Đổi mới phương pháp quản lý trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Đổi mới phương pháp quản lý trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để các trường mầm non, mẫu giáo phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường có đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các trường mầm non, mẫu giáo.

3.2.4. Đổi mới phương pháp quản lý trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia chuẩn quốc gia

Trong thực tế công tác, nếu chỉ có mục tiêu, mặc dù mục tiêu đó có tốt đẹp đến đâu mà không có phương pháp tốt thì mục tiêu đó cũng chỉ là điều mơ ước. Do đó, phương pháp quản lý đóng vai trò quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Trong hoạt động giáo dục thì phương pháp quản lý giáo dục là bộ phận năng động nhất trong hệ thống quản lý giáo dục.

Sự thành công hay thất bại trong công việc là một phần do vận dụng các phương pháp quản lý của người quản lý. Cho nên, vấn đề quan trọng của phương pháp quản lý giáo dục là chúng ta biết sử dụng, lựa chọn, phối hợp chúng như thế nào trong các phương pháp quản lý cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng cụ thể nhằm đạt mục tiêu của tổ chức; tùy thuộc vào trình độ và nghệ thuật của chủ thể quản lý, cụ thể: phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với mục đích quản lý giáo dục; phương pháp quản lý phải phù hợp với nguyên tắc quản lý; việc sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

Nội dung của biện pháp

Có nhiều phương pháp quản lý, nhưng trong quản lý giáo dục thường xuất hiện 3 phương pháp quản lý chủ yếu và phù hợp là: Phương pháp hành chính – tổ chức, phương pháp tâm lý - xã hội và phương pháp kinh tế. Vì vậy, việc áp dụng 3 phương pháp này vào quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng cần thực hiện nghiêm túc, phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng địa phương sẽ góp phần quản lý xây dựng có hiệu quả trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm.

Tăng cường thực hiện phương pháp hành chính - tổ chức đối với các trường, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục như: Điều lệ trường mầm non quy định mục đích, mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động nhà trường; vai trò nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên; trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng nhà trường. Thông tư ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; các Chỉ thị, Kế hoạch, Nghị quyết, Quyết định của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và sở Giáo dục và Đào tạo…, bắt buộc các trường thực hiện những nhiệm vụ nhằm đảm bảo thực hiện đúng hướng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị và các bộ phận trong đơn vị trường học theo kế hoạch đề ra.

Chú trọng sử dụng phương pháp tâm lý - xã hội nhằm thuyết phục mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và các đoàn thể trong nhà trường hiểu được mặt tích cực, cái lợi của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức; xây dựng lòng tin, hình thành niềm tự hào của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc đầu tư công sức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Tập trung làm tốt phương pháp kích thích để kịp thời động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhiều đóng góp vào thành tích chung của nhà trường như: nâng lương trước thời hạn cho giáo viên đạt chiến sĩ thi đua; khen thưởng giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và các cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhiều thành tích đóng góp xây dựng trường đạt chuẩn vào ngày tổng kết năm học. Tổ chức xét tặng danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, phát triển Đảng, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giáo dục, trình độ lý luận chính trị. Ngoài ra, hàng năm có kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên tiêu biểu đi tham quan học tập trong tỉnh, vừa thư giãn, vừa rút kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn trong công tác.

Bên cạnh đó, cần nghiêm túc phê bình và xử phạt đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung của nhà trường.

Cách thực hiện biện pháp

Về hành chính - tổ chức

- Hướng dẫn các trường thường xuyên tổ chức nghiên cứu, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tiến hành họp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và đề ra những công việc liên quan đến nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như: công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trường học; công tác xã hội hóa giáo dục và công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ..., từ đó, giao nhiệm vụ cho phù hợp theo lĩnh vực phụ trách của từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

- Chỉ đạo các trường tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định liên quan đến nội dung xây

dựng trường đạt chuẩn quốc gia; yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ đã được phân công, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

Về tâm lý - xã hội

- Phối hợp với Công đoàn ngành xây dựng quỹ “tương thân, tương ái” của ngành, tổ chức thăm viếng, động viên đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường khi bị bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn giao thông, có hoàn cảnh khó khăn để giúp họ ổn định đời sống, yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

- Chỉ đạo các trường thực hiện tốt quy chế dân chủ; tuyên truyền, phân tích để cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng biết những khó khăn thách thức, cơ hội và hiểu rõ lợi ích của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để hành động cho phù hợp và cùng nhau phối hợp vượt qua khó khăn; khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của cán bộ, giáo viên, nhân viên, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất.

Về khuyến khích, động viên

- Chỉ đạo các trường thường xuyên theo dõi, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả công việc, tổ chức bình chọn những cá nhân điển hình trong công việc để tuyên dương, khen thưởng các danh hiệu thi đua theo từng học kỳ và cuối năm học; định kỳ tổ chức họp xét nâng lương trước thời hạn, đề xuất các danh hiệu thi đua như chiến sĩ thi đua cơ sở, nhà giáo ưu tú; đặc biệt là quan tâm giới thiệu cho Đảng những đoàn viên ưu tú để xem xét kết nạp vào Đảng.

- Hướng dẫn các trường có kế hoạch tích lũy kinh phí để tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời; đồng thời kiên quyết xử phạt nghiêm minh, không để tình cảm ảnh hưởng đến việc chung của nhà trường.

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nêu trên xuất phát từ thực tiễn quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường mầm non của huyện Cam Lâm. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ nêu 04 nhóm biện pháp cơ bản nhất (Biện pháp 1 -Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Biện pháp 2 - Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây

dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Biện pháp 3 - Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Biện pháp 4 -

Đổi mới phương pháp quản lý trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia). Giữa các biện pháp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau để đảm bảo cho hoạt động quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường mầm non đáp ứng được yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Nhóm biện pháp 1 là nhóm tiền đề, mở đường để thực hiện tốt các nhóm biện pháp khác; nhóm biện pháp 2,3 giữ vai trò trọng tâm; nhóm biện pháp 4 là điều kiện để thực hiện các nhóm biện pháp. Kết quả của nhóm biện pháp này là yếu tố thành công của nhóm biện pháp khác. Tuy nhiên trong từng thời điểm, điều kiện cụ thể, mỗi nhóm biện pháp thể hiện tính độc lập tương đối trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh và cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình thực hiện biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa các biện pháp theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sự tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường mầm non trong việc chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và phát triển tiềm năng và tài

Biện pháp 1 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

năng của người quản lý giáo dục theo các yêu cầu trường chuẩn quốc gia. Các biện pháp này sẽ phát huy hiệu quả nhất khi người quản lý khai thác triệt để được thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trường. Những biện pháp đưa ra, qua nghiên cứu thực tế sẽ có ý nghĩa đóng góp bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, đồng thời, có giá trị ứng dụng về những vấn đề chung và riêng đối với từng trường mầm non để xây dựng nhà trường sớm đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục và đào tạo huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w