Phương pháp quản lí

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 47 - 49)

6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện

2.1. Những giá trị của học thuyết Tính ác

2.1.3.2. Phương pháp quản lí

Trong thiên “Nghị binh”, Tuân Tử khẳng định lẽ thường của sự mạnh yếu: “Người trên đáng trơng cậy thì người dưới mới hết lịng, người trên khơng đáng trơng cậy thì người dưới khơng hết lịng... Chuộng lễ, thận trọng việc thưởng công là

hơn hết, thứ đến là coi trọng lộc vị, quý người trung nghĩa, chỉ trọng chiến công mà coi rẻ trung nghĩa là kém nhất... Trọng hiền sĩ thì mạnh, khơng trọng hiền sĩ thì yếu,... chính lệnh được dân tin thì mạnh, khơng được dân tin thì yếu, dân cùng góp sức thì mạnh, dân khơng cùng góp sức thì yếu, coi trọng việc thưởng thì mạnh, coi khinh việc thưởng thì yếu, hình phạt có oai thì mạnh, hình phạt bị khinh nhờn thì yếu,...”. Như vậy, phương pháp quản lí theo Tuân Tử là nêu gương và thưởng phạt chính xác, cơng minh.

Phương pháp nêu gương xuất phát từ quan điểm người quản lí là yếu tố quyết

định: “Điều luật trong đạo trị nước, ví như dịng nước, chứ khơng phải nguồn, người quân tử mới là nguồn,... Nguồn trong thì dịng trong, nguồn đục thì dịng đục. Cho nên người trên mà thích lễ nghĩa, chuộng người hiền tài, dùng người giỏi khơng ham lợi, thì người dưới tất nhún nhường, trung thành, tín thực mà cẩn thận giữ bổn phận” [3, tr. 285]. Bởi vì, “đấng tiên vương làm sáng tỏ điều lễ nghĩa mà tề nhất dân, lấy hạnh trung tín mà thương yêu họ, chuộng người hiền, dùng người tài mà định ngôi thứ họ, dùng tước lộc, ân sủng mà trọng đãi, tưởng lệ học, việc làm đúng thời, người dùng vừa sức để nương nhẹ họ,... Như vậy cho nên gian tà không nẩy nở, trộm cướp không nổi dậy,... Trên một đạo thì dưới theo một đường, trên nhiều khóe thì dưới sinh nhiều dạ, chẳng khác gì cỏ cây, gốc rễ sao thì cành lá vậy.” Do đó, cần thận trọng trong việc lựa chọn, cất nhắc người đứng vào vị trí quản lí đó: “người khơng có đức khơng được tơn q, người khơng có tài khơng được dùng làm quan”; “phải cẩn thận lựa chọn vị tể tướng; trí mà khơng nhân, khơng được, nhân mà khơng trí cũng khơng được. Người vừa trí vừa nhân, đó là của báu của đấng nhân chủ.” [3, tr. 287]

Phương pháp thưởng phạt xuất phát từ quan điểm phối hợp cả Lễ trị và Bá đạo

trong quản lí. Cho nên, “người khơng có cơng khơng được ban thưởng, người khơng có tội khơng được trừng trị, chốn triều đình khơng có người vì may mà được chức vị, nơi dân gian khơng có người vì may mà được tạm sống, quý người có đức, dùng người có tài, chức vị mọi người đều xứng với khả năng. Giết bỏ quân bạo ngược, ngăn ngừa kẻ hung hãn mà hình phạt khơng nghiêm khắc thái q” [3, tr. 260] và “đức ắt tương xứng với vị, vị ắt tương xứng với lộc, lộc ắt tương xứng với công” [3, tr. 272].

Trong quản lí phải áp dụng phương pháp thưởng phạt vì “việc tưởng lệ thi

hành có hiệu quả, việc trừng phạt thi hành có hiệu lực thì người hiền tài tự tiến, kẻ hư hỏng tự lui, mà người hiền tài, kẻ hư hỏng đều được đặt vào đúng chỗ. Như vậy thì vạn vật được đắc nghi, sự biến đều đắc ứng...” [3, tr. 276]

Thưởng phạt phải đúng đối tượng, đúng mức độ, đúng thời điểm, bởi vì “khơng

dạy dỗ trước mà trừng trị, giết chóc, thì hình phạt tuy nhiều, dân vẫn khơng bỏ được thói tà, nhưng chỉ dạy dỗ mà khơng trừng trị, giết chóc, thì kẻ gian khơng sợ. Chỉ giết

chóc mà khơng tưởng thưởng thì người dân cần mẫn khơng hứng khởi, giết chóc, tưởng thưởng mà khơng đúng, thì người dưới sẽ sinh nghi, phong tục sẽ trở nên nham hiểm, dối trá mà trăm họ rã rời.” [3, tr. 277]

Để thực hiện được thưởng phạt, theo Tuân Tử, phải đặt ra một hệ thống pháp chế và dùng “pháp chính mà trị, trọng hình mà phạt”, để tài chế những hành vi phi lễ và bảo đảm, tăng cường cái hiệu lực uốn nắn và phân biện của lễ. Tuy nhiên, Tuân Tử khơng tuyệt đối hóa pháp. Ơng khẳng định “Pháp là cái ngọn của sự trị dân, quân tử (tức người tài đức) là cái gốc của pháp”, “hình phạt nên tinh giảm” và “chính lệnh phải rất phân minh” [3, tr. 217], “dùng hình pháp khơng q cái tội, ban thưởng tước lộc không vượt cái đức [3, tr. 218].

Như vậy, trong quan điểm về quản lí con người, Tn Tử khơng tuyệt đối hóa Lễ hay Pháp mà chủ trương phối hợp cả hai phương pháp này khi quản lí xã hội. “Ơng cho rằng pháp luật nghiêm minh có thể ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác, răn đe những điều xấu chưa xảy ra; pháp lệnh thi hành, phong tục tốt đẹp” [1, tr. 332]. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất trong quan niệm về quản lí của Tuân so với các nhà tư tưởng thời bấy giờ (Nho gia và Pháp gia). Đây là quan niệm rất thực tế, thực dụng và tỏ ra phù hợp hơn trong hoàn cảnh “chiến quốc” nhiều nước đánh chiếm lẫn nhau tranh đoạt ngôi vị thời bấy giờ. Quan điểm này của Tuân Tử vẫn ý nghĩa trong xã hội hiện đại. Ngày nay, trong thời buổi thị trường với những chuyển biến chóng mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, khơng có gì đảm bảo cho những chuẩn mực ln lí hay đạo đức truyền thống của con người có thể bền vững mãi. Thị phi, thiện mĩ, thiện ác theo lịch sử, thời đại và dân tộc cũng có nhiều chỗ xuất nhập. Quản lí con người do đó khơng thể cứ nhất nhất một quan điểm cũ. Các nhà quản lí, những người lãnh đạo thời nay cũng cần biết kết hợp cương - nhu, lễ và pháp thì mới đạt hiệu quả cao trong công việc.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những giá trị học thuyết tính ác của tuân tử (Trang 47 - 49)