8. Cấu trúc luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Số liệu thống kế về đội ngũ giáo viên và nhân viên cho thấy, có 28,9% là tốt, 65,8% là khá. Như vậy, giáo viên và nhân viên đảm bảo về số lượng; giáo viên có tinh thần tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vận dụng các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý để giúp trẻ đạt kết quả tốt
về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp; tỷ lệ giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc và giáo dục trẻ cao. Qua đó, cho thấy vẫn còn 5,3% giáo viên đạt yêu cầu về chất lượng đội ngũ.
2.3.1.3. Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Năm học 2007-2008, toàn huyện có 7/15 trường tổ chức bán trú, tỷ lệ trẻ ăn tại trường là 39,5% (trong đó tỷ lệ trẻ nhà trẻ ăn tại trường là 100%); 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ theo Điều lệ, được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 93% đối với trẻ 5 tuổi và 91% đối với trẻ ở các độ tuổi khác; tỷ lệ trẻ đạt kênh A là 95%; tỷ lệ phục hồi dinh dưỡng cho số trẻ bị suy dinh dưỡng là 64,7%.
Năm 2011, thực hiện chuyển đổi 12 trường mẫu giáo dân lập sang công lập theo Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 23/5/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Đề án chuyển đổi trường Mầm non dân lập, bán công thành trường Mầm non công lập tỉnh Khánh Hòa, cùng với sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện Cam Lâm, Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Lâm, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ từng bước được nâng lên. Hiện nay, có 13/15 trường tổ chức bán trú, tỷ lệ trẻ ăn tại trường chiếm tỷ lệ 77,1% (trong đó tỷ lệ trẻ nhà trẻ ăn tại trường là 100%); 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ theo Điều lệ, được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 96,6% đối với trẻ 5 tuổi và 95,6% đối với trẻ ở các độ tuổi khác; tỷ lệ trẻ đạt kênh A là 97,6%; tỷ lệ phục hồi dinh dưỡng cho số trẻ bị suy dinh dưỡng là 74,8%; có khoảng 90% trẻ đạt kết quả khá, tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp. Toàn huyện thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm thứ 5 và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi khá tốt; các chuyên đề như hoạt động khám phá khoa học, hoạt động thuộc lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nhóm được tổ chức có chất lượng và chuyên sâu; đã thực hiện tích hợp nội dung an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, biển đảo vào trong hoạt động giáo dục trẻ; đồng thời tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh: bệnh tay-chân-miệng, tiêu chảy cấp, bệnh về đường hô hấp, bệnh giun sán, suy dinh dưỡng, bệnh béo phì…
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của cán bộ quản lý huyện Cam Lâm
SL % SL % SL % SL %
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 11 28,9 25 65,8 2 5,3 /
Kết quả điều tra về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cho thấy, có 94,7% các trường mầm non, mẫu giáo tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đạt khá, tốt. Việc tăng số lượng trẻ và nhóm, lớp bán trú đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Ngoài ra, các trường mầm non, mẫu giáo thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng. Ngoài công tác tuyên truyền về nuôi dưỡng như các loại biểu bảng, nội quy bếp…, các trường còn xây dựng thực đơn phong phú, phù hợp, nâng cao chất lượng cho trẻ; sử dụng nguồn thực phẩm, nguồn nước an toàn vệ sinh phục vụ sinh hoạt và ăn uống cho trẻ; đảm bảo tốt qui trình chế biến, phân phối, vận chuyển thức ăn và tổ chức bàn ăn vệ sinh, an toàn. 100% cơ sở bếp ăn trong trường mầm non, mẫu giáo có tổ chức bán trú được cấp giấy chứng nhận là cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm. 100% các trường mầm non, mẫu giáo phối hợp y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ và thực hiện việc theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tốt. Từ đó, làm cho nhận thức của phụ huynh đối với ngành học mầm non ngày càng cao và đã tạo cho xã hội có sự nhận thức đầy đủ hơn, tích cực hơn đối với bậc học này. Tuy nhiên, vẫn còn 5,3% đạt yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.3.1.4. Tiêu chuẩn 4 - Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị
Năm học 2007-2008, toàn huyện có 15 trường với 63 điểm trường (trường có số điểm trường nhiều như: Mẫu giáo Anh Đào - 8 điểm, Mẫu giáo Hoa Hồng - 7 điểm...); tổng diện tích của 63 điểm trường là 51.535m2, bình quân 13,1m2/trẻ (so với chuẩn thành thị 8m2/trẻ, nông thôn 12m2/trẻ), tuy nhiên diện tích đất của các trường phân bố không đồng đều, có trường trên 24m2/trẻ như trường mẫu giáo Vàng Anh, ngược lại có trường chỉ đạt 8,6m2/trẻ như trường mẫu giáo Hoàng Yến; các phòng học không đủ diện tích, không có nhà vệ sinh khép kín; các phòng chức năng hầu như không có, trang thiết bị bàn ghế cho giáo viên và trẻ thiếu rất nhiều, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời theo quy định đạt khoảng 10%; có 7/15 trường tổ chức bán trú, tỷ lệ trẻ ăn tại trường là 39,5% (trong đó tỷ lệ trẻ nhà trẻ ăn tại trường là 100%).
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị của cán bộ quản lý huyện Cam Lâm
Tiêu chuẩn 4 Tốt Khá Đạt Chưa đạt
SL % SL % SL % SL %
Quy mô trường lớp, CSVC và thiết bị 5 13,
1 8 21,1 2 5,3 23 60,5
Số liệu thống kê sau 6 năm đã xây dựng mới 58 phòng học và nâng cấp 18 phòng học đạt chuẩn; xây mới 15 phòng chức năng, 2 nhà hành chính quản trị, 9 bếp ăn, 12 nhà xe, 12 nhà trực bảo vệ, 9 nhà vệ sinh giáo viên-nhân viên; 15 Vườn cổ tích. Hiện nay, đã quy hoạch mở rộng diện tích và dồn các điểm trường chỉ còn 47 điểm trường/15 trường với tổng diện tích là 76.556,8m2, bình quân 21,5m2/trẻ; trang thiết bị bàn ghế cho giáo viên và trẻ tương đối đủ, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời theo quy định đạt khoảng 60%; có 13/15 trường tổ chức bán trú, tỷ lệ trẻ ăn tại trường chiếm tỷ lệ 77,1% (tỷ lệ trẻ nhà trẻ ăn tại trường là 100%). Tuy nhiên, tỷ lệ trường chưa đạt về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị là 60,5%.
2.3.1.5. Tiêu chuẩn 5 - Thực hiện xã hội hóa giáo dục
Trong những năm qua, quá trình xã hội hóa giáo dục mầm non ở huyện Cam Lâm đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Từ 2008 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường học khoảng 46.135 triệu đồng; quy hoạch mở rộng diện tích và dồn các điểm trường từ 63 điểm trường/15 trường với tổng 51.535m2, bình quân 13,1m2/trẻ thành 47 điểm trường/15 trường với tổng diện tích 76.556,8m2, bình quân 21,5m2/trẻ. Nhờ đó, các trường mầm non, mẫu giáo được xây dựng mới sau khi quy hoạch chỉnh trang đô thị đều bảo đảm diện tích đất theo quy định, đồng bộ các phòng học, phòng chức năng…
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về thực hiện xã hội hóa giáo dục của cán bộ quản lý huyện Cam Lâm
Tiêu chuẩn 5 Tốt Khá Đạt Chưa đạt
SL % SL % SL % SL %
Thực hiện xã hội hóa giáo dục 3 7,9 28 73,7 7 18,4 /
Ngoài ra, Ngành giáo dục và đào tạo huyện cũng đã huy động được gần 1,9 tỷ đồng/năm từ các nguồn thu cho phép (học phí, quỹ Hội cha mẹ học sinh); gần 730 triệu đồng/năm (tham gia của phụ huynh, các doanh nghiệp, các đơn vị quân đội kết nghĩa, hỗ trợ của phòng Giáo dục và Đào tạo từ nguồn xã hội hóa…) để sửa chữa cơ sở vật chất, mua thiết bị tối thiểu và thiết bị nội thất dùng chung, góp phần xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, việc thực hiện có hiệu
quả Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ 2011 đến nay của huyện đã từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường, lớp. Hiện nay, trên địa bàn huyện Cam Lâm, 100% xã, thị trấn đều có trường mầm non hoặc mẫu giáo (trong đó có 6 trường đạt chuẩn quốc gia); 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012.
Kết quả điều tra về thực hiện xã hội hóa giáo dục cho thấy, có 81,6% các trường mầm non, mẫu giáo thực hiện khá, tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tuy nhiên vẫn còn 18,4% đạt yêu cầu.
2.3.2. Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục và đào tạo, trong đó có việc xây dựng và ban hành chuẩn quốc gia về các trường học. Ngày 26/12/2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2002-2005.
Huyện Cam Lâm (thuộc tỉnh Khánh Hòa) được thành lập ngày 11/4/2007 có 15 trường mầm non, mẫu giáo (01 trường mầm non công lập, 02 trường mẫu giáo công lập và 12 trường mẫu giáo dân lập) với 3964 trẻ/155 nhóm, lớp (463 trẻ nhà trẻ, 3501 trẻ mẫu giáo), tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng trường nói chung và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng đã được khẳng định lại trong Đại hội X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2001-2010, 2011-2020 của Chính phủ càng khẳng định tính đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Để đáp ứng và phù hợp với nhiệm vụ phát triển trong tình hình mới, ngày 16/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT kèm theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT. Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về mặt ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đây là nhiệm vụ trọng tâm của bậc học mầm non, bởi đây là mô hình trường học lý tưởng, có đầy đủ các điều kiện để
phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai như sau:
- Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trong toàn huyện, đối chiếu với 5 tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể, tham mưu Ủy ban nhân dân trình Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện ban hành kế hoạch, nghị quyết xây trường đạt chuẩn quốc gia, cụ thể: Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 06-KH/HU ngày 23/5/2008 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008-2012 và định hướng đến 2015; Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 03/2008/NQ-HĐND ngày 07/5/2008 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008-2012 và định hướng đến 2015, Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐND ngày 11/01/2011 về việc điều chỉnh Nghị quyết 03/2008/NQ-HĐND ngày 07/5/2008, Nghị quyết số 02/2013/NQ-HĐND ngày 22/7/2013 về việc điều chỉnh Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008-2012 và định hướng đến 2015.
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008- 2012 và định hướng đến 2015.
- Tổ chức hội nghị giao ban hiệu trưởng các trường học thuộc huyện, triển khai Kế hoạch của Huyện ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo các đơn vị trường tổ chức hoạt động có hiệu quả theo Điều lệ trường học; tăng cường sự phối hợp giữa Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục một cách toàn diện; tuyên truyền chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến các bậc phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội; tuyên truyền và khuyến khích các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội lành mạnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tranh thủ và huy động sự giúp đỡ, đóng góp các tổ chức, đơn vị, cá nhân để bảo trợ trẻ em nghèo có điều kiện học tập, thực hiện đầy đủ chế độ miễn, giảm đúng đối tượng, lồng ghép các chương trình kinh tế-xã hội ở địa phương, tăng cường công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương nhằm thực hiện được các chỉ tiêu; thực hiện tốt kế hoạch huy động học sinh đi học; quy hoạch đủ quỹ đất; xây dựng cơ sở
vật chất theo nhiệm vụ được giao; duy trì kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục đã đạt được nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đúng thời hạn thuộc địa bàn xã, thị trấn quản lý. Đồng thời, phân công, phân cấp cụ thể cho các phòng, ban của huyện theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban nhằm hoàn thành các chuẩn về đất đai, đội ngũ cán bộ, viên chức và kinh phí phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn.
- Tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng hàng năm cho các trường theo Nghị quyết của Hội động nhân dân về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; quy hoạch đất lại các trường mầm non, mẫu giáo không còn có quá 03 điểm lẻ, phân tán.
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các bậc phụ huỵnh học sinh và của toàn xã hội, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã tập trung đầu tư xây dựng và thu được một số kết quả như sau:
Một là, Chủ trương xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nhận thức đúng đắn.
Hai là, Xác định xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ của nhà trường và là quyền lợi của giáo viên, trẻ, do đó được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội trên địa bàn.
Ba là, Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trên địa bàn huyện đều có