Về phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 40 - 42)

6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện

2.1. Những giá trị của học thuyết Tính ác

2.1.2.3. Về phương pháp giáo dục

Với việc đưa ra quan điểm đối lập với thầy Mạnh Tử, Tuân Tử đã mở đường cho lối giáo dục hiện đại:

+ Khích lệ khả năng tư duy phản biện của người học đối với vấn đề được truyền thụ. Điều này giúp người học có thể tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ, phát triển tư duy biện chứng.

+ Có nhiều cách để truyền thụ kiến thức, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, phản đề: hướng thiện từ nêu gương thiện hay thông qua việc phê phán tính ác.

+ Trong giáo dục cũng áp dụng phương pháp thưởng phạt phân minh để khuyến khích người học. Thưởng là để ghi nhận và động viên những nỗ lực tích cực. Phạt là để cảnh cáo và răn đe các lỗi lầm. Riêng đối với hình phạt, phải nghiêm khắc với các lỗi nhỏ để phòng ngừa các lỗi lớn. Đây có thể coi là một đột phá mới của Tuân Tử so với các bậc thầy đi trước là Khổng Tử và Mạnh Tử. Những nhà giáo dục vĩ đại này xuất phát từ quan niệm tính người là thiện nên có phần coi nhẹ vai trị chủ thể của người học mà nặng về áp đặt chân lí của người dạy, từ đó khơng đề cập đến vấn đề thưởng phạt trong giáo dục. Ngược lại, Tuân Tử quan niệm tính người là ác nên rất đề cao cảnh giác trước khả năng phản kháng từ phía người học, từ đó mà phải có các biện pháp “khuyến thiện, trừng ác” rất khéo léo để dẫn dắt người học chứ không áp đặt một chiều. So với học trị Hàn Phi Tử của mình - một Pháp gia điển hình, Tuân Tử vẫn giữ phẩm chất truyền thống của một Nho gia, ông không tuyệt đối hóa hình phạt. Với Tn Tử, hình phạt chỉ mang tính chất là một biện pháp, một giải pháp xử lí tình

huống chứ khơng hồn tồn là cách thức để thực thi công việc như quan niệm cực đoan hóa của Hàn Phi. Đối với giáo dục hiện đại, khi các thế hệ trẻ đang chứng tỏ sự trưởng thành rất nhanh, rất toàn diện và cũng rất chủ động, rất táo bạo trong việc đấu tranh tự bảo vệ quyền lợi của mình thì khơng một người thầy nào, một chế độ giáo dục nào có thể là chuẩn mực tuyệt đối và khơng phải hình phạt nào cũng có thể được chấp nhận hay tuân thủ một cách êm đẹp. Các nhà giáo dục lúc này không chỉ là những người chỉ đường mà cịn phải đóng vai trị người “cầm cân nẩy mực”, khích lệ bằng khen thưởng và uốn nắn bằng hình phạt khi cần thiết. Các hình phạt cũng phải được xem xét, thảo luận, thống nhất tạo thành các điều luật, các quy định công khai, không trái với pháp luật của nhà nước, không xâm phạm quyền tự do nhân thân và phù hợp với tâm lí lứa tuổi cũng như đạo đức ln lí xã hội. Khơng chỉ đạo đức, nhân cách của nhà giáo phải nâng cao mà cả nghệ thuật ứng xử sư phạm cũng phải được rèn luyện.

+ Tự giáo dục là phương pháp quyết định hiệu quả của việc học. Tuân Tử nhấn mạnh đặc tính tự nhiên của con người, rất chú ý đến bản năng người học nên ơng cũng đề cao tính chủ thể của người học trong q trình giáo dục. Ơng khẳng định con đường tự giáo dục tốt nhất là trí khí, dưỡng tâm: “Học là phải chun nhất, giữ mình ln hợp đạo... Học đến toàn thiện, tận thiện mới gọi là học” [3, tr. 216]. Chuyên nhất ở đây là tập trung cao độ, giây phút không xa rời đạo nhân nghĩa, biết loại suy để biết những điều chưa được học, biết liên hệ cổ kim để học tập cái tốt, bỏ nết xấu mà tự tu đưỡng để hồn thiện. Hơn nữa, người học cịn phải chú ý rèn luyện đạo đức học tập: “Thấy điều thiện phải nghiêm chỉnh tự xét xem mình có điều thiện đó khơng; thấy điều chẳng thiện phải lo sợ tự xét xem mình có điều bất thiện đó khơng. Thấy có điều thiện ở nơi mình thì phải thích thú mà kiên quyết giữ đừng để mất; thấy điều bất thiện ở nơi mình thì phải ghê tởm mà mạnh dạn trừ cho bằng được” [3, tr. 218]. Ngồi ra, một bí quyết nữa để thành tựu trong học tập là sự chịu khó, bền bỉ, bởi vì “kẻ cầu học giống kẻ đi đường”, “khơng góp từng nửa bước thì khơng tới được nghìn dặm,..., đang cắt mà bỏ dở thì gỗ mục cũng chẳng đứt, rạch cưa mãi khơng ngưng thì vàng đá cũng chạm trổ được”, ví như “con giun khơng có răng móng sắc, khơng có gân xương mạnh thế mà nhoi lên ăn được đất bụi, chui xuống uống được nước mạch là vì nó chun tâm” [3, tr. 211]. Vì tư chất, tính tính con người ta tuy khác nhau, cũng không quá chênh lệch, nên mấu chốt làm nên sự phân biệt người hay kẻ dở là ở quá trình tu tập, làm hay không làm: “đường dù gần, không đi không tới, việc dù nhỏ, khơng làm khơng thành”. Tóm lại, để có thể học hiệu quả thì người học cần chun nhất, bởi “cùng một lúc theo hai đường thì chẳng tới đâu hết, cùng một lúc thờ hai vua thì chẳng vua nào dùng, cùng một lúc nhìn hai vật thì mắt nào thấy thật rõ? Cùng một lúc nghe hai tiếng thì tai nào nghe được thật rành?” [3, tr. 211]

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w