Về nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 42 - 45)

6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện

2.1. Những giá trị của học thuyết Tính ác

2.1.2.4. Về nội dung giáo dục

Tn Tử khẳng định tính ác có thể được cải biến nhờ văn lí lễ nghĩa, coi lễ

nhạc là nội dung quan trọng nhất của quá trình giáo dục. Chế độ Lễ Nhạc ở Trung Hoa

được thiết lập vào sơ kì Tây Chu. Từ đó, hai quan niệm coi như cơ sở của nền vương chính: “Lấy lễ tề nhất, dùng nhạc giáo hố”. Riêng Nho gia coi Lễ và Nhạc vốn cùng chung một gốc là đức Nhân và cùng nâng dựa lẫn nhau như đơi cánh của con chim, khơng thể lìa nhau thiếu một. Bàn về Lễ, Nhạc, nhiều nhất và rõ nhất trong các Nho gia chính là Tn Tử. Ơng đã dành riêng hai thiên viết về Lễ, Nhạc là “Lễ luận” và “Nhạc luận”. Trong “Lễ luận”, Tuân Tử coi lễ là cơng cụ để uốn nắn bản tính ác, chế ngự lòng dục vốn là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự loạn lạc của xã hội. Tác dụng điều chỉnh của lễ là: “ưa ghét nhờ lễ mà đúng mức; mừng giận nhờ lễ mà thích đáng; lễ khiến cho người dưới thuận, lễ khiến người trên sáng, lễ khiến cho vạn vật biến đổi mà không rối loạn”, cũng như “dây là thứ chuẩn mực thẳng nhất; cân là loại chuẩn mực phân chia cơng bình nhất; qui củ là công cụ để xác định vẽ vng trịn chính xác nhất; lễ là nguyên tắc căn bản nhất của việc trị nước” [1, tr.328].

Lễ thể hiện ra ở hai mặt: hình thức thực hiện (bên ngoài: văn) và thái độ thực hiện lễ (bên trong: lí): “Lễ hiến dâng bằng vật dụng, làm cho long trọng bằng những nghi thức, tỏ rõ sang hèn”, “lễ rất được hoàn bị khi hội đủ cả phần ý tình lẫn phần nghi thức”. Theo Kinh Lễ, con người không những phải tuân theo các nghi thức định sẵn trong tất cả các lĩnh vực từ giao tiếp, hành sự đến tang chế (kính), mà cịn phải thực hiện chúng một cách nghiêm ngặt với thái độ nghiêm túc (cung). Cho nên, với Tuân Tử, lễ vừa là nội dung (dạy Kinh Lễ), vừa là phương tiện (dạy bằng lễ), vừa là mục đích của giáo dục (hướng đến con người có lễ nghĩa).

Quan niệm tính người là ác do có nhiều lịng dục, Tn phân biệt có loại ham muốn chính đáng cần được tơn trọng và có loại ham muốn thái q cần phải tiết chế. Ngoài tác dụng “tiết”, “văn” như các Nho gia trước đã đề cập, Tuân Tử đề ra hai tác dụng mới của Lễ là “dưỡng” và “phân”. Về tác dụng “dưỡng”, Tuân Tử chủ trương dưỡng dục, ni lịng dục, khiến cho “dục” và “vật” đua nhau mà sinh trưởng, để dục khơng vì vật ít mà “kẹt”, vật khơng vì dục nhiều mà cạn. Muốn “dưỡng dục” thành công, Tuân Tử bảo: hãy nuôi con tâm cho sáng suốt để “đạo dục” (dẫn dắt lòng dục), mặt khác hãy theo đúng tiêu chuẩn lễ mà tiết chế lòng dục cho vừa chừng. Tuân Tử nói khá dài về điểm này trong thiên Lễ luận: “Muốn mà khơng được thì khơng thể khơng tìm tịi, địi hỏi, tìm tịi địi hỏi mà khơng có chừng mực, giới hạn thì khơng thể khơng tranh, tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng... Tiên vương ghét loạn cho nên chế định lễ, nghĩa để phân ra trật tự mà “nuôi” (dưỡng) cái muốn của con người, cấp cho con người cái mà lòng họ muốn (…). Cho nên lễ là nuôi (dưỡng)”.

Về tác dụng “phân” (phân biệt), Tuân Tử coi phân biệt là quan trọng hơn hết vì khơng “phân” thì khơng “tiết”, “văn”, “dưỡng” được. “Phân” là phân biệt phải trái: “Lễ rất mực rành mạch vì nó phân biệt lời phải lẽ trái” (Chí văn dĩ hữu biệt, chí sát dĩ

hữu thuyết). “Phân” là phân biệt giá trị, địa vị: “Cho nên tiên vương dùng lễ nghĩa để

phân biệt trên dưới, khiến cho sang hèn có đẳng cấp, già trẻ có sai biệt, trí ngu, tài giỏi, kém cỏi đều có phận vị khác nhau” (Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi,

sử hữu quí tiện chi đẳng, trưởng ấu chi sai, trí ngu, năng bất năng chi phân). “Phân”

cịn là phân chia chức vụ, cơng tác: “Sau đó, kẻ nơng phu chia ruộng mà cày, kẻ đi buôn chia hàng mà bán, các tay thợ chia việc mà làm, sĩ đại phu chia chức vụ mà đảm nhiệm, các vua chư hầu dựng nước chia đất mà giữ, chức tam cơng bàn về chính sự thuộc phạm vi mình thì thiên tử chỉ cần trang nghiêm ngồi tại vị. Đó là cái tác dụng phân chia lớn lao của lễ pháp” (Nhiên hậu, nông phân điền nhi canh, cổ phân hố nhi

bản, bách cơng phân sự nhi khuyến, sĩ đại phu phân chức nhi thính, kiến quốc chư hầu chi quân phân thổ nhi thủ, tam công tổng phương nhi nghị, tắc thiên tử cung kỉ nhi dĩ… Lễ pháp chi đại phân dã). Có “phân” như vậy, ai cũng có địa vị, có nhiệm vụ, có

quyền lợi riêng thì mới khơng tranh nhau, khơng tranh thì hồ đồng được, hồ hợp được, cho nên lễ có tác dụng phân biệt mà cũng là hợp nhất. Chẳng những phân chức giữa người và người, lễ còn phân chức giữa người và trời nữa. “Rõ được đâu là phần trời, đâu là phần người thì có thể gọi được là chí nhân” (Minh thiên nhân chi phận, tắc

khả vị chí nhân hĩ).

Trong thiên “Nhạc luận”, Tuân Tử rất coi trọng công hiệu của Nhạc. Chữ Nhạc của Tuân dùng ở đây không trỏ riêng âm nhạc mà cịn cả vũ đạo nữa. Ơng nói: 夫樂者,

樂也,人情之所必不免也。故人不能無樂; 樂晚必晚于聲音,形于動晚 “Phù

nhạc giả, lạc dã, nhân tình chi sở tất bất miễn dã. Lạc tắc tất phát ư thanh âm, hình ư động tĩnh (Nhạc là “lạc”, nghĩa là vui, một tình cảm mà người ta khơng thể khơng

có… Niềm vui phát ra âm thanh, bộc lộ thành cử động). Nhạc có tính chất trung hồ, do đó, tác dụng của nó là kết hợp, điều tiết và văn sức. Những tác dụng đó có ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp giáo dục, sinh hoạt xã hội và chính trị. Riêng đối với sự nghiệp giáo dục, Nhạc trước hết giải toả được tình ưa ghét chất chứa trong tâm tư mà cải thiện được lịng người. Tn Tử nói: 樂者,聖人之所樂也,而可以善民心,其

感人深,其移風易俗易. 故先王導之以晚樂而民和睦. 夫民有好晚之情而無喜怒

之應,則晚。先王晚其晚也,故修其行,正其樂,而天下晚焉 “Nhạc giả, thánh

nhân chi sở lạc dã nhi khả dĩ thiện dân tâm, kì cảm nhân thâm, kì di phong dịch tục. Cố tiên vương đạo chi dĩ lễ nhạc nhi dân hoà mục. Phù dân hữu hiếu ố chi tình nhi vơ

hỉ nộ chi ứng tắc loạn. Tiên vương ố kì loạn dã, cố tu kì hạnh, chính kì nhạc, nhi thiên hạ thuận yên” (Nhạc là cái thánh nhân lấy làm vui, nó có thể cải thiện được tâm tình

dân chúng, vì sức cảm hố lịng người rất sâu xa, nó có thể di phong dịch tục dễ dàng. Tiên vương dẫn dắt dân bằng lễ nhạc mà dân hồ mục. Có người dân nào mà chả có tình ưa ghét, nếu không khéo khơi dậy niềm mừng vui, nỗi tức giận để thuận ứng những tình cảm đó thì tất sẽ hỗn loạn. Tiên vương ghét sự hỗn loạn, cho nên sửa hạnh cho tốt đẹp, sửa nhạc cho nghiêm chỉnh để thiên hạ thuận tòng). Xuất phát từ quan niệm con người luôn bị sự dẫn dắt của lòng dục nên theo Tuân Tử, vận dụng Nhạc vào giáo dục có thể giúp điều hịa cái Tình trong con người, giúp nó thốt khỏi sự thiên lệch và đạt trạng thái cân bằng, cơ sở cho sự tiếp thụ kiến thức.

Tiếp theo, nhạc vũ không chỉ tác động đến tinh thần, làm cảm quan của chúng ta thêm linh mẫn, mà nó cịn giúp cho động tác của chúng ta thêm hoạt bát, uyển chuyển:

晚其 “雅”, “晚” 之晚,百志意得晚焉;晚其干戚,晚其俯仰 屈伸,而容貌得庄

焉;行其晚兆,要其晚奏 ,而行列得正焉,晚退得晚 焉。 故晚者,出所以征晚 也,入所以揖晚也。征晚揖晚,其晚一也 Thính kì Nhã, Tụng chi thanh, nhi chí ý đắc quảng n, chấp kì càn thích, tập nhi phủ ngưỡng khuất thân, nhi dung mạo đắc trang yên, hành kì xuyết triệu, u kì tiết tấu nhi hành liệt đắc chính n, tiến thoái đắc tề yên. Cố nhạc giả, xuất sở dĩ chính tru dã, nhập sở dĩ ấp nhượng dã, chính tru, ấp nhượng, kì nghĩa nhất dã (Nghe âm thanh Nhã, Tụng thì ý chí rộng mở, cầm khiên

cầm búa tập cúi ngửa, co duỗi thì dung mạo trang nghiêm, đi đứng vào nhịp thì hàng ngũ ngay ngắn, tiến lui chỉnh tề. Cho nên có thể dùng nhạc, ngồi, để thảo phạt, trong, để vái nhường, thảo phạt hay vái nhường, ý nghĩa vẫn là một).

Ngoài ra, nhạc và vũ cịn rèn luyện ý chí ta, ảnh hưởng tới tư tưởng ta: nhạc và vũ nhu hồ làm phấn phát những tình tự âu yếm, nhạc và vũ hùng tráng làm sôi sục ý chí đấu tranh. Tuân Tử viết: 夫晚晚之入人也深,其化人也速,故先王晚晚之文。晚

中平,晚民 和而不流;晚晚庄,晚民晚而不晚。Phù thanh nhạc chi nhập nhân

dã thâm, kì hóa nhân dã tốc, cố tiên vương cẩn vi chi văn. Nhạc trung bình, thuận dân hịa nhi bất lưu; nhạc túc trang, tắc dân tề nhi bất loạn” (Sức cảm hoá nhân tâm của

âm nhạc rất sâu xa, cho nên tiên vương cẩn thận làm cho nhạc tốt đẹp. Âm nhạc mà trung chính thì dân hồ nhã mà khơng bng thả q trớn, âm nhạc nghiêm trang thì dân có kỉ luật mà khơng hỗn loạn).

Những quan điểm này của Tuân Tử hoàn toàn phù hợp với những phát hiện của khoa học ngày nay về công dụng của âm nhạc đối với sự phát triển của trí não con người. Người ta cho rằng âm nhạc có khả năng ổn định nhịp tim, làm dịu tâm thần,

giảm căng thẳng, cải thiện khả năng ngôn ngữ, tăng cường trí nhớ và kích thích trí thơng minh.

Trong thực trạng giáo dục hiện nay, chúng ta thường quá chú trọng vào kiến thức khoa học mà ít đưa vào những kiến thức bổ trợ về kĩ năng sống. Trên thực tế, người học bao giờ cũng cần được giáo dục một cách toàn diện cả về kiến thức lẫn kĩ năng. Kĩ năng sống quan trọng hàng đầu của con người trong xã hội chính là cách đối nhân xử thế, cách xử trí cơng việc,... mà phần đa trong số đó chính là lễ nghi phép tắc. Mặc dù ngày nay chúng ta khơng có một tài liệu nào gọi là quy chuẩn cho lễ nghi phép tắc để giáo dục người học mà chủ yếu là những bài học đạo đức từ các thế hệ lớn tuổi trong gia đình, chúng ta vẫn có thể vận dụng những nội dung hợp lí và tích cực từ Kinh Lễ. Hơn nữa, trước áp lực ngày càng gia tăng đối với người học, sự thư giãn để lấy lại cân bằng bằng âm nhạc, thậm chí biến âm nhạc thành một công cụ hỗ trợ học tập đã trở thành một nhu cầu thiết yếu rất đáng tôn trọng của người học cũng như cần được các nhà giáo dục lưu tâm vận dụng vào công tác dạy học.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w