6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
2.1. Những giá trị của học thuyết Tính ác
2.1.1. Đóng góp của học thuyết đối với lịch sử triết học
2.1.1.1. Đối với tư tưởng của Tuân Tử
Toàn bộ tư tưởng của Tuân Tử được trình bày trong sách Tuân Tử gồm những biện luận về các lĩnh vực trời, tâm, tính, dục, lễ, nhạc, tu dưỡng, chính trị, tri thức, danh, biện thuyết. Suy cho cùng, những tư tưởng này xuất phát từ quan điểm về tính người là ác (nhân sinh quan). Trừ thiên Thiên luận nói về trời là thế giới khách quan còn các thiên khác hầu như đều xoay quanh tính, tình, dục của con người, có thiên bàn trực tiếp như Tâm luận, Tính ác,..., có thiên bàn gián tiếp thơng qua những cách thức chế ngự, điều khiển những tính, tình, dục đó (Lễ luận, Nhạc luận,...). Như vậy, có thể nói học thuyết Tính ác đã đặt nền móng cho tồn bộ tư tưởng của Tn Tử và chính học thuyết này là sợi chỉ đỏ kết nối quan niệm về các lĩnh vực khác. Khi Tuân Tử đề ra Lễ, Nhạc, Văn lí hay các chính sách chủ trương về chính trị thì chúng ta đều có thể tìm thấy động cơ từ chỗ ơng tin rằng tính con người ta vốn ác, đầy lòng tham đố và dục vọng, không thể cứ để mặc cho con người thuận theo cái tính của mình như vậy vì chắc chắn dâm loạn, rối ren sẽ xảy đến.
Có thể nhìn vào tính để phân biệt tiểu nhân và quân tử, thánh nhân và phàm nhân. Con người ta vốn sinh ra giống nhau, mang cái tính như nhau, nhưng có kẻ trở thành thánh nhân, có kẻ chỉ là phàm nhân, có kẻ được gọi là quân tử cịn có kẻ mãi là tiểu nhân. Lí do nằm ở cách họ cư xử với tính của mình, tức chữ “ngụy” (cái mà do người làm ra). Tuân Tử nói: Thánh nhân có thể học tập mà thành, cảnh giới thánh nhân có thể tu dưỡng mà tới. Thánh nhân là người thường nhờ cơng phu “tích nguỵ” mà thành (Thánh nhân giả, nhân chi sở tích nhi trí hĩ). “Thánh nhân sở dĩ khác mọi người, hơn mọi người là do cái nguỵ”. “Kẻ tiểu nhân có thể làm người quân tử mà không chịu làm người quân tử… Tiểu nhân và quân tử chưa từng không thể kẻ nọ làm người kia, người kia làm kẻ nọ. Nhưng họ khơng làm là vì họ có thể làm mà họ khơng chịu làm... (Cố tiểu nhân khả dĩ vi quân tử, nhi bất khẳng vi quân tử… Tiểu nhân, quân tử giả vị
thường bất khả dĩ tương vi dã. Nhiên nhi bất tương vi giả, khả dĩ nhi bất khả sử dã.)
Sở dĩ đề ra Lễ, Nhạc là để khắc phục tính ác, uốn nắn, biến hố tính người. “Lấy lễ tề nhất, dùng nhạc giáo hố”.
“Lễ ở đâu mà có? Đáp: người ta sinh ra là có lịng muốn, muốn mà khơng được thì khơng thể khơng tìm tịi, địi hỏi, tìm tịi địi hỏi mà khơng có chừng mực, giới hạn thì khơng thể khơng tranh, tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng. Tiên vương ghét loạn
cho nên chế định lễ nghĩa để phân ra trật tự, để nuôi cái muốn của con người, cấp cho con người cái mà họ muốn” (Lễ khởi ư hà dã? Viết: nhân sinh nhi hữu dục, dục nhi
bất đắc, tắc bất năng vô cầu, cầu nhi vô độ lượng phân giới, tắc bất năng bất tranh, tranh tắc loạn, loạn tắc cùng. Tiên vương ố kì loạn dã, cố chế lễ nghĩa dĩ phân chi, dĩ dưỡng nhân chi dục, cấp nhân chi cầu). Như vậy, tiên vương sinh ra lễ là vì nhu cầu
“tức tranh, trí trị” trước hết: “khơng có sự bình trị thì con người hết n” và ba cái gốc, đối tượng của lễ cũng không vững chặt.
2.1.1.2. Đối với Nho giáo và triết học Trung Quốc
Với việc dùng lý trí khách quan, Tuân Tử đã bổ túc cho đạo đức chủ quan của Khổng - Mạnh, giúp cho chủ thuyết Nho học càng hoàn hảo hơn, hội đủ điều kiện tất yếu, vừa là giáo phái, vừa là học phái.
Trong lịch sử học thuật Trung Quốc, Tuân Tử là nhân vật trọng đại từ Tiên Tần tới đời Hán, ơng trên thì kế thừa Khổng Mạnh, dưới thì tiếp nối Kinh Dịch, sách Trung Dung kết hợp cả bách gia chư tử nên có địa vị hết sức trọng yếu.
Tư tưởng của Tuân tử đặt cơ sở cho trật tự phong kiến và khai sáng nên sự phân chia đẳng cấp nghiêm mật. Hai học trị của ơng - Hàn Phi và Lý Tư - trong thời Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, là hai nhân vật quan trọng kiến lập chế độ quân chủ chuyên chế. Tư tưởng thực tiễn của Tuân tử đã đưa ông lên như một người khai sáng ra nền tảng chính trị bằng "hình chính" (chính thể cai trị bằng hình luật) và "pháp trị" (cai trị bằng pháp luật), từ đó tạo ảnh hưởng sâu đậm đến chính trị văn hố hậu thế.
“Tuân Tử là một nhân vật rất độc đáo trong các đại hiền của Trung Hoa cổ đại. Độc đáo ở tính cách “hiện đại” – tư tưởng của ơng có những điểm rất giống tư tưởng của con người trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn, trong khi hầu hết các tôn giáo đều khuyên con người phải chế dục thì ơng lại chống đối thuyết quả dục và khử dục. Theo ơng, “tình và dục là tự nhiên ai cũng có, khơng thể bớt đi hay bỏ đi mà khơng hại.
Hữu dục mà hợp đạo cũng không hại, khử dục mà trái đạo cũng vơ ích”. Điều này cho thấy Tuân tử là một người rất thực tế, thậm chí thực dụng. Tính cách này tạo nên cái độc đáo thứ hai – tính cách độc lập, khơng nơ lệ vào các bậc tiền bối” (theo Phạm Việt Hưng, Luận về bản tính thiện, ác (2): học thuyết Tuân Tử – Hàn Phi)
2.1.1.3. Đối với tư tưởng triết học thế giới
Mặc dù xuất phát từ quan niệm phản truyền thống tính người vốn ác, Tuân Tử vẫn là một triết gia theo chủ nghĩa nhân bản với rất nhiều tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng táo bạo của ông đã mở ra những hướng đi và cách thức phát triển mới cho triết học cổ đại: thoát ra khỏi ý thức phục cổ, mạnh dạn phê bình người xưa; chú trọng thực tiễn hơn là lý thuyết suông, cho nên luôn ln nhấn mạnh vấn đề chính trị xã hội, gạt bỏ mọi ý tưởng thần thoại ảo huyền, theo đuổi lý tưởng giải phóng con người.
2.1.2. Đóng góp của học thuyết đối với giáo dục 2.1.2.1. Về quan điểm giáo dục 2.1.2.1. Về quan điểm giáo dục
* Đối tượng của giáo dục là bản tính của con người
Tuân Tử quan niệm TÍNH là thiên sinh (cái trời sinh ra đã có), vốn thế, khơng cần học cũng “khơng thể làm ra được”. Mở đầu thiên Tính ác, Tuân Tử viết: “Nhân
chi tính ác, kì thiện giả, ngụy dã” [4, tr. 289]. Chữ “ngụy” được Vương Tiên Khiêm giải thích là “Ngụy, nhân vi dã, kiểu dã, kiểu kì bản tính dã. Phàm phi thiên tính nhi nhân tác vi chi giả giai vị chi ngụy” [4, tr. 289] (Ngụy là cái người làm ra, sửa chữa cái bản tính mà có. Phàm những cái khơng phải thiên tính mà là do người làm ra đều gọi là ngụy). Tn Tử khơng nêu đích danh thuật ngữ “giáo dục” mà dùng chữ “ngụy” để ám chỉ những hoạt động của con người nhằm thay đổi bản tính ác. Có lúc Tn Tử lại dùng cụm từ “hóa tính khởi ngụy” để chỉ cơng phu hướng thiện. Như vậy, có thể khẳng định hoạt động “hóa tính” tạo ra “ngụy” chính là hoạt động giáo dục và đối tượng của giáo dục chính là Tính (bản tính, thiên tính) của con người. Hơn nữa, đối tượng của giáo dục là như nhau, bởi tính con người đều giống nhau. Ở điểm này Tuân Tử vẫn giữ quan điểm của thầy Khổng Tử “Tính tương cận, tập tương viễn” (tính vốn gần nhau, do học tập mà xa nhau). Tuân Tử nói: “Thánh nhân chi sở dĩ đồng ư chúng kì bất dị ư chúng giả, tính dã; sở dĩ dị nhi quá chúng giả, ngụy dã” [4, tr. 292] (Thánh nhân sở dĩ giống với quần chúng, không khác quần chúng là ở cái tính, sở dĩ khác và vượt qua quần chúng là ở ngụy)
Điều then chốt cần lưu ý nhất trong quan điểm giáo dục của Tuân Tử là bản tính – đối tượng của giáo dục - là ác, hiếu lợi, ham dục. Tuyên bố này của Tuân Tử đã phủ nhận niềm tin ngây thơ và những quan niệm giản đơn trong giáo dục truyền thống (từ các Nho gia như Khổng Tử, Mạnh Tử đến các nhà giáo dục hiện đại) về bản chất lương thiện của con người. Đồng thời, ông cũng cảnh tỉnh chúng ta nhận thức lại về nguy cơ xảy ra tranh chấp, khả năng chống đối, phá hủy tiềm ẩn ở mỗi cá nhân người học trong những trường hợp đặc biệt vốn rất dễ gặp trong cuộc sống: khi có mâu thuẫn, xung đột có thể gây tổn hại đến lợi ích cá nhân; khi con người đứng trước sự đe dọa, sợ hãi,... Suy rộng ra, đó là khi người học bị mất kiểm sốt của ý thức đạo đức sẽ dẫn tới sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức, phạm các tội ác. Từ đó, các nhà giáo dục có thể rút ra những bài học khi thực hiện công tác giáo dục. Thứ nhất, theo truyền thống tôn sư trọng đạo, học trị tuy ở vị trí buộc phải tơn trọng thầy giáo nhưng khơng có nghĩa khơng có khả năng nảy sinh những hành vi đi ngược lại đạo lí. Thứ hai, khơng bao giờ được đẩy học trị vào thế “đường cùng”. Người giáo viên phải giữ tinh thần bao dung và thái độ gợi mở cho học sinh lối thốt khỏi tình trạng bế tắc. Thứ ba,
Tuy nhiên, giáo viên phải đảm bảo vị trí người trọng tài công minh để không đẩy các cuộc cạnh tranh vượt quá giới hạn cho phép và không gây ra áp lực nặng nề dẫn tới tâm lí tiêu cực cho học sinh.
Mặt khác, trong Thiên Nho hiệu, Tuân Tử khẳng định tính ác có thể cải hóa
được: “Tính người khơng thể làm ra, nhưng mà có thể cải hố”. Tính ác sở dĩ trở nên thiện được là nhờ:
- Tính có yếu tính có thể cải hố
- Những nhân tố nội tại: Mọi người đều có cái tài chất “tri” để hiểu được điều nhân nghĩa, phép thẳng ngay, đều có cái tài chất “năng” để làm được điều nhân nghĩa, giữ được phép thẳng ngay; không thể trở thành thiện hay thánh nhân được là vì kém thơng minh, kém hiểu biết, suy nghĩ khơng tới, lựa chọn không đúng cái điều cần theo đuổi học tập.
- Nhân tố ngoại lai là HOÀN CẢNH: “Sửa chữa tập nhiễm để cải hố cái tính… Sự tập nhiễm làm thay đổi cái chí, thói quen lâu dần thay đổi khí chất… Ở nước Sở thì hố (theo người) Sở, ở nước Việt thì hố (theo người) Việt…”
Tuy nhiên, Tính chỉ có thể cải hố một phần chứ khơng thốt li hồn tồn cái ác, cái ác là cái “nguyên thuỷ tài phác” vẫn khơng mất hẳn, bởi vì chính cái ác là cơ sở nảy sinh và tồn tại cho cái thiện: “Khơng có tính thì khơng có chỗ để mà gia cơng phu tích nguỵ, khơng có cơng phu tích nguỵ thì tính tự nó khơng thể tốt đẹp… Tính hợp với cơng phu tích nguỵ mà sau thành cái danh thánh nhân… Tính hợp với cơng phu tích nguỵ mà thiên hạ trị” (Lễ luận). Qua đó Tuân Tử muốn nhắc nhở các nhà giáo dục cần ý thức về việc từ bỏ tham vọng thay đổi hồn tồn bản tính người học. Trong thiên
Chính danh, Tn Tử viết: “Nói chuyện bình trị mà lại hòng ai nấy bỏ lòng dục và
khơng nghĩ đến việc hướng dẫn lịng dục thì sẽ bị khốn, vì lẽ đã là người ai mà chẳng có lịng dục.” Ơng cịn viết: “Lịng dục tuy khơng thể thỏa mãn hết nhưng nếu dẫn dắt nó thì có thể thỏa mãn nó gần hết. Lịng dục tuy khơng thể bỏ nhưng vẫn có thể tiết chế nó mà cầu thỏa mãn... nếu cầu thỏa mãn không được thì người biết suy nghĩ lựa chọn vẫn có thể tự nguyện tiết chế nó...” [3, tr. 349]. Điều chúng ta có thể làm chỉ giới hạn trong khả năng nâng cao ý thức đạo đức cho người học để người học tự giác chứ không phải triệt tiêu hết những mầm mống cái ác trong bản thân mỗi người. Tức là có sự phối kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, giữa tác động bên ngoài và sự tự giác, vận động bên trong bản thân người học. Chúng ta cũng có thể tin tưởng rằng khơng có đối tượng nào là khơng thể cảm hóa được bằng sức mạnh của văn lí lễ nghĩa. Điều này trở thành động lực thúc đẩy sự thay đổi phương pháp, nội dung, phương tiện giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng người học.
* Giáo dục là con đường thiện hóa bản tính ác
Tn Tử nói: “Tính của người ta vốn ác, nó mà hóa thiện được là do cơng của người ta”, “phải có thầy, có phép để cái hóa cái tính đi, có lễ nghĩa để dẫn dắt nó...” [3, tr. 354]. “Cơng” và “có thầy có phép”, “lễ nghĩa” để cải hóa tính ác trong cách diễn đạt của Tn Tử chính là giáo dục trong ngơn ngữ hiện đại. Đối với nhân cách, đạo đức, khả năng của con người, giáo dục là con đường tất yếu, duy nhất và chắc chắn có thể cải tạo bản tính con người. Tn Tử tin tưởng tuyệt đối vào khả năng hướng thiện và sự tiết chế lòng tham dục của con người sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội: “Người quân tử có thể lấy cái nghĩa cơng mà thắng cái dục tư” [3, tr. 225]. Đây là nguồn động viên, là niềm tin cho các nhà giáo dục trong việc đào tạo, cải biến người học.
2.1.2.2. Về môi trường giáo dục
Tuân Tử khẳng định bản tính ác, hiếu lợi, tham dục của con người có thể cải hóa bằng con đường giáo dục, nhưng phải là một môi trường giáo dục tốt: “人人人人人人
人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人 人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人人“人人人人人人人人人 人人人人人人人.” [9, tr. 299] Phù nhân tuy hữu tính chất mĩ nhi tâm biện tri, tất tương
cầu hiền sư nhi sự chi, trạch lương hữu nhi hữu chi. Đắc hiền sư nhi sự chi, tắc sở văn giả Nghiêu Thuấn Vũ đãng chi đạo dã; đắc lương hữu nhi hữu chi, tắc sở kiến giả trung tín kính nhượng chi hành dã. Thân nhật tiến ư nhân nghĩa nhi bất tự tri dã giả, mị sử nhiên dã. Kim dữ bất thiện nhân xử, tắc sở văn giả khi vu trá ngụy dã, sở kiến giả ô mạn dâm tà tham lợi chi hành dã, thân thả gia ư hình lục nhi bất tự tri giả, mị sử nhiên dã. Truyện viết: “Bất tri kì tử, thị kì hữu; bất tri kì quân, thị kì tả hữu.” (Người ta dù có tính chất hơn người và tâm biện biệt sáng suốt tất vẫn phải tìm thầy hiền mà thờ, chọn bạn tốt mà chơi. Được thầy hiền mà thờ thì nghe tồn đạo vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, vua Thang, được bạn tốt mà chơi thì thấy tồn hành vi trung tín, kính, nhượng; thân hằng ngày tiến vào đường nhân nghĩa mà không tự biết, ấy là vì cảm nhiễm xui nên. Nay cùng ở với người bất thiện thì nghe tồn chuyện lọc lừa, vu khống, thấy toàn hành vi bẩn thỉu, dâm tà, dối trá, tham lam, thân còn vướng vào vòng tù tội, giết chóc mà khơng tự biết, ấy là vì sự thuận tịng, sự cảm nhiễm xui nên. Sách xưa nói: “Khơng biết con mình, thì nhìn chúng bạn nó, khơng biết vua mình, thì nhìn bọn cận thần”). Ở thiên “Khuyến học”, Tn Tử cũng khẳng định: “Học thì khơng gì tiện bằng ở gần người hiền” [5, tr. 214]
Mơi trường tốt mà Tn Tử nói đến ở đây là thầy tốt, bạn tốt và nội dung giáo dục tốt. Ba nhân tố đó quyết định đến sự phát huy hay kìm hãm, phát triển đúng hướng
hay chệch hướng của khả năng, tài chất con người. Cũng như các giống ngựa quý, vốn là những con ngựa có tố chất tốt, nhưng phải kèm thêm hàm thiếc khống chế, được người cưỡi giỏi điều khiển, cộng với sự ra oai của roi vọt, mới có thể chạy ngày ngàn dặm. Chính Tn Tử là người đã đưa ra nhận định nổi tiếng “Kẻ chê ta mà đúng thì là thầy ta, kẻ khen ta mà đúng thì là bạn ta, kẻ a dua với ta, siểm nịnh ta thì là thù địch của ta.”
Trước Tuân, mẹ của thầy Mạnh Tử cũng đã nêu gương về sự đề cao mơi trường hình thành nhân cách cho con cái. Bà hai lần chuyển nhà vì khơng muốn con mình lớn