8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Các chức năng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục mầm non. Nhà trường phối hợp tốt với gia đình, các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường, giáo viên và các bậc cha mẹ thông qua họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp hoặc các hình thức khác để giúp trẻ phát triển. Nhà trường chủ trì và phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng và cha mẹ trẻ em để tổ chức các hoạt động lễ hội theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với truyền thống của địa phương.
Nhà trường huy động được sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhà trẻ.
Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: Nhà trường tranh thủ được các nguồn tài trợ để nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên và các thành viên của Hội đồng trường thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước. [3]
1.4.4. Các chức năng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gia
Thông qua chức năng quản lý, chủ thể quản lý tác động có mục đích vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Các tác giả có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia chức năng quản lý, nhưng hầu hết đều đề cập đến bốn chức năng chủ yếu sau: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
1.4.4.1. Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời gian tiến hành. [28]
Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: (1)Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; (2)Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này; (3)Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó. [7]
Sản phẩm của chức năng kế hoạch hóa là kế hoạch, có ba loại kế hoạch: Kế hoạch chiến lược (tương ứng với loại kế hoạch dài hạn từ 3 năm đến 5 năm); Quy hoạch (kế hoạch gắn với một nội hoạt động, trên một địa bàn và trong một thời gian cụ thể); Kế hoạch hành động (các loại kế hoạch năm học hay kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng…)
Như vậy, kế hoạch hóa là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức. [25]
1.4.4.2. Chức năng tổ chức
Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức một cách có hiệu quả. Ứng với những mục tiêu khác nhau, người quản lý cần lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có.
Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả. [5]
1.4.4.3. Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới hành vi, thái độ của những người khác, nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thành nhu cầu của mọi người, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và chủ động để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao. Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích mọi người thực hiện những nhiệm vụ được phân công;
giám sát và sửa chữa (hỗ trợ, giúp đỡ), thúc đẩy các hoạt động phát triển đạt tới mục tiêu của tổ chức.
1.4.4.4. Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau:
- Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động.
- Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra.
- Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch. - Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
Các chức năng trên lập thành một chu trình quản lý, được diễn ra tuần tự Lập kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra
Trên thực tế, việc vận dụng các chức năng này trong công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng thì các chức năng này đan xen vào nhau, hỗ trợ, phối hợp, bổ sung cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình trước sang chu trình sau theo hướng phát triển.
1.4.5. Các phương pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Để quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý, các nhà quản lý cần phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương
pháp quản lý. Việc sử dụng phương pháp quản lý giáo dục phải đạt được các yêu cầu chủ yếu sau:
- Phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với mục đích quản lý giáo dục. - Phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với nguyên tắc quản lý.
- Sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Có thể phân loại các phương pháp quản lý theo nhiều cách như: (1)Căn cứ vào phương thức tác động có: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp; (2)Căn cứ vào chức năng quản lý có: các phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp tổ chức, phương pháp kiểm tra, hạch toán…; (3)Căn cứ vào nội dung và cơ chế hoạt động quản lý: có các phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính - tổ chức, phương pháp tâm lý - xã hội/giáo dục; (4)Căn cứ vào phạm vi, đối tượng tác động có: các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống và các phương pháp tác động lên các hệ thống khác.
Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp quản lý theo nội dung và cơ chế hoạt động, theo đó có 3 loại phương pháp quản lý chủ yếu như sau: phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính - tổ chức, phương pháp tâm lý - xã hội/giáo dục
1.4.5.1. Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Trong trường học, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, học sinh ghi trong Điều lệ nhà trường, qui chế chuyên môn,… với những kích thích có tính đòn bẩy trong nhà trường. Việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong quản lý đảm bảo sự hoạt động độc lập, có định hướng (những tiêu chuẩn cần đạt cho mỗi mức thưởng,…) đối với mỗi người, nó thúc đẩy họ chủ động làm việc có hiệu quả mà không cần có sự giám sát, bắt buộc của những tác động hành chính.
Phương pháp này có đặc điểm cơ bản là dựa trên các phương pháp tính toán kinh tế có tuân theo các qui luật kinh tế. Trong quản lý giáo dục, người ta cũng sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để tính toán vốn đầu tư, giá thành đào tạo,… áp dụng các chỉ tiêu, định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất thông
qua các chế độ về tiền lương, tiền thưởng,… Sự tác động tới lợi ích vật chất (các thang bậc lương, nâng lương trước thời hạn, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt,…) của viên chức có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực lao động của họ. Lao động nhiều với năng suất cao, chất lượng tốt sẽ được trả công nhiều, về thực chất đó là sự kích thích vật chất cho cá nhân và tập thể. Bản thân sự kích thích vật chất cũng chứa đựng yếu tố cổ vũ về tinh thần (phong danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân,…), đó là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động của mỗi người.
Phương pháp kinh tế có ưu điểm là giảm bớt tối đa việc ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị, đồng thời giảm bớt sự giám sát của cán bộ quản lý tới hoạt động của từng người; phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác, độc lập của mỗi người trong công việc; nhanh chóng tạo nên động cơ mạnh cho hoạt động vì mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp này thì dễ dẫn đến khuynh hướng tư lợi, chỉ biết tới lợi ích cá nhân mà ít quan tâm tới lợi ích tập thể; đồng thời dễ nảy sinh tư tưởng cái gì có lợi mới làm, không có lợi không muốn làm.
Tóm lại, phương pháp kinh tế tạo ra động lực kích thích con người làm việc, một mặt nó đem lại lợi ích vật chất cho họ, đồng thời tạo ra sự thừa nhận về mặt tinh thần đối với kết quả lao động của họ. Vì vậy, các biện pháp kích thích vật chất phải được kết hợp chặt chẽ và tương xứng với các biện pháp động viên khuyến khích về tinh thần.
1.4.5.2. Phương pháp hành chính - tổ chức
Phương pháp hành chính - tổ chức là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết định, nội quy của tổ chức...
Phương pháp hành chính - tổ chức là phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý vì trong bất kỳ một tổ chức nào cũng hình thành những mối quan hệ tổ chức trong hệ thống quản lý. Phương pháp này có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức; giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống.
Phương pháp này dựa vào quyền uy tổ chức của người quản lý để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý để đạt được mục tiêu. Đây là phương pháp không thể thiếu được trong tất cả các cơ quan, các tổ chức, nó thể hiện tính kỷ cương đem lại hiệu quả nhanh chóng và kịp thời. Phương pháp này mang tính thiết chế, cưỡng chế đơn phương, đối tượng quản lý chấp hành mệnh lệnh một chiều từ trên xuống. Vì thế, người quản lý không được quá xem trọng phương pháp này vì nó dễ dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh, coi thường yếu tố con người, mà người quản lý quan liêu thì thường dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm và đây cũng là môi trường tốt dễ dàng dẫn đến tình trạng tham nhũng; mặt khác nó còn làm kìm hãm khả năng sáng tạo của người dưới quyền.
1.4.5.3. Phương pháp tâm lý - xã hội
Phương pháp tâm lý - xã hội là cách thức tác động vào nhận thức, tình cảm và nhân cách của con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Mục đích của phương pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm,… trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ.
Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần. Tính thuyết phục làm cho đối tượng quản lý phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp; khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất.
Trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý nhà trường, yếu tố tâm lý - xã hội ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó điều chỉnh mọi mối quan hệ trong nhà trường, có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của nhà trường.
Tóm lại, trong thực tiễn quản lý, không thể tuyệt đối hóa một phương pháp nào đó mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng và linh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý, bởi lẽ: (1)Đối tượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động; (2)Tất cả các phương pháp quản lý đều hướng về con người mà bản chất con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động cơ nên phải vận dụng tổng hợp các phương pháp; (3)Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm riêng, cần kết hợp lại để bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, nhà quản lý cần nghiên cứu và lựa chọn một phương pháp quản lý chủ đạo làm tư tưởng quản lý sao cho phù hợp với đối tượng quản lý, phát huy tốt nhất sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong và ngoài ngành giáo dục tích cực tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng phát triển trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.
Tiểu kết chương 1
Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trường mầm non trực tiếp đảm nhận việc giáo dục từ lúc trẻ mới 3 tháng tuổi cho tới khi chuẩn bị bước vào lớp 1 nhằm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa