8. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học
Để quản lý xây dựng trường học nói chung và quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng, các giải pháp cần đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là phải phù hợp với quan điểm, chủ trường, chính sách phát triển giáo dục trong tình hình mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và quản lý Nhà nước về mặt giáo dục. Ngoài ra các biện pháp này phải đảm bảo tính khoa học, tức là phải phù hợp với các lý thuyết về khoa học quản lý, phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, điều kiện phát triển của từng trường và nhu cầu học tập của nhân dân.
Nguyên tắc bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học thể hiện qua các nội dung sau:
3.1.1.1. Biện pháp quản lý phải phù hợp với quan điểm phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa trên các mặt mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục và tiêu chuẩn về hiệu quả, chất lượng giáo dục.
3.1.1.2. Biện pháp quản lý phải phù hợp với khả năng phát triển của nhà trường theo 5 tiêu chuẩn quy định
Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt 5 tiêu chuẩn đó là: Tổ chức và quản lý; Đội ngũ giáo viên và nhân viên; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị; Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Từ đó, đề ra các biện pháp quản lý xây dựng phù hợp như:
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non, mẫu giáo nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; xây dựng Đề án vị trí việc làm hàng năm để đảm bảo đủ giáo viên, nhân viên theo quy định; hợp đồng nhân viên cấp dưỡng có chứng chỉ đào tạo để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.
- Tích cực tham mưu và tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trường học, bảo đảm đầy đủ các phương tiện học tập và hoạt động của trẻ tốt nhất; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng nhà trường.
3.1.1.3. Biện pháp quản lý phải phù hợp với nội dung, chương trình giáo dục mầm non
Để đạt mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thì phải đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục mầm non nhằm nâng cao hoạt động và chất lượng chăm sóc, giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Luật giáo dục, cụ thể:
- Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống; phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.
- Phương pháp giáo dục mầm non: chú trọng giao tiếp thường xuyên, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tích cực hoạt động; chú trọng đổi mới tổ chức
môi trường giáo dục; kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân...
- Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, kế hoạch thực hiện, nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ thể hiện qua kết quả mong đợi, qua đó đánh giá sự phát triển của trẻ.