1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG

67 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 319 KB

Nội dung

Lào là quốc gia nằm trong tiểu vùng hợp tác vận tải CLMV (Cămpuchia Lào – Myanma –Việt Nam), có mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện với Việt Nam. Luôngphrabăng là điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Lào, hàng năm đón 150.000 khách quốc tế, chủ yếu là khách quốc tịch châu Âu và Đông Bắc Á. Vietnam Airlines hiện có 36 đường bay quốc tế, 28 đường bay nội địa, vận chuyển 8 triệu kháchnăm, doanh thu 1,3 tỷ USD. Cùng với mạng đường bay nội địa, mạng đường bay tiểu vùng CLMV giữ vai trò chiến lược của hãng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, việc mở đường bay thẳng Hà Nội – Luôngphrabăng nhằm các mục tiêu: Thực hiện chiến lược 2010 về phát triển mạng bay trong khu vực CLMV; hoàn thiện sản phẩm bổ trợ cho mạng bay Đông Bắc Á và Châu Âu của Vietnam Airlines.Kế hoạch marketing sẽ chỉ ra tiềm năng thị trường khách du lịch điđến Luôngphrabăng từ khu vực Đông Bắc Á chủ yếu là khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu chủ yếu là khách Pháp, Đức. Đây là cơ sở quan trọng xác định thị trường mục tiêu cũng như định vị, thiết kế sản phẩm đường bay đến LuôngPhrabăng của Vietnam Airlines. Về cạnh tranh, trong kế hoạch này sẽ phân tích 2 hãng hàng không có đường bay quốc tế điđến LuôngPhrabăng: Hãng bản địa Lao Airlines (QV) với tiềm lực hạn chế và hãng hàng không Bangkok Airways (PG) của Thái Lan đang giữ vai trò chính trên thị trường này.

MỞ ĐẦU Lào là quốc gia nằm trong tiểu vùng hợp tác vận tải CLMV (Căm-pu-chia Lào – My-an-ma –Việt Nam), có mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện với Việt Nam Luông-phrabăng là điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Lào, hàng năm đón 150.000 khách quốc tế, chủ yếu là khách quốc tịch châu Âu và Đông Bắc Á Vietnam Airlines hiện có 36 đường bay quốc tế, 28 đường bay nội địa, vận chuyển 8 triệu khách/năm, doanh thu 1,3 tỷ USD Cùng với mạng đường bay nội địa, mạng đường bay tiểu vùng CLMV giữ vai trò chiến lược của hãng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế Chính vì vậy, việc mở đường bay thẳng Hà Nội – Luông-phrabăng nhằm các mục tiêu: Thực hiện chiến lược 2010 về phát triển mạng bay trong khu vực CLMV; hoàn thiện sản phẩm bổ trợ cho mạng bay Đông Bắc Á và Châu Âu của Vietnam Airlines Kế hoạch marketing sẽ chỉ ra tiềm năng thị trường khách du lịch đi/đến Luông-phrabăng từ khu vực Đông Bắc Á - chủ yếu là khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu - chủ yếu là khách Pháp, Đức Đây là cơ sở quan trọng xác định thị trường mục tiêu cũng như định vị, thiết kế sản phẩm đường bay đến Luông-Phrabăng của Vietnam Airlines Vũ Đình Nam Về cạnh tranh, trong kế hoạch này sẽ phân tích 2 hãng hàng không có đường bay quốc tế đi/đến Luông-Phrabăng: Hãng bản địa Lao Airlines (QV) với tiềm lực hạn chế và hãng hàng không Bangkok Airways (PG) của Thái Lan đang giữ vai trò chính trên thị trường này Đồng thời, kế hoạch này sẽ phân tích cơ hội khi kết hợp 3 di sản Hạ Long, Luông-phrabăng (LPQ) và Ăng-co-vát, chỉ ra các đe doạ do đặc điểm thời tiết khí hậu nên nơi đây nên đi lại của khách có tính mùa vụ rất cao Kế hoạch cũng phân tích điểm mạnh của Vietnam Airlines khi nắm được thị trường nguồn, ở đó mạng bay của Vietnam Airlines đã khai thác từ lâu như tại Đông Bắc Á, Châu Âu, cũng như ưu thế vượt trội trong khu vực Đông dương Mặc dù vậy, Vietnam Airlines có điểm yếu cần chú ý là việc tham gia thị trường sau QV và đặc biệt PG hãng khai thác qua cửa ngõ Băng-Cốc Sản phẩm đường bay Hà Nội – Luông-Phrabăng sẽ bổ trợ một cách có hiệu quả cho toàn mạng đường bay của Vietnam Airlines, tăng vị thế cạnh tranh cũng như doanh thu và lợi nhuận cho Hãng Xuất phát từ nhận định này, Kế hoạch sẽ đề xuất chiến lược marketing, ngân sách cho các hoạt động marketing cho sản phẩm mới – đường bay đến Luông-Phrabăng từ Hà Nội Kế hoạch marketing cũng lập chương trình hành động và phân công nhiệm 2 Vũ Đình Nam vụ cho các đơn vị liên quan Đồng thời đề ra các biện pháp kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất kế hoạch đề ra 3 Vũ Đình Nam PHẦN I – MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích 236.800 km 2, thuộc trong bán đảo Đông Dương có biên giới chung với Trung Quốc 423 km, Myan-ma 235 km, Căm-pu-chia 541 km, Thái Lan 1.754 km và Việt Nam 2.130 km Nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển, đồi núi chiếm 47% diện tích đất nước Lào Viên-chăn là thủ đô và là trung tâm chính trị-kinh tếvăn hoá của Lào, nằm ở phía Tây gần biên giới với Thái Lan Lào có khí hậu lục địa, nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều Một năm chia làm 2 mùa: mùa khô (từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 4 đến hết tháng 9) Thành phố lớn thứ hai của Lào là cố đô Luông-phrabăng, đây là điểm du lịch chính thu hút du khách đến với Lào Thành phố được mệnh danh là cái nôi văn hoá của Lào Năm 1995, Luông-Phrabăng được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá thế giới sánh ngang cùng các điểm du lịch sáng giá trong khu vực như An-thay-a (cố đô Thái Lan), Hội An (Việt Nam), Lijiang (Vân nam-Trung Quốc), Ăngko Vát (Căm-pu-chia) LuôngPhrabăng là cố đô của Vương triều Lane Xang từ năm 1345, nằm ở phía Bắc Lào, giữa ngã ba sông Khan và sông Mê Kông Xung quanh thành phố là các 4 Vũ Đình Nam ngọn đồi xanh rì với nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp Đến đây du khách ấn tượng về các ngôi chùa cổ và các công trình mang phong cách kiểu Pháp Dân số hiện nay của thành phố khoảng 450.000 người 1 Đặc điểm chính trị-kinh tế Lào Ngày 01 tháng 12 năm 1975, dưới dự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật đổ chế độ quân chủ lập hiến Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ra đời Hiện nay, Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Tình hình chính trị tương đối ổn định, kinh tế có sự tăng trưỏng trong thời gian vừa qua Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Lào Chỉ tiêu Tổng giá trị GDP theo giá hiện hành Tăng trưởng GDP/đầu người theo giá hiện hành Tăng trưởng Đơn vị 1999 Tr 1.451 USD % USD 2000 2001 2002 1.733 1.744 1.805 2003 2.046 2004 2.437 - 19.4% 285 332 0.6% 326 3.5% 13.4% 19.1% 329 364 423 - 16.5% - 0.9% 10.6% 16.2% % 1.8% Nguồn: Ban Thư ký ASEAN 5 Vũ Đình Nam Quan hệ ngoại thương: Lào xuất khẩu chủ yếu sang các nước Thái Lan 19.3%, Việt Nam 13.4%, Pháp 8%, Đức 5.3%, Anh 5% (2004); nhập khẩu chủ yếu Thái Lan 60.5%, Trung Quốc 10.3%, Việt Nam 7.1% và Xing-ga-po 4% (2004) Năm 2005, xuất nhập khẩu đạt 920 triệu USD trong đó xuất đạt 379 triệu USD, nhập 541 triệu USD (Nguồn: World factbook) 2 Quan hệ giữa Lào với Việt Nam Lào có đường lối đối ngoại độc lập trên cơ sở hữu nghị và hợp tác; chính sách hợp tác đa phương, đa dạng; tăng cường hợp tác mọi mặt với các nước bạn chiến lược XHCN trong đó nhấn mạnh: thắt chặt truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam; quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng; tích cực tham hoạt động trong hiệp hội các nước ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế Hiện nay, Lào có quan hệ ngoại giao với 107 nước, có quan hệ thương mại với 40 nước Việt Nam và Lào có mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và đối ngoại Quan hệ giữa Việt Nam và Lào được thiết lập từ rất sớm Năm 1977, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia Năm 2000, hai nước đã ký kết các Hiệp định Hợp tác chiến lược về Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ thuật 10 năm, 5 6 Vũ Đình Nam năm và hàng năm để theo dõi và thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật Việt - Lào được thành lập với nhiệm vụ theo dõi và thúc đẩy quan hệ hợp tác này Cho đến nay, hai nước đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng trong đó có: Bản thoả thuận Chiến lược hợp tác kinh tế - văn hoá - khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001-2010; hàng năm đều có ký Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hoá - khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào Kim ngạch buôn bán giữa hai nước thời kỳ 1996-2000 đạt bình quân trên 220 triệu USD/năm, song mấy năm gần đây xu hướng tăng trưởng chậm lại Hàng của Việt Nam chiếm từ 15- 40% thị phần ở Lào (tuỳ theo vùng), xuất khẩu của Lào sang Việt Nam chiếm 30-50% xuất khẩu của Lào ra thị trường thế giới Việt Nam xuất khẩu sang Lào vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng và nhập của Lào một số mặt hàng gỗ, khoáng sản, nông sản Hiện hai bên đang khuyến khích lập các cặp chợ biên giới, các khu kinh tế, thương mại tại các cửa khẩu lớn và đang tích cực triển khai thực hiện các thoả thuận về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá qua lại, trong đó có chính sách giảm thuế 50% cho hàng hoá có xuất xứ từ mỗi nước 7 Vũ Đình Nam Trong lĩnh vực đối ngoại: Hai bên tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hoạt động về vấn đề hội nhập quốc tế trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, ASEAN, khu vực cũng như trong khuôn khổ ba nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia 3 Chính sách và quan hệ hàng không Nhìn chung, chính sách vận tải hàng không của Lào còn đang trong quá trình xây dựng Lào đã ký kết Thoả thuận hợp tác vận tải hàng không Tiểu vùng giữa các Cục trưởng CLMV Tới nay, Lào đã nộp lưu chiểu văn bản phê duyệt Hiệp định Đa biên về vận tải hàng không Tiểu vùng CLMV Với các thoả thuận và tiến trình phê duyệt Hiệp định Đa biên nói trên, các hãng hàng không của các nước thành viên không bị hạn chế khai thác thương quyền 3, 4, 5 và không hạn chế về tần suất cũng như tải cung ứng Liên quan đến Lộ trình hội nhập ASEAN về vận tải hàng không, cũng giống các nước thành viên CLMV khác, Lào chủ trương tăng cường và đẩy mạnh hội nhập về vận tải hàng không với các quốc gia CLMV trong khuôn khổ ASEAN Thực tế khai thác cho thấy, tới nay các hãng hàng không Lào (chủ yếu là Lao Airlines) mới chỉ khai thác đến một số nước trong khu vực là: Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, và Trung Quốc 8 Vũ Đình Nam 4 Sự phát triển ngành hàng không Lào Hiện tại, Lào có 2 hãng hàng không là Hãng hàng không Quốc gia Lào - Lao Airlines (QV) và hãng hàng không quy mô nhỏ Lao Air Service Ltd., hãng này chỉ khai thác bay dịch vụ Hiện tại, QV tập trung khai thác chủ yếu thị trường nội địa, gồm 10 đường bay đi đến 11 điểm Về mạng bay quốc tế, hãng đang khai thác 08 đường bay quốc tế sử dụng đội máy bay nhỏ ATR-72 (70 ghế), YN-12 (17 ghế), và MA60 (50-60 ghế) với các đường bay trực tiếp tới các điểm Băng-Cốc, Hà Nội, Xiêm-Riệp (REP), Phnôm-pênh (PNH), Chiềng-Mai (CNX) và Côn-Minh (KMG) Về hệ thống sân bay, Lào có 11 sân bay đang hoạt động, trong đó có 3 sân bay quốc tế: Viên-chăn (VTE), Luông-Phrabăng (LPQ) và Pắc-xế (PKZ) Sân bay Viêng-Chăn đủ tiêu chuẩn tiếp nhận máy bay B747; Luông-Phrabăng có thể tiếp nhận B737 trở xuống; PKZ đang được đầu tư để có thể sớm tiếp nhận A320 Chính phủ Lào đang có kế hoạch nâng cấp sửa chữa 6 sân bay phía Bắc Lào để có thể khai thác được ATR-72 trong giai đoạn từ nay đến 2010 đồng thời cũng đang xem xét đầu tư cho đội tàu bay của Lao Airlines nhưng trước hết tập trung phát triển các đường bay nội địa Đối với các đường bay quốc tế đi/đến Lào, Chính phủ Lào chủ trương khuyến khích sự tham gia 9 Vũ Đình Nam ngày càng nhiều của các hãng hàng không; đồng thời nghiên cứu thành lập liên doanh với các hãng hàng không nước ngoài 5 Sự phát triển của ngành du lịch Lào và Luông-Phrabăng Mặc dù không có nhiều điểm du lịch nhưng Lào là thị trường đầy tiềm năng với những điểm tham quan tự nhiên hấp dẫn như khu phố cổ ở Viên-chăn, Đồng chum, và đặc biệt là Luông-phrabăng - cố đô của Lào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2005 5.1 Các điểm tham quan và thắng cảnh chính tại Luông-Phrabăng Luông-phrabăng là điểm du lịch hấp dẫn nhất khi đến thăm Lào Xung quanh thành phố là các ngọn đồi xanh rì với nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đến đây du khách ấn tượng về các ngôi chùa cổ và các công trình kiến trúc mang phong cách pha trộn giữa kiểu nhà cổ của Lào và kiểu kiến trúc thuộc địa của Pháp Thành phố có rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng là các điểm tham quan chính của Luông-phrabăng cụ thể gồm: Bảo tàng quốc gia, trước đây là Hoàng cung (National Museum): Được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1904 đến năm 1909 trong triều đại của Vua Sisavangvong, nay chuyển thành bảo tàng quốc gia Van-Xiêng-Thong là ngôi chùa được xây dựng trong giai đoạn 1559-1560 bởi Vua Say Setthathirath, nằm bên bờ sông Mê-kông 10 Vũ Đình Nam cấu EE1M, EE3M, 1Y Ngoài ra, giá cho sản phẩm Free & Easy đến Luông-Phrabăng triển khai đến hệ thống bán tại Việt Nam bên cạnh các giá công bố và giá thông thường trên thị trường từ 200 USD đến 300 USD • Tại Lào VN đã chỉ định đại lý bán tại Luông-Phrabăng Đối tượng khách tập trung bán chủ yếu sẽ là khách du lịch lẻ đến Luông-Phrabăng có nhu cầu đi tiếp tới các điểm đến ở Việt Nam Mức giá 2 chiều từ 100 USD đến 200 USD, cơ cấu giá cho khách lẻ (EE1M, EE3M, 1Y) 5 Chính sách phân phối: • Hệ thống phân phối của Vietnam Airlines cho khách du lịch tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông tương đối hoàn chỉnh và hoạt động có hiệu quả Bao gồm các công ty du lịch lớn như JTB tại Nhật, Hana Tour tại Hàn Quốc, Novellfontier tại Pháp, Tui tại Đức, BJS tại Trung Quốc, HongYi tại Đài Loan, … Bên cạnh đó là hàng nghìn đại lý BSP thực hiện bán lẻ trên thị trường Đối với các thị trường này, việc phân phối sản phẩm Hà Nội - LuôngPhrabăng không có yêu cầu thiết lập hệ thống phân phối riêng biệt mà tiếp tục sử dụng chính hệ thống phân phối hiện có 53 Vũ Đình Nam • Tại Lào, hệ thống phân phối vé máy bay chưa phát triển, đòi hỏi Vietnam Airlines phải thiết lập hệ thống phân phối riêng cho sản phẩm Hà Nội Luông-Phrabăng, bao gồm: Thành lập văn phòng đại diện tại LuôngPhrabăng, chỉ định đại lý tại Luông-Phrabăng • Đối với thị trường Việt Nam, mặc dù hệ thống phân phối chưa phát triển nhưng Vietnam Airlines đã thiết lập cho riêng mình hệ thống phân phối hoạt động có hiệu quả, đảm bảo phân phối đến khách hàng lựa chọn Chính vì vậy, hệ thống phân phối này tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phân phối sản phẩm Hà Nội - Luông-Phrabăng • Thúc đẩy bán thông qua chương trình khuyến khích đại lý bán khách đến Luông-Phrabăng: thưởng theo doanh số bán từ 1%-5% 6 Quảng cáo, xúc tiến, truyền thông: • Quảng cáo − Phương tiện: Báo, tạp chí du lịch tại Việt Nam, các thị trường có khách nguồn tại Châu Âu, Đông Bắc Á − Nội dung: Sản phẩm lịch bay Hà Nội – Luông-Phrabăng, nối chuyến từ Châu Âu, Đống Bắc Á với hành trình kết hợp di sản Hạ Long, Luông-Phrabăng, Ăng-co-vát 54 Vũ Đình Nam − Tổng ngân sách 100.000 USD, trong đó phân bổ: Lào 5.000 USD, Nhật 25.000 USD, Hàn Quốc 25.000 USD, Pháp 20.000 USD, Đức 15.000 USD, Việt Nam và các thị trường khác 20.000 USD • Các hoạt động xúc tiến: − Phối hợp với Tổng Cục Du lịch Lào, Sở Du lịch Luông-Phrabăng tổ chức hội thảo thu hút khách đến Luông-Phrabăng và giới thiệu về đường bay tại Pháp, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc − Sản xuất các tờ rơi về sản phẩm mới và điểm đến Luông-Phrabăng phân phối rộng rãi đến các đại lý du lịch ở Châu Âu Nhật Bản − Phối hợp với các công ty du lịch tại các thị trường trọng điểm xây dựng những chương trình du lịch trọn gói hấp dẫn đối với các đối tượng khách khác nhau − Tặng quà, cấp vé giá giảm cho các đãi lý − Ngân sách hoạt động xúc tiến: 35.000 USD và 50 vé miễn cước, 100 vé giảm cước • Quan hệ công chúng: − Thông báo rộng rãi cho các báo và các phương tiện thông tin đại chúng về việc Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội - Luông55 Vũ Đình Nam Phrabăng với tần suất cao loại máy bay hiện đại với giờ bay và nối chuyến thuận tiện − Lễ khai trương đường bay tại Hà nội, Luông-Phrabăng mời quan chức hai nước, Đại sứ quán, Tổng cục du lịch, các báo đài trong nước, quốc tế đến đưa tin − Tổ chức các chương trình PRESS-TRIP cho nhà báo của các phương tiện thông tin đại chúng ở các thị trường trọng điểm đi trên sản phẩm của Vietnam Airlines đến Luông-Phrabăng để các nhà báo này viết bài về điểm du lịch Luông-Phrabăng cũng như sản phẩm của Vietnam Airlines Tổng vé miễn cước: 30 vé 7 Nghiên cứu phát triển − Nghiên cứu sản phẩm Hà Nội - Luông-Phrabăng - Xiêm-Riệp - TP Hồ Chí Minh: Tổ chức 3 đoàn khảo sát nghiên cứu thị trường, nghiên cứu điều kiện khai thác, làm việc với nhà chức trách về mở đường bay Số người tham gia 4-6 người/đoàn, tổng chi phí 15.000 USD − Tổ chức các chương trình FAM-TOUR cho các công ty và đại lý du lịch tại các thị trường trọng điểm xây dựng các sản phẩm tour mới kết hợp các điểm du lịch Đông dương Tổng chi 50 vé miễn cước từ các thị trường trọng điểm Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam 56 Vũ Đình Nam PHẦN VI – CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 1 Các công tác chuẩn bị về thị trường − Ban Tiếp thị Hành khách chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chi nhánh Lào, các Văn phòng Khu vực miền Bắc, miền Nam và các Văn phòng Chi nhánh liên quan nghiên cứu, triển khai ngay chính sách giá, mức giá đối với hành khách và hàng hoá đảm bảo khai thác tốt nhất các nguồn khách (O&D) và các đối tượng khách mục tiêu, nâng cao hiệu quả khai thác của Vietnam Airlines Hoàn thành trước 25/12/2007 − Ban Kế hoạch thị trường, Tiếp thị Hành khách phối hợp với Văn phòng Chi nhánh Lào lập kế hoạch quảng cáo, khuyến mại, khai trương đường bay chi tiết (bao gồm cả nội dung công việc, thời gian, địa điểm, kinh phí ) liên quan đến đường bay mới Hà Nội - Luông-Phrabăng, trình Tổng giám đốc phê duyệt và khẩn trương triển khai thực hiện khi có phê duyệt Hoàn thành trước 25/12/2007 − Ban Tiếp thị Hành khách phối hợp với Trung tâm kiểm soát khai thác Nội Bài, Xí nghiệp phục vụ mặt đất Nội Bài, tổ chức tốt công tác phục vụ nối chuyến cho khách thương quyền 6 tại đầu sân bay NBA Đồng thời kết hợp với các công ty du lịch trong và ngoài nước xây dựng các 57 Vũ Đình Nam chương trình du lịch hấp dẫn để phát động khách Hoàn thành trước 25/12/2007 − Văn phòng chi nhánh tại Lào nghiên cứu phương án chuẩn bị đặt văn phòng tại sân bay Luông-Phrabăng Hoàn thành trước 25/12/2007 2 Các công tác chuẩn bị về ngân sách Như đã nêu, việc chuẩn bị và đưa vào khai thác đường bay Hà Nội Luông-Phrabăng đòi hỏi ngân sách theo đúng kế hoạch Các hộ ngân sách lập dự toán chi tiết, Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Tài chính kế toán thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi quá trình thanh quyết toán chặt chẽ Dự toán tài chính cho các hoạt động liên quan đường bay Hà Nội - Luông-Phrabăng hoàn thành trước 22/12/2007, thẩm định và phê duyệt trước 25/12/2007 3 Các công tác chuẩn bị về khai thác − Ban Kế hoạch thị trường: sớm triển khai lịch bay đường bay Hà Nội Luông-Phrabăng tới các đơn vị liên quan theo kế hoạch được phê duyệt; chủ động xin slot, phép bay cho đường bay; làm công văn báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về phương án khai thác đường bay Hà Nội Luông-Phrabăng Hoàn thành trước 15/12/2007 58 Vũ Đình Nam − Ban Điều hành bay chủ động tính toán đường bay cụ thể, xác định chính xác thời gian bay và tải thương mại cho từng chặng bay trong lịch bay mùa Đông 2007 và xin phép bay qua bầu trời theo lịch bay do Ban Kế hoạch thị trường triển khai Hoàn thành trước 25/12/2007 − Đoàn bay, Đoàn Tiếp viên, chuẩn bị đầy đủ lực lượng người lái, tiếp viên và lên phương án thu xếp ăn ở và luân chuyển tổ lái, tiếp viên, đảm bảo về khai thác và tiết kiệm nhất − Các Ban Kỹ thuật, Quản lý vật tư, Đảm bảo chất lượng, Dịch vụ Thị trường, An toàn An ninh chủ động làm việc với các đối tác chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo khai thác và phục vụ cho chuyến bay gồm cung ứng xăng dầu; phục vụ kỹ thuật mặt đất đối với máy bay, hành khách, hành lý hàng hoá; cung ứng xuất ăn; các điều kiện đảm bảo an toàn an ninh cho các chuyến bay của Vietnam Airlines, quy trình phục vụ mặt đất, phục vụ trên không Hoàn thành trước 25/12/2007 59 Vũ Đình Nam PHẦN VII – DỰ KIẾN TÀI CHÍNH Bảng 10: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Đơn Chỉ tiêu 1 Kết quả khai Cao 2008 Thấp vị điểm điểm Cao 2009 Thấp Tổng điểm điểm Tổng thác Khách khách 6.864 4.290 11.154 10.725 5.363 16.088 Tải cung ứng Tần suất chuyến ghế 2 10.816 10.140 20.956 13.520 10.140 23.660 bay Ghế suất 2 Doanh thu 2.1 Doanh thu chiều % 4 63% 3 42% 53% 4 79% 3 53% 68% 62 310.53 93 77 388.17 1.16 1.613 6.344 2 4.516 72,4 72,4 khách Vietnam Airlines trên Hà Nội - LuôngPhrabăng DTTB phân bổ USD USD 1.075 8 cho chặng bay / OW 90,5 72,4 Hà Nội - Luông60 Vũ Đình Nam Phrabăng 2.2 Doanh thu mạng 39 USD 247.21 64 56 282.32 84 5.544 5 2.759 4.657 9 6.986 2.3 Tổng doanh 557.75 1.57 1.34 670.50 2.01 USD 6.619 3 4.372 1.001 0 1.501 USD 7.497 7.497 7.497 7.497 7.497 7.497 6 thu 3 Chi phí Chi phí 01 1.01 494.79 1.15 77 584.75 1.36 chuyến bay ATR-72 Tổng chi phí 4 Hiệu quả tài USD 59.721 3 1 4.512 4 9.671 5 3 4.423 64 chính USD 56.898 62.962 19.859 61.330 85.747 7.078 Ghi chú: (*) : Tỷ trọng phân bổ doanh thu cơ hội các thị trường trọng điểm: Pháp- 34%; Đức-22%; Nhật Bản-32%; Hàn Quốc-13% Giai đoạn cao điểm: tháng 9 đến hết tháng 3 năm sau Giai đoạn thấp điểm: tháng 4 đến tháng 8 Tải/khách tính từ tháng 2/2008 61 Vũ Đình Nam PHẦN VIII – KIỂM TRA Để đảm bảo công tác triển khai thực hiện kế hoạch marketing đầy đủ, đúng thời hạn và đáp ứng mục tiêu đề ra, công tác kiểm tra được thực hiện trên tất cả các khâu theo đúng quy trình IOSA và các quy định hiện hành Trong đó các khâu có tính quyết định sẽ thiết lập các nội dung kiểm tra giám sát chéo giữa đơn vị chủ trì và các đơn vị thực hiện 1 Kiểm tra công tác chuẩn bị Ban Đảm bảo Chất lượng, Ban An toàn An ninh, Văn phòng Đối ngoại chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra giám sát công tác chuẩn bị: − Kế hoạch thực hiện: các đơn vị được phân công phải lên kế hoạch cụ thể cho công tác triển khai nhiệm vụ được giao Đảm bảo đủ nguồn lực và có lịch cụ thể cho các đơn vị, cá nhân tham gia với từng nhiệm vụ cụ thể Kế hoạch được gửi về Ban Đảm bảo Chất lượng để giám sát trong quá trình triển khai − Quy trình phục vụ: Các đơn vị rà soát toàn bộ quy trình hiện có từ phục vụ mặt đất, trên không, các quy trình có liên quan để bổ sung nhiệm vụ đối với đường bay Hà Nội - Luông-Phrabăng Các nội dung bổ sung, sửa đổi được gửi về Ban Đàm bảo Chất lượng để giám sát trong quá trình thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của Hãng 62 Vũ Đình Nam − Phép bay và đường bay: Các đơn vị làm việc với Nhà chức trách Việt Nam, Lào về đường bay, phép bay, trong đó giao Ban An toàn An ninh tổ chức định kỳ kiểm tra các đơn vị về tiến độ thực hiện, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước − Khai trương: Phó Tổng giám đốc Thương mại chịu trách nhiệm chủ trì lễ khai trương đường bay tại Hà nội, Luông-Phrabăng Trực tiếp kiểm tra Văn phòng Đối ngoại về công tác chuẩn bị lễ khai trương về chương trình, khách mời, quan hệ công chúng,… 2 Kiểm tra thông tin khách hàng và hệ thống marketing Ban Tiếp thị hành khách chủ trì công tác kiểm tra toàn bộ các Văn phòng chi nhánh được giao nhiệm vụ triển khai các chính sách: Triển khai bán, làm giá, phân phối giá, quảng cáo, in tờ gấp, gửi thư trực tiếp, tổ chức giới thiệu sản phẩm Bên cạnh đó, việc đặt chỗ và xuất vé phải thực hiện so sánh tiến độ và dự báo Thông qua đó, phối hợp các thị trường có biện pháp hỗ trợ hệ thống bán nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu bán và triển khai có hiệu quả các hoạt động marketing tại thị trường 3 Kiểm tra công tác thực hiện sản phẩm Ban Kế hoạch Thị trường chịu trách nhiệm kiểm tra công tác thực hiện sản phẩm tại các điểm giao tiếp trực tiếp khách hàng Bao gồm: phục vụ sân 63 Vũ Đình Nam bay, transit tour tại Hà nội; phục vụ trên chuyến bay; phục vụ sân bay, hỗ trợ khách tại Luông-Phrabăng THAY LỜI KẾT Kế hoạch marketing sản phẩm đường bay Hà nội – Luông-Phrabăng nhằm mục tiêu triển khai thành công sản phẩm mới trên thị trường, đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển sản phẩm, mở đường bay Hà Nội – LuôngPhrabăng – Xiêm-Riệp – TP Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines và thực hiện có hiệu quả chiến lược mạng đường bay khu vực CLMV Trong kế hoạch này, các phân tích về môi trường kinh tế xã hội, thị trường hàng không đến Luông-Phrabăng và cạnh tranh trên thị trường là thông tin quan trọng để xác định chính xác cơ hội, thách thức, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của Vietnam Airlines Từ đó hoạch định chính xác mục tiêu, dự kiến các chỉ tiêu tài chính sát thực tế Kế hoạch marketing này vạch ra chiến lược marketing trên các thị trường của Vietnam Airlines nhằm cạnh tranh tốt và đạt hiệu quả cao nhất Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong chương trình hành động triển khai thực hiện đầy đủ theo yêu cầu trong kế hoạch marketing 64 Vũ Đình Nam Đồng thời, kế hoạch này cũng phân công các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ kế hoạch đề ra Trong kế hoạch này, các số liệu, phân tích về thị trường, cạnh tranh được lấy từ báo cáo nghiên cứu thị trường kèm theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở đường bay Hà Nội – Luông-Phrabăng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Một số số liệu quản trị, số liệu tài chính không được trích dẫn hoặc phải chỉnh sửa trước khi đưa vào bài tập kế hoạch marketing này do quy định bảo mật của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Tên các cơ quan, đơn vị được nêu trong kế hoạch marketing này được căn cứ trên chức năng nhiệm vụ thực tế Trong đó cần lưu ý tên có thể không gần với các lý thuyết quản trị, marketing do tính chất về quy mô và đặc điểm ngành Nhóm 4 với mong muốn cùng nhau xây dựng một kế hoạch marketing hoàn chỉnh theo đúng lý thuyết marketing được học cho một sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp đã có trên thực tế để từ đó từng thành viên của nhóm, trên mỗi cương vị công tác sẽ chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của mình, đặc biệt các nhiệm vụ có liên quan đến kế hoạch marketing Tuy nhiên, do các thành viên của nhóm đến từ các lĩnh vực khác nhau, thời gian làm bài tập chung bị hạn chế nên kế hoạch này không tránh khỏi các sơ suất, mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của quý vị 65 Vũ Đình Nam Kế hoạch này được báo cáo tóm tắt với PGS TS Vũ Trí Dũng và nhận được ý kiến rất xác đáng của PGS Chúng tôi đã tiếp thu và chỉnh sửa kế hoạch marketing cho hoàn thiện hơn Chúng xin chân thành cám ơn PGS TS Vũ Trí Dũng, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội Chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài tập này Nhóm 4 – Lớp IeMBA07C – Khoa Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội 66 ... Xiêm-Riệp 31 36% Vũ Đình Nam Hãng hàng Đường bay Tần suất Thị phần chuyến/tuầ không Máy bay thị n trường (tính theo tải) Lng-Phra-băng - Hà ATR- Nội 72/MA- Vietnam Hà Nội - Luông- 60 ATR-72 Airlines... khách đến Lng-Phrabăng chọn phương án đường thông qua cửa biên giới với nước khu vực có đường biên giới giáp Lào đến Viên-chăn đường hàng không, kết hợp đến Lng-Phrabăng đường 1.3.Dự báo thị trường. .. Đình Nam lớn, có khoảng 35.000 khách/năm (~25%) đến Luôngphrabăng đường hàng không Dự báo vòng 3-5 năm tới, thị trường vận tải hàng không quốc tế đến Luông-phrabăng tăng trưởng mạnh mức 25-30%/năm,

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Lào - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG
Bảng 1 Một số chỉ tiêu kinh tế của Lào (Trang 5)
Bảng 2: Khách quốc tế đến Luông-phrabăng giai đoạn 2001-2006 - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG
Bảng 2 Khách quốc tế đến Luông-phrabăng giai đoạn 2001-2006 (Trang 15)
Bảng 3: Khách quốc tế đến Luông-Phrabăng theo điểm xuất phát giai đoạn 2003-2006 - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG
Bảng 3 Khách quốc tế đến Luông-Phrabăng theo điểm xuất phát giai đoạn 2003-2006 (Trang 17)
Bảng   4:   Khách   quốc   tịch   Nhật   Bản   đến   Luông-phrabăng   giai   đoạn 2001-2005 - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG
ng 4: Khách quốc tịch Nhật Bản đến Luông-phrabăng giai đoạn 2001-2005 (Trang 22)
Bảng 7: Khách châu Âu đến Luông-phrabăng giai đoạn 2002-2005 Khách - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG
Bảng 7 Khách châu Âu đến Luông-phrabăng giai đoạn 2002-2005 Khách (Trang 27)
Bảng 8: Lịch khai thác đi/đến Luông-Phrabăng Hãng hàng - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG
Bảng 8 Lịch khai thác đi/đến Luông-Phrabăng Hãng hàng (Trang 30)
Bảng 10: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI ĐẾN LUÔNGPHRABĂNG
Bảng 10 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w