Sự đối lập của học thuyết Tính ác với học thuyết Tính thiện

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 31)

6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện

1.2.4.2.Sự đối lập của học thuyết Tính ác với học thuyết Tính thiện

1.2. Học thuyết Tính ác

1.2.4.2.Sự đối lập của học thuyết Tính ác với học thuyết Tính thiện

Tuân Tử cho rằng: "Tính giả, thiên chi tựu”, nghĩa là khi sinh ra, người ta đã sẵn cái nhân tính tự nhiên. Nhân tính đó, ví như tờ giấy trắng, được nhuộm màu gì sẽ ra màu ấy. Sở dĩ nhân tính có thể thành ra ác, là bởi lòng người nảy sinh dục vọng. Tuân Tử đồng nhất bản tính con người với dục vọng của nó, mà dục vọng là khởi nguồn của tranh đoạt, bất nhân, cái ác. Mạnh Tử cho rằng trong con người có một phần thiện (chỉ con người mới có) và một phần ác (người và cầm thú đều có). Mạnh Tử chỉ gọi cái phần thiện, phần cao q đó là tính của con người, cịn phần ác, phần đê tiện, là phần nhỏ hơn, ngài cho là thú tính. Từ đó ngài nhắc nhở rằng ranh giới tốt – xấu là rất mong manh, con người phải giữ gìn, đừng đánh mất phần tốt đẹp trong mình.

Mạnh Tử cịn khẳng định mầm thiện trong con người bằng thuyết “Tứ đoan” - bốn đầu mối của tính thiện là: trắc ẩn chi tâm (lịng thương xót – đầu mối của Nhân),

tu ố chi tâm (lòng thẹn ghét – đầu mối của Nghĩa), từ nhượng chi tâm (lòng nhường

nhịn – đầu mối của Lễ), thị phi chi tâm (lịng biết phải trái – đầu mối của Trí), có bốn đức nhân, nghĩa, lễ, tín là có “lương tâm”, tức là lòng thiện. Tuân Tử lại khẳng định khơng phải như vậy, chính lịng hiếu lợi, lịng đố kị, lịng ham muốn mới là đầu mối của tính người, sinh ra đã có rồi, cịn nhân, nghĩa, lễ, trí là do thánh nhân đặt ra, khơng phải do trời sinh ra, vậy là ngụy chứ khơng phải tính tự nhiên. Nếu bảo cái học của con người là tính thiện là khơng đúng, nói vậy là khơng hiểu tính của con người, khơng phân biệt tính và ngụy. Tính là cái trời sinh ra đã có, khơng thể học, cũng khơng thể làm được: lễ nghĩa là cái thánh nhân đặt ra, người ta học rồi mà biết, làm rồi mà thành. Cái gì khơng học, khơng làm mà đã có ở lịng người rồi mới là tính, cái gì học rồi mới

biết, làm rồi mới thành gọi là ngụy.

Mạnh Tử chủ trương tính Thiện nên khuếch sung cái thiện, Tuân Tử chủ trương

tính Ác nên phải uốn nắn cái tính cho ngay thẳng. Suy cho cùng, cả hai ngài đều đề cao

cái Thiện và hướng tới chỗ dùng lễ nghĩa, phép tắc mà giáo hóa, dẫn dắt con người diệt mầm ác, gieo mầm thiện. Hai học thuyết tuy có vẻ đối lập mà bổ túc cho nhau: Mạnh Tử chú trọng lương tâm mà bỏ sót tính dục, học thuyết của Tn Tử đã nhắc tới tính dục để chúng ta đề phịng nó. Mạnh Tử đưa ra thuyết tính Thiện để ta theo tính mà làm điều thiện, Tuân Tử đưa ra thuyết tính Ác để ta sửa tính khơng làm điều ác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 31)