Đối với Nho giáo và triết học Trung Quốc

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 36)

6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện

2.1. Những giá trị của học thuyết Tính ác

2.1.1.2. Đối với Nho giáo và triết học Trung Quốc

Với việc dùng lý trí khách quan, Tuân Tử đã bổ túc cho đạo đức chủ quan của Khổng - Mạnh, giúp cho chủ thuyết Nho học càng hoàn hảo hơn, hội đủ điều kiện tất yếu, vừa là giáo phái, vừa là học phái.

Trong lịch sử học thuật Trung Quốc, Tuân Tử là nhân vật trọng đại từ Tiên Tần tới đời Hán, ơng trên thì kế thừa Khổng Mạnh, dưới thì tiếp nối Kinh Dịch, sách Trung Dung kết hợp cả bách gia chư tử nên có địa vị hết sức trọng yếu.

Tư tưởng của Tuân tử đặt cơ sở cho trật tự phong kiến và khai sáng nên sự phân chia đẳng cấp nghiêm mật. Hai học trị của ơng - Hàn Phi và Lý Tư - trong thời Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, là hai nhân vật quan trọng kiến lập chế độ quân chủ chuyên chế. Tư tưởng thực tiễn của Tuân tử đã đưa ông lên như một người khai sáng ra nền tảng chính trị bằng "hình chính" (chính thể cai trị bằng hình luật) và "pháp trị" (cai trị bằng pháp luật), từ đó tạo ảnh hưởng sâu đậm đến chính trị văn hố hậu thế.

“Tuân Tử là một nhân vật rất độc đáo trong các đại hiền của Trung Hoa cổ đại. Độc đáo ở tính cách “hiện đại” – tư tưởng của ơng có những điểm rất giống tư tưởng của con người trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn, trong khi hầu hết các tôn giáo đều khun con người phải chế dục thì ơng lại chống đối thuyết quả dục và khử dục. Theo ơng, “tình và dục là tự nhiên ai cũng có, khơng thể bớt đi hay bỏ đi mà khơng hại.

Hữu dục mà hợp đạo cũng không hại, khử dục mà trái đạo cũng vơ ích”. Điều này cho thấy Tuân tử là một người rất thực tế, thậm chí thực dụng. Tính cách này tạo nên cái độc đáo thứ hai – tính cách độc lập, khơng nơ lệ vào các bậc tiền bối” (theo Phạm Việt Hưng, Luận về bản tính thiện, ác (2): học thuyết Tuân Tử – Hàn Phi)

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w