1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thị trường của sản phẩm mì hảo hảo đến từ công ty acecook

15 14,6K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 591,16 KB

Nội dung

Là một trong những nhà sản xuất mì uy tín và lâu dời trên thị trường, Acecook Việt Nam đã tạo ra cho sản phẩn của mình tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mì ăn li

Trang 1

Lớp KSCLC K58

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:

“ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM

MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK

NĂM 2015 ”

Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Yến

MSSV: 20134718 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tài Vượng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 02

Chương 1: Vị trí của công ty Acecook và sản phẩm mì Hảo Hảo trong thị trường Việt Nam……… 03

1.1.Thị trường mì Việt Nam ……… 03

1.2.Công ty Acecook ……… 05

1.3.Sản phẩm mì Hảo Hảo……… 06

1.4.Đối thủ cạnh tranh với sản phẩm mì Hảo Hảo ( Sản phẩm thay thế đối với mì Hảo Hảo)……… 06

Chương 2: Phân tích cung-cầu và giá cả của sản phẩm……… 09

2.1.Cơ sở lý luận……… 09

2.2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của sản phẩm……… 10

2.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung của sản phẩm……… 10

2.4.Cung – cầu của sản phẩm trong năm 2015……… 11

Chương 3: Kết luận và một số giải pháp đề ra để tăng thị phần ……… 13

3.1.Kết luận ……… 13

3.2.Giải pháp đề ra……… … 13

3.3.Hạn chế của người làm tiểu luận ……… 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài :

Mì ăn liền ra đời tại Nhật Bản vào năm 1958 và nhanh chóng trở thành một trong những thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ nhanh nhất thế giới Đầu thập niên 90, mì ăn liền đã có mặt tại Việt Nam Doc có nhiều loại mì, phở, miến truyền thống nên các loại

mì ăn liền khá đa dạng Một số loại như phở ăn liền, miến đậu xanh ăn liền, bún ăn liền,

hủ tiếu ăn liền, nui ăn liền đều đã có mặt trên thị trường Mì ăn liền có thể bổ sung thành phần đậu xanh, khoai tây, trà xanh hoặc các dưỡng chất khác như canxi, chất xơ,

Omega3, và các vitamin khác,… Nhiều người chọn mì ăn liền như một giải pháp nhanh chóng cho bữa ăn trong thời đại hiện nay

Là một trong những nhà sản xuất mì uy tín và lâu dời trên thị trường, Acecook Việt Nam đã tạo ra cho sản phẩn của mình tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mì ăn liền đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dung Việt Nam Một trong những sản phẩm đó là mì Hảo Hảo Sản phẩm này dù đang thành công rực rỡ nhưng

cũng có những khiếm khuyết so với những sản phẩm cạnh trnah cùng loại

Vì vậy, em đã chọn làm bài tập cá nhân : “ Phân tích thị trường (cung-cầu-giá cả) của sản phẩm mì Hảo Hảo của công ty Acecook để tìm hiểu cũng như phân tích rõ hơn về thị trường của mì Hảo Hảo đồng thời cũng nhận biết được các khiếm khuyết của sản phẩm

để góp phần khắc phục, giúp sản phẩm tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên thị trường

mì cạnh tranh ngày một khốc liệt ở Việt Nam

2 Mục tiêu phân tích:

- Phân tích cầu của người dân với sản phẩm mì Hảo Hảo

- Phân tích cung của công tý Acecook với sản phẩm mì Hảo Hảo

- Phân tích giá cả của thị trường mì tại Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu, phân tích:

Nghiên cứu ở nhà và dựa vào số liệu từ Internet và giáo trình “ Kinh tế học đại

cương” phân Kinh tế vi mô để phân tích

Trang 4

Chương 1:

VỊ TRÍ CỦA CÔNG TY ACECOOK

& SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO TRONG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1.Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam:

Theo báo cáo mới nhất do Euromonitor phát hành tháng 4/2015, thị trường thị trường

mì ăn liền Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 10% trong năm 2014, với doanh số đạt hơn 24.300 tỷ đồng

Mặc dù vẫn giữ được mức tăng trưởng 2 chữ số nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây

Thị trường mì ăn liền đang có hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia Tuy nhiên, phần lớn thị phần đang thuộc về 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Acecook, Masan

Consumer và Asia Foods Acecook có các thương hiệu chủ lực là Hảo Hảo, Vina

Acecook, Hảo 100 trong khi Masan có 3 thương hiệu chính là Omachi, Kokomi, Sagami còn của Asia Foods là Gấu Đỏ, Hello

Trong suốt 5 năm từ 2010-2014, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp này không có sự thay đổi nhiều, ổn định quanh mức 72% Tuy nhiên, thị phần của từng công ty có sự xáo trộn mạnh

Trang 5

Nếu như năm 2010, Acecook chiếm 48,2% thị phần, hơn gấp đôi Masan (12%) và Asia Food (11,6%) cộng lại thì đến năm 2014, thị phần của Acecook chỉ còn 38,9% trong khi Masan tăng gấp đôi lên 24,6%

Đồ thị phía dưới cho thấy toàn bộ thị phần mất đi của Acecook đã rơi vào tay Masan, không những thế, Masan còn lấy thêm thị phần từ Asia Food

Sự tăng trưởng của Masan

đến từ 2 thương hiệu giá thấp là

Kokomi và Sagami Năm 2010,

tổng thị phần của 2 thương hiệu

này chỉ là 0,9% (khi đó chưa có

Sagami) và đã tăng lên 13,3%

trong năm 2014 Trong khi đó,

thị phần của Omachi chỉ tăng

nhẹ từ 8,4% lên 9,2%.Những

cái tên lớn nhất bên ngoài Top3

gồm có Vifon, Saigon Ve

Wong, Colusu Miliket, Thiên

Hương với thị phần từ 2-6%

Năm ngoái, thị trường ghi

nhận thêm một doanh nghiệp

lớn gia nhập ngành là Kinh Đô

với thương hiệu Đại Gia Đình

Tuy nhiên, Kinh Đô hiện không trực tiếp sản xuất mà hợp tác với Saigon Ve Wong

Trang 6

1.2.Công ty Acecook:

 Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được hình thành trên nền

tảng phát triển của một liên doanh là Công ty Liên doanh Vifon -

Acecook (được thành lập ngày 15/12/1993 giữa công ty sản xuất mì ăn

liền nổi tiếng Vifon - Việt Nam và tập đoàn thương mại tài chính

Marubeni, Acecook - Nhật Bản)

 7/7/1995 bán sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

 28/2/1996 tham giâ thị trường Mỹ đồng thời lập thêm chi nhánh

tại Cần Thơ

 Năm 1999, lần đầu tiên đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao

 Năm 2003, hoàn thiện hệ thoogns nhà máy từ Bắc đến Nam

 Từ ngày 3/2/2004 Công ty liên doanh Vifon-Acecook được chuyển đổi thành

Công ty TNHH Acecook Việt Nam - một trong những nhà sản xuất mì và phở ăn liền

hàng đầu tại Việt Nam với hơn 50 chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước

 Ngày 18/1/2008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam đã chính thức chuyển đổi

thành Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Đồng thời trở thành thành viên chính thức

của hiệp hội MAL trên toàn thế giới

 Năm 2010, nhận huân chương lao động hạng Nhất

 Năm 2015 (ngày 7/7/2015), năm đánh dấu cột mốc tròn 20 năm công ty cổ phần Acecook Việt Nam sản xuất kinh doanh sản phẩm đầu tiên tại thị trường Việt Nam Là

thương hiệu uy tín với hơn 50 năm kinh nghiệm đến từ Nhật Bản, chúng tôi xác định chất lượng là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Trong 20 năm có mặt tại

thị trường Việt Nam, Acecook Việt Nam có được nhiều sự tin yêu và được biết đến

thương hiệu với “Biểu tượng của chất lượng” đây cũng chính là tôn chỉ định hướng

xuyên suốt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Acecook Việt Nam

Năm 2015, khởi điểm với mục tiêu mở ra chặng đường phát triển mới, tập đoàn

Acecook sẽ triển khai thay đổi nhận diện với hình ảnh logo mới để phù hợp trong chiến

lược đưa thương hiệu Acecook phát triển ra toàn Thế Giới

Thay đổi tên thương hiệu từ Vina Acecook thành Acecook để phù hợp với chiến

lược phát triển toàn cầu

Câu slogan từ “Biểu tượng của chất lượng” được xây dựng thêm giá trị mới với câu

“Cook happiness”.Thay đổi font chữ, điều chỉnh lại hình dạng elip để toát lên nét mềm

mai, sự uyển chuyển tạo điểm nhấn, ấn tượng trong tính cách thương hiệu

Qua hình ảnh nhận diện với logo và câu slogan mới “Cook hapiness”, thương hiệu Acecook mong muốn mang đến cho khách hàng nhiều hơn giá trị sản phẩm không những

Trang 7

chất lượng mà còn cảm nhận được sự bất ngờ, ngon miệng, an tâm và cảm giác của hạnh phúc thông qua định hướng phát triển luôn không ngừng sáng tạo và phát huy tính độc đáo sản phẩm

Acecook Việt Nam hiện sở hữu 6 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm

mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, với những thương hiệu như mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu Thái, mì không chiên ăn liền Mikochi, mì Udon Sưki-Sưki, mì

ly cao cấp Enjoy, mì Số Đỏ, mì Hảo 100, mì Bắc Trung Nam, miến Phú Hương, bún Điểm Sáng, hủ tiếu Nhịp Sống, nước mắm Đệ Nhất, dầu ăn cao cấp Đệ Nhất,

1.3.Sản phẩm mì Hảo Hảo:

 Ra đời năm 2000

 Là bước đột phát của công ti trên thị trường sản phẩm mì lúc bây giờ và giữ vững hương vị và lòng tin của người tiêu dùng đến tận bây giờ

 Mì Hảo Hảo có rất nhiều hương vị, mẫu

mã cũng như giá trị dinh dưỡng để phù hợp với

từng khẩu vị ăn của từng khách hang Miền Bắc

có xu hướng dung các loại mì đơn giản nên Hảo

Hảo cho ra mì Sa tế hành, mì hương vị tôm , gà,

bò, vịt hầm, nấm Người miền Nam thì thích có

nhiều gia vị, chua, cay nên Hảo Hảo cũng cung

cấp mì chua cay Sa tế hành Những người thích ăn

khô thì Hảo Hảo sẽ cung cấp mì xào khô…

 Đối tượng mà Hảo Hảo hướng tới là những

khách hang tầm trung như sinh viên, các bà nội

trợ, các quán cơm văn phòng,…

 Giá mỗi gói mì cũng ở tầm trung : 3300đ/ gói ( trước năm 2015) và hiện tại là 3500đ/gói

 Mỗi thùng mì có 30 gói và mỗi gói nặng 75g

 Sản phẩm nổi tiếng cũng như phổ biến nhất trong dòng mì Hảo hảo đó là : mì sa tế hành nên em xin xét các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm mì sa tế hành này

1.4.Đối thủ cạnh tranh với sản phẩm mì Hảo Hảo ( Sản phẩm thay thế đối với mì Hảo Hảo)

Trong những tháng đầu năm 2015, khi "ông trùm" Hảo Hảo gặp vấn đề về việc

khan/cháy hàng, thì thị trường mì gói trở nên sôi động hơn bao giờ hết Các ông lớn mì

ăn liền đều có động thái ngay lập tức, nhảy vào để mong cắn được một miếng bánh dù nhỏ hay lớn trong phân khúc trung cấp béo bở mà bao năm nay Hảo Hảo vẫn chiếm giữ

Trang 8

 Mì "Hảo Hạng" - Asia Food

Đầu tiên phải kể đến “Hảo Hạng” của Công ty Thực Phẩm Á Châu (Asia Food) Quảng cáo mì Hảo Hạng trên tivi với tên gần giống Hảo Hảo, bao bì được thiết kế hao hao Hảo Hảo và với mức giá bán rẻ hơn Hảo Hảo

 Mì "Mum Ngon chua cay" – Micoem

Tiếp đến là "Mum Ngon chua cay" của công ty

Micoem Nhãn mì này chọn cách quảng cáo khác biệt

hóa bằng việc tặng kèm chai ớt trong mỗi thùng mì để

gia tăng vị cay

 Mì Omachi chua cay và Mì Chinsu Xốt cá hồi -

Masan

Nếu Asia Food có một chiến lược đi thẳng, có phần “hơi

thô”, bắt chước đối thủ đến 70% vẻ bề ngoài, Micoem khác biệt

với chai tương ớt trong sản phẩm thì Masan lại là có cách làm

khôn ngoan, đầy tính toán

Tận dụng hai thương hiệu nổi tiếng cao cấp của mình là

Omachi và Chinsu được nhiều người biết đến, Masan đã cho ra

đời hai sản phẩm mới là mì Omachi chua cay và mì Chinsu xốt

cá hồi

Cả hai được tung ra liền nhau và đều nhắm đến hương vị

chua cay Đây có thể xem như hai gọng kìm chắc chắn của

Masan, quyết giành miếng bánh hời nhất trên thị trường trung

cấp từ Hảo Hảo

Trang 9

Nếu các quảng cáo trước đây của Masan gây ấn tượng nhờ việc đánh vào các nỗi sợ hãi về an toàn thực phẩm thì 2 TVC quảng cáo mới dành cho 2 sản phẩm mì gói lần này lại khác hẳn

Omachi chua cay có quảng cáo khá trực tiếp, đánh vào nỗi sợ tăng giá với sản phẩm hàng tiêu dùng (điều đang diễn ra với Hảo Hảo từ khoảng 2-3 tháng qua)

Quảng cáo đề cập đến việc mì chua cay tăng giá (còn xăng giảm giá!?) Người tiêu dùng lại trung thành với mì chua cay cả chục năm nay Trong clip, người mẫu Thúy

Hạnh (đóng chính trong quảng cáo này) đã đưa ra thông điệp khá dễ hiểu: "Giờ người ta chuyển hết sang mì mới rồi mẹ ạ" Dễ hiểu vì ai cũng rõ, "mì chua cay mà người tiêu dùng trung thành cả chục năm nay" mang nhãn hiệu gì

Quảng cáo của Masan khuyên người dùng chuyển sang mì mới vì lý do đơn giản: Giá thấp hơn! Đây có vẻ là một ngoại lệ với sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như

Omachi

Sau Omachi, Masan lại tiếp tục kéo thêm thương hiệu Chinsu, đã rất nổi tiếng với thương hiệu nước mắm cá hồi, vào sản phẩm mới thứ hai Với một ý tưởng quảng cáo nhấn mạnh sự "kì công" khi tạo ra sản phẩm - mất đến 10 năm để chờ đợi (lại tiếp tục là con số 10 năm)

Lần đầu tiên người ta thấy Chinsu có sản phẩm không phải ở dạng gia vị đóng chai như nước tương, nước mắm hay tương ớt, mà là mì ăn liền Thêm một ngoại lệ thứ hai của Masan khi tiến đánh nhóm sản phẩm mì chua cay

Có thể thấy thị trường mì tại Việt Nam chưa bao giờ hết sốt Tuy

có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng vị trí của mì Hảo Hảo vẫn luôn trụ vững và là một phần không thể thiếu trong đời sống của

Trang 10

Chương 2: PHÂN TÍCH CUNG – CẦU

& GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA SẢN PHẨM

2.1.Cơ sở lí luận :

2.1.1.Thị trường:

 Khái niệm: là tập hợp những người mua và bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi

 Các yếu tố tạo thành thị trường: Tiền tệ, hàng hóa, người mua và người bán

 Các nhân tố ảnh hưởng:

- tính đồng nhất của sản phẩm

- Các chi phí vận chuyển so với giá trị hàng hóa

- Các chi phí thông tin lien lạc so với giá trị hàng hóa

2.1.2 Cầu:

 Khái niệm : là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dung sẵn long mua tương ứng với các giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định

 Quy luật : giá hàng hóa tăng -> lượng cầu về mặt hàng giảm

 Yếu tố tạo thành cầu:

- Sở thích của người tiêu dùng

- Thu nhập của người tiêu dùng

2.1.3 Cung:

 Khái niệm: biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán ở các mức khác nhau trong khoảng thời gian nhất định ( các yếu tố không đổi)

 Quy luật: khi giá cả hàng hóa tăng lên -> lượng cung cũng tăng

 Yếu tố của cung:

- Khả năng bán

- Ý thích muốn bán

2.1.4 Giá cả thị trường:

Cân bằng thị trường là một trạng thái tỏng đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi Đó cũng

là trạng thái được tạo ra và được sự hài lòng chung giữa người mua và người bán Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng háo mà người bán sẵn sang cung cấp ăn khớp hay bằng với sản phẩm mà người mua sẵn lòng mua

Trên thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, có nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hường hội tụ về mức giá cân bằng- mức giá mà tại đó lượng cầu bằng chính lượng cung

Trang 11

2.1.5 Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường:

Trên thị trường thực tế, giữ cung-cầu và giá cả thị trường có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào

đó chính là sự tách rời giá cả với giá trị của hàng hóa đó Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hành hóa này hay hàng hóa khác Từ đó dẫn đến sự

chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu

2.2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của sản phẩm:

 Thu nhập của người tiêu dùng

Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì cầu của mì Hảo Hảo giảm:

Vì đối tượng khách hàng mà Hảo Hảo hướng tới là những người có thu nhập thấp hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho bữa ăn vì vậy, Hảo Hảo là hàng hóa thứ cấp, nghĩa là hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập tăng Thật vậy, khi là sinh viên, để tiết kiệm cho một bữa ăn sáng, ta chọn Hảo Hảo do chỉ mất không đến 4,000đ cho một bữa ăn, nhưng khi

đã đi làm, có tiền, bữa ăn sáng của ta không còn là gói mì Hảo Hảo nữa mà thay vào đó

là sandwich, bánh mì kẹp thịt,…

 Về giá cả hàng hóa liên quan :

Khi giá của sản phẩm tăng ( năm 2015 tăng 300đ/gói ) thì theo quy luật của cầu, chắc chắn cầu sẽ giảm và lượng cầu của các hàng hóa thay thế như ( omachi chua cay, hảo hạng, chinsu, mum ngon,…) sẽ tăng Lợi dụng điều này nên các nhà kinh doanh đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ để tung ra thị trường những sản phẩm tương tự như Hảo Hảo và với giá phải chăng Điều này làm cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn

là chỉ trung thành với Hảo Hảo như trước và làm cho cầu của sản phẩm này giảm mạnh

 Về khẩu vị và thị hiếu của người tiêu dùng:

Thị trường mì ngày càng mở rộng, người tiêu dùng ngày càng sành ăn, siêu thị nhập khẩu mì từ nước ngoài ngày càng nhiều, từ mì Hàn, mì Nhật, mì Thái đến mì Ý tuy giá cao gấp nhiều lần mì Hảo Hảo nhưng người tiêu dùng lại muốn “ăn thử cho biết” khiến khẩu vị của người tiêu dùng thay đổi và một phần thị hiếu cũng thay đổi theo Vì vậy nếu chỉ nói là giữ hương vị như ngày xưa thì cũng khó long có thể tăng cầu của sản phẩm được

 Về dân số:

Đây có lẽ là điểm mạnh của mì Hảo Hảo, dân số nước ta khá đông và phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu, bình dân, nên Hảo Hảo giá cả phải chăng chính là điểm mạnh thu hút mạnh mẽ Hảo Hảo đã có từ lâu ( cách đây 20 năm) nên thương hiệu mì này cũng phổ biến trên khắp mọi miền Tổ quốc => đây có thể coi là một yếu tố giữ vững cầu của sản phẩm

2.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của sản phẩm:

 Về công nghệ:

 Công ty cổ phần Acecook có 10 nhà máy trên khắp cả nước, nguyên tại

TPHCM có 2 nhà máy

 Sản lượng đạt 4,5 tỷ gói mì/ năm ( số liệu năm 2014)

 Sản xuất theo dây chuyền Nhật Bản với 600 gói mì / phút / nhà máy

Ngày đăng: 09/11/2016, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w