Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Mã số: 8310106
Họ và tên học viên: Phí Thị Thu Anh Người hướng dẫn: PGS, TS Từ Thúy Anh
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ “Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và một số hàm ý chính sách” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, được chỉ rõ nguồn trích dẫn, có tính kế thừa và phát triển từ các báo cáo, tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được công bố Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở
lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn Kết quả nghiên cứu này chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phí Thị Thu Anh
Trang 4MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG MỘT THỊ TRƯỜNG 5
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh 5
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 5
1.1.2.2 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 7
1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh 8
1.2 Cạnh tranh trong một ngành 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2.1 Số lượng và quy mô các công ty 11
1.2.2.2 Tăng trưởng thị trường 12
1.2.2.3 Chi phí cố định 12
1.2.2.4 Chi phí lưu kho và sản phẩm dễ hư hỏng 12
1.2.2.5 Chi phí chuyển đổi hàng hóa 13
1.2.2.6 Mức độ khác biệt hóa sản phẩm 13
1.2.2.7 Các rào cản thoát ra 13
1.3 Đo lường mức độ cạnh tranh 14
1.3.1.1 Herfindahl – Hirschman Index (HHI) 15
1.3.1.2 Tỷ lệ tập trung k (Concentration Ratio k) 17
1.3.1.3 Những hạn chế của HHI và CRk trong đo lường mức độ cạnh tranh 18
1.3.2.1 Mức độ cạnh tranh từ nhà cung cấp 21
1.3.2.2 Mức độ cạnh tranh từ khách hàng 22
1.3.2.3 Mức độ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn 24
1.3.2.4 Mức độ cạnh tranh từ các sản phẩm hay dịch vụ thay thế 25
1.3.2.5 Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành 25
Trang 5CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRÊN
THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM 26
2.1 Tổng quan ngành hàng không Việt Nam 26
2.1.1 Lịch sử phát triển 26
2.1.2.1 Các yếu tố về cung 28
2.1.2.2 Các yếu tố về cầu 36
2.1.3.1 Vietnam Airlines 40
2.1.3.2 Vietjet Air 42
2.1.3.3 Jetstar Pacific 43
2.1.3.4 VASCO 43
2.1.3.5 Những hãng hàng không khác trong tương lai 44
2.2 Tổng quan về cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa Việt Nam 44
2.2.1 Cạnh tranh về giá 44
2.3 Đo lường mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa Việt Nam 50
2.3.1 Phương pháp chỉ số 50
2.3.2 Phương pháp định tính - mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter 52
2.3.2.1 Mức độ cạnh tranh từ nhà cung cấp 53
2.3.2.2 Mức độ cạnh tranh từ khách hàng lớn 56
2.3.2.3 Mức độ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng 57
2.3.2.4 Mức độ cạnh tranh từ các dịch vụ thay thế 59
2.4 Đánh giá chung về tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa Việt Nam61 2.4.1 Một số yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa Việt Nam 61
2.4.1.1 Số lượng hãng hàng không trên thị trường 61
2.4.1.2 Tăng trưởng thị trường 62
2.4.1.3 Chi phí cố định cao, chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp và khách hàng chưa quan tâm nhiều đến mức độ khác biệt hóa của sản phẩm 63
2.4.2 Những ưu đểm, hạn chế trong cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa Việt Nam 64
2.4.2.1 Ưu điểm 64
Trang 62.4.2.2 Hạn chế 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 71
3.1.2 Định hướng phát triển của ngành hàng không Việt Nam 74
3.2 Kiến nghị một số chính sách liên quan đến cạnh tranh trên thị trường ngành hàng không nội địa Việt Nam 76
3.3 Gợi ý một số giải pháp cho các hãng hàng không Việt Nam trước sự gia tăng cạnh tranh trong ngành 79
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 86
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Association of South-East Asian Nations ASEAN Asia Pacific Economic Cooperation APEC Centration ratio – Tỷ lệ tập trung CR Flight Information Region FIR Herfindahl – Hirschman Index HHI Hàng không dân dụng Việt Nam HKDDVN International Air Transport Association – Hiệp hội Vận tải
Hàng không Quốc tế IATA International Civil Aviation Organization – Hiệp hội Hàng
không dân dụng Quốc tế ICAO
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Ý nghĩa của chỉ số Herfindahl – Hirschman Index (HHI) 16 Bảng 1.2 Chỉ số tập trung CR3 và mức độ cạnh tranh trong ngành 18 Bảng 2.1 Tổng đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam 30
Bảng 2.2 So sánh giá vé của Vietnam Airlines và VietJet Air trong trường
Hình 2.2 Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 2007 -
Hình 2.3 Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2016 – 2050 39 Hình 2.4 Thị phần nội địa các hãng hàng không Việt Nam 46
Hình 2.5 Các thành phần trong doanh thu của hai hãng Vietjet Air và
Hình 2.6 Các chỉ số tập trung của thị trường hàng không nội địa Việt Nam 52 Hình 2.7 Thị phần máy bay ở Việt Nam 55 Hình 2.8 Chỉ số giá máy bay và động cơ, phụ tùng thay thế 2008 – 2017 55 Hình 2.9 Biến động giá dầu thô và giá nhiên liệu bay 2011 - 2018 56 Hình 2.10 Tăng trưởng các loại hình giao thông Việt Nam 2013 – 2016 61 Hình 2.11 Số lượng hãng hàng không nội địa của các quốc gia 63 Hình 3.1 Tỷ lệ người được bay ở một số nước ASEAN 72 Hình 3.2 Tăng trưởng hành khách giai đoạn 2005-2015 73
Trang 9TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn dựa trên tính toán 2 chỉ số HHI và CR cùng với mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter để nghiên cứu mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam Một số kết quả đáng chú ý mà luận văn tìm ra:
- Chỉ số HHI toàn ngành hàng không Việt Nam luôn nằm trong ngưỡng thị trường có mức độ tập trung cao và mức độ cạnh tranh tương đối thấp Tuy nhiên, chỉ số HHI toàn ngành liên tục giảm mạnh trong các năm gần đây trong khi đó CR2
và CR3 cũng giảm tương tự, điều này cho thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không đang tăng lên
- Cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam cho những chuyến bay nội địa chủ yếu là cạnh tranh giữa Vietnam Airlines và VietJet Air Hai hãng chủ yếu cạnh tranh về giá Mức độ cạnh tranh còn có thể gia tăng hơn nữa nếu các hãng nhỏ như Jetstar Pacific và VASCO có thêm những chiến lược và điều kiện để cạnh tranh
- Trong tương lai, VietJet Air có thể sẽ chiếm ưu thế do những điều kiện kinh
tế ở Việt Nam phù hợp cho phát triển hàng không giá rẻ, tuy nhiên mức độ cạnh tranh mà VietJet Air đối mặt sẽ gia tăng khi có nhiều hãng giá rẻ nước ngoài muốn gia nhập thị trường Việt Nam
- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn là trở ngại lớn nhất cho việc mở rộng thị trường hàng không ở Việt Nam, từ đó gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các hãng
- Hiệp định bầu trời mở ASEAN, cùng với quá trình hội nhập mang đến nhiều
cơ hội cho các hãng hàng không trong nước nhưng cùng với đó là sự gia tăng cạnh tranh không chỉ các hãng trong nước với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa các hãng trong nước với các hãng nước ngoài Do đó, liên kết giữa các hãng trong nước với nước ngoài để gia tăng năng lực cạnh tranh có thể là một xu hướng trong tương
lai
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hàng không đang trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước Đây là một trong những ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, đồng thời yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Phát triển ngành hàng không là một nhu cầu tất yếu của bất cứ nền kinh tế nào trong quá trình tăng trưởng Joseph Schumpeter trong lý thuyết nổi tiếng của mình “Thuyết phá hủy sáng tạo” đã cho rằng cấu trúc thị trường tốt nhất để phát triển kinh tế nói chung hoặc một ngành nói riêng đó là độc quyền tập đoàn, nơi thị trường chỉ có một vài hãng lớn cạnh tranh với nhau vì như thế mới tạo ra động cơ về lợi nhuận và các hãng với quy mô tương đối của mình mới có nguồn lực để đầu tư vào công nghệ Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực hàng không với lợi thế theo quy mô không thể bàn cãi Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng hiểu bài học cơ bản trong kinh tế học, đó là độc quyền thì hoàn toàn có hại cho người tiêu dùng Do vậy, trong ngành hàng không việc xác định mức độ cạnh tranh hiện tại và tìm ra mức hợp lý là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi có thị trường hàng không phát triển trong tốp đầu của thế giới Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam và
một số hàm ý chính sách” cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận văn đó là đánh giá được mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp điều hành phù hợp
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung kể trên, luận văn sẽ hướng đến các mục tiêu:
- Hệ thống hóa khái niệm về cạnh tranh và mức độ cạnh tranh
- Đưa ra phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh
- Phân tích tổng quan thị trường hàng không Việt Nam
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: do hạn chế về số liệu cũng như thời gian, luận văn chỉ xem xét và phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: xét mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa Việt Nam đối với dịch vụ vận chuyển hành khách trong khoảng thời gian 2011 –
2017
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ việc nghiên cứu tài liệu sẵn có ở giáo trình, sách chuyên khảo, các văn bản nghị định liên quan hoặc tài liệu từ các cuộc hội thảo chuyên ngành hàng không
Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu: dựa trên các số liệu tổng hợp được luận văn sẽ so sánh mức độ cạnh tranh giữa các hãng với nhau và tính toán các chỉ
số để đo lường mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam
5 Tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Mehmet Yasar và Kasim Kiraci (2017) nghiên cứu cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh tại thị trường hàng không ở bảy khu vực khác nhau
là Châu Á – Thái Bình Dương, Úc, Đông Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông – Châu Phi, Bắc Mỹ và Tây Âu Để đo lường mức độ cạnh tranh nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl – Hirschman Index (HHI) và chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường (CR) Nghiên cứu nhìn chung đều phát hiện mức độ cạnh tranh khá cao trên các thị trường hàng không, đặc biệt là những thị trường hàng không được coi là mới phát triển như Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông – Châu Phi Ở những thị trường mà mức độ cạnh tranh giảm dần thì có vẻ những thị trường này đang chuyển dần về cấu trúc độc quyền tập đoàn (thị trường chỉ có vài hãng)
Benny Mantin và các cộng sự (2016) nghiên cứu cách thức đo lường mức độ cạnh tranh và sự khác biệt sản phẩm ở thị trường hàng không nội địa Mỹ Bên cạnh các chỉ số truyền thống để đo lường mức độ cạnh tranh là HHI, CR, các tác giả còn
sử dụng chỉ số STDM (Schedule Temporal Differentiation Metric) để đo lường sự
Trang 12khác biệt sản phẩm giữa các hãng Hệ số STDM càng nhỏ tức là sự khác biệt trong lịch trình bay càng nhỏ thì chứng tỏ sự cạnh tranh càng lớn, hệ số STDM càng lớn tức là sự khác biệt trong lịch trình bay càng lớn thì chứng tỏ sự cạnh tranh càng nhỏ STDM theo nghiên cứu phản ánh khá tốt mức độ cạnh tranh giữa các hãng
Các nghiên cứu nước ngoài khác liên quan đến mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không ở những quốc gia khác nhau cũng đều dùng HHI và CR để đo lường như nghiên cứu của Marco Alderighi và các cộng sự (2012) nghiên cứu thị trường hàng không ở Châu Âu, M.G Lijesen và các cộng sự (2002) nghiên cứu thị trường hàng không ở Bắc Âu, H Saribas và các cộng sự (2015) nghiên cứu thị trường hàng không ở Thổ Nhĩ Kỳ, S Borenstein và các cộng sự (1994) nghiên cứu thị trường hàng không ở Mỹ…
Gần như không có nghiên cứu trong nước liên quan đến mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không Những nghiên cứu nếu có nói về mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không Việt Nam thì chỉ mô tả một cách định tính cạnh tranh về giá,
về dịch vụ gia tăng và hệ quả là sự thay đổi thị phần giữa hãng hàng không giá rẻ (thường là VietJet Air) và hãng hàng không truyền thống (thường là Vietnam Airlines), chứ không đi sâu vào tính toán các chỉ số để đo lường mức độ cạnh tranh trong ngành Tuy nhiên sử dụng chỉ số HHI và chỉ số CR để đánh giá mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực khác như ngân hàng, điện lực… thì đã được nhiều tác giả nghiên cứu Nguyễn Thế Bính (2015) sử dụng thị phần trong từng sản phẩm ngân hàng để tính toán HHI và CR cho nhóm ba, năm và mười ngân hàng lớn với kết luận mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng đang gia tăng Nguyễn Anh Tuấn (2009) sử dụng số liệu trên thị trường điện để tính toán HHI và CR cho ba doanh nghiệp dẫn đầu cũng ra cùng một kết luận Đối với lĩnh vực hàng không, nhìn chung các nghiên cứu đều tập trung khai thác khía cạnh phân tích năng lực cạnh tranh của một hãng hàng không (chủ yếu là Vietnam Airlines) sau đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, các đề tài này liên quan nhiều đến lĩnh vực quản trị
và marketing Tuy nhiên, gián tiếp các nghiên cứu này cũng chỉ ra mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng không đang gia tăng nhanh chóng nên yêu cầu cấp thiết
Trang 13đối với những hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airlines đó là phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cạnh tranh và mức độ cạnh tranh trong một thị trường Chương 2: Phân tích thực trạng mức độ cạnh tranh trong ngành hàng không ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị chính sách liên quan đến cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG MỘT THỊ TRƯỜNG
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một hành động đã tự xuất hiện từ khi con người và các loài vật
có mặt trên Trái Đất Cạnh tranh có trong cuộc sống hàng ngày và trở thành quy luật tất yếu của sự tiến hóa Điều đó vẫn luôn đúng ngay cả trong thương trường – nơi
mà sự cạnh tranh vừa là động lực phát triển vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Theo Karl Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” (K.Marx, 1978, tr.23)
Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã từng định nghĩa: “Cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp” (P Samuelson,
2000, tr.30)
Kinh tế học của Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn
ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra bất kỳ sự cố gắng lớn nào Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế
Theo Từ điển kinh doanh của Anh năm 1922, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình
Trong từ điển rút gọn về kinh doanh có định nghĩa về cạnh tranh: “Cạnh tranh
là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.” (Adam J.H, tr.85), tức là nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của người khác Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 1) thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh)
là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm
Trang 15dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.” (Từ điển Bách Khoa, tr.65)
Tuy nhiên, Michael Porter (2008) trong cuốn sách Về cạnh tranh (On Competition) của mình đã cho rằng định nghĩa về cạnh tranh nên được hiểu rộng hơn thế Theo Michael Porter, cạnh tranh vì lợi nhuận không chỉ là sự kình địch giữa các đối thủ trong ngành đã tồn tại sẵn mà còn bao gồm cả bốn lực lượng cạnh tranh khác bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm năng và sản phẩm thay thế Những sự ganh đua bắt nguồn từ năm lực lượng trên sẽ quyết định cấu trúc ngành và từ đó tạo nên bản chất của hoạt động cạnh tranh trong một ngành nhất định
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung đó là: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình
- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,
đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua
- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ
Trang 16thể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước)
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Có nhiều hình thức được dùng để phân loại cạnh tranh bao gồm: căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh
1.1.2.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranh này diễn ra theo quy luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả hàng hóa được hình thành
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên quan hệ cung – cầu Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra nhiều trong điều kiện cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu thị trường
- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị trường với tính chất gay go và khốc liệt nhất Sự cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng
1.1.2.2 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch
vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng
về phía mình, chiếm lĩnh thị trường Giải pháp cạnh tranh chủ yếu của hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh nghiệp thành công và một số khác bị phá sản, hoặc sáp nhập
- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình thành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các ngành với nhau
Trang 171.1.2.3 Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh
Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường thì cạnh tranh gồm có cạnh
tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo
- Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau, tất cả những người bán và người mua đều có hiểu biết đầy
đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi, không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán
- Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: độc quyền, độc quyền nhóm, cạnh tranh độc quyền, độc quyền mua
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi Một mặt, nó thúc đẩy tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu, buộc họ phải triển khai những phương thức kinh doanh tốt nhất để cắt giảm chi phí, hoàn thiện giá trị
sử dụng của sản phẩm, dịch vụ; đồng thời tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ để tồn tại và phát triển trên thị trường Mặt khác, cạnh tranh cũng đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm kém chất lượng Do vậy, nó đã buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, thêm vào đó thay đổi mối tương quan về thế và lực để tạo ra các ưu thế trong cạnh tranh Từ đó thấy rằng, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đóng một vai trò tích cực
Trong kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực buộc chủ thể sản xuất kinh doanh phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt nhu cầu của người tiêu dùng; nó buộc họ phải thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức quản
lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Qua đó nâng cao trình
Trang 18độ công nhân và các nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp Mặt khác, cạnh tranh sàng lọc khách quan đội ngũ những người thực sự có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường Ở đâu thiếu biểu hiện của cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thị trường ở đó sẽ trì trệ và ngày càng kém phát triển
Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực lớn và liên tục đối với giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán để nhanh chóng bán được sản phẩm, qua đó người tiêu dùng được hưởng các lợi ích từ việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, vì thế người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của bản thân
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm cho nền kinh tế trở nên sống động, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra áp lực, buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, qua đó góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế Mặt khác, cạnh tranh cũng tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn, sử dụng lao động có hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân
Đối với quan hệ đối ngoại, cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, khoa học công nghệ với các nước trên thế giới
Bên cạnh các mặt tích cực nêu trên, cạnh tranh vẫn còn những mặt hạn chế, những khó khăn trở ngại đối với các doanh nghiệp mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua Trên lý thuyết, cạnh tranh sẽ mang đến sự phát triển theo xu thế lành mạnh của nền kinh tế thị trường Song, trong một cuộc cạnh tranh bao giờ cũng có “kẻ thắng, người thua”, không phải bao giờ “kẻ thua” cũng có thể đứng dậy được vì hiệu quả đồng vốn khi về không đúng đích sẽ khó có thể khôi phục lại được Đó là một quy luật tất yếu của thị trường mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng biết, song lại không biết lúc nào và ở đâu mình sẽ mất toàn bộ đồng vốn
đó Mặt trái của cạnh tranh còn thể hiện ở những điểm sau:
Trang 19Một là, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp yếu sẽ bị phá sản gây tổn thất chung cho tổng thể nền kinh tế Bên cạnh đó, sự phá sản của các doanh nghiệp sẽ dẫn đến hàng loạt người lao động bị thất nghiệp, gây ra gánh nặng lớn cho xã hội Bên cạnh đó còn làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội khác
Hai là, cạnh tranh tự do tạo nên một thị trường sôi động, nhưng ngược lại cũng
dễ dàng gây nên tình trạng lộn xộn, gây rối loạn nền kinh tế xã hội Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng để đạt được mục đích một số nhà kinh doanh bất chấp mọi thủ đoạn phi kinh tế, phi đạo đức xã hội để đánh bại đối phương bằng mọi giá, gây nên hậu quả lớn về mặt kinh tế xã hội
Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng cạnh tranh, đặc biệt là mức độ cạnh tranh của một nền kinh tế là rất có ý nghĩa Nó vừa giúp cho doanh nghiệp đánh giá được khả năng sinh lời của mình vừa giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về tình trạng cạnh tranh, nhằm đưa ra những điều chỉnh hợp lý, phù hợp với phương hướng phát triển đặt ra của nền kinh tế hay của một ngành nhất định
1.2 Cạnh tranh trong một ngành
1.2.1 Khái niệm
Trong luận văn này, mục đích của tác giả là đi sâu và phân tích mức độ cạnh tranh trong ngành hàng không ở Việt Nam Chính vì vậy, ở phần này tác giả sẽ làm
rõ những lý luận liên quan đến mức độ cạnh tranh trong một ngành nhất định
Sự cạnh tranh trong một ngành có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các công
ty, doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, sản xuất những sản phẩm gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch Các công cụ cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối và một số công cụ khác như dịch vụ bán hàng hay phương thức thanh toán
Mức độ cạnh tranh trong một ngành chính là mức độ ganh đua giữa các công
ty, doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nhất định Mức độ phản ảnh khả năng
Trang 20các doanh nghiệp trong ngành đó có thể thu được lợi nhuận với một lượng đầu tư nhất định Sự ganh đua mãnh liệt khi một doanh nghiệp bị thách thức bởi các hành động của doanh nghiệp khác hay khi doanh nghiệp nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường Khi mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng thu lời của doanh nghiệp càng thấp hơn do doanh nghiệp cần nhiều hơn chi phí để nâng cao, đổi mới chất lượng sản phẩm, làm hài lòng khách hàng, hay đầu tư vào đổi mới chiến lược cạnh tranh khác với đối thủ Nếu sự ganh đua trong ngành yếu, các công
ty sẽ có cơ hội để tăng giá và nhận được lợi nhuận cao hơn Như vậy, có thể thấy rằng cường độ ganh đua giữa các công ty trong ngành tạo nên một đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Do đó, đánh giá mức độ cạnh tranh trong một thị trường là một trong những việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách Hiểu được mức độ cạnh tranh có thể giúp các nhà chính sách đưa ra quyết định tái cấu trúc thị trường, phá bỏ các rào cản thương mại, ban hành các hạn chế về hành vi hay chiến lược của doanh nghiệp, hoặc tìm kiếm các biện pháp khác để gia tăng nguồn cung,… Đối với doanh nghiệp, hiểu rõ mức độ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp đưa
ra quyết định ra nhập hay rời bỏ thị trường đúng đắn, đưa ra các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hay các quyết định khác liên quan đến năng lực cung cấp hay dịch vụ
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh trong một ngành
Có nhiều yếu tố quyết định đến mức độ cạnh tranh của một ngành nhất định Thông thường, các nhà kinh tế và quản lý chia sẻ sự thống nhất với nhau ở các yếu
tố sau đây:
1.2.2.1 Số lượng và quy mô các công ty
Số lượng công ty hoạt động trong ngành có thể xem là một trong những yếu tố
có ảnh hưởng rõ ràng nhất đến mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh vì có nhiều hãng hơn trоng khi khách hàng và nguồn lực không đổi Ngay cả khi số lượng các công ty tham gia thị trường tương đối ít, nhưng nếu những công ty này cân bằng với nhau về quy mô và tài nguyên thì điều ấy cũng tạo ra sự không ổn định, bởi các công ty khó tránh khỏi
Trang 21việc cạnh tranh nhau và dành các nguồn lực của mình để trả đũa mạnh mẽ, lâu dài Như vậy, tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có quy mô và thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường Trái lại, khi một ngành nghề nào đó đã đạt đến mức tập trung hoặc do một hoặc hai công
ty chiếm lĩnh thị trường, thì các công ty đó có thể áp đặt một lối chơi hoặc đóng vai trò điều phối, dẫn dắt thị trường qua những phương tiện như lãnh đạo giá cả
1.2.2.2 Tăng trưởng thị trường
Tăng trưởng thị trường cũng là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến mức độ cạnh tranh trong một ngành Trong một thị trường tăng trưởng cao, các hãng có khả năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở rộng mà không phải là do chiếm lấy thị trường của đối thủ Trong trường hợp này, các công ty sẽ có xu hướng mở rộng sản xuất để phục vụ nhu cầu đang lên cao, hơn là cạnh tranh để giành lấy thị phần Mặt khác, nếu như thị trường tăng trưởng chậm, các hãng sẽ phải cạnh tranh với nhau tích cực hơn, chiếm thị phần của nhau nhằm mục đích thu được nhiều doanh thu hơn trong một quy mô thị trường không đổi hoặc gia tăng rất thấp
1.2.2.3 Chi phí cố định
Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy
mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô sản xuất tăng Phí tổn cố định cao tạo ra những áp lực lớn đối với tất cả các công ty, buộc họ phải sản xuất gần với tổng công suất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên
1.2.2.4 Chi phí lưu kho và sản phẩm dễ hư hỏng
Một tình trạng khác cũng ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành đó là tình trạng sản phẩm của một số ngành, một khi đã sản xuất ra thì rất khó lưu trữ, hoặc nếu lưu trữ thì phí tổn rất cao Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội
Trang 221.2.2.5 Chi phí chuyển đổi hàng hóa
Khi một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do các nhà sản xuất phải cố gắng để giữ chân khách hàng
1.2.2.6 Mức độ khác biệt hóa sản phẩm
Nếu sản phẩm giữa các dоanh nghiệp hầu như không khác biệt nhau sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh caо Khi sản phẩm của các công ty trong cùng một ngành không có sự khác biệt rõ rệt thì lựa chọn của người mua tùy thuộc phần lớn ở giá cả
và dịch vụ, và áp lực cạnh tranh căng thẳng về giá cả và dịch vụ sẽ nảy sinh Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh đáng kể Sự khác biệt hóa sản phẩm sẽ tạo ra sự bảo vệ sản phẩm khỏi cuộc chiến tranh giá cả bởi người mua đã có những sở thích hoặc lòng trung thành dành riêng cho một sản phẩm của một công ty nhất định
1.2.2.7 Các rào cản thoát ra
Những rào cản thoát ra ở đây là những yếu tố kinh tế, chiến lược, và xúc cảm giữ chân công ty, buộc họ phải ở lại cạnh tranh trong lĩnh vực họ đang hoạt động Khi các rào cản gây trở ngại cho việc thoát ra, điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa Vì thế hãng buộc phải cạnh tranh Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm Nguồn gốc của những rào cản gây trở ngại cho việc thoát ra thường là:
- Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng của tài sản cố định Khi nhà máy và thiết bị có tính chuyên môn hóa cao thì khó có thể bán các tài sản đó cho những ngành khác Việc hãng Litton Industries giành được các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ điều này Litton đã rất thành công trong thập kỷ
1960 với các hợp đồng đóng tàu cho Hải quân Nhưng khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng giảm doanh số cũng như lợi nhuận Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng đóng tàu không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóng tàu đắt tiền và mang tính chuyên môn hóa cao Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng tàu đang xuống dốc
Trang 23- Phí tổn cố định để thoát ra: Những phí tổn này bao gồm những hợp đồng lao động, chi phí tái định cư, khả năng bảo trì đối với các phụ tùng
- Mối tương quan chiến lược: Những mối tương quan giữa đơn vị kinh doanh
và những đơn vị khác ở trong công ty về phương diện hình ảnh, khả năng marketing, sự tiếp cận những thị trường tài chính, những trang thiết bị sử dụng chung… Những yếu tố này làm cho công ty phải ở lại trong lĩnh vực ngành nghề đang hoạt động vì lý do chiến lược là chính
- Những hạn chế về xã hội và chính phủ: Chính phủ không cho phép hoặc không muốn để doanh nghiệp rút ra khỏi một lĩnh vực hoạt động vì e ngại giảm sút việc làm hoặc những tác động kinh tế trong khu vực
1.3 Đo lường mức độ cạnh tranh
Như đã chỉ ra trong phần trước, phân tích mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ giúp cho các công ty xác định được khả năng sinh lời của mình cũng như có chiến lược cạnh tranh hợp lý và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định chính sách hợp lý phù hợp với phương hướng phát triển của ngành Để hiểu rõ được mức độ cạnh tranh trong một ngành nhất định, việc cần thiết là phải đo lường được mức độ cạnh tranh ở trong ngành đó
Để đo lường mức độ cạnh tranh trong một ngành, đã có nhiều phương pháp được sử dụng, điển hình nhất là các chỉ số thể hiện mức độ tập trung của các công
ty trong một ngành Khái niệm tập trung ở đây được hiểu là tình trạng mà trong đó một số nhỏ các doanh nghiệp hoặc xí nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh trên các chỉ số như tổng doanh thu, tài sản hoặc nhân công Sự xác định mức độ tập trung của một ngành công nghiệp có thể thông qua nhiều phương tiện hoặc chỉ số như Đường cong Lorenz (Lorenz Curve), hệ số Gini (Gini Coefficient), Chỉ số nghịch đảo (Inverse Index), Chỉ số nhiễu loạn (entropy) nhưng phương tiện thông dụng nhất được áp dụng ở nhiều quốc gia là chỉ số Herfindahl – Hirschman (HHI) và tỷ lệ tập trung (CRs) Các chỉ số này giúp xác định sự phân chia thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành Nếu sự tập trung vào khu vực quá lớn, một hoặc một số doanh nghiệp chiếm thị phần chủ yếu
Trang 24so với thị trường khu vực, và dễ dàng giành quyền chủ động và ưu thế trong thị trường, dẫn đến mức độ cạnh tranh trong ngành không cao
1.3.1 Phương pháp chỉ số
1.3.1.1 Herfindahl – Hirschman Index (HHI)
Chỉ số Herfindahl – Hirschman là chỉ số đo lường quy mô của các công ty so với ngành và là một dấu hiệu cho biết mức độ cạnh tranh giữa các công ty Chỉ số này được đặt theo tên của hai nhà kinh tế là Orris C Herfindahl và Albert O Hirschman, là một khái niệm kinh tế được áp dụng rộng rãi trong Luật cạnh tranh
và chống độc quyền Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) được sử dụng để nhận biết mức độ cạnh tranh của thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao Tại Mỹ, chỉ
số này được Bộ Tư pháp sử dụng để đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm trong hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A)
HHI được xác định bằng cách tính tổng bình phương của các thị phần của các doanh nghiệp trong cùng một ngành (đôi khi được giới hạn trong 50 doanh nghiệp lớn nhất), trong đó, thị phần được biểu diễn dưới dạng phân số Như vậy, HHI có thể nhận giá trị từ 0 đến 1.0, tương ứng với trường hợp thị trường với một số lượng rất lớn các công ty nhỏ cho đến thị trường chỉ có một nhà sản xuất độc quyền Giá trị HHI càng lớn nhìn chung thể hiện sự giảm sút trong cạnh tranh và tăng sức mạnh thị trường của một hoặc một vài doanh nghiệp nào đó Khi thị phần được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) thì giá trị của chỉ số HHI sẽ nằm trong khoảng từ 0 cho đến 10.000 điểm
HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi công ty trong toàn hệ thống Công thức xác định:
HHI = ∑ Trong đó:
Si: Thị phần của công ty thứ i
n: Số lượng công ty trong ngành
Như đã nói ở trên, giá trị của chỉ số HHI rơi vào khoảng từ 1/n cho đến 1, với
n là số doanh nghiệp hoạt động trong ngành Tương tự, nếu thị phần được thể hiện dưới dạng phần trăm, HHI sẽ có giá trị lên tới 10.000
Trang 25Bảng 1.1: Ý nghĩa của chỉ số Herfindahl – Hirschman Index (HHI)
1500 đến 2500) thể hiện mức độ tập trung tương đối, và cạnh tranh không cao Giá trị HHI lớn hơn 0.25 (hay trên 2500 điểm) thể hiện mức độ tập trung của ngành khá cao và mức độ cạnh tranh là thấp
1
n i
n V
HHI là chỉ số cơ bản khi cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét đến sự thay đổi
về cấu trúc thị trường xảy ra sau các hoạt động sáp nhập, hợp nhất (M&A) Pháp
Trang 26luật về cạnh tranh của nhiều nước quy định cụ thể mức độ tập trung kinh tế thông qua chỉ số HHI trong việc rà soát các diễn biến về tập trung kinh tế
1.3.1.2 Tỷ lệ tập trung k (Concentration Ratio k)
Chỉ số tập trung thị phần nhóm (CR) là tổng thị phần của một nhóm công ty có thị phần lớn nhất Tính đơn giản và số lượng dữ liệu ít đã giúp cho chỉ số tập trung
k trở thành một trong những chỉ số thường được dùng nhiều nhất để đo lường độ tập trung trong thực tiễn Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung thị phần xác định liệu
có rơi vào nhóm một số công ty hay không Chỉ số này được xác định thông qua thị phần của k công ty lớn nhất trên thị trường, công thức đo lường mức độ tập trung thị phần:
k: Số lượng công ty có thị phần lớn nhất trên thị trường
Thông thường thì chỉ số này được tính dựa trên số lượng từ 03 công ty trở lên tuỳ thuộc vào quy mô thị trường Chỉ số tập trung có giá trị từ 0% đến 100% Chỉ số này càng cao thể hiện mức độ tập trung thị trường càng lớn và quyền lực thị trường
sẽ tập trung vào nhóm công ty này
Chỉ số tập trung càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các hãng lớn nhất càng lớn, đồng nghĩa với việc ngành đó có mức độ tập trung cao Nếu chỉ có một số hãng nắm giữ phần lớn thị phần, thì ngành sẽ mang tính cạnh tranh ít hơn (gần với độc quyền bán) Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành có rất nhiều đối thủ, trong đó không có đối thủ nào chiếm thị phần đáng kể Các thị trường gồm nhiều
“mảnh ghép” này được cho là có tính cạnh tranh
Thông thường, nếu CR3 < 40%, thị trường được coi là cạnh tranh Bảng 1.2 dưới đây cho thấy mức độ cạnh tranh của thị trường ứng với các giá trị của CR3 Khi tỷ lệ này gần bằng 0, điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh hoàn hảo của ngành với một tỷ lệ tập trung rất nhỏ Mức độ cạnh tranh là tương đối khi tỷ lệ này nhỏ hơn 60 và lớn hơn 40 Tỷ lệ CR3 lớn hơn 60% cho thấy mức độ tập trung cao, có sự
Trang 27độc quyền nhóm hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường Và khi CR3 lớn hơn 60 và càng gần 100 thể hiện sự độc quyền chặt, cạnh tranh là rất thấp
Bảng 1.2: Chỉ số tập trung CR3 và mức độ cạnh tranh trong ngành
0 Rất thấp Hoàn hảo
0 – 40 Tương đối thấp Cao
40 – 60 Trung bình Tương đối
>60 Cao Độc quyền
Nguồn: Naldi và Flamini (2014)
1.3.1.3 Những hạn chế của HHI và CR k trong đo lường mức độ cạnh tranh
Mặc dù HHI và CRk được coi là những thước đo quan trọng thường được sử dụng nhất để đánh giá mức độ cạnh tranh của ngành, bản thân các chỉ số này vẫn gặp phải những hạn chế khi chưa thực sự phản ánh được sự cạnh tranh trong một số trường hợp nhất định
Đối với tỷ lệ tập trung CRk, tỷ lệ này không sử dụng thị phần của tất cả các công ty ở trong ngành và không cho biết sự phân phối về kích thước doanh nghiệp Trong trường hợp có sự thay đổi lớn giữa thị phần của các công ty được tính toán trong chỉ số do cạnh tranh giữa các công ty này tăng lên, giá trị của CRk vẫn không thay đổi mặc dù mức độ cạnh tranh không còn như trước Tỷ lệ tập trung chỉ cho thấy có dấu hiệu của độc quyền trong một ngành hay không Nhược điểm này của CRk đã được khắc phục bởi HHI, tuy nhiên việc sử dụng HHI để đo lường mức độ cạnh tranh vẫn còn tồn tại những hạn chế
Theo Boone, Van Ours và Wiel (2007), mức độ cạnh tranh trong một ngành có thể tăng lên do hai yếu tố: thứ nhất đó là do có nhiều công ty tham gia vào thị trường do các rào cản gia nhập bị hạn chế, và thứ hai là do các động thái cạnh tranh mạnh hơn của các công ty trong ngành Khi có nhiều công ty hơn tham gia vào thị trường sẽ làm cho mức độ tập trung của thị trường giảm Vì vậy, mức độ cạnh tranh mạnh mẽ hơn do có thêm nhiều công ty tham gia thị trường sẽ được phản ánh tốt bởi các chỉ số đo lường mức độ tập trung như HHI và CRk Tuy nhiên, khi mức độ cạnh tranh trong một thị trường tăng lên do những động thái cạnh tranh mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp ở trong ngành khiến cho những công ty hoạt động không
Trang 28hiệu quả phải rút lui khỏi thị trường, thì tỷ lệ tập trung lại không phản ánh được điều này Khi các công ty hoạt động không hiệu quả phải ngừng hoạt động sẽ làm cho thị phần của các công ty còn lại trong ngành cao hơn Trường hợp này mức độ tập trung của ngành có thể sẽ cao hơn, tuy nhiên nó không phản ánh sự giảm bớt trong cạnh tranh giữa các công ty
Như vậy có thể thấy các chỉ số tập trung như HHI hay CRk mặc dù phản ánh khá tốt mức độ cạnh tranh trong một ngành nhưng vẫn có những hạn chế nhất định Hơn nữa, các chỉ số này chỉ thể hiện được những cạnh tranh từ những đối thủ trong ngành mà không phản ánh được những cạnh tranh từ những chủ thể tiềm năng khác như khách hàng, nhà cung cấp… Vì vậy trong luận văn này, tác giả đề xuất sử dụng thêm mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter, nhà nghiên cứu nổi tiếng
về chiến lược kinh doanh đặc biệt là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để hiểu rõ hơn và rộng hơn mức độ cạnh tranh trong ngành hàng không ở Việt Nam
1.3.2 Phương pháp định tính - mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Như đã thảo luận trong phần các định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, theo Michael Porter, sự cạnh tranh không chỉ nằm trong nội bộ ngành mà còn bao gồm
cả bốn lực lượng cạnh tranh khác bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm năng và sản phẩm thay thế Mức độ cạnh tranh ở một ngành nghề không phải
là chuyện ngẫu nhiên, mà có cội rễ từ cấu trúc kinh tế nền tảng bên dưới, vượt ra ngoài phạm vi những động thái của các bên đang tham gia cạnh tranh Tình hình cạnh tranh ở một ngành nghề tùy thuộc vào năm tác động cạnh tranh cơ bản được thể hiện trong Hình 1.1 dưới đây
Trang 29Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Nguồn: Micheal Porter (2008)
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được xây dựng bởi một nhà hоạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới, Michael Pоrter của Trường Đại học Havard vàо năm 1979 Theо Michael Pоrter, tất cả các ngành sản xuất trên thị trường đều chịu tác động của 5 áp lực cạnh tranh Trоng đó có 3 áp lực cạnh tranh theо chiều ngang: nguy cơ thay thế, mức độ cạnh tranh, ràо cản gia nhập và 2 áp lực cạnh tranh theо chiều dọc: sức mạnh nhà cung cấp, sức mạnh khách hàng
Năm yếu tố cạnh tranh - những công ty mới có khả năng gia nhập thị trường, mối đe dọa bị thay thế, sức mạnh mặc cả của người mua, sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng, và sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành nghề với nhau - phản ánh một thực tế là sự cạnh tranh trong một ngành nghề không chỉ là cuộc chơi giữa các đối thủ đã thành danh trong ngành nghề ấy Khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm thay thế, và cả những công ty có khả năng sẽ nhảy vào một ngành nghề, tất cả đều
là những đối thủ cạnh tranh đối với những công ty ở ngành nghề ấy, và sức cạnh tranh của mỗi bên có thể mạnh hay yếu tùy vào từng tình hình cụ thể
Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành
Tiềm năng phát triển của các sản phẩm thay thế
Quyền thương lượng của khách hàng
Trang 30Trong khi bản thân yếu tố cạnh tranh giữa các công ty trong ngành chính là thể hiện mức độ cạnh tranh giữa các công ty thì bốn yếu tố còn lại không chỉ thể hiện mức độ cạnh tranh từ các yếu tố bên ngoài mà còn quyết định đến cả mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ có sẵn trong ngành Khi áp lực từ bốn yếu tố còn lại cao, cũng sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành càng cao hơn Tất cả năm yếu tố trên cùng nhau quyết định mức độ căng thẳng của cạnh tranh và khả năng kiếm lợi nhuận của một ngành nghề, và yếu tố nào có sức tác động mạnh nhất
sẽ nắm quyền kiểm soát và đóng vai trò then chốt Ngay cả một công ty đã có một
vị thế rất mạnh trên thị trường của một ngành nghề không có sự đe dọa tiềm ẩn của những công ty muốn tham gia vào thị trường, vẫn phải chịu tình cảnh chỉ kiếm được mức lợi nhuận thấp nếu có sự cạnh tranh từ những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, giá cả thấp hơn có thể thay thế cho sản phẩm hay dịch vụ của công ty ấy Trường hợp cạnh tranh lên tới mức độ cao, căng thẳng khi cổng vào thị trường hoàn toàn bỏ ngỏ, các công ty không có một uy lực mặc cả nào đối với các nhà cung ứng và khách hàng,
và sự cạnh tranh giữa các công ty là hoàn toàn thả nổi bởi các công ty và sản phẩm đều giống nhau và hoàn toàn có thể thay thế cho nhau
số lượng sản phẩm mà họ cung ứng, sự khác biệt về sản phẩm cung ứng, khả năng thay thế của các nhà cung cấp, chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành
Trang 31Sự hiểu biết thông tin về nhà cung cấp cũng giúp cho doanh nghiệp có quyết định đúng đắn nhất về sự lựa chọn nhà cung ứng Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, điều đó cũng là nhân tố quan trong để doanh nghiệp giúp sức ép cạnh tranh từ nhà cung ứng
Thế giới ngày càng phát triển, công nghiệp điện tử ngày càng phát triển nhanh chóng Trong lĩnh vực công nghệ cao, ta thấy rằng đa phần thị trường chíp điện tử trên thế giới đều thuộc về hai tập đoàn lớn của Mỹ là Intel và AMD Vì thế đa phần máy tính sản xuất trên thế giới cung ứng cho người tiêu dùng đều sử dụng chíp xử
lý của hai hãng này Thế nên quyền lực đàm phán của hai hãng này đối với ngành sản xuất máy tính là rất lớn Sự bắt tay thao túng thị trường là điều hoàn toàn có thể xảy ra, và sức ảnh hưởng của nó khiến các nhà sản xuất máy tính đều không khỏi phải lo nghĩ
Một trường hợp cũng liên quan đến máy tính, công cụ thông minh nhất thế giới, phát minh vĩ đại của nhân loại đa số đang sử dụng hệ điều hành của tập đoàn Microsoft của Mỹ Sự cạnh tranh yếu ớt của các hệ điều hành máy tính đã giúp quyền lực của Microsoft trở nên mạnh mẽ trong ngành công nghệ thông tin Thế nên các phần mềm ứng dụng tương thích với hệ điều hành của hãng cũng đang chịu ảnh hưởng rất lớn của Microsoft, đó chính là lợi thế của Microsoft để gia tăng sức ảnh hưởng của mình
Thế nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhà cung ứng gạo có sức mạnh đàm phán rất yếu ớt đối với các doanh nghiệp dù họ có số lượng các nhà cung ứng nhưng lại thiếu tổ chức chặt chẽ
Vậy nên với tất cả các ngành, các nhà cung ứng đều có quyền lực nhất định, phụ thuộc và thị phần và giá trị của sản phẩm của nhà cung ứng
1.3.2.2 Mức độ cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm người tiêu dùng và các nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi theo của doanh nghiệp Chính họ điều khiển
áp lực cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng Khách hàng tạo ra
Trang 32áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp thể hiện ở quy mô khách hàng, vị thế đàm phán giá cả, tầm quan trọng của sản phẩm bao gồm sự khác biệt hóa và khả năng thay thế của sản phẩm khác Ngoài ra, nhu cầu thông tin về sản phẩm, chi phí chuyển đổi khách hàng, tính nhạy cảm đối với giá của khách hàng là một trong những áp lực cạnh tranh thật sự đối với các doanh nghiệp trong ngành mà khách hàng tạo ra
Đặc biệt, doanh nghiệp nên để ý tới phân tích áp lực cạnh tranh của các nhà phân phối Nhất là các nhà phân phối có quy mô lớn trên thị trường bởi vì quyền lực đàm phán của họ thực sự rất lớn, ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Họ có thể trực tiếp can thiệp vào nội
bộ của các doanh nghiệp
Trong 20 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới ta phải kể đến các hãng như là Best Buy, The Home Depot, Dell, Target, CVS/pharmacy, Walgreens, Lowe’s, Gap, Game Stop, Amazon, Ebay…Trong đó, Wal-mark là tập đoàn mang thương hiệu thế giới có thị phần bán lẻ lớn nhất thế giới Hệ thống phân phối của Wal-mark có tầm ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành sản xuất như thực phẩm, hàng điện tử, các hàng hóa tiêu dùng hàng ngày Wal-mark có đủ quyền lực để đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất về giá cả, chất lượng sản phẩm, cũng như chính sách marketting khi đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối của hãng
Áp lực cạnh tranh của khách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện rõ ràng hơn đối với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, có thương hiệu chưa mạnh Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, giày da của Việt Nam là một thí dụ điển hình Các sản phẩm của Việt Nam hầu hết đều rất khó gia nhập thị trường nếu không tham gia vào hệ thống phân phối lớn trong các thị trường như EU, Mỹ Thế nên các doanh nghiệp Việt Nam thường bị các nhà phân phối ép giá và mua vào với mức giá thấp và bán lại với mức giá chênh lệch cao
Ngược lại, đối với những thương hiệu mạnh của các nhà sản xuất trên thế giới Sản phẩm của họ ít có sản phẩm thay thế thì lúc này sức ép cạnh tranh của khách hàng là nhà phân phối thường không cao Trường hợp sản phẩm điện thoại di động IPHONE của APPLE là một ví dụ rõ nét Với thương hiệu mạnh của Apple,
Trang 33cùng với sản phẩm vượt trội của mình, hãng có quyền lực đàm phán cao hơn các khách hàng của họ Hãng lựa chọn rất khắt khe các nhà phân phối sản phẩm của mình, vì thế rất nhiều nhà phân phối mong muốn được hợp tác cùng hãng nhưng không phải ai cũng đạt được mong muốn đó Iphone được tung ra thị trường năm
2007 nhưng sau 3 năm các nhà phân phối của Việt Nam mới chính thức được phân phối sản phẩm này tại thị trường Việt Nam
1.3.2.3 Mức độ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn
Michael Poter cho rằng các đối thủ tiềm ẩn chính là các doanh nghiệp hiện chưa tham gia vào ngành nhưng có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương lai Đối thủ tiềm năng ít hay nhiều, áp lực họ gây ra cho ngành mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau Đó là sức hấp dẫn của ngành, điều này thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận của ngành, số lượng khách hàng của ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành và các doanh nghiệp trong ngành Các rào cản xâm nhập ngành như vốn, khoa học kỹ thuật, hệ thống thương mại bao gồm hệ thống phân phối, hệ thống khách hàng, thương hiệu; các nguồn lực mang tính đặc thù như bằng sáng chế, nguyên vật liệu bị hạn chế, nguồn nhân lực, tính bảo hộ của nhà nước…Tất cả những rào cản xâm nhập ngành đều làm cho doanh nghiệp tốn kém chi phí nhiều hơn và khó khăn hơn Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành doanh nghiệp tham gia sẽ có từng rào cản gia nhập cụ thể
Năm 2007, Apple tung ra thị trường siêu phẩm smartphone là Iphone Iphone
ra đời nhanh chóng chinh phục khách hàng với những tính năng ưu biệt, làm dấy lên làn sóng công nghệ về smartphone, làm thị trường này tăng trưởng với con số ấn tượng mặc cho sự bão hòa đang diễn ra ngày càng nhanh của thị trường điện thoại
di động Thị phần của Apple về phân khúc thị trường smartphone tăng lên nhanh chóng và dẫn đầu về thị trường này Đây chính là một hồi chuông thức tỉnh các ông lớn trong thị trường điện thoại di động như Nokia, Samsung, Motorola, Sony Sự phát triển nhanh của Apple cùng đồng nghĩa với việc suy giảm liên tiếp về thị phần của tập đoàn Nokia hàng đầu về điện thoại di động Vốn nổi tiếng với thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ và có nhiều bằng sáng chế ứng dụng trên các sản phẩm của mình, Nokia đã tạo nên một đế chế mạnh mẽ làm rào cản khắt khe đối với
Trang 34những đối thủ tiềm ẩn Đó cũng chính là cơ hội cho Iphone nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với những tính năng vượt trội, cùng với sự đột phá làm kích thích nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng
1.3.2.4 Mức độ cạnh tranh từ các sản phẩm hay dịch vụ thay thế
Các sản phẩm, dịch vụ thay thế là những sản phẩm và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương của các sản phẩm dịch vụ trong cùng ngành
Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó bao gồm chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế Áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ khi khả năng bị thay thế của sản phẩn, dịch vụ ngày càng gia tăng Tính chất khác biệt của sản phẩm càng lớn thì tạo nên sức mạnh cạnh tranh so với các sản phẩm thay thế càng cao Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng và các sản phẩm mới với giá cả và chất lượng, cũng như những tính năng ngày càng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Các sản phẩm thay thế ngày càng có chiều hướng gia tăng, tạo nên sức ép cạnh tranh về sản phẩm thay thế càng trở nên mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong ngành
Thực tế phát triển cho thấy, sản phẩm điện thoại di động đang ngày càng thay thế điện thoại bàn Máy tính và phần mềm ngày càng giúp ích nhiều hơn cho con người, các chương trình ứng dụng ngày càng nhiều hơn và có khả năng thay thế nhau càng lớn Ví dụ như cũng là chương trình đồ họa nhưng chúng ta có rất nhiều lựa chọn các phần mềm ứng dụng như Autocard, Pro/Engineer, Soliword, PCS
1.3.2.5 Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành
Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành đã được thảo luận khá rõ ràng ở mục 1.2, 1.3.1 Theo đó, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra tác động cạnh tranh trở lại ngành, tạo nên cường độ cạnh tranh của ngành Trong một ngành thì các yếu tố tạo nên sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp là: số lượng, quy mô của các công ty trong ngành, tốc độ phát triển của ngành, chi phí cố định, mức độ khác biệt hóa sản phẩm và các rào cản thoát ra…
Trang 35CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA VIỆT NAM
2.1 Tổng quan ngành hàng không Việt Nam
2.1.1 Lịch sử phát triển 1
Sự kiện đầu tiên đánh dấu sự ra đời của ngành hàng không Việt Nam đó là vào tháng 6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng Sân bay Lũng Cò thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để vận chuyển quân sự của mặt trận Đồng Minh cho Cách mạng Việt Nam (máy bay L5 của Mỹ cất, hạ vận chuyển đưa đón quân đồng minh, thuốc men, vũ khí từ Côn Minh sang Tân Trào; sân bay dài 400m, rộng 20m) Đây là sân bay do chính chúng ta làm nên
và là sân bay “quốc tế” đầu tiên của Cách mạng Việt Nam, góp phần vào thắng lợi chung của Tổng khởi nghĩa cánh mạng tháng Tám năm 1945, là một trong những biểu hiện chói lọi của tinh thần gan góc của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu
vĩ đại của nhân loại chống phát xít Ngày 9/3/1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu Với tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 15/01/1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng thuộc Thủ tướng phủ, đặt nền móng cho sự ra đời, trưởng thành và phát triển bền vững của hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN)
Sau 60 năm ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước trưởng thành và phát triển nhanh chóng Giai đoạn đầu, khi mới thành lập, ngành hàng không chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Sau khi đất nước thống nhất (30/4/1975) ngành hàng không với một đội tàu bay loại nhẹ, tầm bay ngắn, chủ yếu để chở hành khách trên các tuyến bay ở khu vực miền Bắc Các phương tiện thiếu thốn lạc hậu, đội ngũ phi công, thợ máy, nhân viên kỹ thuật vừa ít vừa chưa có kinh nghiệm Hệ thống cảng hàng không sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật
Trang 36chuyên ngành sơ sài, công nghệ lạc hậu, nhưng đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Không quân - Bộ quốc phòng đáp ứng yêu cầu vận tải, phục vụ nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế của Đảng và Nhà nước giao cho Mục tiêu chiến lược của ngành hàng không Việt Nam khi đó là nhanh chóng hiện đại hoá theo hướng ưu tiên, đầu
tư phát triển nâng cao năng lực vận tải hàng không, cơ sở hạ tầng cảng hàng không sân bay, quản lý bay và các dịch vụ đồng bộ, mở rộng hoạt động bay trong nước và quốc tế nhằm góp phần phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
Ngày 11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng trực thuộc Hội đồng Chính phủ nhưng về mặt
tổ chức quản lý và chỉ đạo xây dựng ngành HKDD vẫn trực thuộc Bộ Quốc phòng
Từ ngày 20/8/1976, Chính phủ cho phép ngành HKDD bán vé hành khách và cước hàng hóa, tuy nhiên đối tượng được mua rất hạn chế, thủ tục chặt chẽ, phức tạp HKDDVN chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc
Với sự phát triển khá mạnh mẽ sau khi chính thức trở thành một ngành kinh tế, tính đến đầu năm 2016, HKDDVN quản lý 22 cảng hàng không, trong đó
có 21 cảng hàng không hiện đang khai thác, gồm 9 cảng hàng không quốc tế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Phú Bài, Cát Bi, Vinh)2 Tổng công suất thiết kế tính là 68 triệu lượt hành khách, 1,4 triệu tấn hàng
hóa Trên thực tế, năm 2017 số lượng hành khách vận chuyển lên tới 94,5 triệu hành khách và 1,4 triệu tấn hàng hóa; số lượng hành khách đã vượt gần gấp rưỡi so với
2
Danh sách các cảng hàng không đang được vận hành tại Việt Nam được tham khảo tại
http://img2.caa.gov.vn/2016/06/14/13/57/2-So-dang-ba-cang-hang-khong-san-bay.pdf
Trang 37công suất thiết kế, còn số lượng hàng hóa đã đến ngưỡng tối đa3 Việt Nam hiện có
4 hãng hàng không vận chuyển thương mại (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific,
VASCO, Vietjet Air), đang khai thác 56 đường bay quốc tế, 46 đường bay nội địa
Có 51 hãng hàng không nước ngoài khai thác 83 đường bay quốc tế đến Việt Nam
2.1.2 Các yếu tố về cung, cầu
2.1.2.1 Các yếu tố về cung
Các yếu tố về cung trong ngành hàng không bao gồm: máy bay, cơ sở vật chất ngành hàng không, công nghệ, môi trường pháp lý và nguồn nhân lực; trong đó do yếu tố đặc thù của ngành là cơ sở vật chất luôn gắn liền với công nghệ
Về số lượng máy bay, tính đến cuối năm 2017, 4 hãng máy bay ở Việt Nam sở
hữu đội tàu bay 164 máy bay trong đó Vietnam Airlines chiếm nhiều nhất với 97 máy bay (59%) (BVSC, 2018) Độ tuổi trung bình của máy bay ở Việt Nam là 5,2 tuổi Đội tàu bay của các hãng thường xuyên được nâng cấp theo hướng hiện đại và đơn giản hóa, ít chủng loại nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, giảm chi phí, tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Vì vậy, các hãng hàng không Việt Nam đã đưa vào khai thác các chủng loại tàu bay mới và thông dụng trên thế giới như: B787, A350, B777, A330, A321, A320, ATR72 Đáng chú ý nhất
là hai loại máy bay tân tiến nhất thế giới: Boeing 787 và Airbus A350 Theo các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, đây là 2 loại máy bay tiết kiệm nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại Với rất nhiều công nghệ mới được áp dụng để làm giảm tối đa trọng lượng của tàu bay cũng như giảm tần suất bảo dưỡng Thực tế, so với các máy bay cùng chủng loại như Boeing 777-200ER và A330, máy bay Boeing
787 và A350 tiêu hao ít hơn 20% về chi phí nhiên liệu và ít hơn từ 30-40% chi phí bảo dưỡng Hàng không Việt Nam đã tiếp nhận máy bay thân rộng thế hệ mới A350-900 tại Pháp vào ngày 30/6/2015 và chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner tại Washington DC Đây là một sự kiện quan trọng trong lộ trình thay thế toàn bộ máy bay hiện nay sang loại thân rộng thế hệ mới trong vòng ba năm tới, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở châu Á-Thái Bình Dương đồng thời tiếp nhận, khai
3
Số liệu được tham khảo tại bài viết “Vận tải hàng không: Tăng trưởng mạnh mẽ, biến giấc mơ bay thành hiện thực”, truy cập tại https://baomoi.com/van-tai-hang-khong-tang-truong-manh-me-bien-giac-mo-bay-thanh-hien- thuc/c/23698253.epi
Trang 38thác hai loại máy bay hiện đại thế hệ mới là Boeing 787-9 Dreamliner và Airbus A350-900 XWB Xu hướng sử dụng máy bay đối với từng hãng cụ thể như sau, Vietnam Airlines tập trung vào khai thác dòng máy bay thân rộng Boeing 787, Airbus A350 với 11 chiếc Boeing 787 và 9 chiếc A350 Trong khi đó, VietJet Air tập trung vào loại máy bay cỡ vừa đời mới của Airbus là A320 và A321 Máy bay A320 có thể chuyên chở 180 hành khách Airbus A321 có khoang hành khách rộng nhất trong các loại máy bay có sức chứa tới 230 hành khách Đây cũng là các loại máy bay có độ tin cậy cao với chi phí khai thác thấp, với nhiều ưu điểm về tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và thiết kế cánh cong mới mẻ, độc đáo
Bảng 2.1: Tổng đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam
Số máy bay đang đặt hàng (chiếc) Vietnam
Về vấn đề cảng hàng không, như đã trình bày ở trên, HKDDVN hiện nay đang
khai thác 21 cảng hàng không trong đó 9 cảng hàng không quốc tế Về cơ bản các cảng hàng không được đầu tư ngày càng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tiếp nhận tàu bay, trong đó 25% các cảng hàng không đạt cấp 4D, 4E có khả năng tiếp thu tàu bay thân rộng như B777, B747 và tương đương; 45% các cảng hàng không đạt cấp 4C, có khả năng tiếp thu tàu bay A320/A321 và tương đương; 30% các cảng hàng không đạt cấp 3C là cảng hàng không nội địa có khả năng tiếp
Trang 39thu tàu bay CRJ900/ATR72/F70 4Hệ thống cảng hàng không Việt Nam hiện nay
có tổng công suất thiết kế là 68 triệu lượt hành khách/năm, 1,4 triệu tấn hàng hóa/năm Hiện tại tất cả các cảng hàng không Việt Nam đều do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý Đây là một công ty cổ phần nhưng nhà nước vẫn giữ phần chi phối (sở hữu nhà nước lên tới 95,4%) ACV cũng rất nỗ lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng nhằm cải thiện chất lượng ngành hàng không nói chung và các dịch vụ mặt đất nói riêng
Giai đoạn 2001-2015, tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay đạt 55.016 tỷ đồng, chiếm 38,5% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành hàng không Trong đó: nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ là 6.428 tỷ đồng (12%); nguồn vốn doanh nghiệp của ACV là 23.990 tỷ đồng (43%); nguồn vốn ODA do ACV vay lại từ Chính phủ là 19.264 tỷ đồng (35%); nguồn vốn tư nhân là 5.334 tỷ đồng (10%) Tổng kết lại nguồn vốn đầu tư tổng thể từ Nhà nước chiếm 90%, ngoài Nhà nước chiếm 10% Có thể thấy với nhiều dự án phát triển khác của quốc gia, vốn Nhà nước ngày càng hạn hẹp, trong tương lai ACV phải đa dạng các nguồn đầu tư cho hạ tầng hàng không, đặc biệt khi ACV đã là một công ty
cổ phần
Tại Việt Nam, cũng vì sự yếu kém về mặt hạ tầng cơ sở nên để giảm áp lực, Cục Hàng không phải đưa ra quy định hạn chế số máy bay sẽ sắm thêm của các hãng hàng không, cụ thể là trong giai đoạn 2016-2020 chỉ cho phép tăng thêm 230 chiếc, ít hơn nhiều so với số đơn đặt hàng mà các hãng hàng không đã ký với các nhà sản xuất máy bay Việc cấp quản lý bắt buộc phải đưa ra hạn chế đó trong khi vận tải hàng không đang bước vào cơ hội phát triển mạnh có thể xuất phát từ sự chậm trễ trong việc mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất – cửa ngõ bầu trời quan trọng nhất tại phía Nam, sự ì ạch trong tiến trình xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành
và sự bất hợp lý trong đầu tư khai thác tại các sân bay địa phương
Về vấn đề kiểm soát không lưu 5, hiện nay HKDDVN đang điều hành hai vùng thông báo bay (FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội) gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ
Trang 40http://infonet.vn/vung-thong-Việt Nam và phần vùng trời trên biển quốc tế do ICAO giao http://infonet.vn/vung-thong-Việt Nam quản lý rộng 1,2 triệu km2, với 03 khu vực kiểm soát tiếp cận, 21 khu vực kiểm soát tại sân bay trên phạm vi toàn quốc, 25 đường hàng không nội địa và 35 đường hàng không quốc tế trong đó có các đường bay với mật độ hoạt động bay lớn của khu vực và thế giới, chiếm vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực biển Đông và châu
Á - Thái Bình Dương Hàng ngày, có hơn 700 chuyến bay đi/đến và quá cảnh qua các FIR Việt Nam Việc quản lý không lưu ở lãnh thổ Việt Nam do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, vùng thông báo bay (FIR-Flight information region) là khu vực trên không có kích thước xác định mà tại đó dịch vụ thông báo bay và dịch vụ báo động sẽ được cung cấp Mỗi phần của khí quyển đều thuộc về một FIR cụ thể nào đó Phạm vi FIR có thể rộng hoặc hẹp Không phận của một số nước nhỏ có thể được gộp vào một FIR đơn lẻ, hoặc không phận của nước lớn có thể được chia thành nhiều FIR Một số FIR lớn sẽ bao gồm không phận của nhiều nước Các đơn vị quản lý FIR phân chia trách nhiệm thế nào tùy thuộc vào thỏa thuận quốc tế thông qua Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ICAO phê duyệt FIR dựa trên thỏa thuận của các nước liên quan Theo quy định của ICAO, một quốc gia có thể thành lập một hay nhiều FIR tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nước đó Ngược lại, vùng trời của nhiều quốc gia vẫn có thể được sắp xếp vào một FIR Các nguyên tắc cơ bản của ICAO về phân định ranh giới FIR được quy định tại phụ lục N của nghị quyết 27.10 Đại hội đồng ICAO, theo đó FIR có thể bao gồm vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia và vùng trời không thuộc chủ quyền quốc gia của nước đó Trước năm 1975, khi miền Nam chưa giải phóng thì vùng thông báo bay ở phía Nam Việt Nam mang tên là FIR Sài Gòn, do Trung tâm kiểm soát đường dài Sài Gòn điều hành Vùng thông báo bay Sài Gòn được thiết lập tại hội nghị liên khu vực Trung Đông- Đông Nam Á họp ở Roma từ năm 1959 đến năm 1973 và tại hội nghị không vận khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất có điều chỉnh lại ranh giới đồng thời thiết lập mới FIR Hà Nội Như vậy vùng thông báo bay Sài Gòn cũ bao gồm từ vĩ tuyến 17 xuống tới 07 vĩ độ Bắc, chiều