1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học thuyết tính thiện của mạnh tử và bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người việt nam hiện nay

235 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ☯ PHẠM ĐÌNH ĐẠT HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM ĐÌNH ĐẠT

HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI

SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM ĐÌNH ĐẠT

HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM

HIỆN NAY

Chuyên ngành : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số : 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.TRỊNH DOÃN CHÍNH

TP HỒ CHÍ MINH – 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố

Người cam đoan

PHẠM ĐÌNH ĐẠT

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - MỘT TRONG NHỮNG

VẤN ĐỀ TRUNG TÂM CỦA TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC

1.1 Cơ sở xã hội và tiền đề nhận thức luận của quan điểm về bản

tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 14 1.1.1 Đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình thành

quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc 14 1.1.2 Học thuyết tiên nghiệm – tiền đề nhận thức luận của các quan

điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 27

1.2 Quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc

1.2.1 Quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 42 1.2.2 Sự tương đồng và khác biệt trong các quan điểm về bản tính

con người của triết học Trung Quốc cổ đại 57

Chương 2: NỘI DUNG HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO

HÓA ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC CỦA MẠNH TỬ 69

2.1 Nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử 69 2.1.1 Nguồn gốc của tính thiện trong triết học Mạnh Tử 69 2.1.2 Tứ đức – nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử 78

2.2 Phương pháp giáo hóa tính thiện con người của Mạnh Tử 1102.2.1 Tồn tâm, dưỡng tính và dưỡng khí 110

Trang 5

Chương 3: HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 133

3.1 Những giá trị và hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử 133

3.1.1 Những giá trị trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử 1333.1.2 Những hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử 144

3.2 Thực trạng đạo đức ở nước ta và bài học lịch sử từ học thuyết

tính thiện của Mạnh Tử đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức

3.2.1 Thực trạng đạo đức ở nước ta hiện nay 1553.2.2 Những bài học lịch sử từ học thuyết tính thiện của Mạnh Tử đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay 181

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay, do Đảng Cộng sản Việt Nam

khởi xướng và lãnh đạo là sự nghiệp vô cùng khó khăn, lâu dài và phức tạp;

đồng thời cũng là sự nghiệp sáng tạo to lớn của nhân dân, nhằm cải biến xã

hội sâu sắc trên nhiều lĩnh vực Nó đòi hỏi cần có những con người có tâm

huyết và trí tuệ mới đưa đất nước vượt qua mọi thách thức, nắm bắt tận

dụng được thời cơ, hướng đến mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh” [34, 85-86] Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội

chủ nghĩa” [100, 310]

Con người có tâm huyết và trí tuệ mà sự nghiệp đổi mới yêu cầu, Tổ

quốc và nhân dân ta mong muốn xây dựng đó là con người: “phát triển toàn

diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý

thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [34, 114] Tuy

nhiên, thực tiễn đổi mới hơn 20 năm qua của đất nước, bên cạnh “đa số cán

bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo trong

công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước trưởng thành,

đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng vào thành

quả chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [40, 261]; vẫn còn một

bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân suy thoái về đạo đức, với lối sống vụ

lợi, thực dụng, cá nhân, vị kỷ; làm xói mòn những giá trị đạo đức con

người… Vì thế, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã viết:

Trang 7

"Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi" [40, 263]

Những yếu kém, khuyết điểm về mặt đạo đức, lối sống của một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình đổi mới của

đất nước, đến uy tín của Đảng ta và chế độ ta, đến niềm tin của nhân dân vào

chủ nghĩa xã hội Vì vậy, trong quá trình đổi mới, một mặt đòi hỏi chúng ta phải tăng cường phát triển kinh tế, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật… đồng thời cũng phải quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, bồi dưỡng lòng nhân ái ở mỗi con người, cũng như trong cả cộng đồng dân tộc đã trở thành vấn đề nóng bỏng cấp bách

Đề cập đến việc phát triển bản tính con người với những giá trị đạo đức luân lý cao đẹp như là một trong những giải pháp mang tính căn bản và hiệu quả cho việc khắc phục những tiêu cực, hạn chế sự tha hóa về đạo đức, lối sống, một mặt chúng ta cần tiếp thu những tri thức tiên tiến của thời đại, nhưng mặt khác, cũng phải biết kế thừa, có chọn lọc những giá trị tinh hoa về lĩnh vực giáo dục đạo đức con người của cha ông, cũng như những tinh hoa tri thức văn hóa, giáo dục của nhân loại Trong đó, trước hết phải nói đến các học thuyết triết học Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc

Thời Xuân thu - Chiến quốc là thời kỳ xã hội Trung Quốc chuyển biến sâu sắc từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn sang hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sơ kỳ đang lên; thời kỳ tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức xã hội suy đồi, khát vọng quyền lực của các tập đoàn thống trị được đẩy lên đến đỉnh điểm đã đặt ra một câu hỏi lớn về đạo lý, nhân luân buộc các trường phái triết học, các nhà tư tưởng phải giải quyết,

Trang 8

đó là làm thế nào để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Chính trong điều kiện lịch sử đặc biệt đó, đã nảy sinh nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về bản tính con người và các phương pháp giáo hóa đạo đức con người, cải biến xã hội, như quan điểm “nhân trị”, “chính danh định phận” của Khổng Tử; quan điểm “kiêm ái”, “thượng hiền”, “thượng đồng” của Mặc Tử; quan điểm “tính ác”, “lễ trị và pháp trị” của Tuân Tử; quan điểm “vô vi” của Lão Trang, quan điểm “pháp trị” của Hàn Phi và đặc biệt là quan điểm bản tính thiện con người của Mạnh Tử

Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu như gạt bỏ những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn còn những giá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trước những cơn lốc của

cơ chế thị trường Những giá trị ấy chỉ ra rằng, sức mạnh của con người chính là tính thiện và mọi sự cải cách xã hội sẽ chỉ là nửa vời, thậm chí vô nghĩa, nếu như không chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức cho con người, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội Tuy khoa học, công nghệ và kinh tế ngày càng phát triển, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của đời sống con người, nhưng cũng chính nó sẽ tạo ra những nguy cơ, phương tiện khiến nhân loại tàn hại lẫn nhau, một khi con người đánh mất dần cái

tính thiện của mình

Xuất phát từ những lý do trên, với tinh thần nghiên cứu, kế thừa có phê phán và chọn lọc những tinh hoa của nhân loại trong các học thuyết triết học, đặc biệt là triết học Trung Quốc, tác giả đã chọn vấn đề:

“Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử và bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay ”, làm luận

án tiến sỹ triết học của mình

Trang 9

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng Mạnh Tử nói chung và học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nói riêng từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều chủ đề khác nhau Có thể khái quát các kết quả công trình nghiên cứu đó trên ba hướng sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Mạnh Tử trong tổng thể nền văn hóa Trung Quốc Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác phẩm:

Sử ký của Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, với thiên Mạnh Tử, Tuân Khanh liệt truyện; Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc do Ngô Vinh Chính - Vương Miện Quý chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994, với phần A, chương I, mục 1: Hiển học Nho, Mặc, chương IV, mục 2: Ảnh hưởng của tư tưởng triết học đối với văn hóa truyền thống, và phần E, chương II, mục 3:

Tư tưởng giáo dục; Lịch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê), Nxb Văn hóa thông tin, 2002 trong tác phẩm, chương I, phần II, mục 3: Mạnh Tử, bậc thầy của các vua chúa; Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Đàm Gia Kiện chủ biên (bản dịch của Trương Chính - Phan Văn Các - Thạch Giang), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 với phần II, chương I: Thơ ca cổ điển, phần III, chương I: Triết học tiên Tần; Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan (bản dịch của Nguyễn Văn Dương), Nxb Thanh niên 1999, Chương VII: Khuynh hướng lý tưởng của Nho gia: Mạnh Tử tính thiện Khác nhau giữa Nho gia và Mặc gia Triết học chính trị Chủ nghĩa thần bí;

Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm - Nhiệm Hoa - Uông Tử Tung, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1957; Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích (bản dịch của Minh Đức), Nxb Văn hóa thông tin, 2004, thiên X, chương III: Luận về tính, tác giả trình bày các quan điểm của Mạnh Tử qua các mục, mục 1:

Trang 10

Bản chất con người đều thiện, mục 2: Con người sở dĩ bất thiện đều do ở “bất năng tận kỳ tài”, mục 3: Địa vị của cá nhân, mục 4: Triết học giáo dục; Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1989, (Tiếng Nga); Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa, tập 2 của Dương Lực, Nxb Văn hoá thông tin, 2002 (Chủ tịch hội đồng dịch thuật: Trần Thị Thanh Liêm), với chương XXII: "Mạnh Tử" bao gồm tiết 1: Khái quát về Mạnh Tử, tiết 2: Tư tưởng học thuật chủ yếu của Mạnh Tử, tiết 3: Vị trí và ảnh hưởng của Mạnh Tử, và cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc, 2 tập, của Phùng Hữu Lan (bản dịch của Lê Anh Minh…), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006…

Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng Mạnh Tử nằm trong dòng phát triển của lịch sử Triết học Trung Quốc Trước hết phải đề cập quan tâm đến Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Khai Trí, Sài Gòn, 1973, chương I, tiết 1: Mạnh Tử lược truyện, tiết 2: Tâm tính luận, tiết 3: Thực chứng của thiện tính có bốn mối, tiết 4: Dưỡng khí tri ngôn, tiết 5: Triết học trong chính trị, tiết 6: Bình dân kinh tế chủ nghĩa, tiết 7: Chủ nghĩa thuộc về bình dân giáo dục, tiết 8: Đạo thiệp - thế quan - nhân của thầy Mạnh, tiết 9: Tỷ giảo thầy Mạnh với đức Khổng Tử; Đại cương triết học Trung Quốc, 2 tập của Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, Nxb Thanh niên, 2004, các tác giả đã trình bày quan điểm của các nhà triết học Trung Quốc thời cổ đại về bản tính con người, đặc biệt về học thuyết tính thiện của Mạnh Tử Các tác giả cũng đã lý giải sâu sắc quan điểm của Mạnh Tử về “nhân”, “nghĩa”, “lao tâm” với

“lao lực”…; Nho giáo, quyển thượng của Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1971, với thiên 8, mục I : Tâm - học triết lý, mục II: Chính - trị triết - lý, mục III: Tài - nghệ của Mạnh Tử; Bách gia chư tử trong cách đối nhân xử thế của Thu Tử (dịch giả Hà Sơn - Huyền Hải),

Trang 11

Nxb Haø Noôi, 2004, taùc giạ ñaõ trình baøy ñieơm xuaât phaùt cụa hóc thuyeât

tính thieôn cụa Mánh Töû, cuøng caùc quan ñieơm cụa ođng veă tu tađm döôõng tính, veă hình töôïng cụa ngöôøi quađn töû, veă ñoâi nhađn xöû theâ; Mánh Töû dieôu ngođn tuyeơn, Baùch hoùa vaín ngheô, Thieđn Tađn, 1993 (bạn Trung vaín); Ñáo, (chụ bieđn Tröông Laôp Vaín) Nxb Khoa hóc xaõ hoôi, Haø Noôi, 1998 (ngöôøi dòch Hoă Chađu - Tá Phuùc Chinh - Nguyeên Vaín Ñöùc), phaăn moôt, chöông II, tieât 2:

Tö töôûng ñáo laø nhađn ñáo cụa Mánh Töû; vaø cuoân Nho gia vôùi Trung Quoâc ngaøy nay cụa Vi Chính Thođng, Nxb Chính trò Quoâc gia, Haø Noôi, 1996, (bạn dòch cụa Nguyeên Huy Quyù, Nguyeên Kim Sôn, Traăn Leđ Saùng, Nguyeên Baỉng Töôøng);

Lòch söû trieât hóc phöông Ñođng cụa Nguyeên Ñaíng Thúc, Nxb Thaønh phoẫ Hoă Chí Minh, 2001, taôp 2, ñaõ trình baøy moôt soâ vaân ñeă trieât lyù cụa Mánh Töû, thuyeât tính thieôn, luađn lyù hóc cụa Mánh Töû, trieât hóc chính trò cụa Mánh Töû

Trong 20 naím trôû lái ñađy, cuøng vôùi söï nghieôp ñoơi môùi toaøn dieôn cụa ñaât nöôùc, tröôùc heât laø ñoơi môùi tö duy, vieôc nghieđn cöùu, tieâp thu coù chón lóc nhöõng tinh hoa trong kho taøng tö töôûng cụa nhađn loái ñaõ ñöôïc Ñạng vaø Nhaø nöôùc ta ñaịc bieôt quan tađm ÔÛ caùc tröôøng Cao ñaúng vaø Ñái hóc moôt soâ chuyeđn ngaønh khoa hóc xaõ hoôi nhađn vaín, mođn lòch söû Trieât hóc phöông Ñođng, lòch söû Tö töôûng chính trò phöông Ñođng ñaõ ñöa vaøo giạng dáy 45 tieât Nhieău cođng trình nghieđn cöùu veă Trieât hóc phöông Ñođng vaø Mánh Töû ñaõ ñöôïc ra ñôøi Ñaịc bieôt laø cuoân Ñái cöông lòch söû trieât hóc Trung Quoâc

do Doaõn Chính chụ bieđn, Nxb Chính trò quoâc gia, Haø Noôi, xuaât bạn naím 1997, taùi bạn coù söûa chöõa boơ sung naím 2004; Nho hóc vaø Nho hóc ôû Vieôt Nam - Moôt soâ vaân ñeă lyù luaôn vaø thöïc tieên cụa Nguyeên Taøi Thö, Nxb Khoa hóc xaõ hoôi, Haø Noôi, 1997; Trieât lyù phöông Ñođng - giaù trò vaø baøi hóc lòch söû cụa Doaõn Chính, Nxb Chính trò Quoâc gia, Haø Noôi, 2005; Lòch söû

Trang 12

triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2002; Lịch sử triết học Trung Quốc của Hà Thúc Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1 xuất bản năm 1988, tập 2 xuất bản năm 1999; Lịch sử triết học của Bùi Thanh Quất và Vũ Tình, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1999…

Thứ ba, đó là những tác phẩm, tài liệu, bài viết của các tác giả chuyên nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu riêng về tư tưởng triết học - chính trị của Mạnh Tử Đó là cuốn Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hóa, 1996 Tác phẩm gồm có 9 chương, phản ánh điều kiện, hoàn cảnh, tư tưởng quan điểm của Mạnh Tử cùng khí chất và tài năng của ông;

Mạnh Tử truyện của Tào Nghiêu Đức (người dịch Nguyễn Bá Thính), Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, với 35 chương Đặc biệt là chương 4: Nổi tiếng ở nhà trường vinh dự đầy thôn xóm, chương 8: Dạy dỗ tùy người tuần tự nhi tiến và chương 9: Bàn về nhân tính nói về tận tâm, chương 14 can gián Huệ Hương trách mắng Bạch Khuê… nói lên tính cách của Mạnh Tử, quan điểm của ông về bản tính con người, về phương pháp giáo dục con người, cùng thái độ của ông đối với nhân dân; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử” của Doãn Chính, Tạp chí Triết học số 7-2001; “Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong “Luận ngữ” và “Mạnh Tử” của Hoàng Thị Bình trong Tạp chí Triết học, số 8 - 2001; Mạnh Tử khảng khái nhân sinh của Vương Diệu Huy, Nxb Văn nghệ Trường Giang, 1993, (bản Trung văn); Mạnh Tử - Tư tưởng sách lược của Trí Tuệ, Nxb Mũi Cà Mau, 2003; “Từ

tư tưởng “nhân nghĩa” đến đường lối “nhân chính” trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử của Bùi Xuân Thanh, Tạp chí Triết học, số 2-2008…

Những công trình nêu trên, các nhà nghiên cứu đã dịch, giới thiệu, trình bày, phân tích và nhận định khá sâu sắc về nội dung tư tưởng cùng

Trang 13

những giá trị lịch sử tư tưởng của Mạnh Tử Tuy nhiên, trong các công trình đó chưa có công trình nào thực sự đi sâu, nghiên cứu một cách có hệ thống học thuyết tính thiện của Mạnh Tử Chính vì vậy trong luận án này, tác giả trên tinh thần kế thừa, tiếp thu các công trình đã công bố để cố gắng trình bày một cách có hệ thống hơn nội dung học thuyết tính thiện

của Mạnh Tử, đặc biệt thông qua việc phân tích những giá trị và hạn chế trong học thuyết tính thiện của ông, rút ra được những bài học lịch sử trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận án

Mục đích của luận án:

Từ việc nghiên cứu một cách có hệ thống học thuyết tính thiện của Mạnh Tử, luận án nhằm đánh giá những giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ của luận án:

Để đạt mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, trên cơ sở phân tích những đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc và học thuyết tiên nghiệm, luận án trình bày những quan điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại về bản tính con người và sự đồng nhất cùng khác biệt của nó

Hai là, luận án phân tích những nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện và phương pháp giáo hóa con người của Mạnh Tử; từ đó đánh giá những giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

Trang 14

Giới hạn luận án:

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu những quan điểm của triết học Trung Quốc cổ đại về bản tính con người, chủ yếu là học thuyết tính thiện

của Mạnh Tử

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận của luận án:

Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và giáo dục con người

Phương pháp nghiên cứu luận án:

Với cơ sở lý luận trên, để đạt được mục đích, hoàn thành nhiệm vụ của luận án; tác giả đã dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác, như phương pháp thống nhất giữa lô gích và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, v.v… để nghiên cứu và trình bày luận án

5 Cái mới của luận án

Trên cơ sở làm rõ nguồn gốc, bản chất, nội dung và vai trò của các phạm trù cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử, như nhân, nghĩa, lễ, trí; luận án đánh giá những giá trị, hạn chế và rút ra những bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận và phương pháp giáo dục đạo đức con người qua tìm hiểu nội dung học

Trang 15

thuyết tính thiện của Mạnh Tử Về ý nghĩa thực tiễn, từ sự phân tích những giá trị, hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tửù, luận án đã rút ra những bài học lịch sử bổ ích đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức và lý tưởng con người Việt Nam hiện nay

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học và đạo đức… trong các trường Cao đẳng và Đại học ở nước ta hiện nay

7 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 3 chương, 6 tiết

Trang 16

Chương 1

QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - MỘT TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ TRUNG TÂM CỦA TRIẾT HỌC

TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1.1 CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1.1.1 Đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình thành quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc

Theo nguyên lý cơ bản của triết học mác xít, giữa tư tưởng và các điều kiện kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học trong quá trình hình thành và phát triển luôn chịu sự chi phối, ảnh hưởng sâu sắc của những điều kiện lịch sử kinh tế xã hội nhất định Lịch sử triết học hàng ngàn năm của nhân loại, từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây đã chứng minh rằng không có một học thuyết, trường phái triết học nào nảy sinh trên mảnh đất trống không, mà đều hình thành, phát triển trên những nền tảng, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nhất định Nó là sản phẩm của lịch sửû của dân tộc và của thời đại; đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu sâu sắc đời sống muôn vẻ của lịch sử, dân tộc và của thời đại đó C.Mác đã từng viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [84, 156] Nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc cũng đã khẳng định: “Phàm đã gọi là một học thuyết quyết không thể là một cái gì từ trên trời rơi xuống Nếu nghiên cứu tỉ mỉ hơn

Trang 17

chúng ta tất sẽ tìm ra được nhiều nguyên nhân đã xảy ra trước và hậu quả về sau của nó” [117, 53] “Nhà tư tưởng thường chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh trong đó nhà tư tưởng sống Cảnh trí chung quanh khiến cho nhà tư tưởng có ý thức về cuộc sống theo một lối nào, và triết học của nhà tư tưởng, do đó, sẽ có những điểm nhấn mạnh hay không đề cập tới, làm thành những nét đặc biệt của một triết học” [73, 32]

Quá trình hình thành và phát triển của các học thuyết, trường phái triết học Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc cũng không nằm ngoài tính quy định nói trên Nó ra đời không phải ngẫu nhiên, hay từ ý muốn chủ quan của các nhà triết học; mà từ những hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của chính dân tộc Trung Hoa cổ đại Do đó, sẽ là chủ quan, võ đoán, phi lịch sử khi nghiên cứu tư tưởng của một học thuyết, trường phái triết học nào đó mà không chú ý tìm hiểu thấu đáo những điều kiện kinh tế - xã hội - cái đã quy định nội dung, tính chất và sự phát triển của nó như thế nào? Vì vậy, chỉ có trên cơ sở mổ xẻ, phân tích sâu sắc những điều kiện lịch sử xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội v.v… của các học thuyết, trường phái triết học thời Xuân thu - Chiến quốc, chúng

ta mới lý giải một cách có căn cứ khoa học những vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung tư tưởng của các học thuyết, trường phái triết học nói chung và học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nói riêng Chẳng hạn, tại sao vấn đề bản tính con người được các triết gia, các trường phái tư tưởng thời Xuân thu - Chiến quốc tập trung nghiên cứu, tranh biện sôi nổi? Tại sao trong các quan điểm về bản tính con người của họ vừa có điểm tương đồng vừa có điểm khác biệt? Trên cơ sở nào Mạnh Tử khẳng định bản tính con người là thiện? Nội dung và phương pháp giáo hóa trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử

Trang 18

là gì? Đặc biệt, học thuyết tính thiện của Mạnh Tử có những giá trị và hạn chế gì? Từ những giá trị, hạn chế đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học thiết thực, bổ ích gì đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay?

Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm mống từ thời tiền sử, nhưng đến thời Xuân thu - Chiến quốc mới thực sự trở thành một hệ thống Xuân thu - Chiến quốc, về niên đại được xem là bắt đầu từ năm 770 trước Công nguyên và kết thúc vào năm 221 trước Công nguyên; về triều đại là thời Đông Chu (770 - 256 trước Công nguyên) Đây là thời kỳ giao thời giữa hình thái kinh tế

- xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn và hình thái kinh tế xã hội phong kiến sơ kỳ, thời kỳ phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc Theo Đàm Gia Kiện:

“Tiên Tần - đặc biệt thời Xuân thu - Chiến quốc là ngọn nguồn đầu tiên một cao trào của sự phát triển triết học Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các nhà tư tưởng triết học thành một cục diện trăm nhà đua tiếng” (Bách gia tranh minh 百家爭鳴) [63, 433] Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tài Thư cũng đã nhận xét:

“Có một thời kỳ lịch sử Trung Quốc mà ngày nay nhớ đến có người còn xốn xang bởi sự sôi động của nó, bởi nhiều sự kiện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời, nhiều khối óc tài ba làm nên sắc thái văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc sau này” [123, 13]

Sự chuyển mình sôi động của thời Xuân thu được thể hiện trên các lĩnh vực sau: Về kinh tế, thời Xuân thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Sắt là một phát hiện của dân tộc Di, một tộc người ở về phía Đông của dân tộc Hoa Người Hoa Hạ kế thừa được công nghệ đúc sắt của người Di đã chế tạo ra nhiều công cụ lao động bằng sắt Sự ra đời của đồ sắt có thể coi như một cuộc cách mạng trong công cụ

Trang 19

sản xuất Nó trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế cổ đại Trung Quốc phát triển trên nhiều lĩnh vực Trước hết là nông nghiệp, ngành kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng, lâu đời trong đời sống xã hội Trung Quốc Để tồn tại và phát triển, người Trung Quốc buộc phải không ngừng cải tiến công cụ sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp Từ đồ sắt, người ta có thể chế tạo ra các công cụ sản xuất trên đồng ruộng, mở mang diện tích, xây dựng phát triển hệ thống thủy lợi, các phương tiện vận chuyển, vũ khí trong các cuộc giao tranh… Chính vì vậy, đã giảm bớt sức lao động cơ bắp của con người, diện tích sản xuất được mở rộng, năng suất lao động tăng Đặc biệt, kỹ thuật canh tác về nông nghiệp đã có tiến bộ vượt bậc với tri thức ngày càng sâu sắc, phong phú Họ đã tích lũy và phát triển kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thành một môn khoa học Chẳng hạn trên phương diện nhận thức, lợi dụng, cải tạo đất đai, trong sách Quản Tử thời Xuân thu đã chia đất đai toàn quốc theo độ phì nhiêu làm ba cấp: thượng, trung, hạ Trong đó, mỗi cấp chia làm sáu loại và chỉ ra giống cây trồng thích hợp với mỗi loại đất đó

Từ những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp do sự xuất hiện của đồ sắt, tất yếu dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ sản xuất cổ truyền ở thời Xuân thu Nếu dưới thời Tây Chu giai cấp quý tộc chủ nô nắm giữ toàn bộ nguồn gốc mọi của cải trong xã hội, đó là sức lao động nô lệ và ruộng đất, thì giờ đây, công xã đã giao hẳn đất công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời hạn lâu dài Họ có điều kiện lưu canh, luân canh để tăng năng suất cây trồng Sự phân hóa đất công còn diễn ra mạnh mẽ, một phần do quý tộc chuyển sang tay thương nhân giàu có, một phần do chư hầu phong cấp cho các tướng lĩnh có công, một phần bọn quý tộc chiếm làm ruộng tư, hay đất tự nhiên do được phép khai hoang giờ đã trở thành đất của

Trang 20

các nông dân tự do v.v… Chế độ “tỉnh điền” dần dần tan rã, chế độ tư hữu ruộng đất từng bước hình thành Tất yếu, dẫn đến sự ra đời của giai cấp địa chủ phong kiến từng bước thay thế giai cấp quý tộc chủ nô

Theo chế độ “tỉnh điền” ruộng đất của công xã được chia cho nông nô theo chữ “tỉnh” (井) có chín ô, những nông nô cày cấy tám ô xung quanh, có trách nhiệm cày cấy ô ở giữa để thu hoa lợi nộp cho triều đình Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng đất giữa các nông nô có sự chênh lệch, nhà nước đã ban hành chế độ thu thuế mới đánh vào từng mẫu ruộng (gọi là thuế sơ mẫu), bãi bỏ hình thức thu thuế cũ Nước đầu tiên thi hành chế độ thuế mới là nước Lỗ vào năm 594 trước Công nguyên

Đồ sắt ra đời thay thế đồ đồng, không những chỉ thúc đẩy nông nghiệp phát triển v.v… mà còn thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp phát triển Với tính ưu việt của đồ sắt như quặng sắt nhiều hơn quặng đồng; đồ sắt lại bền hơn, cứng hơn và chắc hơn, sử dụng tiện lợi hơn đồ đồng Vì vậy, việc sử dụng công cụ bằng sắt ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phổ biến Điều đó, có ý nghĩa góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp nhanh chóng đạt tới trình độ chuyên nghiệp cao, mở ra cơ hội cho một loạt các ngành nghề thủ công ra đời, phát triển Chẳng hạn như nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc, nghề làm đồ gốm v.v…Vào cuối thời Xuân thu, nước Ngô dựng lò luyện sắt, số thợ lên đến 300 người Nước Tấn trưng mua sắt để đúc đỉnh hình Phản ánh về sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp, mở mang ngành nghề, sách Chu lễ đã viết: “thợ mộc chiếm bảy phần, thợ kim khí chiếm sáu phần, thợ thuộc gia chiếm năm phần, thợ nề chiếm hai phần…” Sự phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề thủ công nghiệp về kinh tế đã có

Trang 21

ý nghĩa tích cực trong việc giải phóng sức lao động, góp phần phá vỡ nền kinh tế thuần nông, nâng cao đời sống của người dân Trung Quốc thời cổ đại, nhưng về chính trị, do trình độ thợ thuyền còn thấp nên họ chưa có ảnh hướng gì lớn trong đời sống chính trị xã hội

Sản xuất thủ công nghiệp phát triển đã tạo cơ sở cho thương nghiệp phát triển hơn trước Tiền tệ đã ra đời Trong xã hội hình thành một tầng lớp thương nhân giàu có, danh tiếng như Phạm Lãi, Huyền Cao (nước Trịnh), Tử Cống (vốn là học trò của Khổng Tử)… Họ ngày càng có thế lực, có nhiều người kết giao với chư hầu, công khanh đại phu, gây nhiều ảnh hưởng đối với đời sống chính trị đương thời Tuy nhiên, do thực trạng khó khăn lúc bấy giờ cản trở rất lớn đến việc giao lưu, buôn bán như xã hội rối ren, lãnh thổ chia năm xẻ bảy, phương tiện giao thông thô sơ, đường sá hiểm trở… nên việc kinh doanh không phải ai cũng làm được, đòi hỏi phải là những con người tháo vát, quyết đoán, mạo hiểm Đặc biệt, trong quan niệm cổ truyền của người Trung Quốc luôn xem thường, khinh rẻ nghề buôn bán, với tư duy

“nông bản, thương mạt” Chính vì thế thương nghiệp lúc này chưa thực sự phát triển, chưa có tác động ảnh hưởng lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Song sự hình thành của nó, đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội một tầng lớp mới - tiền thân của một bộ phận giai cấp địa chủ sau này

Về chính trị xã hội, những biến đổi về kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi về chính trị Trước hết, đó là sự phân hóa trong cơ cấu giai cấp thống trị - giai cấp mà tính cố kết, bền chặt của nó, có ý nghĩa quyết định đến sự vững bền của chế độ Nếu như thời Tây Chu, giai cấp thống trị chỉ bao gồm những quý tộc chủ nô, thì đến thời Xuân thu ngoài một bộ phận trong số họ, còn được bổ sung ở tầng lớp tự do vì giàu có, tài ba mà trở nên có thế lực bắt

Trang 22

đầu chi phối xã hội theo cách của mình Cả hai giai cấp, tầng lớp này đều xuất hiện với tư cách là những quý tộc mới Họ đã nhận thấy đường lối, chính sách cai trị của quý tộc chủ nô là không còn phù hợp, cần phải có sự đổi thay mới tồn tại Sự xuất hiện của họ đã đe dọa trực tiếp đến thế và lực của nhà Chu, là đầu mối của mọi sự biến đổi và chuyển mình của xã hội Trung Quốc suốt thời Xuân thu - Chiến quốc

Dưới thời Tây Chu chế độ tông pháp còn được tôn nghiêm, cai trị xã hội chủ yếu dựa vào lễ và tập tục; quý tộc chủ nô tùy tiện dùng hình phạt khắc nghiệt trừng trị những kẻ làm trái ý mình Điều đó, có tác dụng tích cực giúp nhà Chu tồn tại hưng thịnh trong một thời gian dài Nhưng cũng chính từ cách cai trị đó đã gây ra nhiều bất công, oán thán âm ỉ kéo dài và cuối cùng nó đã bùng nổ ở thời Xuân thu Giờ đây, chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn nghiêm, đầu mối các quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, những liên hệ về kinh tế trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất tăng lên, trật tự lễ nghĩa nhà Chu dần bị phá bỏ Nếu thời Tây Chu, xã hội vận hành nhờ lễ, tập tục, các quan hệ xã hội cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn lễ, tập tục; thì đến thời Xuân thu lễ cũ đã băng, tập tục cũ đã hoại Những biến đổi, rạn nứt trên đã làm cho trật tự quyền hành: Thiên tử - Chư hầu - Khanh đại phu chỉ còn là hình thức, trên danh nghĩa Thực chất, lúc này thiên tử nhà Chu hầu như không còn quyền uy

gì với các nước chư hầu Thiên tử không còn đủ thực quyền xét xử những cuộc tranh chấp giữa các nước Thời Tây Chu việc lễ, việc nhạc, việc chính trị, việc hình phạt do thiên tử đề ra, và các nước chư hầu phải theo đó mà thực hiện Nhưng đến thời Xuân thu, hầu như không còn do thiên tử sắp xếp, quyết định; mà đều do chư hầu, khanh đại phu tùy ý, tự tiện nêu ra và

Trang 23

thực hiện Nhân cơ hội này nhiều nước đua nhau động binh, mượn tiếng, lấy cớ khôi phục chế độ tông pháp nhà Chu với khẩu hiệu “tôn vương bài di”, nhưng thực chất là để bảo vệ, khẳng định mở rộng quyền lực chính trị, kinh tế… của mình, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ Thời Xuân thu có khoảng 242 năm đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ giữa các nước chư hầu Ngay trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc tranh giành đất đai, địa vị, quyền thế giữa những quý tộc với nhau Chẳng hạn vào năm 403 trước Công nguyên, ở nước Tấn có ba dòng họ là Hàn, Triệu, Ngụy đã nổi lên phế bỏ vua Tấn, dựng lên ba nước Hàn, Triệu, Ngụy

Chiến tranh triền miên, khốc liệt giữa các nước chư hầu, các quý tộc đã tàn phá xã hội nghiêm trọng

Thứ nhất, chiến tranh dẫn đến sự diệt vong của hàng loạt các nước chư hầu Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân thu chỉ còn hơn một trăm nước Trước và sau thời Xuân thu, nước Sở thôn tính 45 nước, nước Tề thời Tề Hoàn Công thôn tính 35 nước, nước Tấn diệt 20 nước, nước Lỗ diệt 12 nước, nước Tống diệt 6 nước v.v… Cuối thời Đông Chu chỉ còn 5 nước lớn: Tống, Sở, Tề, Tần, Việt và 4 nước nước nhỏ sắp bị diệt là Lỗ, Tống, Trịnh, Vệ Sau bao cuộc chinh phạt đẫm máu lẫn nhau, đến thời Chiến quốc còn lại bảy nước là Tề, Tần, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy

Thứ hai, chiến tranh đã xô đẩy người dân đến cùng khổ, mất mát Trước áp lực đòi hỏi của cuộc chiến, các lãnh chúa, quý tộc tăng cường mộ phu, bắt lính, bóc lột tàn khốc nhân dân lao động Người dân phải gánh chịu sưu cao, thuế nặng, phu phen, lao dịch nặng nề Dân lưu vong “đồng trong, ruộng ngoài bỏ hoang” Không những thế dân còn chịu sự cướp bóc, đàn áp của các lãnh chúa, quý tộc Họ đã không trừ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt ruộng đất, cưỡng bức dân lành

Trang 24

Thứ ba, chiến tranh giữa các nước chư hầu càng phá vỡ lễ nghĩa nhà Chu, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và mang tính phổ biến như “tiếm ngôi việt vị”, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ nghĩa của chư hầu, chế độ triều cống cũng bị các chư hầu tự ý gạt bỏ Thậm chí, các nước lớn còn mệnh danh thiên tử bắt các nước nhỏ cống nạp và lệ thuộc vào mình Theo Tử Sản, mỗi lần nước Trịnh cống nạp cho nước Tấn “phải dùng đến một trăm xe chở lụa và da thú, mà một trăm xe thì phải cả một ngàn người” [16, 35] Ngoài ra, trong xã hội cảnh bề tôi giết vua, anh em, vợ chồng sát hại lẫn nhau thường xuyên xảy ra Trước cảnh lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi đã khiến Tề Cảnh Công phải than rằng: “Nghĩ như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dẫu ta có lúa đầy kho, có giữ được mà ăn chăng?” (Tín như quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi thực chư) [77, 188-189] Điều này cũng đã góp phần lý giải tại sao các bậc quân tử, ẩn sĩ thời Khổng Tử đã phải thốt lên: “Khắp thiên hạ đều loạn lạc như nước đổ cuồn cuộn Ai có thể thay đổi được?” (Thao thao giả thiên hạ giai thị dã Nhi thùy dĩ dịch chi) [77, 288-289] Theo Khổng Tử, tất cả thảm trạng xã hội trên, không phải nguyên nhân của một sớm một chiều, mà nó đã âm ỉ, mục ruỗng từ lâu Điều đó, chứng tỏ chế độ lễ nghĩa nhà Chu đã trở thành hình thức, sáo rỗng, giả tạo Việc “tang viếng, tế lễ, chúc mừng” chỉ là những thủ tục ngoại giao, đối phó, đạo đức giả; chứ không còn hàm chứa sự cung kính, đạo đức, bổn phận của quan hệ thân tộc và trật tự xã hội nữa

Kết cục, những cuộc chiến tranh triền miên, tàn khốc giữa các chư hầu, quý tộc đã không những không khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu; mà

Trang 25

còn thúc đẩy mâu thuẫn xã hội Xuân thu lên đến đỉnh cao, đưa chế độ chiếm hữu nô lệ lao nhanh đến giờ phút cáo chung Đó cũng là lôgích, xu thế tất yếu của lịch sử

Thời Chiến quốc (475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên) tuy các cuộc chiến tranh và mâu thuẫn xã hội của thời Xuân thu vẫn ngày càng diễn ra gay gắt và có phần phức tạp hơn, nhưng về kinh tế vẫn có bước phát triển mạnh mẽ Trước hết là nghề luyện sắt đã không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về kỹ thuật Đó là sự ra đời của các trung tâm luyện sắt lớn, như trung tâm Hàm Đan ở nước Triệu, Đường Khê ở nước Hàn, Lâm Truy ở nước Tề… Người Trung Quốc thời đó vì thế đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú như kinh nghiệm chọn khoáng sản, nhiên liệu, lò luyện, quạt gió, nóng chảy, đúc v.v… Đặc biệt, một trong những khâu then chốt của trị luyện và nung đúc sắt là kỹ thuật xử nhiệt, kỹ thuật xử lý tụ lửa đã đạt tới trình độ cao Chính sự phát triển của nghề luyện và nung đúc sắt đã tạo ra nhiều công cụ sản xuất, như lưỡi cày, liềm, cuốc, rìu, dao… được sử dụng phổ biến Điều đó, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng của kỹ thuật thủy lợi và canh tác, khai khẩn đất đai Giờ đây, các công trình thủy lợi được xây dựng khắp nơi từ lưu vực Hoàng Hà tới lưu vực Trường Giang, từ biển Đông đến vùng Tứ Xuyên Năm 597 trước Công nguyên, Tôn Thúc Ngao của nước Sở từng chủ trì xây dựng thủy khố theo mô hình lớn đầu tiên của Trung Quốc… công trình tưới tiêu trữ nước Thược Pha Từ năm 256 trước Công nguyên, đến 251 trước Công nguyên, Thái thú Lý Băng của quận Thục nước Tần và con trai là Nhị Lang của ông lãnh đạo nhân dân Tứ Xuyên xây dựng công trình thủy lợi chủ chốt bờ đập Đô Giang nổi tiếng, trở thành một kỳ tích trong lịch sử thủy lợi của Trung Quốc cổ đại,

Trang 26

cũng là một kỳ tích trong lịch sử thủy lợi thế giới Ngoài đập Đô Giang tiêu biểu, thời Tần còn có kênh đào Trịnh Quốc do một người tên là Trịnh Quốc thiết kế Nó có tác dụng dẫn nước từ huyện Kinh (Thiểm Tây) vào Lạc Thủy, dài hơn 3000 dặm, biến hơn 200 vạn mẫu đất phèn chua của bình nguyên Quan Trung thành đất canh tác đạt sản lượng cao Đặc biệt, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã chú ý đến vấn đề giao thông vùng Tây Nam, giải quyết vấn đề vận chuyển quân lương, đã sai Sứ Lộc đào kênh Linh ở huyện Hưng An - Quảng Tây dài hơn 30 dặm với thiết kế, bố cục đều rất khoa học, giữ vị trí huy hoàng trong lịch sử hằng hải thế giới

Cùng với thủy lợi là sự phát triển của nghề thủ công, như nghề làm đồ gốm, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, nghề chạm trổ, vàng bạc… Tiền kim loại ra đời Người Trung Quốc đã dùng khuôn kim loại để đúc tiền Sự ra đời của đồng tiền bằng kim loại đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành sinh hoạt xã hội, kinh tế của Trung Quốc lúc bấy giờ; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc trao đổi, buôn bán hàng hóa Những nơi như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nước Sở, Lâm Truy nước Tề, Khai Phong nước Ngụy… đã trở thành những trung tâm kinh tế sầm uất Tuy nhiên, do chiến tranh với tính chất tàn khốc, diễn ra triền miên giữa các nước chư hầu đã đẩy cuộc sống của nhân dân lao động ngày càng cùng cực, đau khổ, Mạnh Tử đã thốt lên rằng:

“Đánh nhau tranh thành, giết người thây chất đầy thành, đánh nhau giành đất, giết người thây chết đầy đồng” [88, 26] “Càng về cuối thời Chiến quốc, tình cảnh càng bi đát: Nước Vệ bắt lính tới 1 phần 5 dân số, nước Tấn bắt ông già

73 tuổi ra tòng quân, nước Tề thu thuế của dân tới 2 phần 3 hoa lợi, ruộng đất bỏ hoang, có kẻ đói quá, phải đổi con cho nhau mà ăn thịt” [11, 34] Chính vì vậy, cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hóa, sự biến

Trang 27

đổi của đời sống xã hội đã phá vỡ chế độ công xã nông thôn Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất dần trở thành quan hệ sở hữu thống trị, chế độ thu thuế tính theo số lượng ruộng đất ra đời, thay thế cho chế độ thu thuế dựa vào sản lượng Đặc biệt, giờ đây việc mua bán ruộng đất tự do diễn ra mạnh mẽ và sự phổ biến của chế độ tư hữu đã mở đường, tạo cơ hội cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất vào tay lãnh chúa, địa chủ thắng trận, giàu có Và, hậu quả tất yếu dẫn đến với đa số nông dân là mất ruộng đất, phải đi cày thuê, cấy mướn trở thành những tá điền, cố nông suốt đời và thậm chí nhiều đời Chế độ bóc lột mới bằng cách phát canh thu tô xuất hiện Trong lòng xã hội đã nảy sinh những yếu tố của quan hệ sản xuất mới, đó là chế độ phong kiến quận, huyện Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, đã đẩy xã hội đến nguy cơ đảo lộn nghiêm trọng Thực tiễn đòi hỏi cần phải có sự thay đổi về đường lối, chính sách cai trị mới có thể cứu vớt nguy cơ thời cuộc Hơn ai hết, giai cấp thống trị đã nhận thấy điều đó, nên họ đã tiến hành một số biện pháp cải cách nhằm ngăn chặn nguy cơ đảo lộn xã hội Đó là phong trào “biến pháp” diễn ra trong suốt thời Chiến quốc ở một loạt nước như nước Ngụy, nước Triệu, nước Hàn, nước Tề, nước Tần… Chẳng hạn ở nước Tề, Quản Trọng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên đã nêu

ra đường lối trị nước là phải vừa dựa vào lễ, vừa dựa vào hình luật Dựa vào hình luật phải đề cao: “Luật, hình, lệnh, chính” Theo ông, luật pháp là phải công khai rõ ràng, phải dạy cho dân biết luật pháp và khi thực hành phải giữ lòng tin đối với dân Đề cao pháp luật, nhưng không được xem nhẹ nhân, nghĩa, lễ, trí trong phép trị nước Tử Sản thế kỷ thứ V trước Công nguyên, ở nước Trịnh cho đúc “hình đỉnh”, ban bố pháp luật trên đỉnh đồng để mọi người biết và thực hiện Đặng Tích thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, cũng ở nước Trịnh còn chép hình thư trên thẻ tre, gọi là “trúc hình” ban bố rộng rãi cho dân chúng

Trang 28

Trong hàng loạt các “biến pháp” trên thì chủ trương “biến pháp” của Thương Ưởng là có hiệu quả nhất đối với nhà Tần Vào năm 359 trước Công nguyên, ông đề xuất cải cách về luật pháp với những nội dung: xóa bỏ chế độ “tông pháp”, xây dựng chế độ quận huyện; tổ chức liên gia, thực hiện chính sách cáo gian, khuyến khích khai hoang, cày cấy nuôi tằm dệt lụa; thực hiện thưởng phạt nghiêm minh Đến năm 350 trước Công nguyên Thương Ưởng, tiếp tục đẩy mạnh cải cách, nhưng lần này chủ yếu thiên về hành chính và tài chính: Khuyến khích khai hoang, thực hiện một thứ thuế thống nhất và công bằng cho mọi người, thống nhất đồ đo lường… Tư tưởng xuyên suốt trong phép trị nước của Thương Ưởng là đề cao pháp luật Theo ông, pháp luật phải tôn nghiêm, ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phải phạt và phạt nặng Đó là cách “dĩ hình khử hình” (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạt). Nhờ những cải cách và sử dụng pháp trị của Thương Ưởng chỉ trong một thời gian ngắn, nước Tần đã trở thành nước hùng mạnh nhất, lần lượt đánh bại sáu nước như nước Ngụy, nước Tề, nước Sở, nước Yên, nước Hàn và nước Triệu; chấm dứt cuộc chiến tranh liên miên tàn khốc, thống nhất Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên vào năm 221 trước Công nguyên Đó là đế chế Tần

Sự ra đời của đế chế Tần, chứng tỏ sức mạnh của việc sử dụng tư tưởng pháp trị của Pháp gia trong việc thống nhất đất nước của nhà Tần Song trong bối cảnh lịch sử mới, muốn phát huy sức mạnh của Pháp gia, nhà Tần cần phải có những kế sách sáng tạo, phù hợp Đáng tiếc, họ đã không nhận thức được điều đó Họ đã quá đề cao việc độc tôn pháp luật, đẩy hình pháp đến hình thái cực đoan nhất, với chế độ pháp trị độc tài nhất Nhà Tần không chú

ý đến việc giáo hóa đạo đức, khơi dậy và bồi dưỡng lòng nhân ái, tính thiện

Trang 29

vốn có ở con người v.v… Tất cả những việc làm đó là dấu hiệu cho giờ phút cáo chung của đế chế Tần

Như vậy, trước những biến đổi toàn diện, phức tạp, và sâu sắc của xã hội Trung Hoa thời Xuân thu - Chiến quốc đã đặt ra hàng loạt những vấn đề về triết học, chính trị - xã hội, luân lý đạo đức, pháp luật, quân sự… thúc đẩy, yêu cầu các triết gia đương thời phải trăn trở, tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những diệu kế “cứu đời”, “cứu người”, “tề gia trị quốc bình thiên hạ” Cho nên, thời kỳ này đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng thiên tài, đầy nhiệt huyết; nhiều trường phái triết học lớn Đúng như một nhà nghiên cứu hiện đại của Trung Quốc đã nhận định rằng: “Chỉ đến thời Xuân thu - Chiến quốc, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự triển khai của đấu tranh, sự xướng xuất của khoa học kỹ thuật, người ta mới bắt đầu thoát khỏi chế độ thị tộc huyết thống, nhạt với quan niệm thiên thần, nắm được quy luật tự nhiên Trong bối cảnh đó, người ta mới bắt đầu có nhân cách và yêu cầu nhân cách độc lập” [123, 112] Đó là lý do góp phần giải thích tại sao vấn đề bản tính con người đã trở thành một trong vấn đề trung tâm của triết học Trung Quốc thời cổ đại Để tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu tiền đề nhận thức luận sau

1.1.2 Học thuyết tiên nghiệm - tiền đề nhận thức luận của các quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại

Quan điểm về bản tính con người của triết học Trung Quốc cổ đại không chỉ xuất phát từ những điều kiện lịch sử xã hội thời Xuân thu - Chiến quốc, mà còn được nảy sinh từ những tiền đề về nhận thức luận - thuyết tiên nghiệm “Tiên nghiệm” (apriori), nghĩa là có trước kinh nghiệm và không phụ thuộc vào kinh nghiệm “Tiên nghiệm luận” hay “Tiên thiên luận”

Trang 30

(apriorisme), trong tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại là học thuyết cho rằng, tính chất và cơ năng về tinh thần và nhục thể của con người là cái do trời phú, sinh ra đã có sẵn ở tâm, bắt nguồn từ thế giới quan duy tâm “Thiên mệnh” trong triết học Trung Quốc cổ đại Đó là những quan điểm và học thuyết cho rằng có một đấng tối cao tuyệt đối, toàn năng quyết định chi phối vạn vật trong vũ trụ và kể cả con người

Học thuyết tiên nghiệm bắt nguồn từ thế giới quan “Thiên mệnh” được thể hiện khá rõ trong các tác phẩm có tính chất kinh điển của triết học Trung Quốc nói chung và của Nho gia nói riêng Đó là các thư tịch cổ được coi là cội nguồn của văn hóa Trung Quốc như Thượng Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, Quốc ngữ, Tả truyện… được hình thành ngay từ thời cổ đại, và chi phối hầu hết các quan điểm về bản tính con người trong các trường phái triết học Trung Quốc sau này Nó thể hiện trong ba nội dung chủ yếu và giữa ba nội dung có mối liên hệ thống nhất với nhau, làm tiền đề cho nhau

Thứ nhất, Trời hay Thượng đế là đấng tối cao với quyền năng tuyệt đối sinh ra con người và vạn vật; quyết định và chi phối số phận, vị trí đẳng cấp con người trong xã hội

Ngay vào thời cổ đại, các nhà triết học, các trường phái tư tưởng luôn trăn trở, tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi: Con người và vạn vật sinh

ra từ đâu? Cái gì chi phối, quyết định số phận con người? Trả lời cho những câu hỏi này, trong triết học Trung Quốc cổ đại đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, và một trong những học thuyết nổi bật chi phối đời sống tinh thần xã hội Trung Hoa cổ đại đó là thuyết “Thiên mệnh” Theo thuyết “Thiên mệnh”, mọi sự biến hóa của vạn vật trong tự nhiên và trong đời sống xã hội cũng như số phận của con người đều do ý chí của Thượng đế và ý chí của quỷ

Trang 31

thần chi phối Thế giới quan thần thoại, tôn giáo, duy tâm chủ nghĩa đã trở thành hình thái ý thức chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng triết học Trung Quốc sau này Chính lời thề của vua đầu tiên nhà Chu, dưới triều Chu Vũ Vương, tại Đại hội chư hầu ở bến Mạnh Tân chứng minh điều đó: “Chỉ có Trời đất là cha mẹ của muôn vật Chỉ có con người ta linh mẫn hơn muôn vật…” (Duy thiên địa vạn vật phụ mẫu Duy nhân vạn vật chi linh…) [69, 195] Rõ ràng, theo quan điểm Thiên mệnh, con người cùng muôn vật đều có sự giống nhau là do trời sinh ra, cùng chung bậc sinh thành, nhưng có sự khác nhau là ở trí tuệ Con người là con người vì con người trí tuệ “linh mẫn” hơn muôn vật, muôn loài Song chính sự khác nhau ấy cũng là do trời Không chỉ sinh ra con người “linh mẫn” hơn muôn vật, sinh ra dân là cha mẹ của muôn dân, trời còn định đặt ra phép tắc cho việc giáo hóa dân Bởi lẽ, muôn loài, muôn vật cũng như con người do trời sinh ra là không thể không có phép tắc rạch ròi, chuẩn mực như sự sáng tỏ của mắt thấy, sự rõ ràng của tai nghe, sự cung kính của dáng mạo, sự xuôi thuận của lời nói… tất cả là do trời sinh, trời dưỡng Kinh Thi viết:

“Chúng dân Trời đã sinh ra Có vạn vật thì có phép tắc” (Thiên sinh chưng dân Hữu vật hữu tắc) [68, 726-727]

Như vậy, ngay từ trong Kinh Thư, Kinh Thi đã khẳng định, trời là cha mẹ sinh ra muôn loài, muôn vật, con người và dân chúng Tư tưởng đó được tiếp tục khẳng định trong Chu Dịch Theo Chu Dịch, muôn người, muôn vật cùng sự biến đổi của nó là do trời sinh ra; đấng thánh nhân chỉ là người làm theo lẽ sinh thành, biến hóa huyền diệu của trời đất: “Cho nên trời sinh ra thần vật thì đấng thánh nhân áp dụng theo, trời đất biến hóa thì đấng thánh nhân bắt chước; trời bày ra tượng, hiện ra sự tốt xấu thì đấng thánh nhân phỏng

Trang 32

tượng theo; ở sông Hà hiện ra đồ, ở sông Lạc hiện ra thư, thì đấng thánh nhân áp dụng theo” (Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi; thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi; Hàø xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi) [66, 304] Sự sống, sự sinh thành là điều kỳ diệu trong vũ trụ Chính trời đất không những đã sinh ra, mà còn giáo dưỡng, chỉ bảo con người cần phải biết cách giữ gìn điều kỳ diệu ấy Chu Dịch viết: “Cái đức lớn của trời đất là sự sống, cái báu lớn của đấng thánh nhân là cái ngôi, lấy gì mà giữ ngôi ấy là điều nhân, lấy gì mà hợp người lại, ấy là tiền của! Điều khiển việc tài chính, làm cho lời nói được chính đáng, cấm dân làm bậy ấy là điều nghĩa” (Thiên địa chi đại đức viết sinh, thánh nhân chi đại bảo viết vị hà dĩ thủ vị viết nhân, hà

dĩ tụ nhân viết tài, lý tài chính từ cấm dân vi phi viết nghĩa) [66, 317]

Điều kỳ diệu ấy là ngọn nguồn phát sinh của mọi sự sinh tồn, biến hóa, biến đổi phong phú trong tự nhiên và xã hội loài người Theo Tự quái truyện:

“Có trời đất rồi sau mới có muôn vật, có muôn vật rồi sau mới có trai gái, có trai gái rồi sau mới có vợ chồng, có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi, có vua tôi rồi sau mới có trên dưới, có trên dưới rồi sau điều lễ nghĩa mới có chỗ đặt” (Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật, hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ, hữu nam nữ nhiên hậu hữu phu phụ, hữu phu phụ nhiên hậu hữu phụ tử, hữu phụ tử nhiên hậu hữu quân thần, hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ, hữu thượng hạ nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thố) [66, 378-379]

Như vậy, muôn vật, cùng xã hội loài người và những trật tự, lễ nghĩa của nó đều có nguồn gốc từ trời đất, đều sinh ra từ trời đất Đó cũng là lý luận “thiên tôn địa ty” mà Chu Dịch đã đề cập: “Trời tôn đất thấp thì đạo kiền khôn đã định vậy, thấp cao bầy ra, thì sang hèn chia thành ngôi vậy;

Trang 33

động tĩnh có thường thì lẽ cứng mềm đã quyết đoán vậy; các loài tụ lại từng phương, các vật chia ra từng bầy, thì sự tốt xấu đã sinh ra vậy; ở trên trời biến thành tượng; ở dưới đất hóa thành hình, thì sự biến hóa đã hiện ra vậy (Thiên tôn địa ty, kiền khôn định hỹ, ty cao dĩ trần, quý tiện vị hỹ; động tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hỹ; phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỹ, tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hóa hiện hỹ) [66, 259-260]

Quan điểm về nguồn gốc của vạn vật và con người từ trời, do trời sinh, trời dưỡng không những được khẳng định trong Chu Dịch, mà còn được khẳng định trong Kinh Lễ:

Cho nên trời sinh ra vạn vật thì nhân tư chất (mỗi vật) mà phát triển thêm, vì vậy (vật gì) tốt đẹp thì tài bồi thêm, (vật gì) nghiêng ngả thì lấp bỏ đi Kinh Thi viết: “Quân tử vui thay, rõ ràng lệnh và đức hợp dân, hợp người, nhận lộc nơi trời Mệnh ấy lành thay, do trời ban xuống” Cho nên bậc có đức lớn (đều) chịu “mệnh trời” (Cố thiên chi sinh vật, tất nhân kỳ tài nhi đắc yên Cố tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi “Thi” viết: “Gia lạc quân tử, hiến hiến lệnh đức Nghi dân nghi nhân, thụ lộc ư thiên Bảo hựu mệnh chi tự thiên thân chi” Cố đại đức giả tất thụ mệnh [70, 258]

Trời không chỉ là nguồn gốc của con người và muôn vật trong vũ trụ, mà còn là nguồn gốc của cả Đạo: “Vậy nên trời sinh ra vạn vật” (Cố Thiên chi sinh vật) [25, 60-61] Hay: “Cái nguồn gốc của Đạo tự nơi trời mà ra, nó không thể dời đổi; cái thật thể của Đạo vẫn có đủ nơi ta, chúng ta chẳng nên dời khỏi Đạo” (Thủ minh đạo chi bổn nguyên xuất ư Thiên, nhi bất khả dịch; kỳ thật thể bị ư kỷ, nhi bất khả ly) [25, 42-43]

Trang 34

Như vậy, ngay từ trong Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch… không chỉ khẳng định Trời, Thượng đế là đấng tối cao sinh ra vạn vật và con người; mà còn khẳng định Trời, Thượng đế với quyền năng tuyệt đối quyết định, chi phối số phận, vị trí đẳng cấp của con người trong xã hội

Trên cơ sở thuyết “Thiên mệnh” tầng lớp quý tộc tăng lữ thống trị đương thời đã cho rằng chính quyền, tài sản của họ cũng như sự thông minh trí tuệ và sống lâu của chúng hay cuộc sống cơ cực của nhân dân là do mệnh trời quy định Các bậc vua chúa quý tộc đương thời còn tự nhận mình là con trời, nhận mệnh lệnh của trời để cai trị dân chúng trên mặt đất Mọi việc làm của con người nói chung và sự cai trị của vua chúa quý tộc nói riêng đều tuân theo mệnh trời và phục tùng ý chí của trời Trong thiên Cam thệ, Kinh Thư đã viết: “Họ Hữu Hồ khinh nhờn ngũ hành, trễ nải bỏ cả ba tháng chính đầu năm Ý trời định tiêu diệt vận mạng của họ ấy Nay, ta kính theo mệnh trời, phạt kẻ có tội” [69, 108] Trong thiên Thang cáo cũng viết; “Vậy ta là tiểu tử theo mệnh lệnh sáng suốt và uy thanh của trời, không dám tha vua Kiệt” [69, 127] Sở

dĩ trong xã hội có người làm vua, có người làm dân, có người ở đẳng cấp trên có người ở đẳng cấp dưới… cũng là do sự định đặt của trời: “Ai thông minh hơn cả thì làm vua, vua làm cha mẹ dân” (Đản thông minh tác nguyên hậu; nguyên hậu tác dân phụ mẫu) [69, 195] Đó là một trật tự không thể đảo ngược Vì vậy, việc dân có vua để trị vì, có thầy để khai trí… tất cả cũng là

do sự an bài, sắp đặt của trời: “Trời giúp kẻ hạ dân, đặt vua để cai trị, đặt thầy để dạy dỗ, chỉ muốn giúp đỡ đấng thượng đế, vỗ yên nhân dân ở bốn phương” (Thiên hựu hạ dân, tác chi quân, tác chi sư Duy kỳ khắc tướng thượng đế, sũng tuy tứ phương) [69, 197] Điều đó, chứng tỏ việc trời định vua không phải vì vua mà “vì dân”, và giúp Thượng đế trấn yên dân chúng Chính quan

Trang 35

điểm thiên mệnh này đã được giai cấp thống trị đương thời khai thác triệt để nhằm củng cố cho vị trí đẳng cấp của mình Tất cả những cuộc trấn áp, giao tranh, lật đổ giữa các vua chúa, chư hầu, triều đại đều được mệnh danh tuân theo

ý trời, thể theo lệnh trời Kinh Thư viết: “Vua nhà Hạ có tội, giả dối lòng trời, để ban mệnh lệnh cho kẻ dưới Đấng thượng đế cho là kẻ bất thiện, sai nhà Thương

ra chịu mệnh trời, để làm sáng tỏ cho dân chúng” (Hạ vương hữu tội, kiểu vu thượng thiên, dĩ bố mệnh vu hạ Đế dụng bất tang, thức Thương thụ mệnh, dụng sảng quyết sư) [69, 122] Hay: “Trời, bởi thế, tìm người làm chủ tể cho dân, bèn trao mệnh lệnh tốt đẹp cho vua Thành Thang, dùng hình phạt, diệt nhà Hữu Hạ” (Thiên duy thời cầu dân chủ, nãi đại giáng hiển hựu mệnh vu Thành Thang, hình điển Hữu Hạ) [69, 355]

Trời, Thượng đế không chỉ sinh ra con người, quyết định vị trí, đẳng cấp, số phận con người trong xã hội; mà còn yêu cầu, đòi hỏi con người từ thứ dân đến vua quan, không ai được tùy tiện, thờ ơ, bàng quan trong thực thi công việc trời trao: “Không nên xướng xuất cho các vua chư hầu giong chơi, ham về vật dục Năm nắm, nơm nớp, lo đến công việc, trong một ngày, hay hai ngày, nhiều đến hàng vạn ngày Không nên để các quan khoáng chức Vì công việc của trời trao cho, vua và quan phải thay mặt mà sắp đặt” (Vô giáo dật dục hữu bang căng căng, nghiệp nghiệp, nhất nhật, nhị nhật vạn cơ, vô khoáng thứ quan Thiên công, nhân kỳ đại chi) [69, 72]

Đạo đức, lễ nghĩa, phẩm phục, hình phạt của vua quan cũng do trời quyết định ban giáng; vua và quan ắt phải thi hành Kinh Thư đã viết:

Trời đặt ra có đạo thường, ta nên đó đốc năm đạo thường ấy Trời bày ra có lễ nghi, ta nên thường dùng năm lễ ấy cho có trật tự Cho nên vua tôi cùng phải kính cẩn để trong lòng được ôn hòa Trời sai

Trang 36

công việc những người có đức tốt, thì năm thứ phẩm phục nên rõ rệt

ra Trời đánh kẻ có tội, thì năm tội hình nên dùng để trừng giới họ Chính sự trong nước, vua và bầy tôi nên cố gắng thêm, nên cố gắng thêm! (Thiên tự hữu điển, sắc ngã ngũ điển ngũ đôn tai Thiên trật hữu lễ, tự ngã ngũ lễ hữu dung tai Đồng dần hợp cung, hòa trung tai Thiên mạnh hữu đức, ngũ phục ngũ chương tai Thiên thảo hữu tội, ngũ hình ngũ dụng tai Chính sự mậu tai! mậu tai !) [69, 72-73]

Đặc biệt đối với những việc hệ trọng liên quan vận mệnh quốc gia như đặt nước, dựng đô, lập vua chúa, công khanh, đại phu, sư trưởng … Vua càng phải sáng suốt tuân theo mệnh trời Có vậy mới tạo dựng được không khí thuận hòa, an tại dân chúng Ông Duyệt, phụng mạng, tổng xuất trăm quan tâu với vua rằng: “Ôi! Đấng minh vương kính theo đạo trời, dựng nước, đặt kinh đô, lập ra chức thiên tử, các vua chư hầu, đến cả chức đại phu, và sư trưởng rất có trật tự Không những muốn được thong thả, vui vầy, lại muốn để cai trị nhân dân nữa” (Nãi tiến vu vương viết: Ô hô! Minh vương phụng nhược thiên đạo, kiến bang, thiết đô, thụ hậu vương, quân công, thừa dĩ đại phu sư trưởng Bất duy dật dự, duy dĩ loạn dân) [69, 175]

Thứ hai, Trời hay Thượng đế với quyền năng tối cao, công minh có thể giám sát và thưởng phạt con người

Không chỉ sinh ra con người; quyết định vị trí, công việc và số phận con người; Trời, Thượng đế còn giám sát chặt chẽ quá trình thực thi, và hiệu quả công việc của con người Trên cơ sở đó, Trời, Thượng đế kịp thời sáng suốt thưởng hậu, ban ân sủng lớn cho những ai làm đúng mệnh trời; đồng thời, cũng nghiêm khắc trừng phạt, thậm chí đến mức tàn nhẫn đối

Trang 37

với những kẻ phạm tội, làm trái ý trời, gây hậu quả nghiêm trọng Việc trừng phạt, ban thưởng của Trời, Thượng đế là đối với tất cả mọi người, không trừ một ai, bất luận là thứ dân hay vua quan Chẳng hạn, khi vua nhà Ân dâm dật, sa đọa, lãng quên mệnh trời, trời đã thẳng tay trừng trị Trong Kinh Thư, thiên Tây Bá kham lê có viết: “Cho nên trời rời bỏ nhà Ân ta Ra tai đói kém, không được ấm no Nhân dân mất cả bản tính trời cho, không theo phép thường nữa” (Cố thiên khi ngã, bất hữu khang thực, bất ngu thiên tính, bất địch suất điển) [69,187] Còn những kẻ thất đức, làm điều bạo ngược, sống thác loạn trái ý trời, phương hại muôn dân, Trời giáng lệnh trừng trị ngay Theo thiên Thái thệ thượng:

Ham rượu chè, say nữ sắc, dám làm những việc bạo ngược Ai có tội, bắt tội cả họ hàng Dùng người chỉ theo thế hệ, không cứ tài giỏi Dinh thự, lâu đài, thủy tạ, đầm, ao, cái gì cũng xa xỉ, tàn hại muôn dân các người Đốt cháy, nướng chả người trung lương; mổ cắt người đàn bà chửa Vì thế, trời giận dữ, sai đức Văn khảo (vua Văn vương) ta, kính đem uy lịch của trời, trừ kẻ tàn ngược Nhưng công nghiệp còn dở dang chưa thành (Trầm diến, mạo sắc, cảm hành bạo ngược Tội nhân dĩ tộc; quan nhân dĩ thế Duy cung thất đài tạ, pha, trì, xỉ, phục dĩ tàn hại vu nhĩ vạn tính Phần chá trung lương, khô dịch dựng phụ Hoàng thiên chấn nô, mệnh ngã Văn khảo túc tương thiên uy, đại huân vị tập) [69, 195- 196]

Việc vua bị phế, nước bị suy vong cũng là do trời trừng phạt; bởi lẽ, vua và quan trị vì thiên hạ không thuận ý trời, không thuận lòng dân Kinh Thư viết: “Mệnh trời không cho vua Trụ, chỉ vì không biết sáng tỏ đức tốt đấy thôi” (Duy thiên bất tí, bất minh quyết đức) [69, 322] Hay: “Phàm tất cả các

Trang 38

nước nhỏ, nước lớn trong bốn phương mà bị mất nước; trời sở dĩ phải trọng phạt không khi nào là không có cớ” (Phàm tứ phương tiểu đại bang táng, võng phi hữu từ vu phạt) [69, 322]

Trừng trị kẻ ác, làm trái ý trời, ý dân, nhưng trời cũng rất công minh, sáng suốt trong việc ban phát phúc, lộc cho người sống thuận ý trời, thuận lòng dân, thuận thủy thổ, biết giữ đạo thường, tích thiện Thiên Ca dao mô

viết: “Trời, tai mắt sáng suốt, theo sự nghe, sự trông của dân ta Trời ban phước cho người thiện, ra oai cho kẻ ác, theo sự yêu, sự ghét của dân ta Trên thì trời, dưới thì dân, thông đạt cùng một lẽ Ai có đất đai nên kính cẩn vậy thay” (Thiên thông minh tự ngã dân thông minh Thiên minh úy tự ngã dân minh úy Đạt vu thượng hạ Kính tai hữu thổ) [69, 73] Ngay cả tuổi thọ cũng là một trong những ân sủng của trời, Trời chỉ cho những ai biết giữ gìn điều nghĩa Theo Kinh Thư : “Trời soi xét kẻ hạ dân, chủ ở điều nghĩa, cho người

ta tuổi thọ, có người giữ được điều nghĩa thì sống lâu, có người làm điều phi nghĩa thì không được sống lâu Không phải là trời bắt dân chết yểu đâu, tại dân làm điều phi nghĩa mới phải tuyệt mệnh” (Duy thiên giám hạ dân, điển quyết nghĩa, giáng niên hữu vĩnh, hữu bất vĩnh, Phi thiên yểu dân: dân trung tuyệt mệnh) [69, 185] Bởi vậy, mọi việc làm của vua mà thuận ý trời, thuận lòng dân thì ắt sẽ được trời cho phúc dày, lộc lớn: “Kính theo định mệnh trời, nên ta đến phương đông dẹp loạn, để đàn ông đàn bà dân gian được yên vui Đàn ông, đàn bà mang đến lụa thâm, lụa vàng đựng vào sọt, tỏ lòng cảm phục đức trạch vua nhà Chu, ấy bởi lòng trời xui khiến, nên nhân dân quy phụ về với nhà Chu là một nước to” (Cung thiên thành mệnh Tứ dư đông chinh, tuy quyết sĩ nữ Duy kỳ sĩ nữ, phỉ quyết huyền hoàng, chiêu ngã Chu vương Thiên hưu chấn động, dụng phụ ngã đại ấp Chu) [69, 218-219]

Trang 39

Và tuỳ theo công lao, đức hạnh của vua mà Trời ban cho phúc dày mỏng, lộc nhiều hay ít, vua cũng biết được điều đó Ở đây giữa trời và người cũng có sự tương quan với nhau Kinh Thi viết:

Trời đã yên định ngài rồi

Khiến cho ngài được xong xuôi trọn lành

Việc ngài làm hoàn thành ổn đáng

Trăm lộc trời ngài đặng hưởng qua

Trời ban ngài lắm phúc xa

Tháng ngày chẳng đủ để mà hưởng thôi

(Thiên bảo định nhĩ

Tý nhĩ tiễn cốc

Khánh vô bất nghì

Thụ thiên bách lộc

Giáng nhĩ hà phúc

Duy nhật bất túc) [68, 42- 43 ]

Để tránh họa, được phúc của trời, công việc của vua và quan là làm đúng sự định đặt, cái lẽ của trời đất Rất biết rằng sự định đặt ấy là vô hình và cho muôn vật trong vũ trụ bao la phức tạp, biến hóa khôn cùng Hệ từ thượng truyện viết: “Lấy khuôn mẫu sự biến hóa của trời đất mà chẳng quá, uốn nắn nên muôn vật mà chẳng sót, thông suốt cái đạo ngày đêm mà hiểu biết, cho nên thần thì không có phương sở mà đạo dịch thì không có hình thể” (Phạm vi thiên địa chi hóa nhi bất quá, khúc thành vạn vật nhi bất di, thông hồ trú dạ chi đạo nhi tri, cố thần vô phương nhi dịch vô thể) [66, 273] Khi đã hiểu và làm theo cái lý lẽ, đạo lý của trời, bậc thánh nhân ắt sẽ hiểu được dân và cai trị được xã hội Chu Dịch đã chỉ rõ: “Cho nên làm rõ cái đạo trời mà xét cái

Trang 40

nguyên cớ của dân, ấy là dùng thần vật để hướng dẫn sự dùng của dân, đấng thánh nhân vì thế chay răn để làm cho cái đức của mình được thần diệu và sáng tỏ” (Thị dĩ minh ư thiên chi đạo nhi sát ư dân chi cố, thị hưng thần vật dĩ tiền dân dụng, thánh nhân dĩ thử trai giới dĩ thần minh kỳ đức phù) [66, 301] Đạo của trời đất là cái bền vững, vĩnh hằng luôn luôn thống trị muôn loài muôn vật trong vũ trụ Mặt trời, mặt trăng luôn sáng tỏ Sự vận động, biến hóa của xã hội cũng tuân theo qui luật chung duy nhất của đất trời: “Đạo trời đất là điều chính để chỉ bảo, đạo mặt trời mặt trăng là điều chính để sáng tỏ, sự hoạt động trong thiên hạ là điều chính quay về một lẽ phải vậy” (Thiên địa chi đạo, trinh quan giả dã, nhật nguyệt chi đạo, trinh minh giả dã, thiên hạ chi động, trinh phù nhất giả dã) [66, 315] Tuân theo đúng lẽ của đất trời thì muôn loài, muôn vật và cả con người trong vũ trụ cứ sinh tồn, biến hoá tự nhiên Hệ từ hạ truyện đã viết: “Khi trời đất điều hòa, thì muôn vật đều hóa thuần túy, trai gái kết tinh thì muôn vật hóa sinh ra Kinh Dịch viết rằng: Ba người cùng đi thì bớt một người, một người đi thời được bạn, là nói đi đến chỗ thuần nhất vậy” (Thiên địa nhân uân, vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh Dịch viết: Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu ngôn trí nhất dã) [66, 335] Đặc biệt, khi vua đã thuận theo lẽ trời, ý trời, theo đạo của trời, ắt sẽ mang lại lợi ích cho muôn dân, muôn vật: “Bậc thiên tử cùng tham dự với trời đất, cho nên đức phối hợp với trời đất, lợi kiêm tới vạn vật, (bậc thiên tử) cùng sáng với mặt trăng, mặt trời, chiếu sáng bốn bể mà không sót (một vật gì) nhỏ bé” (Thiên tử giả, dữ thiên địa tham, cố đức phối thiên địa, kiêm lợi vạn vật, giữ nhật nguyệt tinh minh, minh chiếu tứ hải nhi bất di vi tiểu) [70, 213]

Ngày đăng: 26/02/2016, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w