Quan điểm quản lí

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 45 - 47)

6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện

2.1. Những giá trị của học thuyết Tính ác

2.1.3.1. Quan điểm quản lí

Tư tưởng truyền thống của Nho gia “Nhân chi sơ tính bản thiện” cho rằng bản tính con người ai cũng lương thiện như nhau nên chỉ dùng cách thức giống nhau để quản lí những con người khác nhau; hoặc chỉ để ý đến mặt tích cực mà khơng chú ý đến mặt trái, những phần tiêu cực trong bản tính con người. Nho giáo đặt ra Tam cương, Ngũ thường quy định các mối quan hệ trong sự phân chia vị trí cao thấp và người bề trên có quyền quản lí, điều khiển người dưới. Nho giáo cịn đề ra thuyết Chính danh định phận quy định mỗi con người cư xử đúng danh phận, địa vị của mình trong mọi trường hợp. Với thuyết này, người cầm quyền phải nêu gương ngay chính thì người dưới ắt là phải theo mà bắt chước, như vậy xã hội sẽ trật tự phân minh. Tuân Tử lại chủ trương tính con người ta khơng phải vốn là lương thiện, phần lương thiện đó chỉ là cái mà con người tạo ra (ngụy). Tính người khơng chỉ ác mà cịn thay đổi thường xuyên và không giống nhau ở những người khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuân Tử cũng nhấn mạnh rằng con người sinh ra vốn đầy lịng tham dục, nếu thuận cho bản tính đó phát triển thì xã hội rối loạn, khơng cịn lễ nghĩa. Quan niệm về quản lí con người từ khi xuất hiện luận thuyết Tính ác của Tuân Tử cũng phải ít nhiều thay đổi.

Trước hết là sự thay đổi về quan niệm về nguồn gốc tình trạng bất ổn của xã hội: “Lịng ham muốn khơng có chừng mà vật ham muốn thì có hạn, trạng huống đó đưa tới cảnh tranh giành” [3, tr. 270]. Hơn nữa, “lao tác là cái người ta ghét, lộc vị là cái người ta ưa, không phân định chức nghiệp thì ai nấy sẽ ngán làm lụng mà lo giành lấy công lao của người” [3, tr. 270]. Xuất phát từ thực tế “lồi người khơng thể sống mà khơng hợp quần. Sống hợp quần mà không định phận bằng lễ thì tất tương tranh, tương tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng...”, Tuân Tử đề ra các quan điểm quản lí sau:

- Vấn đề then chốt của trật tự xã hội là tìm được “đấng nhân chủ”, tức là người quản lí tốt: “đấng nhân chủ tốt đẹp là làm cho cái gốc thiên hạ tốt đẹp, làm cho đấng nhân chủ yên vững là làm cho cái gốc thiên hạ yên vững, tôn quý đấng nhân chủ là tôn quý cái gốc của thiên hạ.” [3, tr. 272]. Về điểm này, Tuân Tử kế thừa tư tưởng Khổng - Mạnh (thuyết Chính danh).

- Về cách thức quản lí cụ thể: vẫn dùng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà đối xử như truyền thống; nhưng còn phải dùng Lễ Nhạc mà uốn nắn, biến hóa, khơng để thuận theo tự nhiên nữa. Ở đây Tuân Tử thể hiện rõ sự khác biệt so với các Nho gia tiền bối khi ông chủ trương phối hợp Lễ trị (dùng lễ mà trị) và Bá đạo (lấy sức mà trị).

Về Lễ trị: Sở dĩ lễ được Tuân Tử rất coi trọng là vì nó có tác dụng định phận,

tiết dục và dưỡng dục. Theo sách Lễ kí, tính chất của lễ là trung, nguyên lí của lễ là

biến (biến về hình thức để giữ vẹn tính chất trung) và tác dụng của lễ là tiết, văn, phịng ngừa. Lễ chính là bài thuốc trị tính ác, là cái thắng bảo đảm cho sự hài hoà và

đoàn kết của đời sống tập thể: (Quần cư hoà nhất). “是以人之起禮義、制法度,以矯

飭人之情性而正之,以擾化人之情性而導之。使皆出于治,合于道者也” Thị dĩ

vị chi khởi lễ nghĩa, chế pháp độ, dĩ kiểu sức nhân chi tình tính nhi chính chi, dĩ nhiễu hóa nhân chi tình tính nhi đạo chi, sử giai xuất vu trị, hợp vu đạo giả dã. (Cho nên

mới lập ra vua để chế ngự, làm sáng tỏ lễ nghĩa để giáo hố, đặt phép tắc, dựng chế độ để bình trị, dùng nghiêm hình để ngăn cấm, khiến cho thiên hạ thành trị và mọi người thành lương thiện.) Nhờ có Lễ mà người ta tiết chế cho vừa đạo trung, tức là không thái quá cũng không bất cập, biết thay đổi cho phù hợp chữ Thời. Trong thiên “Nghị binh”, Tuân Tử chỉ ra ba thuật kiêm tính: dùng đạo đức, dùng của cải, dùng sức mạnh, trong đó “Lấy đức mà kiêm tính người thì thành vương nghiệp, lấy sức mà kiêm tính người thì thành yếu, lấy của mà kiêm tính người thì thành nghèo”. Như vậy, quan điểm quản lí của Tn Tử là phải tìm được người quản lí có năng lực và phải dùng đức,

dùng lễ để quản lí con người. Quan điểm này gần với học thuyết Nhân trị, Đức trị của

Tuân Tử cũng đặt nặng vấn đề hình pháp: phải đặt ra một hệ thống pháp chế và dùng “pháp chính mà trị, trọng hình mà phạt” (起法正以治之,重刑罰以禁之Khởi pháp chính dĩ trị dã, trọng hình phạt dĩ cấm chi [3, tr. 215]), để tài chế những hành vi

phi lễ và bảo đảm, tăng cường cái hiệu lực uốn nắn và phân biện của lễ. Có điều là theo ơng “hình phạt nên tinh giảm” và “chính lệnh phải rất phân minh” (Hình phạt cơ tỉnh (…) chính lệnh trí minh.[3, tr. 217]). Và ơng bảo: “Đời xưa dùng hình pháp khơng

q cái tội, ban thưởng tước lộc khơng vượt cái đức” (Cố giả, hình bất q tội, tước

bất du đức.[3, tr. 218]). Điểm khác biệt lớn nhất trong quan niệm về quản lí của Tuân

so với các nhà tư tưởng trước đó là Tuân đưa thưởng phạt vào trong hành xử của người lãnh đạo.

Về Bá đạo: Tuân Tử đối lập hẳn với các bậc Nho gia đi trước khi cho tính

người là ác thì phải chủ trương lấy sức mà trị, tức phải dùng Bá đạo. Tất nhiên, là một nhà Nho, Tuân vẫn “truất bá, tôn vương”, chê Bá “không lo sửa sang cái gốc của chính giáo (lễ nghĩa)..., thủ thắng bằng mưu trá, vờ nhường nhịn để tranh giành, giả nhân giả nghĩa để trục lợi” (Bỉ phi bản chính giáo dã (…) trá tâm dĩ thắng hĩ, bỉ dĩ nhượng sức

tranh, y hồ nhân nhi đạo lợi giả dã, tiểu nhân chi kiệt dã [3, tr. 222]. Nhưng khi xét

đến chính sự đời Xn Thu, ơng vẫn thừa nhận rằng “Bá” có những điểm khả thủ: Họ khéo tổ chức, chăm lo thực lực, khéo dùng kẻ sĩ, nghiêm việc thưởng phạt và nhất là biết thủ tín...” (Bỉ bá giả bất nhiên: tích điền giả, thực thương lẫm, tiện bị dụng, án

cẩn mộ tuyển duyệt tài sử chi sĩ, nhiên hậu tiệm khánh thưởng dĩ tiên chi, nghiêm hình phạt củ chi) [3, tr. 224]. Từ đó ơng đề xuất áp dụng các biện pháp “bá đạo” vào trong

quản lí.

Lễ trị và Bá đạo tuy về hình thức có vẻ trái ngược nhau nhưng về bản chất lại hài hịa với nhau. Trong thực tế quản lí nhân sự, người lãnh đạo phải đồng thời áp dụng cả hai phương pháp trên, cương nhu kết hợp. Đây là quan niệm rất thực tế, thực dụng và tỏ ra phù hợp hơn trong hoàn cảnh “chiến quốc” nhiều nước đánh chiếm lẫn nhau tranh đoạt ngôi vị thời bấy giờ. Ngày nay, trong thời buổi thị trường với những chuyển biến chóng mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, khơng có gì đảm bảo cho những chuẩn mực luân lí hay đạo đức truyền thống của con người có thể bền vững mãi. Thị phi, thiện mĩ, thiện ác theo lịch sử, thời đại và dân tộc cũng có nhiều chỗ xuất nhập. Quản lí con người do đó khơng thể cứ nhất nhất một quan điểm cũ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w