Chỉ có tác giả Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê trong dự án bộ sách triết học đồ sộ của mình đã dành riêng một cuốn viết về Tuân Tử, trong đó trích dịch các thiên quan trọng trong bộ sách Tuân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Chủ nhiệm đề tài : VÕ THỊ NGỌC THÚY
Thời gian thực hiện : 12 THÁNG
Huế, năm 2014
Trang 2MỤC LỤC 2
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 3
3 Mục tiêu của đề tài 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 4
6 Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện 4
CHƯƠNG 1 5
VÀI NÉT VỀ TUÂN TỬ VÀ HỌC THUYẾT TÍNH ÁC 5
1.1 Tuân Tử - cuộc đời sự nghiệp và tư tưởng 5
1.1.1 Cuộc đời – sự nghiệp 5
1.1.2 Tư tưởng 5
1.2 Học thuyết Tính ác 7
1.2.1 Bối cảnh xuất hiện 8
1.2.1.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội 8
1.2.1.2 Bối cảnh tư tưởng 8
1.2.2 Những nội dung chính của học thuyết Tính ác 10
1.2.2.1 Tính người là ác, Tính thiện là giả ngụy 10
1.2.2.2 Phủ nhận học thuyết Tính thiện của Mạnh Tử 16
1.2.2.3 Tiêu chuẩn phân biệt thiện – ác 17
1.2.2.4 Chứng minh biện luận cho tính ác 17
1.2.2.5 Cải tạo tính ác bằng Lễ nghĩa văn lý 18
1.2.3 Nghệ thuật thể hiện học thuyết tính ác của Tuân Tử 19
1.2.3.1 Phương pháp lập luận 19
1.2.3.2 Các phương tiện lập luận 20
1.2.4 Học thuyết Tính ác so sánh với các học thuyết khác về tính người 24
1.2.4.1 Tư tưởng tính ác trong mối tương quan với các tư tưởng về tính thời Tiên Tần 24
1.2.4.2 Sự đối lập của học thuyết Tính ác với học thuyết Tính thiện 28
1.2.4.3 Sự kế thừa học thuyết Tính ác ở đường lối Pháp trị của Hàn Phi Tử 28
CHƯƠNG 2 32
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HỌC THUYẾT TÍNH ÁC 32
2.1 Những giá trị của học thuyết Tính ác 32
2.1.1 Đóng góp của học thuyết đối với lịch sử triết học 32
2.1.1.1 Đối với tư tưởng của Tuân Tử 32
2.1.1.2 Đối với Nho giáo và triết học Trung Quốc 33
2.1.1.3 Đối với tư tưởng triết học thế giới 33
2.1.2 Đóng góp của học thuyết đối với giáo dục 34
2.1.2.1 Về quan điểm giáo dục 34
2.1.2.2 Về môi trường giáo dục 36
2.1.2.3 Về phương pháp giáo dục 37
2.1.2.4 Về nội dung giáo dục 39
2.1.3 Đóng góp của học thuyết đối với quản lí con người 42
2.1.3.1 Quan điểm quản lí 42
2.1.3.2 Phương pháp quản lí 44
2.2 Những hạn chế của học thuyết 46
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tuân Tử là một triết gia lớn đời Tiên Tần nên tư tưởng của ông được các nhà nghiên cứu rất chú ý
Trên phạm vi quốc tế, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng như phương Tây
đã dành nhiều bút mực viết về Tuân Tử Ở Trung Quốc, quê hương của triết gia, các
công trình chuyên biệt về Tuân Tử thường rất đồ sộ, phải nhắc đến Tuân Tử tập giải của Tạ Dung và Lư Văn Siêu, Tuân Tử bạch thoại cú giải của Diệp Ngọc Lân, Tuân
Tử tuyển chú của Phương Hiếu Bác, Tân dịch Tuân Tử độc bản của Vương Trung
Lâm, Tuân Tử học thuyết của Trần Địa Tề, Tuân Tử toàn dịch của Tưởng Nam Hoa,
La Thư Khuyến, Dương Hàn Thanh, Tuân Tử dữ cổ đại triết học của Vi Chính Thông,
và một số mục trong các công trình tổng hợp như Trung Quốc triết học sử của Phùng Hữu Lan, Trung Quốc cổ đại triết học sử của Hồ Thích, Điểm chung của các công
trình này là sưu tầm các tài liệu về cuộc đời Tuân Tử, tập hợp và chú giải các trước tác của ông Vì văn chương từ thời Tiên Tần đến nay đã trở nên rất khó hiểu nên việc chú, dịch, giải thích các thiên sách của Tuân Tử là một công việc cần thiết và đã được thực hiện rất công phu Để đánh giá được công lao của Tuân Tử, các nhà nghiên cứu cũng phải so sánh, tổng kết cả một chặng đường dài phát triển của Nho học và các quan niệm liên quan trước Tuân Tử Phần nữa vì tư tưởng của Tuân Tử rất phong phú, trải trên nhiều lĩnh vực nên các công trình trên tuy đồ sộ nhưng đều phải dàn trải đề cập đến đầy đủ các phần về quan niệm về trời, về tâm, về nhận thức, về quân sự, về chính danh, chính trị, Ngoài ra, một xu hướng khá phổ biến gần đây khi nghiên cứu về Tuân Tử là đi cụ thể vào từng khía cạnh trong tư tưởng của ông và ứng dụng của nó
đối với đời sống xã hội hiện đại Nhiều nhất là các thiên Khuyến học, Chính danh,
Tính ác, Lễ luận, Đó đều là những bài viết có dung lượng vừa phải, ngắn gọn mang
tính nêu vấn đề là chính Riêng bàn tới tính ác, có thể kể ra các bài viết của các tác giả đang công tác tại các trường đại học Trung Quốc như: 荀子社會 倫理中的公道論
Tuân Tử xã hội luân lí trung đích công đạo luận của Tăng Xuân Hải, giảng viên khoa
triết học trường Đại học chính trị, 論晚周人性法治說的興起及荀子化性晚善說的響
應 Luận vãn Chu “Nhân tính pháp trị” thuyết đích hưng khởi cập Tuân Tử “Hóa tính
vi thiện” thuyết đích hưởng ứng của Vương Khánh Quang, sở Nghiên cứu chính trị
thuộc Đại học quốc tế Trung hưng, Mục đích hướng đến chủ yếu của các bài viết này
là bình luận công tội của Tuân Tử, xem xét tư tưởng của ông có còn phù hợp không và
sự thay đổi của xã hội mới dẫn đến những xa rời so với quan điểm của Tuân Tử
Trang 5Ngoài ra, Tuân Tử và học thuyết của ông còn trở thành đối tượng nghiên cứu của các đề tài của sinh viên, học viên cao học các trường đại học ở Trung Quốc Có thể dẫn ra luận văn thạc sĩ triết học của Lư Nãi Hoa, Đại học Nam Hoa 荀子道德思想
之晚究 Tuân Tử đạo đức tư tưởng chi nghiên cứu, trong đó có một mục trong chương
3 gồm 23 trang bàn rất cụ thể về quan niệm về tính người của Tuân Tử Điều đáng ghi nhận ở luận văn này là đã sưu tầm và sử dụng một lượng tài liệu tham khảo rất lớn, lên đến hàng trăm cuốn từ cổ chí kim, từ đông đến tây, từ kinh điển đến hiện đại Có thể căn cứ vào danh mục khá đầy đủ này để đánh giá sự quan tâm đặc biệt mà các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc dành cho triết gia xuất sắc thời cổ đại của họ Trong đó phải
kể đến những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài của chúng tôi như luận văn 從荀
子性惡論看其哲學之特色 Tòng Tuân Tử tính ác luận khán kì triết học chi đặc sắc
của Kim Đông Chu, 荀子的晚育思想晚究 Tuân Tử đích giáo dục tư tưởng nghiên
cứu của Trương Mĩ Du Ở đề tài này, do hạn chế về thời gian và điều kiện sưu tầm tư
liệu, chúng tôi chỉ tiếp cận được một số ít các công trình nêu lên trong luận văn trên Tuy nhiên, thông qua một số bài viết mang tính chất tổng hợp, chúng tôi phần nào đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ở nước bạn
Ở Việt Nam, Tuân Tử chủ yếu được các nhà nghiên cứu triết học, tư tưởng chú
ý đến như là một Nho gia xuất sắc cuối Tiên Tần, nhưng phần đa là nhắc đến ông trong các công trình đại cương triết học Trung Quốc hoặc về bách gia chư tử Chỉ có tác giả Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê trong dự án bộ sách triết học đồ sộ của mình đã dành riêng một cuốn viết về Tuân Tử, trong đó trích dịch các thiên quan trọng trong bộ sách Tuân Tử và chỉ ra những tư tưởng chính trong các trước tác của ông Đây là một công trình mang tính khái quát cao vì tác giả đã tổng hợp thành tựu các công trình tiêu biểu đi trước của Trung Quốc về Tuân Tử Đánh giá của tác giả về triết gia này cũng rất sắc sảo và xác đáng, thể hiện cách nhìn toàn diện, khách quan, hiện đại Trong
chương Tính ác, cuốn Tuân Tử của Nguyễn Hiến Lê đã chỉ ra đầy đủ các luận điểm:
Tuân Tử chống lại Mạnh Tử, Tiêu chuẩn phân biệt thiện ác, Luận chứng về tính ác, Hóa tính khởi ngụy, Đối chiếu hai thuyết tính thiện và tính ác, Hai thuyết tính thiện và tính ác bổ túc cho nhau, Khuyết điểm của mỗi thuyết Tuy nhiên, do tính chất tổng hợp
của công trình, những trình bày ở đây cũng chỉ mang tính chất chung chung, chưa đi vào chi tiết, cụ thể và cũng chưa có sự liên hệ với ứng dụng của thuyết tính ác vào đời sống xã hội Đây sẽ là một hướng đi mở cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này
Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay vẫn chưa có đề tài nào dành riêng bàn
luận về giá trị học thuyết Tính ác của triết gia này Qua đề tài Tìm hiểu những giá trị
Trang 6học thuyết Tính ác của Tuân Tử, chúng tôi có thể mang tới cái nhìn sâu sắc, toàn diện
và thời sự hơn về một trong những tư tưởng độc đáo nhất về bản tính con người trong lịch sử triết học phương Đông, từ đó chỉ ra những giá trị to lớn của học thuyết này trên các lĩnh vực triết học, giáo dục,…
2 Tính cấp thiết của đề tài
1 Triết học Trung Hoa cổ đại đã ra đời cách đây hàng ngàn năm nhưng ảnh hưởng của nó vẫn liên hệ đến tận ngày nay Lí luận về tính người là một trong những vấn đề
cơ bản của triết học Trung Quốc được nhiều học giả các thời đại quan tâm và đã có nhiều tư tưởng đối lập nhau Các lí luận này đều là cơ sở xuất phát cho những tư tưởng
về chính trị, xã hội, đạo đức, luân lí của các triết gia cho nên việc tìm hiểu chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc lí giải và đánh giá học thuyết của họ Cho đến nay, những
tư tưởng mâu thuẫn đó vẫn cùng tồn tại và cùng nhau khẳng định giá trị của mình trong thực tế
2 Tuân Tử là người đầu tiên đưa ra quan niệm tính người là ác (phủ định quan niệm
trước đó của Mạnh Tử rằng con người ta sinh ra vốn thiện), một quan điểm bất
thường, phản truyền thống trong hệ tư tưởng của Nho gia Bằng những lập luận khá sắc sảo, quan điểm ông đưa ra đã đứng vững và trở thành một học thuyết song hành
với học thuyết Tính thiện của Mạnh Tử Mặc dù vậy, chúng ta vẫn quen theo nếp nghĩ
cũ và hơn hai ngàn năm nay, lí luận của Tuân Tử vẫn bị hiểu lầm và bị đối xử lạnh nhạt Ngày nay, trước sự tràn lan của các hiện tượng bạo lực trong xã hội và mối đe dọa của nạn bạo lực học đường, của các tội ác chiến tranh luôn thường trực, người ta mới đặt lại câu hỏi: bản tính con người là xấu hay tốt, là ác hay thiện? Những hoài nghi đó có thể tìm thấy lời kiến giải khá thuyết phục từ những quan niệm được ghi lại
trong cuốn Tuân Tử, chủ yếu là ở các thiên bàn về Tính và Tâm, Tính ác Trong đó,
Tuân Tử không chỉ nêu ra được lí do khiến ông khẳng định tính người vốn ác mà còn chỉ rõ được con đường chế ngự sự bộc phát của bản tính ác của con người Đây cũng
là một gợi ý rất đáng xem xét trong quá trình giáo dục và quản lí con người đối với xã hội mọi thời đại
3 Mục tiêu của đề tài
• Tìm hiểu những nội dung chính trong học thuyết Tính ác của Tuân Tử.
• Đánh giá những giá trị của học thuyết
• So sánh với các học thuyết khác về tính người
• Vận dụng học thuyết Tính ác vào giáo dục và quản lí
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thuyết Tính ác thể hiện trong các thiên luận về tính người trong tác phẩm của Tuân Tử
Trang 7- Phạm vi nghiên cứu: Những nội dung chính của thuyết Tính ác, nghệ thuật thể hiện học thuyết và giá trị ứng dụng của nó.
5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
+ Cách tiếp cận: trên cơ sở làm việc trực tiếp với nguyên bản Hán văn các thiên về Tính và Tâm, Tính ác của Tuân Tử đề tài tổng hợp lại các nội dung chính của học thuyết Tính ác Sau đó, từ việc đối sánh tư tưởng của Tuân Tử với một vài tư tưởng đối lập hoặc tương đồng về tính người trong triết học phương Đông, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét về giá trị cũng như những khuyết điểm trong quan điểm của Tuân Tử
về tính người
+ Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp
so sánh đồng đại, lịch đại; các thao tác biên dịch, chú giải văn bản
6 Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài triển khai thành 2 chương với những nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Vài nét về Tuân Tử và học thuyết Tính ác
Chương 2: Những đóng góp của học thuyết Tính ác
Trang 8CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ TUÂN TỬ VÀ HỌC THUYẾT TÍNH ÁC
1.1 Tuân Tử - cuộc đời sự nghiệp và tư tưởng
1.1.1 Cuộc đời – sự nghiệp
Tuân Tử tên Huống, tự Khanh (Tôn Khanh), người nước Triệu (298? – 238? TCN), là một nhà Nho, nhà tư tưởng kiệt xuất của Trung Hoa cuối thời Chiến Quốc
Trước 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau
50 tuổi đi du hành qua các nước, từ 60 tuổi trở đi, ông qua Sở, được Xuân Thân Quân
bổ làm huyện lệnh huyện Lan Lăng, rồi từ đó định cư luôn tại chỗ, mở lớp dạy học, không trở về cố quốc nữa Tuân Tử chính là thầy học của Lý Tư (sau làm thừa tướng nước Tần)
Cũng giống như các bậc tiền Nho vĩ đại trước mình, Tuân Tử là người sinh nhầm thời (có trí lự nhưng không được lo, có tài năng nhưng không được dùng, có đạo đức nhưng không được phát huy…) Vào những năm cuối cùng, lúc tuổi về già, Tuân
Tử mở trường tư thục dạy học và viết sách, sáng lập ra học phái Lan Lăng, tạo dựng phong khí thư hương cho xứ này Từ đó, học trò Lan Lăng hay lấy chữ "Khanh" đặt tự,
để kỷ niệm thầy Tuân Tử
Tuân Tử là người học rộng, tự tin, nhiều ý tưởng độc đáo, suy luận sắc bén nhưng có tinh thần nghệ sĩ nên văn chương đơn giản, dễ hiểu, hài hòa chứ không mạnh
mẽ như Mạnh Tử Tuân Tử để lại cho đời sau bộ sách Tuân Tử.
1.1.2 Tư tưởng
Trong thời gian ở Lan Lăng, Tuân Tử chẳng những đã lập ngôn, mà còn lập thư nữa Bộ sách Tuân Tử - tập đại thành tư tưởng của Nho gia - gồm 20 quyển, được Lưu
Hướng sưu tập, sắp đặt, chỉnh lí lại trong “Tuân Tử tân thư” gồm 32 thiên Về nội
dung, sách Tuân Tử bàn rõ hơn về đạo Chu, Khổng, đề cao Lễ, chú trọng cần học Đây
là tác phẩm có hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh nhất của phái Nho học thời Chu – Tần, có phê phán và kế thừa tư tưởng Nho trước đó và sáng tạo thêm tư tưởng mới, thể hiện bước đột phá trong lịch sử phát triển quan điểm, tư tưởng Trung Quốc cổ đại Dưới đây là những điểm nổi bật trong tư tưởng của Tuân Tử:
Luận về Tâm: Tâm là chủ tể tinh thần trong con người, có thể điều khiển các
quan năng như tai, mắt, mũi, miệng, thân (ngũ lộ/thiên quân); phân biệt lời nói, hành động, mừng, giận, thương yêu, vui, buồn, mong muốn; đồng thời tổng hợp, phân tích, khái quát trừu tượng hóa những cảm giác, tri giác do các giác quan mang lại để nhận thức được sự đồng dị của vạn vật, phản ánh các đặc tính của sự vật, hiện tượng Tâm
có quan hệ mật thiết với tính (cái biểu hiện trong tâm con người ra ngoài) và tình (đem
Trang 9tâm tính ấy tiếp xúc, ứng xử với vật) Công dụng của "tâm" là để "tri đạo", nghĩa là đạo ở ngoài tâm, là đối tượng để cho tâm tìm hiểu một cách khách quan (khác với tư tưởng Khổng - Mạnh cho là đạo ở ngay trong tâm) Khi lòng người đã hiểu đạo thì đạo mới hành; đạo có hành thì người ta mới giữ theo đạo và ngăn ngừa những gì trái đạo Như vậy thì
Luận về Tri thức: Tuân Tử cho rằng sự hiểu biết là bản tính của con người
(năng tri), những gì mà người ta biết được, đó là lý lẽ của sự vật (sở tri); năng tri và
sở tri kết hợp nhau thành tri thức Tuân Tử chú trọng đặc biệt về tri thức, chủ trương
để tri thức quyết định cho hành vi của con người Điểm này có giá trị đặc biệt, bổ khuyết cho học thuyết Khổng - Mạnh Tuân Tử chỉ ra quá trình nhận thức luận bắt đầu
từ cảm giác kinh nghiệm đến tư duy của “tâm” Đồng thời, ông nhấn mạnh “hành”
trong nhận thức: “Văn chi bất nhược kiến chi, kiến chi bất nhược tri chi, tri chi bất
nhược hành chi Học chí ư hành chi nhi chi hĩ” (Nghe không bằng thấy, thấy không
bằng biết, biết không bằng làm Học đến làm được mới thôi); và “Hành chi minh dã,
minh chi vi thánh nhân Thánh nhân dã giả, bản nhân nghĩa, đáng thị phi, tề ngôn hành, bất thất hào li, vô tha đạo yên, dĩ hồ hành chi hĩ” (Có làm thì mới rành, rành là
thánh nhân Thánh nhân là lấy nhân nghĩa làm gốc, biết đúng phải trái, ngôn hành nhất trí, không mảy may lầm lỡ Không có đạo khác hơn, chỉ là thực hành điều đã học)
Luận về Trời (Tạo hóa): Tuân Tử cho rằng trời là hiện tượng tự nhiên, là tồn
tại khách quan, là quy luật khách quan tự mình vận hành, không dùng ý chí chủ quan
của con người để chuyển đổi: “Thiên hành hữu thường, bất vị Nghiêu tồn, bất vị Kiệt
vong” (Việc trời vận hành có quy luật thường, không vì vua Nghiêu mà còn, không vì
vua Kiệt mà mất) Ông phủ định tính cách chủ tể của Trời, cho rằng Trời chẳng có liên can gì tới vấn đề trị loạn, hưng vong của thế gian Thái độ này là điều kiện tất yếu cho nhà khoa học, trong số các nhà triết học truyền thống cổ Trung Quốc, ít ai có được lối nhìn này Thiên “Thiên luận” của Tuân Tử là tư tưởng rất quý của tập đại thành duy vật Tiên Tần, đã cải tạo trời mang ý nghĩa duy tâm của Nho gia thành trời có ý nghĩa duy vật
Luận về Chính trị: Tuân Tử đã cải tạo Lễ của Nho gia, chủ trương “con em
vương, công, sĩ, đại phu nếu như không phù hợp với tiêu chuẩn Lễ xã hội phong kiến thì
hạ xuống thứ dân; và con em thứ dân phù hợp với tiêu chuẩn Lễ thì có thế lên làm khanh tướng, sĩ, đại phu” Đồng thời, Tuân Tử cũng là người mở đầu của tư tưởng phong kiến chuyên chế Ông coi trọng cả Lễ và Pháp, Vương đạo và Bá đạo, chủ trương “Lễ Pháp
kiêm trị”: “Lễ giả, pháp chi đại phận” (Lễ là cái phận lớn của pháp luật), “Phi lễ, thị vô
pháp dã” (trái lễ, là không có pháp luật) Sau này được hai đệ tử của ông là Hàn Phi
cùng Lý Tư kế thừa và xây dựng thành tư tưởng chính của Pháp gia.
Trang 10Tuân Tử không phủ định hẳn truyền thống nhà Chu, nhưng đóng góp tiến bộ
của ông là đã đưa ra một quan điểm khác hẳn quan điểm “Tiên nghiệm luận” (sinh nhi
tri chi) của Khổng – Mạnh: “chế thiên mệnh nhi dụng chi” (đặt ra mệnh trời để sử
dụng) Tuân Tử thừa nhận tự nhiên không biến đổi nhờ ý chí con người nhưng con người bằng sự năng động chủ quan của mình có thể cải biến tự nhiên Tuy nhiên, do hạn chế của giai cấp và thời đại, cái nhìn của Tuân Tử đối với những vấn đề xã hội vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm và chưa thoát ra khỏi quan niệm về lợi ích của quý tộc địa chủ mới Ngoài ra, trong tư tưởng của Tuân Tử còn một điểm nổi bật nữa là thuyết
"Tính ác"
1.2 Học thuyết Tính ác
Về thuật ngữ “Học thuyết Tính ác”: Thuật ngữ “học thuyết” dùng để chỉ “lý
thuyết của một nhà chủ trương trong học thuật (doctrine)” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ
điển giản yếu) Xét theo nghĩa rộng, hai chữ này tương đương với các khái niệm “(tư
tưởng) triết học”, “tư tưởng” (tiếng Anh là idea, theory, thought, ideology, doctrine); xét theo nghĩa hẹp thì gần với “quan niệm”, “quan điểm” (tiếng Anh cũng là idea) Xưa nay chúng ta quen gọi toàn bộ tư tưởng của Tuân Tử thể hiện trong sách Tuân Tử là “học thuyết” (cách gọi của Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Tuân Tử và một số học giả người
Trung Quốc), cũng như đã từng gọi học thuyết Nho gia, học thuyết Pháp gia, Một số
nhà nghiên cứu tư tưởng của Tuân Tử khi viết bằng tiếng Anh thì dùng các từ sau: ideal (lý tưởng, tư tưởng), thought (tư tưởng), concept (quan niệm), view (quan điểm), không
thấy dùng chữ “doctrine” Trong đó có sự phân biệt: dùng “view” để chỉ toàn bộ tư tưởng của Tuân Tử, còn “thought” hoặc “concept” là nói về quan điểm về các lĩnh vực
cụ thể của ông (Theo David Elstein (State University of New York at New Paltz),
Xunzi) Ở đây chúng tôi mạnh dạn dùng hai chữ “học thuyết” để đặt cho tư tưởng về tính
người của Tuân Tử, vốn là theo nghĩa hẹp của từ này, mục đích là nâng tầm thuyết tính người là ác của Tuân Tử lên thành một học thuyết độc lập để đối lập với thuyết tính người là thiện của Mạnh Tử, âu cũng không phải là vượt quá nội hàm ý nghĩa của từ Trong tác phẩm của mình, Tuân Tử dành riêng một thiên viết về tính ác Ngoài ra, các
thiên khác cũng xoay quanh nội dung này như Dục luận, Lễ luận, Nhạc luận, Khuyến
học, Như vậy có thể thấy, quan điểm tính người là ác có sự chi phối lớn lao đến toàn
bộ tư tưởng của Tuân Tử Hơn nữa, trong bài viết 論荀子性僞 “合而治” 的人性管理
模式 “Luận Tuân Tử “Tính ngụy hợp nhi trị” đích nhân tính quản lí mô thức”, Trần Đức Thuật đã dùng lại chữ 論 luận” (động từ: bàn luận, nghị luận; danh từ: học thuyết, chủ nghĩa) của Tuân Tử để gọi thuyết “Tính ác” Vậy, trong công trình này chúng tôi sẽ dùng cụm từ “học thuyết Tính ác” khi nói về thuyết Tính ác của Tuân Tử
Trang 111.2.1 Bối cảnh xuất hiện
1.2.1.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội
Học thuyết Tính ác ra đời vào những năm cuối cùng của thời Chiến quốc
(475-221 TCN), lúc nhà Tần sắp thống nhất Trung Quốc Lúc này, đất nước Trung Quốc đang trải qua một thời kì biến động dữ dội về mọi mặt, làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo văn minh tinh thần xứ sở này Kinh tế được mở mang với sự phát triển mạnh của canh nông, công nghệ và thương mại Chế độ phong kiến suy vi, đất đai bị chia cắt cho các chư hầu nên thu hẹp dần Một số nước chư hầu mạnh dần lên và trở thành những quốc gia độc lập, không phục tùng nhà Chu nữa (Tần, Sở, Tề, Ngụy) Dân số tăng lên với nhiều biến động trong trật tự xã hội Tầng lớp thương nhân mới ra đời với những mới mẻ trong tư tưởng và càng ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội Giai cấp quý tộc
cũ lần lần tan rã, không nắm quyền nữa mà thay thế là một giới hữu sản vốn là những thương nhân giàu có, những người khai phá đất đai và những kẻ sĩ có tài chính trị, ngoại giao được thăng tiến làm quân sư, tướng quốc cho các vua chúa Càng về cuối thời Chiến Quốc, chiến tranh càng liên miên bất tuyệt và tàn khốc, không còn luật quân tử, chỉ còn sự chém giết vô độ Tình hình dân chúng vì đó càng điêu đứng, đa phần dân phải đi lính, còn lại phải nộp thuế có khi lên tới ba phần tư hoa lợi Năm mất mùa dân đã đói khổ, năm được mùa cũng bị triều đình trưng thu hết để phục vụ binh
sự Bọn vua chúa trụy lạc cũng thừa thế bóc lột xương máu của dân để sống xa hoa Quan lại tham nhũng, trộm cướp khắp nơi, Một bối cảnh xã hội rối loạn không thể nào bi đát hơn Trước tình cảnh đó, nguyện vọng của những triết gia trọng đạo nghĩa như Tuân Tử là tìm ra con đường giải cứu nhân dân Tuân Tử cho rằng nguồn gốc sự loạn lạc, tranh đấu trong xã hội là ở chỗ tính con người vốn ác và đầy tham dục, chỉ cần chế ngự được ác và dục bằng lễ nghĩa, văn hóa thì đất nước sẽ bình trị Tuy nhiên, điều bất lợi khiến học thuyết của Tuân Tử không được trọng dụng là vào cuối thời Chiến Quốc, các vua chúa nhận thấy không thể dùng đạo đức trong chiến tranh và cai trị đất nước, không thể làm đất nước mạnh lên, giàu lên nhờ nhân nghĩa Vua các nước
chư hầu bắt đầu bị chinh phục và áp dụng phép thuật, một chủ trương của các Pháp gia
tỏ ra có nhiều ưu thế và hiệu quả hơn với thực tế xã hội Trung Hoa bấy giờ.
1.2.1.2 Bối cảnh tư tưởng
Đây cũng là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc và cũng được gọi là thời đại hoàng kim của tư tưởng Trung Quốc Trong bối cảnh xã hội Xuân Thu Chiến Quốc có nhiều biến động, ở Trung Quốc đã xuất hiện hàng loạt các triết gia mà tư tưởng của họ còn tỏa sáng đến tận ngày nay Các sử gia
Trung Quốc đã khái quát các trường phái tư tưởng thời kì này bằng cụm từ “Bách Gia
Chư Tử”: Âm dương gia, Nho gia, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Đạo gia,… Mỗi học
Trang 12phái có cách tiếp cận độc đáo về lí luận, có phương pháp khám phá và cải biến xã hội riêng, tuy có nhiều đối lập nhưng đã làm phong phú và sôi động đời sống triết học Trung Quốc và để lại cho hậu thế một kho tàng tri thức uyên bác, thâm trầm bậc nhất thế giới.
Nho gia bắt nguồn từ Nho thuật của bọn “Tấn thân tiên sinh” đời Xuân Thu, do
Khổng Tử khai sáng, chủ trương điều hòa giai cấp, đề xướng nhân nghĩa; tôn quân, trọng lễ giáo hơn pháp luật Nho gia là học phái đầu tiên trong “Chư tử”, “Bách gia”, cũng là học phái lâu dài nhất của Trung Quốc
Mặc gia xuất hiện sau Nho gia không lâu, vẫn bảo tồn truyền thống Thi, Thư
nhưng lại đứng trên lập trường quốc dân mà công kích Lễ, Nhạc, coi Lễ Nhạc là xa xỉ; chủ trương nguyên tắc bác ái và công lợi, làm gì cũng phải cân nhắc lợi hại Mặc Tử được coi là triết gia cách mạng đầu tiên của Trung Quốc (phản đối chiến tranh)
Đạo gia do Lão Tử khai sáng, kịch liệt phản đối tư tưởng bảo thủ của Nho gia,
cho đó là nguồn gốc mọi sự bất bình đẳng và thống khổ của nhân loại Lão Tử là người
khởi xướng vũ trụ luận ở Trung Hoa, cho rằng cái nguyên thủy của vạn vật là Đạo
Ông không trọng tri thức, chủ trương vô vi, thuận theo tự nhiên; quốc gia lí tưởng là
một nước nhỏ, dân chúng chất phác, không có chiến tranh
Pháp gia với những đại biểu nổi tiếng là Thân Bất Hại, Thận Đáo và Hàn Phi,
phủ nhận tư tưởng “lễ trị” của Nho gia, chủ trương “pháp trị” không phân biệt quý tộc hay bình dân Họ cho rằng xã hội loạn lạc, phải nghiêm khắc dùng sức mạnh mới thống nhất được
Âm dương gia giải thích thiên nhiên, xã hội và lịch sử bằng thuyết “Âm dương
ngũ hành” Họ coi đạo trời và đạo người liên hệ mật thiết với nhau, âm dương điều hòa thì mọi sự tốt đẹp, trái lại là xấu; muốn nước nhà thịnh trị thì vua chúa phải biết thi hành chính trị hợp với luật âm dương ngũ hành
Danh gia là học phái của những người bấy giờ được gọi là “biện giả”, “biện sĩ”,
bắt nguồn từ những sự tranh biện, cật vấn giữa các học phái, quan tâm đến các vấn đề logic học Hai đại biểu nổi tiếng nhất là Huệ Thi và Công Tôn Long
Theo quy luật phổ biến của các trào lưu tư tưởng trong lịch sử thì không một học thuyết nào ra đời mà không chịu ảnh hưởng ít nhiều của các học thuyết đã có hoặc đang tồn tại Cuối đời Chiến Quốc, các trào lưu tư tưởng sau khi phân tách đã đến thời
kì hợp nhất Các đại biểu thực hiện sứ mệnh này có Tuân Tử và Hàn Phi Tử Tuân Tử
là một học giả kiệt xuất, nối gót Mạnh Tử để phát triển Nho giáo nguyên thủy Theo
như đánh giá của Tư Mã Thiên trong bộ Sử kí thì “Tuân Tử chịu ảnh hưởng vừa của
Mặc gia, vừa của Đạo đức gia” (Tuân Tử “suy Nho, Mặc, Đạo Đức chi hạnh sự, hưng phế”) Là con người tiên tiến, Tuân đã cải biến tư tưởng “lễ trị” và nhích nó lại gần với
Trang 13tư tưởng “pháp trị” hòng thích ứng Nho giáo với nhu cầu thời đại Khác với các bậc thầy tiền bối, Tuân không cực đoan phủ định tư tưởng của Mặc Địch như Mạnh Tử, đồng thời quan điểm của Tuân còn có nhiều chỗ tương đồng với Pháp gia khi ông quy kết cho con người tính ác, tham dục và hiếu lợi Cái học của Tuân Tử, đúng như tác
giả Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Tuân Tử đã mượn lời của chính Tuân Tử để bình luận
về Tuân: học thuyết của Tuân rút từ học thuyết của các người trước mà hoàn bị hơn, sâu sắc hơn, dịch từ câu “thanh thủ chi ư lam” (màu xanh rút ra từ màu chàm ra mà xanh hơn chàm) trong thiên Khuyến học Trong bối cảnh trăm hoa đua nở của tư tưởng
Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc, thuyết Tính ác của Tuân Tử ra đời cũng là một nỗ lực để diệt tận gốc mọi mối loạn Về phương diện nào đó, thuyết này còn để phản đối thuyết tính thiện của Mạnh Tử, nhưng về thực chất hai thuyết này cùng chung mục đích là thông qua quan niệm về tính người để đề cao tính tất yếu lễ nghĩa của Nho giáo trong sự nghiệp tề gia trị quốc bình thiên hạ
Như vậy, học thuyết Tính ác của Tuân Tử ra đời trong bối cảnh chính trị xã hội rối loạn và sự nở rộ các trào lưu tư tưởng cuối thời Chiến Quốc Có thể mượn lời sử gia
Tư Mã Thiên trong Sử kí để tổng kết về sự hình thành học thuyết của Tuân Tử như sau:
“Tuân Khanh ghét chính sự thời dơ đục, nước mất, vua hỏng luôn luôn nối nhau Các vua không theo được đạo lớn mà lo cúng tế, bói toán, tin điều may, điều rủi Bọn nho bỉ lậu, câu nệ, nhỏ nhen như bọn Trang Chu lại dùng lời khôi hài làm rối loạn phong tục Tuân Khanh bèn xét kĩ những hành vi đạo đức của đạo Nho, Mặc, xét nguồn gốc của việc hưng thịnh, bại vong, liệt thành thứ tự, làm sách vài vạn chữ ” [4, tr 309]
1.2.2 Những nội dung chính của học thuyết Tính ác
1.2.2.1 Tính người là ác, Tính thiện là giả ngụy
Trong lịch sử triết học Trung Quốc thì “Tính người” là một phạm trù quan trọng
và được các triết gia rất quan tâm, cũng như các phạm trù Đạo, Khí, Lý, Tâm, Các triết gia đã có những quan niệm khác nhau về tính người và tương ứng với chúng là những tư tưởng chính trong học thuyết của họ Có thể coi quan niệm về Tính là một phần trong xuất phát điểm của các tư tưởng triết học, chính trị của các học giả Trung Quốc từ thời cổ đại Về nhân tính, đã có lí luận tính thiện, lí luận tính thiện ác hỗn dung, tính không thiện không ác Tác giả của các lí luận này về cơ bản đều đã nhận thức rõ bản chất tự nhiên của con người nhưng lại cường điệu hóa tính xã hội, coi đây
là đặc điểm làm nên nhân tính Duy đến Tuân Tử mới xuất hiện lí luận tính ác Ông đã đồng nhất tính người với bản năng sinh lý hay bản chất tự nhiên của con người Đây là quan điểm rất mới mẻ, táo bạo của Tuân Tử về đạo đức luân lý Những luận điểm minh họa cho quan niệm này của ông thể hiện rất rõ trong các thiên “Tính ác”, “Chính danh”, “Lễ luận” của bộ “Tuân Tử”
Trang 14Mở đầu thiên “Tính ác”, Tuân Tử viết: 人人人人人人人人人人 [8, tr 289] Nhân chi
tính ác, kì thiện giả, ngụy dã (Tính con người là ác, cái thiện là ngụy vậy) Ngoài việc
khẳng định tính người là ác, Tuân Tử còn nêu thêm một luận điểm bổ sung: “kì thiện giả, ngụy dã” (cái thiện là giả ngụy) Và cũng xuyên suốt học thuyết của mình, Tuân
Tử vừa chứng minh tính người vốn ác, vừa đưa ra các luận điểm và luận chứng phủ nhận những biểu hiện của tính thiện ở con người trong lí luận của các học giả trước và cùng thời với ông Tuân Tử đã tạo ra sự khác biệt của mình bằng một khái niệm mới: NGỤY Chữ này không phải đến thời Tuân Tử mới có, tuy nhiên, với quan điểm của Tuân Tử thì ý nghĩa của nó được giới hạn trong phạm vi rõ ràng Trước lúc tìm hiểu nghĩa của chữ Ngụy theo Tuân Tử, có một số khái niệm khác cũng cần giải thích để hiểu thêm lời tuyên ngôn về tính người này của Tuân Tử
Trước hết, cần xem lại ý nghĩa chính thống được giải thích trong các từ điển của
các chữ: Tính, Tình, Ác, Ngụy.
* Tính性:
Từ điển Hán Việt Thiều Chửu giải thích: 性 tính 1: Tính, là một cái lẽ chân chính trời bẩm phú cho người Như tính thiện 性善 tính lành 2 : Mạng sống Như tính mệnh
性命 3 : Hình tính, chỉ về công dụng các vật Như dược tính 藥性 tính thuốc, vật tính
物 性 tính vật, v.v 4: Yên nhiên mà làm không có chấp chước gì cả Như Nghiêu
Thuấn tính chi dã 堯舜性之也 vua Nghiêu vua Thuấn cứ như chân tính mà làm vậy [5, tr 239]
Sách Thuyết văn giải tự giải thích: 性, 人之晚晚性善者也。論語曰性相近也孟 子曰人性之善也由水之就下也董仲舒曰性者生之質也質樸之謂性 Tính, nhân chi
dịch khí tính thiện giả dã Luận ngữ viết: Tính tương cận dã Mạnh Tử viết: Nhân tính chi thiện dã, do thuỷ chi tựu hạ dã Đổng Trọng Thư viết: Tính giả, sinh chi chất dã, chất phác chi vị tính [13, tr 502] (Tính là cái khí khác nhau ở con người Sách Luận ngữ viết: Tính giống nhau Mạnh Tử nói: Tính người tự nhiên là thiện, như nước chảy
xuống chỗ thấp Đổng Trọng Thư nói: Tính là cái chất sinh ra, cái chất phác gọi là tính.)
Trang 15gọi là tình ngụy 情晚 4: Cùng yêu, như đa tình 多情 Phàm cái gì có quan hệ liên lạc với nhau đều gọi là hữu tình 有情, như liên lạc hữu tình 聯絡有情 5: Chí nguyện, tự dãi bày ý mình ra gọi là trần tình 陳情 6: Ý riêng 7: Thú vị 8: Tình ái Tục cho sự trai gái yêu nhau là tình [5, tr 246]
Sách Thuyết văn giải tự giải thích: 情, 人之晚晚有欲者。董仲舒曰: 情者人之
欲也 人欲之謂情 情, 非 制 度不節 禮記曰: 何謂人情? 喜怒哀懼愛惡欲 七者,學
而能 左傳曰: 民有好惡喜怒哀樂, 生於六氣 Tình, nhân chi hội khí hữu dục giả
Đổng Trọng Thư viết: Tình giả nhân chi dục dã Nhân dục chi vị tình Tình, phi chế độ bất tiết Lễ kí viết: Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục Thất giả, học nhi năng
Tả truyện viết: Dân hữu hiếu ố hỉ nộ ai lạc, sinh ư lục khí [13, tr 502] (Tình là cái khí
hội tụ của con người mà có ham muốn vậy Đổng Trọng Thư nói: Tình là cái ham
muốn của con người Tình, ngoài chế độ ra không cái gì có thể tiết chế được Sách Lễ
kí viết: Thế nào gọi là nhân tình? Vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, ham muốn Bảy thứ
đó, học mới biết Sách Tả truyện viết: Dân chúng có lòng thích, ghét, mừng, giận,
buồn, vui, là sinh ra từ lục khí)
* Ngụy 僞
Về mặt cấu tạo, ngụy là một chữ hội ý gồm bộ 晚 nhân bên trái và chữ 爲 vi bên
phải, nghĩa là cái do người làm ra
Sách Thuyết văn giải tự giải thích: 人,人人 人人人人人, 人人人人 人人人人人人人
Ngụy, tác dã Ngụy giả, nhân vi chi, phi thiên chân dã Cố nhân vi vi ngụy thị dã [13,
tr 379] (Ngụy là cái được làm ra Ngụy là cái người làm ra, không phải cái thật có tự nhiên của trời)
* Ác 惡:
Sách Thuyết văn giải tự giải thích: 惡, 過人.人 人過曰惡 人過人人人人人曰惡, 本 無去入之別後人强分之 [13, tr 511] Ác, quá dã Nhân hữu quá viết ác; hữu quá nhi
nhân tăng chi diệc viết ác, bản vô khứ nhập chi biệt, hậu nhân cường phân chi (Ác là
lỗi vậy Người ta có lỗi gọi là ác; có lỗi khiến người ta ghét cũng gọi là “ác”, vốn “ác”
và “quá” không khác nhau, càng về sau người ta càng phân biệt hai chữ này)
Từ điển Hán Việt Thiều Chửu giải thích: 惡 Ác: Xấu, như ác tướng 惡相 tướng xấu, ác thanh 惡聲 tiếng xấu.
Trang 16Bản thân Tuân Tử cũng tự mình giải thích các khái niệm này để giới hạn các thuật ngữ ông dùng trong những nét nghĩa mang rõ ý đồ của ông, thể hiện đúng tư tưởng của ông và chỉ dẫn người khác không hiểu sai lệch quan niệm của ông
Ở thiên “Tính ác”, Tuân Tử đã định nghĩa hai khái niệm tính và ngụy trong thế
phân biệt lẫn nhau: 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人
人人。Phàm tính giả, thiên chi tựu dã, bất khả học, bất khả sự Lễ nghĩa giả, thánh
nhân chi sở sinh dã, nhân chi sở học nhi năng, sở sự nhi thành giả dã, bất khả học, bất khả sự, nhi tại nhân giả, vị chi tính, khả học nhi năng, khả sự nhi thành chi tại nhân giả, vị chi ngụy Thị tính ngụy chi phân dã [8] (Tính là cái trời tạo ra, không thể
học, không thể làm ra Lễ nghĩa là cái do thánh nhân sinh ra, con người có học mới biết, có làm mới thành; cái ở con người không thể học, không thể làm gọi là tính; cái ở con người có thể học mà biết, có thể làm mà thành gọi là ngụy Đó là sự phân biệt tính
và ngụy vậy.) Như vậy, theo Tuân Tử, Tính là cái bẩm sinh, không học được, cũng không làm ra được; Ngụy, ngược lại, là cái nhân hành, không tự nhiên mà có, phải học rồi mới biết, làm rồi mới thành Tính thì ai cũng như ai, thánh nhân cũng như người thường, đều là ác, nhưng có thể cải tạo được Ngụy là kết quả của trí, lự, trạch, năng,
mỗi người một khác, do Thánh nhân đặt ra để hướng con người về với cái thiện, là cái phân biệt thánh nhân với người thường: 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人
人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人Phàm lễ nghĩa giả, thị sinh ư thánh
nhân chi ngụy, phi cố sinh ư nhân chi tính dã (Lễ nghĩa do Thánh nhân làm ra, không
phải sinh ra từ tính của con người.)
Để minh họa cho ý này, Tuân Tử lấy dẫn chứng về sự ra đời các sản phẩm có công dụng tốt trong cuộc sống: thành phẩm của nghề gốm là các đồ dùng phải qua tay những người thợ nhào nặn; thành phẩm của nghề mộc là do người công nhân gia công gỗ,… Đất sét sở dĩ thành đồ dùng, cây cối sở dĩ thành vật dụng đều do bàn tay của người thợ chứ không phải có sẵn trong tự nhiên, cũng như tính người sở dĩ tốt đẹp không phải sinh ra đã được như vậy mà phải qua quá trình công phu đào tạo, rèn luyện Nếu xét riêng cái trời sinh cho con người thì chỉ toàn là dục vọng từ các giác quan, không cần ai dạy bảo các giác quan cũng có thể thực hiện các chức năng bẩm sinh đó: 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人
人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人Cố đào nhân duyên thực nhi vi khí,
nhiên tắc khí sinh ư đào nhân chi ngụy, phi cố sinh ư nhân chi tính dã Cố công nhân
Trang 17chước mộc nhi thành khí, nhiên tắc khí sinh ư công nhân chi ngụy, phi cố sinh ư nhân chi tính dã Thánh nhân tích tư lự, tập ngụy cố, dĩ sinh lễ nghĩa nhi khởi pháp độ, nhiên tắc lễ nghĩa pháp độ giả, thị sinh ư thánh nhân chi ngụy, phi cố sinh ư nhân chi tính dã Nhược phù, mục hiếu sắc, nhĩ hiếu thính, khẩu hiếu vị, tâm hiếu lợi, cốt thể phu lí hiếu du dật, thị giai sinh ư nhân chi tình tính giả dã, cảm nhi tự nhiên, bất đãi
sự nhi hậu sinh chi giả dã Phù cảm nhi bất năng nhiên, tất thả đãi sự nhi hậu nhiên giả, vị chi sinh ư ngụy, thị tính ngụy chi sở sinh, kì bất đồng chi trưng dã (Cho nên,
thợ gốm nhào đất sét mà làm ra đồ dùng thì đồ dùng là do thợ gốm làm ra, không phải vốn có từ tính người; công nhân chặt cây làm đồ dùng thì đồ dùng là do công nhân làm
ra, không phải vốn có từ tính người Thánh nhân dày công suy nghĩ, hợp cái ngụy lại
mà làm ra lễ nghĩa, gây dựng pháp độ thì lễ nghĩa pháp độ là do thánh nhân làm ra, không phải vốn có ở tính người vậy Còn như, mắt ham hình sắc, tai thích nghe ngóng, miệng ưa mùi vị, lòng ham lợi lộc, da thịt xương cốt thích an nhàn, đó đều xuất phát từ tình tình con người, là cảm giác tự nhiên, không phải sinh ra từ việc gì Phàm cảm giác
mà không tự nhiên, ắt là sau khi xảy ra việc mới có, gọi là sinh ra từ giả ngụy, là bằng chứng của sự khác biệt.)
Vậy nên, bất kì điều gì đem đến sự thay đổi cái bản năng bẩm sinh thì Tuân Tử đều quy vào chữ Ngụy: 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人 Cố thánh nhân hóa tính nhi khởi ngụy, ngụy khởi nhi sinh lễ nghĩa, lễ nghĩa sinh nhi chế pháp độ; nhiên tắc lễ nghĩa pháp độ giả, thị thánh nhân chi sở sinh dã Cố thánh nhân chi sở dĩ
đồng ư chúng, kì bất dị ư chúng giả, tính dã; sở dĩ dị nhi quá chúng giả, ngụy dã (Cho
nên thánh nhân biến hóa Tính mà tạo lập nên Ngụy, Ngụy xác lập mà sinh ra lễ nghĩa,
lễ nghĩa sinh ra mà đặt ra pháp độ; do đó, lễ nghĩa pháp độ là do thánh nhân làm ra Vậy nên, cái thánh nhân giống mọi người là Tính, cái mà khác vượt lên mọi người là Ngụy.)
Ở thiên Chính danh, Tuân Tử còn khu biệt “tính”, “tình”, “dục”, “ngụy”: “性者,
天之就也;情者,性之晚也;欲者,情之晚也.” [8, tr 284] Tính giả, thiên chi tựu
dã; tình giả, tính chi chất dã; dục giả, tình chi ứng dã (Tính là cái trời ban cho, tình là
thể chất của tính, dục là cái cảm ứng của tình)。Cũng trong thiên này, ông viết: 生之所以然者, 謂之性 性之和所生, 精合感應, 不事而自然, 謂之性 性之好惡喜怒哀樂謂之情 情然而心晚之擇, 謂之慮, 心慮而能晚之動, 謂之人 慮積焉能習焉而後
成, 謂之人 [8, tr 274] Sinh chi sở dĩ nhiên giả, vị chi tính Tính chi hòa sở sinh, tinh
hợp cảm ứng, bất sự nhi tự nhiên, vị chi tính Tính chi hiếu, ố hỉ nộ ai lạc vị chi tình
Trang 18Tình nhiên nhi tâm vi chi trạch, vị chi lự, tâm lự nhi năng vi chi động, vị chi ngụy Lự tích yên năng tập yên nhi hậu thành, vị chi ngụy (Sinh ra vốn thế gọi là tính Bản năng
mà điều hoà, lành mạnh, thì cảm ứng với ngoại giới đúng, chẳng cần học mà biết, chẳng cần dạy mà hay, đó cũng gọi là tính Tính phát động thành ưa, ghét, mừng, giận, thương, vui, thì gọi là tình Tình như thế mà tâm lựa chọn nên chăng thì là lự (suy nghĩ, cân nhắc) Tâm suy nghĩ cân nhắc mà bản năng nhờ đó có tác dụng khắc chế thì tác động đó gọi là nguỵ Tâm suy nghĩ cân nhắc lâu ngày, bản năng khắc chế thành thói quen mà tới được cảnh giới “hoá tính” thì cái công phu tu vi đó cũng gọi là nguỵ).Trong thiên “Tính ác”, Tuân Tử cũng định nghĩa “ác” trong sự đối lập với
“thiện”: “Xưa nay, thiên hạ gọi thiện là những gì hợp với sự chính lí bình trị; gọi ác là những gì hợp với sự thiên hiểm bội loạn”
Như vậy, “ác” theo quan niệm truyền thống là là lỗi lầm, là cái xấu, cái người ta ghét Với Tuân Tử, bất cứ cái gì trái với đạo đức luân lí trong xã hội, đi ngược lại sự bình yên thịnh trị đều là “ác” Tuân Tử phân thành hai thái cực rõ ràng: hoặc thiện, hoặc ác, nếu không thiện thì là ác, không có trường hợp lưỡng phân hay nằm ở giữa Trong học thuyết của mình, Tuân Tử luôn khẳng định rằng con người là một thực thể với nhiều ham muốn bản năng: hiếu sắc, hám lợi, háo danh,… Chính vì sự dẫn dắt của những ham muốn đó mà con người ích kỉ, đố kị và dùng mọi thủ đoạn để đạt được,
kể cả việc tranh đoạt, giẫm đạp lên người khác: 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人
人人人人人人人人Kim nhân chi tính, sinh nhi hữu hiếu lợi yên, thuận thị, cố tranh đoạt
sinh nhi từ nhượng vong yên; sinh nhi hữu tật ố yên, thuận thị, cố tàn tặc sinh nhi trung tín vong yên; sinh nhi hữu nhĩ mục chi dục, hữu hiếu thanh sắc yên, thuận thị, cố dâm loạn sinh nhi lễ nghĩa văn lý vong yên (Nay tính con người, sinh ra là hiếu lợi,
thuận theo đó thì tranh đoạt sinh mà sự từ nhượng mất; sinh ra có lòng đố kị, thuận theo đó thì tàn hại sinh lòng trung tín mất; sinh ra có sự ham muốn của tai mắt, có lòng
ham thanh sắc, thuận theo đó thì dâm loạn sinh mà lễ nghĩa văn lý mất.)
Tuân Tử còn đưa ra một dẫn chứng điển hình cho sức mạnh của lòng tham nơi con người Kể cả trong những mối quan hệ ruột thịt cũng có tranh chấp về tài sản: 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人,人人人人人人人人人人
Phù hiếu lợi nhi dục đắc giả, thử nhân chi tình tính dã Giả chi hữu đệ huynh tư tài nhi phân giả, thả thuận tình tính, hiếu lợi nhi dục đắc, nhược thị, tắc huynh đệ tương phất đoạt hĩ (Phàm tham tài hiếu lợi và hi vọng được tài lợi đều là bản tính tham dục
của con người Giả sử giữa anh em có sự phân chia tài sản, nếu dựa theo bản tính ham
muốn, hiếu lợi ham tài và hi vọng được tài lợi ắt anh em sẽ tranh giành lẫn nhau.)
Trang 19Bởi vì đồng nhất tính người với bản năng sinh lí nên Tuân Tử đã coi những thị hiếu thẩm mĩ, những nhu cầu về vật chất, thể xác mà ai ai cũng có chính là tính người:
“Con người ta sinh ra là có lòng ham muốn: mắt ham muốn màu sắc, tai thích âm thanh, miệng khoái mùi vị, tâm chuộng lợi lộc, xương cốt da thịt thú khoái lạc” [4, tr 326], “đói thì muốn no, lạnh thì muốn ấm, mệt thì muốn nghỉ” Những nhu cầu đó vốn
tự nhiên, sinh ra đã có, không cần học tập, chúng lại khiến cho con người tranh đoạt, không biết từ nhượng, không phân biệt thị phi nên theo Tuân Tử, chúng là mầm mống của cái ác hay bản tính con người ta là ác Ngược lại, để con người biết hành động
theo nhân nghĩa, biết nhường nhịn, cung kính, thì phải qua sự nhắc nhở của tâm, của
ý thức lí trí, tức là trái với bản tính tự nhiên vốn có, lúc đó không còn là tính nữa mà là
ngụy: “Nay tính người ta đói thì muốn no, lạnh thì muốn ấm, mệt thì muốn nghỉ, đó là
tính tình con người ta Nay người ta đói, thấy bậc tôn trưởng mà không dám ăn trước,
ấy là vì muốn nhường, mệt mà không dám xin nghỉ, ấy là vì muốn làm thay Con nhường cha, em nhường anh, con thay cha, em thay anh, hai hành vi đó đều phản lại bản tính, trái ngược với tình người Nhưng đó là đạo của người con hiếu, nét đẹp của
lễ nghĩa Cho nên thuận theo tính tình thì chẳng từ nhượng, từ nhượng thì trái ngược với tính tình Xét vậy thì cái tính của người ta ác là rõ lắm mà cái thiện của tính người
ta là do công của người ta vậy” [3, tr 356]
Trong tâm lí học của Tuân Tử, Tính và Ngụy là hai phạm trù đối lập nhau tồn tại trong một con người Những gì liên quan đến bản chất tự nhiên thì thuộc về Tính, những gì liên quan đến hoạt động xã hội của con người lại thuộc về Ngụy Con người giống nhau ở Tính, khác nhau ở Ngụy Ngụy là cái sinh ra sau khi cải tạo tính Con người vượt lên trên cái tính chung cho quần chúng là do công phu tích ngụy Tóm lại,
“Tính là cái thiên sinh, Ngụy là cái nhân thành Tính vốn ác mà có thể cải hoá Ngụy hiểu như lễ, nghĩa, phép tắc do thánh nhân đặt ra thì tận thiện” [3, tr 53]
1.2.2.2 Phủ nhận học thuyết Tính thiện của Mạnh Tử
Mạnh Tử đề ra thuyết Tính thiện: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, cho rằng bản tính con người là lương thiện, con người sinh ra vốn có lòng trắc ẩn, đó là nhân, lòng thẹn - ghét đó là nghĩa, lòng cung kính đó là lễ, lòng biết phải trái đó là trí Nhân,
nghĩa, lễ, trí là cái vốn có trong con người, không phải từ ngoài vào Vì vậy, tu nhân
là trở về với tính, cầu lại cái tâm đã mất (bị ngoại vật làm mê hoặc) Tuân Tử phủ nhận thẳng thừng: “Mạnh Tử bảo: Cái người ta học (tức nhân, nghĩa…) là tính, tính
đó thiện Tôi bảo: Không phải, nói vậy không hiểu tính con người, không phân biệt tính và nguỵ Tính là cái trời sinh ra đã có, không thể học, cũng không thể làm ra được; lễ nghĩa là cái thánh nhân đặt ra, người ta học rồi mới biết, làm rồi mới thành; cái gì không học, không làm mà đã có ở lòng người rồi, cái đó mới là tính; cái gì ở
Trang 20người học rồi mới biết, làm rồi mới thành, thì gọi là nguỵ Đó, tính và nguỵ khác nhau như vậy” [3, tr 355] Tuân Tử đã rất thẳng thắn khi gọi đích danh thầy Mạnh
và tư tưởng của ông ra để mà phủ quyết, thậm chí còn chê thầy Mạnh là không biết phân biệt Tính và Ngụy Một chỗ khác, Tuân Tử lại nói: “Mạnh Tử bảo: “Người ta vốn tính thiện, đánh mất hẳn tính mới thành ra ác” Tôi bảo: Nếu thế thì sai! Tính người sinh ra mà lìa cái “tài chất nguyên sơ thuần phác” (tức cái tính) thì tất mất nó rồi” [3, tr 356] Như vậy là quan niệm của hai triết gia hoàn toàn trái ngược nhau: trong khi Mạnh Tử coi tính người là thiện, mất tính mới thành ác, Tuân Tử lại coi tính người là ác, biến đổi ác mới thành thiện Để minh chứng cho cái sai của người đi
trước, Tuân Tử đề ra thuyết Tính ác, khẳng định Tính là do tự nhiên, lễ nghĩa là do
xã hội; tính người vốn ác nên mới phải lấy lễ nghĩa mà cải tạo, tiết chế tính Thuyết
tính thiện cho đạo đức là tiên thiên, làm cơ sở triết học cho thuyết nhân chính: lấy
đạo đức, lễ nghĩa mà giáo hoá (nên cũng gọi là đức trị, lễ trị) Thuyết tính ác cho đạo
đức là hậu thiên, làm luận chứng cho thuyết pháp trị: lấy pháp luật, hình phạt mà khuất phục
1.2.2.3 Tiêu chuẩn phân biệt thiện – ác
Với việc đưa ra hai khái niệm Tính và Ngụy thì theo Tuân Tử, ác thuộc về Tính, thiện thuộc về Ngụy Cơ sở phân biệt Tính và Ngụy do đó cũng trở thành tiêu chuẩn phân biệt thiện và ác Theo cách đặt vấn đề của Tuân Tử như vậy, thì ác phải thuộc về bản tính tự nhiên Tuy nhiên, trong tư tưởng đạo đức luân lý của mình, Tuân
Tử lại đồng hoá thiện, ác với trị, loạn, tức là đã gán cho ác những thuộc tính xã hội Xét ở góc độ xã hội, thiện và ác là hai phạm trù phân biệt nhau ở sự bình trị: “Xưa nay, thiên hạ gọi thiện là những gì hợp với sự chính lí bình trị; gọi ác là những gì hợp với sự thiên hiểm bội loạn”
Tuân Tử khẳng định công phu tích ngụy làm ra thiện, cho nên thiện tức cũng
hợp với lễ, nghĩa: 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人 [tr 291] Phàm lễ nghĩa giả,
thị sinh ư thánh nhân chi ngụy, phi cố sinh ư nhân chi tính dã (Phàm là lễ nghĩa thì
sinh ra từ việc làm của thánh nhân, không phải sinh ra từ tính của con người); ác tức cũng là trái với lễ, nghĩa, bởi cái hợp với lễ, nghĩa sẽ đưa tới bình trị, cái gì trái với lễ, nghĩa thì đưa tới rối loạn: “Lễ nghĩa chi vị trị, phi lễ nghĩa chi vị loạn dã”
Như vậy, Tuân Tử coi tiêu chuẩn phân biệt thiện – ác là bình trị, tiêu chuẩn định ra bình trị là hợp với lễ nghĩa hay trái lễ nghĩa Suy cho cùng, cũng là xuất phát từ cái ngụy để đánh giá cái tính, xem xét mối quan hệ giữa cái thiện và cái ngụy để khẳng định tính người vốn ác
1.2.2.4 Chứng minh biện luận cho tính ác
Tuân Tử dùng hai kiểu luận chứng: trực tiếp và gián tiếp:
Trang 21ra là có lòng muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành
ra dâm loạn mà lễ, nghĩa, văn lí không có Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận theo cái tình của người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái phận (tức quyền lợi của nhau), làm loạn cái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo
* Luận chứng gián tiếp
Thông qua cách chứng minh bằng phản đề: con người ta hướng thiện vì bản chất là ác Cơ sở lập luận của phản đề là quy luật tâm lý chung ở con người: cái gì sẵn
có ở nơi mình thì không cần tìm kiếm ở bên ngoài, cái gì không có sẵn ở nơi mình thì mới cần tìm kiếm ở bên ngoài, “người ta sở dĩ muốn làm thiện, là vì tính người ta vốn
ác, bạc thì muốn hậu, xấu thì muốn tốt, hẹp thì muốn rộng, nghèo thì muốn giàu, hèn thì muốn sang: nếu trong không có, tất tìm ở ngoài Cho nên giàu thì không mong tiền, sang thì không mong quyền thế: nếu trong sẵn có, tất chẳng tìm ở ngoài Xét vậy thì người ta muốn làm thiện là vì tính ác Nay, tính người ta vốn không có lễ nghĩa, cho nên mới cố học, cầu cho có… tính người ta vốn không biết lễ nghĩa, cho nên mới suy nghĩ, cầu cho biết”
Nội dung này sẽ được trình bày kĩ trong mục 1.2.2 Nghệ thuật thể hiện học
thuyết tính ác của Tuân Tử dưới đây
1.2.2.5 Cải tạo tính ác bằng Lễ nghĩa văn lý
Tuân Tử tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, lễ nghĩa, văn lý trong việc uốn nắn
con người hướng thiện: giáo dục là một nhu cầu tự nhiên (“mỏng thì mong dày, xấu
mong đẹp, hẹp mong rộng, nghèo mong giàu, hèn mong sang, nếu bên trong không có
ắt cầu ở bên ngoài”) và là con đường tất yếu duy nhất để cải tạo bản tính ác của con
người Theo cái tính con người, thuận theo cái tình con người thì ắt sinh ra tranh
đoạt, phạm vào phận (quyền lợi) của nhau, làm loạn đạo lý mà đi đến tàn bạo Cho nên, tất phải có thầy dạy dỗ, có phép giáo hóa, có lễ nghĩa dẫn dắt, sau đó mới sinh ra
từ nhượng, văn lý rồi quy về trị.
Tuân Tử chỉ ra hai loại tác hại của việc con người không được giáo dục “vô lễ nghĩa” và “bất tri lễ nghĩa”: Mọi người nếu không cư xử với nhau theo lễ nghĩa thì xã
Trang 22hội sẽ mất hết trật tự, kỉ cương, đạo lý Còn người nào không biết đến lễ nghĩa thì dễ phản bội Nói cách khác vai trò của giáo dục ở đây là chỉ ra cho con người con đường
về với cái thiện, xa dần được bản tính ác, đưa xã hội về với thịnh trị
Tuân Tử khẳng định: giáo hóa văn lý lễ nghĩa không những giúp con người ta chế ngự được dục vọng, sự đố kị, tranh chấp mà còn khiến con người vị tha, biết nhường nhịn cho cả người dưng Đây là giá trị cao nhất mà giáo dục đem lại: giúp con người ý thức được bản tính đầy tham vọng của mình và biết cách kiềm chế, điều khiển
nó sao cho hợp đạo lí và có tình người nhất, không còn ích kỉ, tranh đoạt nữa mà đã biết vị tha nhường nhịn, trở nên cao thượng hơn
1.2.3 Nghệ thuật thể hiện học thuyết tính ác của Tuân Tử
Dưới ảnh hưởng của phong trào biện thuyết cuối thời Chiến Quốc, Tuân Tử cũng trình bày tư tưởng của ông với một phong cách lập luận chặt chẽ, kín kẽ, sắc sảo và
đầy sức thuyết phục Đặc biệt, khi táo bạo đưa ra thuyết Tính ác, một phản thuyết phủ định thuyết Tính thiện của tiền bối Mạnh Tử, lí lẽ của Tuân Tử còn phải đủ sức mạnh
vượt qua một tập đại thành của Nho gia Thực tế, Tuân Tử đã rất thành công trong việc gieo vào hậu thế một chiều nhận thức mới về tính người Thành công này là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa một phương pháp lập luận logic, sáng tạo và một hệ thống các phương tiện lập luận phong phú, đặc sắc
1.2.3.1 Phương pháp lập luận
Trong các thiên Chính danh, Phi tưởng, Vương chế, Tuân Tử đã khẳng định phương pháp biện luận của ông là tận suy và loại suy Tận suy nghĩa là phải trình bày cho hết những lí do biện minh cho chủ trương và lập trường của mình (biện tắc tận cố
- Chính danh) Loại suy nghĩa là đi từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ xưa
đến nay và ngược lại, từ hiện tượng đi đến bản chất, từ cụ thể đến trừu tượng (Cố dĩ
nhân đạc nhân, dĩ tình đạc tình, dĩ loại đạc loại, dĩ thuyết đạc công, dĩ đạo quan tân
Cổ kim nhất đạc dã – Phi tưởng: Thánh nhân lấy ý mình suy ra ý người, cho nên lấy
người đo người, lấy tình đo tình, lấy loài đo loài, lấy ngôn thuyết đo công nghiệp, lấy đại đạo suy ra muôn lẽ, xưa hay nay thì cũng vậy, chỉ là suy ra) Hoặc có đoạn ông
nói: “Dục quan thiên thuế, tắc sổ kim nhật, dục tri ức vạn, tắc thám nhất nhị Cố viết:
dĩ cận tri viễn, dĩ nhất tri vạn, dĩ vi tri minh, thư chi vi dã” (Muốn xem việc ngàn năm
thì xem việc ngày nay, muốn hiểu ức vạn thì xét một hai Do gần biết xa, do một biết muôn, do cái vi tế biết cái minh hiển, là nghĩa như vậy) Phương pháp này gần với các phương pháp tư duy của triết học phương Tây như diễn dịch, quy nạp Có thể đánh giá đây là cách tư duy biện chứng của Tuân Tử Chính vì vậy có thể hiểu được vì sao lí lẽ của Tuân Tử lại có thể chấn động được nhận thức của người đọc dù nó trình bày một vấn đề đi ngược lại quan niệm truyền thống của con người về tính người
Trang 23Để chứng minh tính người là ác, Tuân Tử đưa ra nhiều luận điểm, mối quan hệ giữa các luận điểm là quan hệ móc xích liên hoàn và mỗi luận điểm được trình bày theo cách loại suy.
- Tính là cái trời sinh ra đã có vốn thế, không thể học, cũng không thể làm ra được: Tính người ta là mắt nhìn được, tai nghe được Cái sáng cho mắt thấy, không thể lìa mắt, cái thính cho tai nghe, không thể lìa tai Mắt sáng,tai thính không phải do học
mà sáng mà thính
- Tính người ta thích lợi, tham được: đói thì muốn no, lạnh thì muốn ấm, mệt thì muốn nghỉ, mắt ưa sắc đẹp, tai ưa tiếng hay, miệng ưa vị ngon, tâm ưa lợi, xương da thân thể ưa an nhàn,
- Thuận theo tính thì thành ra dâm loạn: Anh em có tài sản chia nhau, nếu cứ thuận theo cái tính tình thích lợi tham dục mà chia thì tất xảy ra tranh giành đánh lộn
- Cái thiện là do người làm ra, phản lại bản tính: Người ta thấy đói, thấy bậc tôn trưởng mà không dám ăn trước, ấy là vì muốn nhường; mệt mà không dám xin nghỉ,
ấy là vì muốn làm thay Con nhường cha, em nhường anh, con thay cha, em thay anh
là đạo hiễu đễ, nét đẹp lẽ nghĩa, nhưng phản lại bản tính, trái ngược với tình người
- Lễ nghĩa là cái thánh nhân đặt ra, người ta học rồi mà biết, làm rồi mà thành: Tuân Tử mượn sự vật tự nhiên làm dẫn chứng: gỗ cong thì phải luộc rồi uốn nắn mới ngay, sắt nhụt phải giũa mài rồi mới sắc; Sau đó suy ra con người: tính người ta ác thì phải có thầy, có phép rồi mới thành thẳng ngay, phải nhờ lễ nghĩa rồi mới thành ra trị
- Sở dĩ Lễ nghĩa được tạo ra là vì tính người ta vốn ác: Vì cây cong nên phải có
“ẩn quát” (dụng cụ uốn nắn gỗ), cây không thẳng nên phải dùng dây mực, tính người
ta ác nên mới lập vua, làm sáng tỏ lễ nghĩa
- Không phải bản chất con người là thiện mà con người chỉ tất yếu có xu hướng hướng thiện vì tính người ta vốn ác, giống như quy luật bù đắp tự nhiên: bạc thì muốn hậu, xấu thì muốn tốt, hẹp thì muốn rộng, nghèo thì muốn giàu, hèn thì muốn sang, trong không có tất tìm ở bên ngoài
1.2.3.2 Các phương tiện lập luận
* Lặp cấu trúc
Một điều dễ nhận thấy trong cách lập luận của Tuân Tử là sự phong phú về các kiểu cấu trúc câu được ông sử dụng Các cấu trúc này được vận dụng linh hoạt, xác đáng nên đã phát huy tối đa chức năng tác dụng của chúng đối với mục đích thuyết phục độc giả tin tưởng vào quan điểm người viết Trong tất cả các cách diễn đạt, để khẳng định một chân lí, không gì bằng sự nhấn mạnh Theo như quan niệm của văn ngôn, những câu văn ngắn nhưng được lặp lại nhiều lần ở các đoạn văn có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ và tăng tính thuyết phục cho nội dung câu văn Trong thiên
Trang 24Tính ác, Tuân Tử cũng vận dụng phép lặp cấu trúc này Tuân Tử đưa ra nhiều luận
điểm để chứng minh tính người là ác, kết thúc mỗi luận điểm, ông đều kết luận bằng một câu: 用此觀之,然則 人之性惡明矣 Dụng thử quan chi, nhân chi tính ác, minh
hĩ (Lấy điều đó mà xem xét, tính người là ác, rõ ràng rồi vậy)。Trong thiên Tính ác, câu này được lặp lại 11 lần, tương đương với 11 luận điểm mà Tuân Tử đưa ra Trong
11 lần lặp lại này, có 2 lần hơi khác đi một chút: 用此觀之,人之欲晚善者,晚性惡
也, hoặc 人之性惡,其善者偽也。
* Từ ngữ, cấu trúc khẳng định
Trong lập luận của Tuân Tử, xuất hiện rất nhiều những từ ngữ khẳng định triệt để: 然 則 nhiên tắc (lần), 必 tất , 故必 cố tất, 順是 thuận thị, 故 cố, 然後 nhiên hậu,
則 tắc, 是以 thị dĩ, 者也 giả dã, và rất nhiều cấu trúc câu khẳng định: cố yên; hĩ,
giả dã, giả dã, nhược thị, tắc hĩ, nhiên tắc nhi dĩ, tắc dĩ, thị dã hĩ Ví dụ:
- 是善惡之分也矣。Thị thiện ác chi phân hĩ (Đó là sự phân định thiện và ác vậy.)
- 其善者晚也 Kì thiện giả, ngụy dã (Cái thiện ấy, chỉ là giả ngụy vậy)
tranh đoạt hĩ (Nếu vậy, ắt huynh đệ sẽ tranh đoạt)/ Nhược thị, tắc nhượng hồ quốc nhân hĩ (Nếu vậy, ắt người ta sẽ nhường nhịn với cả người dưng).
-用此觀之,然則人之性惡明矣。Dụng thử quan chi, nhân chi tính ác, minh hĩ.
- 故爭奪生而辭讓亡焉 Cố tranh đoạt sinh nhi từ nhượng vong yên (Cho nên tranh
đoạt sinh ra mà sự nhường nhịn mất đi)
- 凡性者,天之就也 Phàm tính giả, thiên chi tựu dã (Phàm tính người ấy, là do trời
mang lại cho vậy)
- 以擾化人之情性而導之也,始皆出於治,合於道者也。Dĩ nhiễu hóa nhân chi
tình tính nhi đạo chi dã, thủy giai xuất ư trị, hợp ư đạo giả dã (Lấy sự thuần hóa tính
tình con người mà dẫn dắt họ, thế mới mở ra ở bình trị, hợp lại ở đạo được vậy)
- 然則性而已,則悖亂在己 Nhiên tắc tính nhi dĩ, tắc bội loạn tại dĩ (Cứ theo cái
tính người ta mà thôi, ắt bội loạn sẽ tồn tại vậy)
* Cấu trúc phủ định và nghi vấn
Trong văn ngôn, người Trung Hoa chuộng cách khẳng định bằng cấu trúc phủ định và coi đây là cấu trúc tối ưu để nhấn mạnh mức độ chắc chắn của vấn đề Bên cạnh những từ ngữ và cấu trúc khẳng định quen thuộc, Tuân Tử cũng đã đưa vào
Trang 25những từ và câu phủ định chắc gọn: 不 bất, 靡 mị, 非是不然 phi thị bất nhiên, 是 thị , 非 phi Ví dụ:
bất cập, nhi bất sát, mĩ, mĩ nhi dĩ hĩ (Không thế thì không được Như thế không đạt
mà không xem xét, tan nát, tan nát mà thôi! Tan nát mà thôi!)
- 凡禮義者,是生於聖人之晚,非故生於人之性也。Phàm lễ nghĩa giả, thị
sinh ư thánh chi ngụy, phi cố sinh ư nhân chi tính (Phàm lễ nghĩa ấy, sinh ra ở cái giả
ngụy của thánh nhân, không phải sinh ra từ tính người)
Có khi là những cấu trúc nghi vấn/ cảm thán với ý nghĩa phản vấn với sức lay động rất cao: 則 哉 tắc tai? 曷 哉 Hạt tai? 豈 哉 Khởi tai?
- 今誠以人之性固正理平治邪,則有惡用聖王,惡用禮義哉?Kim thành dĩ
nhân chi tính cố chính lí bình trị da, tắc hữu ác dụng thánh vương, ác dụng lễ nghĩa tai? (Nay thành khẩn mà lấy tính người để làm vững chắc chính lí bình trị, ắt phải có
cái ác mới dùng đến thánh vương, có cái ác mới dùng lễ nghĩa chăng?)
- 雖有聖王禮義,將曷加於正理平治也哉? Tuy hữu thánh vương lễ nghĩa,
tương hạt gia ư chính lí bình trị dã tai? (Tuy có thánh vương lễ nghĩa nhưng có thế
tăng cường chính lí bình trị được sao?)
-豈不過甚矣哉!Khởi bất quá thậm hĩ tai! (Há chẳng quá đáng lắm sao!)
* Kiểu đối thoại tưởng tượng
Đây là một kiểu lập luận mới mẻ của Tuân Tử Ông sáng tạo ra một cách đưa ra lí
lẽ dễ hiểu và cụ thể bằng cách tự đặt ra tình huống đối thoại giả định trong đó có một người hỏi và một người trả lời 問者 曰 應之 曰 Vấn giả viết Ứng chi viết
Chẳng hạn: 問者曰:“禮義積晚者,是人之性,故聖人能生之也。” 應之曰:是
不然。Vấn giả viết: “Lễ nghĩa tích ngụy giả, thị nhân chi tính, cố thánh nhân năng
sinh chi dã.” Ứng chi viết: “Thị bất nhiên” (Có người hỏi: “Tính người là cái ngụy
do Lễ nghĩa tích tụ, cho nên thánh nhân mới tạo ra nó” Đáp rằng: “Vậy không đúng”)
Hoặc kiểu tự đặt câu hỏi và trả lời: , 曷謂也? hạt vị dã? 曰 Viết: ; , hà
dã? Viết
“塗之人可以晚禹。”曷謂也?曰:凡禹之所以晚禹者,以其晚仁義法正也。
Đồ chi nhân khả dĩ vi Vũ Hạt vị dã? Viết: Phàm Vũ chi sở dĩ vi Vũ giả, dĩ kì vi nhân
Trang 26nghĩa trị chính dã (Người trên đường có thể thành vua Vũ được Có thể nói thế
chăng? Đáp: Phàm Vũ sở dĩ làm vua là do cái việc làm nhân nghĩa trị chính vậy)
Khác với các thiên khác trình bày quan niệm, tư tưởng, thiên Tính ác này chủ yếu
biện luận, phản bác và khẳng định, dùng nhiều lí lẽ và dẫn chứng hơn
* So sánh, liên tưởng sáng tạo
Đặc trưng trong cách lập luận của Tuân Tử là các hình ảnh so sánh của ông rất gần gũi, dễ hiểu Ông lấy các hiện tượng trong tự nhiên để ví von với những chuyện
chính sự trừu tượng khó hiểu Chẳng hạn, ông ví: Lễ chi ư chính quốc gia dã như
quyền hành chi ư khinh trọng dã, như thăng mặc chi ư khúc trực dã – Đại lược (Lễ đối
với việc quốc gia như quả cân và cán cân đối với sự nặng nhẹ, như dây và mực đối với đường thẳng, đường cong.) Hoặc để chứng minh tính người vốn ác, cái thiện là giả ngụy, ông lấy chuyện cái cây thẳng hay cong ra để nói Tính người ác, giống như cây sinh ra vốn cong, muốn cho thẳng phải dùng các dụng cụ để uốn nắn
Sức liên hệ, liên tưởng cổ - kim, chung - riêng, sự vật - con người của Tuân Tử cũng rất táo bạo Từ những biểu hiện rất giản dị, quen thuộc bên ngoài thuộc về bản năng như ăn, mặc, ngủ, , các mối quan hệ nhỏ bé trong gia đình giữa anh em, con cái với cha mẹ, ông suy rộng ra thành bản tính con người và liên hệ đến cách hành xử của con người đối với các quan hệ xã hội, đối với chính sự quốc gia
* Dẫn chứng phong phú, giàu hình ảnh, có tính khái quát cao
Để chứng minh có tính thuyết phục, Tuân Tử đưa ra rất nhiều dẫn chứng Dẫn
chứng của ông rất phong phú, thể hiện một sự lịch duyệt về tri thức tự nhiên và xã hội Dẫn chuyện Nghiêu Thuấn: 堯問於舜曰:“人情何如?”舜對曰:“人情甚不美,又何問焉!妻子具而孝衰於親,嗜欲得而信衰於友,爵祿盈而忠衰於君。人之
情乎!人之情乎!甚不美,又何問焉!唯賢者晚不然。” Nghiêu vấn ư Thuấn
viết: “Nhân tình hà như?” Thuấn đối viết: “Nhân tình thậm bất mĩ, hựu hà vấn yên! Thê tử cụ nhi hiếu suy ư thân, thị dục đắc nhi tín suy ư hữu, tước lộc doanh nhi trung suy ư quân Nhân chi tình hồ! Nhân chi tình hồ! Thậm bất mĩ, hựu hà vấn yên! Duy hiền giả vi bất nhiên.” (Vua Nghiêu hỏi vua Thuấn rằng: Nhân tình như thế nào?
Thuấn đáp: Nhân tình rất không đẹp, lại còn hỏi mà làm gì Người làm vợ đủ đức nhưng kém hiếu thuận với cha mẹ, đạt được ham muốn mà kém thành tín với bạn bè; tước lộc đủ nhưng thiếu lòng trung với vua Nhân tình ư? Nhân tình ư? Rất không tốt, lại còn hỏi làm gì Chỉ còn người hiền là không vậy thôi) Đây tuy là một cuộc đối thoại tưởng tượng nhưng việc Tuân Tử đưa ra hai nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong các bậc đế vương các triều đại như những huyền thoại đã thu hút sự chú ý của
Trang 27độc giả vào câu chuyện về tình người của ông, thể hiện một sự thất vọng thật sự vào sự suy thoái đạo đức trong xã hội đương thời.
Trong cuốn Tuân Tử có rất nhiều thiên bàn luận về các chủ đề cụ thể và được ông đặt tên thiên có hẳn chữ “luận”: Thiên luận, Lễ luận, Nhạc luận, Chính luận
Thiên nào cũng thể hiện rõ ngòi bút sắc sảo vừa nêu luận điểm vừa chứng minh, biện luận, có khi bác bỏ các học thuyết khác để thuyết phục người nghe Ngay trong một
thiên không được đặt thêm chữ “luận” là Chính danh cũng có cả một đoạn bàn về
tình và dục, một kiểu mẫu biện thuyết, cho thấy phép biện thuyết nên tiến hành như thế nào Qua đó cũng đủ chứng minh Tuân Tử đã ý thức rất rõ ràng về phương pháp
lập luận và thực tế là với bộ Tuân Tử, ông đã là một trong những triết gia đầu tiên
mở đường cho phương pháp biện thuyết trên thế giới Vậy nên những đánh giá về
nghệ thuật lập luận của Tuân Tử ở thiên Tính ác này mục đích không phải là “đãi cát
tìm vàng” mà chẳng qua là mở một triển lãm nho nhỏ cùng bạn đọc chiêm ngưỡng
tài năng tư duy lôgic (luận) của vị triết gia của Trung Hoa cổ đại này thông qua một
thiên sách ngắn của ông
1.2.4 Học thuyết Tính ác so sánh với các học thuyết khác về tính người
1.2.4.1 Tư tưởng tính ác trong mối tương quan với các tư tưởng về tính thời Tiên Tần
Khái niệm Tính bắt đầu manh nha từ thời Ân Chu Sách Tả truyện cho rằng Tính là của trời đất, đề xuất “chính đức hậu sinh, nhân tính trị quốc” (đạo đức chính đáng sinh sống được coi trọng, dựa vào tính mà trị quốc) đem bản tính tự nhiên của con người và bản chất xã hội thống nhất vào đạo đức Thời Xuân Thu Chiến Quốc, phạm trù Tính được các nhà bàn luận với nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất ở nguồn gốc của Tính là cái sinh ra vốn có ở con người như chính cấu tạo của chữ Hán này1 Mạnh Tử đề xuất Tính là “thiên chi giáng tài” (tài trời cho); Tuân Tử cho
Tính là “bản thủy tài phác” (tố chất nguyên sơ chất phác); Dịch Truyện cho rằng Tính
là “thành tính” của thiên mệnh của nhân vật; Trang Tử đề xuất Tính là “Sinh chi chất” (chất của Sinh); Cáo Tử cho rằng “Sinh chi vị Tính” (sinh gọi là Tính) Tuy nhiên, mỗi triết gia lại đi theo một hướng riêng khi bắt đầu bàn về tính chất của Tính Một số trường phái lớn tỏ ra dứt khoát, rõ ràng trong quan niệm về Tính người như Nho gia, Đạo gia, Pháp gia vì quan niệm này chi phối hầu như toàn bộ hệ thống học thuyết của
họ về các lĩnh vực khác như giáo dục, chính trị, đạo đức luân lí Khổng Tử cho rằng
“Tính tương cận, tập tương viễn”, coi tính người khởi thủy giống nhau, thông qua học
Thuyết văn hệ truyền thông luận thì “Nhân nhân ngũ phương chi phong, sơn xuyên chi khí dĩ sinh Cố viết: Tính giả, sinh dã Kí sinh hữu bẩm, viết Tính” (Con người sinh ra là nhờ gió năm phương, khí sông núi Cho nên nói: Tính là Sinh, sinh ra đã có sẵn nên gọi là Tính) [9;56]