kiện về phẩm chất và năng lực, đảm bảo quy hoạch theo hướng vừa động và vừa mở, có phương án dự phòng khi có sự thay đổi về nhân sự, hàng năm đều có bổ sung số cán bộ trong diện quy hoạch. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ diện quy hoạch đi đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, học tập kinh nghiệm...; từng bước sàng lọc đội ngũ cán bộ dự nguồn để nâng cao chất lượng đội ngũ khi được bổ nhiệm. Định kỳ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, mẫu giáo để xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đối với cán bộ quản lý đã quá 2 nhiệm kỳ tại một đơn vị.
Chỉ đạo thực hiện việc phân công phân nhiệm hợp lý, đúng chức năng, đảm bảo định mức lao động theo quy định
Đề xuất Ủy ban nhân dân huyện tuyển dụng bổ sung biên chế giáo viên, nhân viên cấp dưỡng cho các trường để bảo đảm tỷ lệ giáo viên/ lớp, tỷ lệ nhân viên cấp dưỡng/trẻ theo quy định. Chú trọng sử dụng, đánh giá đúng cán bộ, giáo viên và tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ , giáo viên.
Tổ chức Hội thi “Cấp dưỡng giỏi, giáo viên dạy giỏi” cấp trường, cấp huyện để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên và nhân viên cấp dưỡng, phải đạt ít nhất 80% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên và không có giáo viên yếu kém trong các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
3.2.3.4. Nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Ý nghĩa của biện pháp
Tăng cường quản lý hoạt động và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có ý nghĩa quan trọng, cũng là để khẳng định thương hiệu của nhà trường trong sự phát triển của xã hội và nhu cầu đòi hỏi của cha mẹ trẻ ngày càng cao. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục phải tìm mọi biện pháp để các hoạt động và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, mẫu giáo nói chung, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng ngày càng tốt hơn và thu hút nhiều cha mẹ trẻ đưa con đến học tại trường.
Nội dung của biện pháp
Quản lý chỉ đạo thường xuyên để các trường thực hiện đầy đủ chương trình kế hoạch giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó các trường mầm non, mẫu giáo phải có kế hoạch giáo dục cụ thể, thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đạt kết quả:
- 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, nhà trẻ; được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
- Tỉ lệ chuyên cần của trẻ đạt trên 97% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, trên 95 % trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. Tỉ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi đạt trên 95%. Tỉ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non, được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đạt 100%.
Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; làm tốt công tác phân công nhiệm vụ, thực hiện có hiệu quả việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đề ra các chỉ tiêu cần đạt về số lượng, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh về chế độ ăn, xây dựng thực đơn, sau đó mời các nhà cung cấp thực phẩm (rau, thịt, gạo, trứng, sữa..) về ký hợp đồng. Nguồn thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương.
Thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của ngành học mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đưa nội dung vệ sinh, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Phối hợp với ngành y tế