6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
2.2. Những hạn chế của học thuyết
Vì cực đoan khẳng định tính người là ác, tư tưởng của Tuân Tử cũng mắc phải hạn chế như của Mạnh Tử là thiếu đi sự biện chứng, toàn diện trong đánh giá con người. Mạnh Tử chứng minh được rằng tính người có thiện, nhưng luận cứ của ông chưa đủ để chứng minh được rằng tính người khơng ác; ngược lại, Tuân Tử chứng minh được rằng tính người có ác, nhưng những luận cứ của ơng chưa chứng minh được thật vững chắc tính người khơng có thiện. Một số luận chứng Tuân Tử đưa ra để chứng minh tính con người là ác hơi gượng ép và mang tính chủ quan.
Xuất phát từ quan điểm bản tính con người là ác, cái nhìn của Tuân Tử đối với những vấn đề xã hội còn nhiều yếu tố duy tâm. Điều này đã hạn chế giá trị tư tưởng triết học của ơng bởi ơng đã có rất nhiều tiến bộ vượt bậc đối với triết học Trung Quốc
cổ đại trong quan điểm duy vật về trời và tri thức, khẳng định khả năng làm chủ của con người đối với xã hội.
Mặt khác, “những quan điểm triết học của Tn Tử ln liên hệ khăng khít với lợi ích của giai cấp địa chủ quý tộc mới, bảo vệ tích cực cho chế độ chuyên chế phong kiến đang lên cuối thời Chiến Quốc” [4,tr. 332]. Đây là điều dễ hiểu với các triết gia cổ đại khi mà tư tưởng của họ nảy sinh trên bối cảnh lịch sử cụ thể và bị chi phối nhiều bởi tính chất giai cấp mà họ thuộc về. Dù có nhiều điểm phản đối các tiền Nho, nhưng bản thân Tuân Tử cũng là một Nho gia điển hình thuộc tầng lớp quý tộc mới với mục đích hoạt động xã hội hàng đầu là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Các Nho gia ln tự cho mình là bậc qn tử thuộc đẳng cấp trên so với bình dân, là người có trách nhiệm cầm lái con thuyền chế độ, nên mọi biện pháp cai trị xã hội mà họ đưa ra đề trước hết và bao giờ cũng phải nhằm củng cố, bảo vệ địa vị, vai trị cũng như duy trì lợi ích của họ.
Trong học thuyết về luân lý đạo đức của Tuân Tử cũng chứa đầy mâu thuẫn phản ánh rõ nét sự đối kháng lợi ích giai cấp và đặc điểm của thời đại. Một mặt, để chống lại những quy tắc đạo đức và chế độ phụ quyền gia trưởng của bọn quý tộc cũ, ông cho rằng con người sinh ra đều như nhau và đều mang bản tính ác. Với quan điểm này, Tn Tử đã kịch liệt cơng kích quan niệm tính người là thiện của Mạnh Tử, phê phán quan niệm “tiên nghiệm luận” của Khổng Tử cho rằng trong xã hội tồn tại hạng thánh nhân, quân tử là những người sinh ra đã biết, có tài trí hơn người, xứng đáng được hưởng mọi đặc ân đặc lợi và quyền cai trị kẻ khác. Ông cho rằng cái “nguyên thủy tài phác” con người là giống nhau, không ai hơn ai, để trở thành thánh nhân hay quân tử phải trải qua quá trình rèn luyện, học tập. Tuân Tử cũng chống lại chế độ “cha truyền con nối” vốn được bọn quý tộc cũ đặt ra để bảo vệ quyền lợi của mình. Khác với các bậc hủ nho cho rằng “lễ khơng xuống thứ dân, hình khơng lên đến đại phu”, ơng cho rằng đấng quân chủ phải được lựa chọn trên cơ sở phẩm chất và tài năng và cũng sẽ bị trừng trị bằng hình pháp nếu có sai lầm. Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ mới ra đời (giai cấp của Tuân Tử), ông lại khẳng định bản tính ác đó có thể cải hóa được qua sự giáo dục lễ nghĩa vốn là cách thức quản lí của các Nho gia coi trọng đạo đức và đề cao lịng “nhân”. Cách xử lí vấn đề như vậy đã cho thấy sự thiếu triệt để và nhất quán. Thông thường, nếu đã quy kết bản tính người là ác và đã phủ nhận hết mọi yếu tố thiện thì về mặt chế độ quản lí phải dùng hình pháp nghiêm khắc để điều tiết nó, như vậy mới đi tới một quan điểm triệt để (như Hàn Phi Tử về sau này). Đằng này Tuân Tử đã phê phán quan niệm đạo đức của quý tộc cũ nhưng lại sử dụng các biện pháp giáo hóa nhằm vào đạo đức của họ. Việc Tuân Tử chủ trương phối hợp Lễ trị và Bá đạo, tức là dùng song song cả Lễ và Pháp trong bối cảnh xã hội Chiến
Quốc tỏ ra thiếu thuyết phục. Sự thiếu dứt khoát trong quan điểm và biện pháp cải tạo xã hội đã khiến cho tư tưởng của Tuân Tử không vượt lên được các bậc thầy mà chính ơng đã phê phán là Khổng Tử và Mạnh Tử; cũng không được trọng dụng bằng người học trị thời sau của mình là Hàn Phi Tử và Lý Tư. Vai trò lịch sử lớn nhất của Tuân Tử là gạch nối giữa Nho gia và Pháp gia nhưng lại khiến cho các đấng quân chủ đoạn tuyệt với Nho gia, chú ý đến Pháp gia và chuẩn bị cho sự bứt phá để thắng thế của đường lối Pháp trị cuối thời Chiến Quốc.
Ngay trong quan niệm về bản tính con người, Tuân Tử cũng gặp vướng mắc. Tuân Tử chưa tìm được bản chất thực sự của tính người mà mới chỉ căn cứ vào các biểu hiện xã hội của nó để kết luận. Một mặt ơng đã trừu tượng hóa bản tính tự nhiên của con người và coi tính ác là tính chung, thốt li ảnh hưởng của bản chất giai cấp, độc lập với giáo dục (giáo dục chỉ cải hóa được một phần tính ác). “Mặt khác ơng lại quy kết sai lầm rằng thành phần giai cấp và tính chất nghề nghiệp trong xã hội là do sự tích lũy của tập quán sinh hoạt của người ta sinh ra” [4, tr. 330]. Tuy vậy, những cố gắng nhằm phủ định những quan niệm duy tâm thần bí của Tuân Tử trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ là những đóng góp có ý nghĩa tích cực.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Tuân Tử là một triết gia với nhiều tư tưởng triết học độc đáo. Học thuyết Tính ác của ơng như một ngọn gió lạnh trái mùa thổi vào tư tưởng Nho giáo truyền thống. Trong khi các triết gia Trung Hoa cổ đại chỉ quen với quan niệm bản tính con người là lương thiện, hoặc quá lắm là vừa có nhân tố thiện vừa có nhân tố ác thì Tn Tử lại quả quyết những quan niệm này là sai lầm. Ơng một mực khẳng định bản tính trời sinh cho con người là ác, đầy lòng hiếu lợi và tham dục; nếu thuận theo cái thiên tính đó ắt khơng có từ nhượng, tranh chấp nổi lên, trật tự xã hội rối loạn. Để khắc chế và điều chỉnh bản tính hướng thiện, phải dùng văn lí lễ nghĩa. Con người ta vốn giống nhau ở thiên tính, đều sẵn có các tài chất là cơ sở để nhận biết và làm theo điều nghĩa, sở dĩ có thể khác nhau, có thể trở thành thánh nhân là nhờ cơng phu tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người.
2. Tuân Tử là một trong những nhà triết học duy vật cổ đại với khả năng hùng biện xuất sắc. Học thuyết Tính ác được thể hiện xun suốt tồn bộ tư tưởng của ơng với những cách lập luận sắc sảo và thuyết phục, tiêu biểu cho phương pháp tận suy và loại suy mà ông đề ra. Trong các thiên sách của bộ Tuân Tử, ông đã sử dụng đa dạng
các phương tiện lập luận như lặp cấu trúc, so sánh, dùng các từ ngữ, cấu trúc dạng khẳng định, phủ định, nghi vấn với một hệ thống những hình ảnh liên tưởng cụ thể. Chính nghệ thuật biện thuyết này đã khiến những lí lẽ sắc nhọn của Tuân Tử xuyên thủng được những tư tưởng cố hữu của các nhà Nho, tạo ra nhiều chuyển biến trong nhân sinh quan triết học cổ đại, dẫn tới nhiều đổi mới trong quan niệm và hành động cải tạo xã hội của các nhà tư tưởng.
3. Học thuyết Tính ác của Tn Tử có nhiều ý nghĩa đối với thực tiễn giáo dục và quản lí con người, nhất là trong xã hội hiện đại. Giá trị giáo dục của học thuyết thể hiện ở quan điểm giáo dục hướng vào cải tạo bản tính vốn mang nhiều nét bản năng; ở
mơi trường giáo dục lành mạnh với thầy tốt, bạn tốt; ở nội dung giáo dục chú trọng lễ
nghĩa và ở những phương pháp giáo dục mới trong đó đề cao khả năng phản biện, sáng tạo và tự giáo dục của người học, chú trọng thưởng phạt để khuyến khích và răn đe học trị. Đối với cơng tác quản lí, thuyết Tính ác cũng rất hữu ích. Xuất phát từ quan điểm dùng đức phối hợp với lễ để quản lí một cách chặt chẽ, nghiêm khắc, Tuân Tử gợi ý cho chúng ta các phương pháp quản lí bằng nêu gương và thưởng phạt. Nêu
gương tức là phải lựa chọn nhà lãnh đạo có tài đức và năng lực để người dưới tuân thủ,
đảm bảo sự đồng lòng, trật tự từ trên xuống dưới; thưởng phạt thì phải đúng lúc, đúng mức, đúng đối tượng để đảm bảo quyền lợi, sự cơng bằng cho mọi người, đồng thời có tác dụng động viên, khích lệ thành tích, ngăn ngừa và hạn chế sai phạm. Nếu thưởng
phạt phối hợp tốt với nhau thì sẽ tạo được niềm tin và sự yên tâm nơi nhân viên, đó là điều kiện cần và đủ để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Với những tư tưởng rất có giá trị đối với giáo dục và quản lí con người nêu trên, Tuân Tử xứng đáng là một nhà tâm lí học, giáo dục học độc đáo. Kế thừa ơng là học trị Hàn Phi Tử đã khắc phục những hạn chế mang tính thời đại của thầy Tuân Tử để đưa pháp trị trở thành một học thuyết có tính ứng dụng cao và rất hiệu quả đối với bối cảnh xã hội Trung Hoa cuối thời Chiến Quốc. Ngày nay, cuộc đấu tranh trong quan niệm về tính người giữa các trường phái vẫn chưa ngã ngũ và vẫn chưa có nhà cầm quyền nào hoàn toàn chiếm ưu thế trong việc vận dụng pháp trị hay lễ trị, đức trị để quản lí xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn sinh động đã chỉ ra một quy luật rằng bất kì vấn đề nào cũng có tính hai mặt và khơng có chân lí nào là tuyệt đối. Cho nên, việc phối hợp đồng thời cả lễ và pháp có lẽ là con đường tối ưu nhất trong quản lí và giáo dục con người thời đại mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc Tập 1, 2, Nxb Thanh niên.
2. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (1994), Hàn Phi Tử, Nxb Văn hóa – Thơng tin. 3. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (1994), Tn Tử, Nxb Văn hóa.
4. Dỗn Chính (chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Thiều Chửu (2006), Hán Việt tự điển, Nxb Thanh niên. 6. Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo, Nxb Văn hóa Thơng tin. 7. Phan Ngọc (dịch) (2005), Hàn Phi Tử, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Phạm Quýnh (2005), Bách gia chư tử giản thuật (Nguyễn Quốc Thái dịch), Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
9. Trương Lập Văn (chủ biên) (2001) (Nguyễn Duy Hinh dịch), Tủ sách tinh
hoa về các phạm trù triết học Trung Quốc – Tính, Nxb Khoa học xã hội.
10. Tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc (1995) (Hàn Thế Chân dịch), Hàn Phi Tử - Tập đại thành, Sự phát triển của tư tưởng Pháp gia, Nxb Đồng Nai.
11. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2004), Ngữ văn Hán Nôm tập 3 – Hán văn
Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12.王先謙 (1891), 諸子集成 2- 荀子集解, 上海書店.
13.段玉裁 (注) (1981), 說文解字注 (許晚,撰), 上海古籍出版社.
Nguồn Internet:
14.晚德述, 晚荀子“性晚合而治”的人性管理模式.