Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự về khái niệm “trách nhiệm hình sự” như: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, là trách nhiệm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÀO PHƯƠNG THANH
PH¢N HãA TR¸CH NHIÖM H×NH Sù TRONG C¸C QUY §ÞNH CñA QUèC TRIÒU H×NH LUËT - BµI HäC LÞCH Sö CHO HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH CñA Bé LUËT H×NH Sù VIÖT NAM HIÖN HµNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÀO PHƯƠNG THANH
PH¢N HãA TR¸CH NHIÖM H×NH Sù TRONG C¸C QUY §ÞNH CñA QUèC TRIÒU H×NH LUËT - BµI HäC LÞCH Sö CHO HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH CñA Bé LUËT H×NH Sù VIÖT NAM HIÖN HµNH
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN HÙNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất
cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đào Phương Thanh
Trang 4SỰ VÀ PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 9 1.1 Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự và phân hóa
trách nhiệm hình sự 9 1.2 Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự 16 1.3 Những yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình
sự trong việc quy định tội phạm và hình phạt 20
1.3.1 Yêu cầu của phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định
về phân loại tội phạm 20 1.3.2 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy
định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự 21 1.3.3 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về hệ thống hình phạt 23 1.3.4 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về quyết định hình phạt 25 1.3.5 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về cấu thành tội phạm 29 1.3.6 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về chế tài đối với tội phạm cụ thể 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
Trang 5Chương 2: CƠ SỞ VÀ BIỂU HIỆN PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 34
2.1 Cơ sở phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật 34
2.1.1 Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 34
2.1.2 Nhân thân người phạm tội 41
2.2 Biểu hiện của phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật 45
2.2.1 Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại tội phạm 45
2.2.2 Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các biện pháp tha miễn 51
2.2.3 Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại hình phạt 55
2.2.4 Phân hóa trách nhiệm hình sự qua các quy định về quyết định hình phạt 64
2.2.5 Phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc xây dựng cấu thành tội phạm và quy định chế tài đối với các tội phạm cụ thể 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85
Chương 3: BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 88
3.1 Bài học thứ nhất, về các loại hình phạt 88
3.2 Bài học thứ hai, về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 89
3.3 Bài học thứ ba, về kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm 91
3.4 Bài học thứ tư, về quy định chế tài cụ thể trong từng cấu thành tội phạm 91
3.5 Bài học thứ năm, về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Đồng phạm 92
3.6 Bài học thứ sáu, về việc sử dụng hình phạt thay thế 95
3.7 Bài học thứ bẩy, về việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền đối với các tội phạm về chức vụ 96
Trang 63.8 Bài học thứ tám, về tăng mức phạt tiền đối với các tội phạm
về chức vụ 97
3.9 Bài học thứ chín, về quy định bồi thường thiệt hại 98
3.10 Bài học thứ mười, về trách nhiệm hình sự của pháp nhân 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 7Tạp chí NN và PL Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Viện NN và PL Viện Nhà nước và pháp luật
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
“Quốc triều Hình luật” ra đời trong triều đại Hậu Lê – thời kì phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến ở Việt Nam Do nhu cầu phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, các vua triều Lê sớm đã ban hành những quy định và luật lệ để quản lí đất nước
Ngay từ lúc mới lên ngôi, vua Lê Lợi đã giao cho một số đại thần soạn luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, về hình phạt, ân xá,… Đến thời
Lê Thái Tông đã xây dựng những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ
và về những giao dịch với người nước ngoài Đời vua Lê Nhân Tông đã ban hành 14 điều luật về quyền tư hữu ruộng đất [22, tr 28] Và đỉnh cao của quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê chính là việc ban hành
“Quốc triều Hình luật” (còn gọi là “Bộ luật Hồng Đức” hoặc “Lê triều Hình luật”) dưới triều vua Lê Thánh Tông năm 1483 Điều đáng nói là Quốc triều Hình luật cũng chính là bộ luật cổ xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới nay Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay không còn Bản “Quốc triều Hình luật” được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38) Bộ Quốc triều Hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều
Quốc triều Hình luật là một trong những bộ luật quan trọng và giá trị
nhất trong thời kì phong kiến Nói đến Quốc triều Hình luật người ta nghĩ
ngay đến một bộ cổ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hình sự nói riêng Quốc triều Hình luật không những được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó
mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn những bộ
Trang 9luật khác của các triều đại phong kiến sau này cũng như đối với pháp luật hình sự Việt Nam thời hiện đại Một trong những giá trị nổi bật của Quốc triều Hình luật đó là phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện như một nguyên tắc quan trọng
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về Quốc triều Hình luật Ở các công trình này, những vấn đề lí luận cơ bản, hay chuyên sâu về nguyên tắc phân hóa TNHS; nội dung cơ bản, vị trí và vai trò của Quốc triều hình luật; pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ so sánh các thời kì… đều đã được đề cập tới Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện trong Quốc triều Hình luật cũng như những giá trị của nó trong việc nghiên cứu hoàn thiện Luật hình sự Việt Nam
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong chỉ đạo, định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự Trong Bộ luật hình sự 1999, nguyên tắc này cũng đã được thể hiện rõ ràng Tuy nhiên qua nhiều năm thi hành, những quy định cụ thể của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được sửa đổi
Hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội trong nước và trên thế giới đã
có nhiều thay đổi so với thời điểm BLHS 1999 ra đời, nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ, thì những yêu cầu về việc hoàn thiện pháp luật hình sự cũng
có những sự thay đổi nhất định Những yêu cầu đó, ngoài việc phải đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập, còn là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo quan điểm của Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 “cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống
pháp lí của dân tộc”
Trang 10Vì những lí do trên, học viên lựa chọn đề tài “Phân hóa trách nhiệm
hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận
văn thạc sĩ Nội dung của luận văn sẽ nhằm giải đáp các câu hỏi: Phân hóa trách nhiệm hình sự là gì; phân hóa trách nhiệm hình sự đã được thể hiện như thế nào trong các quy định của Quốc triều hình luật; và Luật hình sự Việt Nam hiện đại sẽ học hỏi được gì từ Quốc triều hình luật trong phân hóa TNHS
2 Tình hình nghiên cứu
Ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về luật hình sự Việt Nam thời phong kiến và luật hình sự Việt Nam hiện đại Cụ thể:
Nhóm các công trình nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS và những biểu hiện của nguyên tắc này mà tiêu biểu là: Phạm Văn Báu (2000),
Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học, trường đại học Luật Hà Nội; Lê Cảm (2005), Chế định miễn hình
phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 4; Lê Cảm (2005), Chế định án treo và mô hình
lí luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, tạp chí Tòa án nhân dân, số 2; Lê
Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung),
sách chuyên khảo sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Độ
(1995), Các hình phạt không phải phạt tù, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Độ (1999), Vấn đề phân loại tội phạm, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4; Phạm Hồng Hải (2004), Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự và vấn đề áp dụng chế định này trong thực tiễn, sách Trách nhiệm
hình sự - cơ sở lí luận và thực tiễn, trường đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Ngọc
Hòa (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (1997), Luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí
Trang 11luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hòa (2000), Nguyên tắc phân hóa Trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự 1999, tạp chí Luật
học, số 2; Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2001), Trách nhiệm hình sự và hình
phạt, Nxb Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm, lí luận và thực tiễn, sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp; Nguyễn Ngọc
Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb CAND; Uông Chu Lưu
(1995), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hình phạt bổ
sung, sách Hình phạt trong LHS Việt Nam, Nxb CTQG; Trương Minh Mạnh
(2003), Phân loại tội phạm theo LHS Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật; Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết
định hình phạt, Nxb CAND Nxb Khoa học (1963); Cao Thị Oanh (2006),
Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong việc xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể, tạp chí NN và PL, số 2 Cao Thị Oanh (2006), Biểu hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong các quy định về chế tài hình sự thuộc phần các tội phạm, tạp chí NN và PL, số 7; Cao Thị Oanh (2008), Nguyên tắc phân hóa TNHS trong luật hình sự Việt Nam, luận án tiến sĩ luật
học, trường Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị Minh Phượng (2002), Nguyên tắc
phân hóa TNHS và sự thể hiện của nó trong BLHS năm 1999, luận văn thạc sĩ
luật học, Viện NN và PL; Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong
LHS Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Viện NN và PL; Lê Thị Sơn chủ biên
(2004), Quốc triều Hình luật, nội dung và giá trị, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội; Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu LHS Việt Nam, Nxb Tp HCM Chính trị quốc gia; Đào Trí Úc (1995), Chính sách hình sự và hình phạt, sách hình phạt trong LHS Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia; Đào Trí Úc (1999), Bản
chất và vai trò của các nguyên tắc LHS Việt Nam, tạp chí NN và PL, số 1;
Phạm Hùng Việt (1998), Nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa TNHS trong
LHS Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, viện NN và PL; Trịnh Tiến Việt
Trang 12(2013), Tội phạm và TNHS, Nxb Chính trị quốc gia; Võ Khánh Vinh (1990),
Nguyên tắc cá thể hóa việc quyết định hình phạt, tạp chí TAND, số 8… Nhìn
chung, các công trình này đã nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng nhƣ những biểu hiện của nguyên tắc này trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 Trong các công trình
nghiên cứu đã liệt kê, luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc phân hóa TNHS
trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Cao Thị Oanh là một công trình
khoa học có giá trị tham khảo lớn, luận án đã làm rõ các nội dung cơ bản của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự: lịch sử, cơ sở phân hóa, nội dung, yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định trong Bộ luật hình sự, đồng thời, luận văn cũng làm rõ mỗi quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và một số nguyên tắc cơ bản khác của luật hình sự
Nhóm các công trình nghiên cứu về Luật hình sự Việt Nam thời phong kiến mà chủ yếu là thông qua 2 bộ cổ luật Quốc triều Hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, Lê triều Hình luật) và Hoàng Việt luật lệ, về lịch sử pháp luật
hình sự Việt Nam qua các thời kì nhƣ: Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Vấn đề tội
phạm trong Quốc triều Hình luật, sách Quốc triều Hình luật – lịch sử hình
thành, nội dung và giá trị, chủ biên TS Lê Thị Sơn, Nxb Khoa học – Xã hội;
Cao Thị Oanh (2007), Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong các
tội xâm phạm tính mạng con người trong Hoàng Việt luật lệ, tạp chí NN và
PL, số 3; Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật – lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị, Nxb Khoa học – xã hội, Hà Nội; Lê Thị Sơn (2010), Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của Luật hình sự hiện đại, tạp chí NN và
PL; Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Trong đó, sách Quốc triều hình luật – lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tác giả
Lê Thị Sơn (2010) là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về
Trang 13Quốc triều Hình luật dưới nhiều góc độ, trong đó có một số nội dung về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật
Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài về
phân hóa TNHS như: Về khái niệm phân hóa và cá thể hóa TNHS của G.N Magomedov, Phân hóa TNHS của T.A Lesvievski và Kostare… về Quốc triều Hình luật như Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ 17 – 18 của tác giả
Insun Yu (1994)
Có thể thấy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về Quốc triều hình luật Ở các công trình này những vấn đề
lí luận cơ bản, hay chuyên sâu về nguyên tắc phân hóa TNHS; nội dung, vị trí
và vai trò của Quốc triều hình luật; pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ
so sánh các thời kì… đều đã được đề cập tới Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện trong Quốc triều Hình luật cũng như những giá trị tri thức của nó trong việc hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm chứng minh phân hóa trách nhiệm đã được thể hiện như một nguyên tắc trong Quốc triều Hình luật, qua đó rút ra những bài học lịch sử cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lí luận của nguyên tắc phân hóa TNHS; Thứ hai, vận dụng các vấn đề lí luận đó vào việc nghiên cứu các quy
định của Quốc triều Hình luật;
Thứ ba, trên cơ sở những kết quả thu được từ nghiên cứu Quốc triều
Hình luật, nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với các quy định
Trang 14của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện đại Từ đó, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự dựa trên việc kế thừa và phát huy thành tựu phân hóa TNHS của Quốc triều Hình luật
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học về nguyên tắc phân hóa TNHS, các quy định của Quốc triều Hình luật, các quy định của Bộ luật hình sự 1999 và của luật hình sự một số nước trên thế giới
Phạm vi nghiên cứu: hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến Quốc triều Hình luật đang được quan tâm, tuy nhiên, tác giả chỉ thực hiện luận văn trong phạm vi những vấn đề được nhìn nhận từ góc độ luật hình sự
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, phương pháp lịch
sử cụ thể, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…
6 Những đóng góp mới của đề tài
Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên trong khoa học luật hình sự nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật Luận văn có một số đóng góp mới sau:
Thứ nhất, chứng minh Phân hóa TNHS được thể hiện như một nguyên
tắc trong Quốc triều hình luật;
Thứ hai, phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm mang tính kế thừa từ
Quốc triều hình luật trong phân hóa TNHS của Luật hình sự Việt Nam hiện đại;
Thứ ba, kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam 1999 trên cơ sở
thực tiễn cũng như truyền thống pháp lí của đất nước
Trang 157 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về phân hóa trách nhiệm hình sự và
phân hóa trách nhiệm hình sự
Chương 2: Cơ sở, biểu hiện và bài học lịch sử của việc phân hóa trách
nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật
Trang 16Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ
PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1 Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự và phân hóa trách nhiệm hình sự
Trong các loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm hình sự là dạng trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự về khái niệm “trách nhiệm hình sự” như:
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án
áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
mà người đó đã thực hiện [36, tr.14]; Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước [47, tr.41]; Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình
sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích [44, tr.21]; … Các quan điểm đó tuy có sự khác nhau về một số nội dung như thời điểm bắt đầu trách nhiệm hình sự, các yếu tố của trách nhiệm hình sự… nhưng tựu chung lại, đa số các quan điểm đều phản ánh thống nhất một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau: 1) Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội; 2) Trách nhiệm hình sự chỉ
có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện; 3) Trách nhiệm
Trang 17hình sự được biểu hiện tập trung nhất ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt; 4) Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm trước nhà nước; 5) Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật
Như vậy, hình phạt là yếu tố thể hiện tập trung nhất trách nhiệm hình
sự của người phạm tội Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với một người có hành vi vi phạm pháp luật Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là:
Không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm [37, Điều 27]
Vì vậy, hình phạt vừa có tác động tới chính bản thân người bị áp dụng, vừa có ảnh hưởng răn đe đối với xã hội, qua đó có ý nghĩa trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm Đối với một người phạm tội, trong một trường hợp phạm tội cụ thể, nếu hình phạt được áp dụng quá nhẹ, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như những yếu tố nhân thân người phạm tội thì không đạt được mục đích trừng trị người phạm tội, không có tác dụng trong việc phòng ngừa chung
“Khi đó, các chế tài hình sự không phát huy được hết khả năng răn đe, giáo
dục, lòng tin vào sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật bị xói mòn, thậm chí có thể phát sinh tư tưởng bất mãn, khinh nhờn pháp luật” [34, tr.12]
Ngược lại, nếu hình phạt được áp dụng quá nghiêm khắc cũng gây ra những tác động tiêu cực tương tự:
Trang 18Bất kì một sự nghiêm khắc thái quá nào đều có thể tạo ra sự phẫn uất, bi quan, mất lòng tin và động cơ tự cải tạo, giáo dục của người phạm tội; tạo ra sự thương xót không đáng có của người khác đối với người phạm tội [10, tr.101], sự khắc nghiệt… làm cho hình phạt trở nên không có kết quả [2, tr.123]
Tuy nhiên, trong thực tế các trường hợp phạm tội rất đa dạng, khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cũng như các yếu tố nhân thân của chủ thể Vì vậy:
Việc tạo ra cơ sở pháp lí trong luật hình sự để có thể quyết định trách nhiệm hình sự ở mức phù hợp với mỗi trường hợp phạm tội cụ thể cũng như việc xây dựng và áp dụng luật tuân thủ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là một yêu cầu mang tính khách quan [34, tr.6]
Trong đời sống xã hội, thuật ngữ “phân hóa” nói chung được hiểu là
“tính khác biệt, sự khác nhau, sự phân chia, sự chia tách cái tổng thể ra từng
bộ phận, các hình thức và các mức độ khác nhau”, hoặc “chia ra thành nhiều
bộ phận khác hẳn nhau” [34, tr.6] Như vậy, phân hóa nói chung được hiểu là
sự phân loại một sự vật thành các bộ phận khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định Từ khái niệm phân hóa đó, phân hóa trách nhiệm hình sự có thể
được hiểu là “sự phân chia các trường hợp phạm tội thành những nhóm khác
nhau dựa vào tính nguy hiểm cho xã hội của chúng và các đặc điểm nhân thân loại người phạm tội, đồng thời, quy định và áp dụng với chúng “liều lượng” trách nhiệm hình sự phù hợp” [34, tr.6 – 7]
Về vấn đề có coi phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự hay không, tuy còn có những quan điểm khác nhau về tên gọi của nguyên tắc, về việc xác định nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là nguyên tắc đặc trưng của luật hình sự hay là nguyên tắc liên ngành… nhưng
Trang 19nhìn chung, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự Có thể kể đến một số nhà khoa học như: các tác giả G.A.Zlôbin, S.G.Kelina, A.M.Jakovlev khẳng định
“Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là một trong những nguyên tắc
của chính sách hình sự” [34, tr.9]; GS.TSKH Lê Cảm cho rằng luật hình sự
Việt Nam bao gồm bảy nguyên tắc, trong đó có “Nguyên tắc công minh, hay
còn gọi là nguyên tắc công bằng hoặc nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự” [5, tr.203]; GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng “vấn đề phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự được đặt ra và được coi là một nguyên tắc của luật hình sự” [18, tr.28]; TS Đỗ Thị Minh Phượng cho rằng
“Phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt là hai nguyên tắc có
quan hệ biện chứng với nhau” [35, tr.21]… Như vậy, đa số các tác giả đều
thống nhất trong việc thừa nhận phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự Phân hóa trách nhiệm hình sự được thừa nhận
là một nguyên tắc của luật hình sự vì các lí do sau:
Thứ nhất: phân hóa trách nhiệm hình sự có cơ sở là sự đa dạng về mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội trong thực tiễn, gắn với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
Tội phạm được thực hiện trong thực tiễn rất đa dạng và khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, những hành vi phạm tội cụ thể không những có sự khác nhau về nguyên nhân và điều kiện phát sinh, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại mà còn có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khác quan và chủ quan khác Nguyên nhân của sự khác biệt có thể là sự khác biệt về tầm quan trọng của quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, về hậu quả của tội phạm, về tính chất và mức độ lỗi (lỗi cố ý hay lỗi vô ý, cố ý trực
Trang 20tiếp hay cố ý gián tiếp, vô ý vì cẩu thả hay vô ý vì quá tự tin), về hoàn cảnh thực hiện tội phạm, về chủ thể thực hiện tội phạm (các yếu tố nhân thân khác nhau như độ tuổi, giới tính, tái phạm…), về hình thức thực hiện tội phạm (tội phạm đơn lẻ hay đồng phạm, phạm tội có tổ chức), về các giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành)… Những khác biệt về các yếu tố cụ thể của tội phạm dẫn đến sự khác biệt về tính
nguy hiểm cho xã hội của các trường hợp phạm tội khác nhau “Cơ sở này giữ
vai trò quyết định trong việc đặt ra yêu cầu xử lí theo hướng phân hóa các hành vi phạm tội bởi vì việc xử lí tội phạm chỉ thực sự có hiệu quả khi chế tài tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm” [34, tr.11]
Nhân thân người phạm tội cũng có thể tạo ra sự khác biệt giữa các trường hợp phạm tội Có những yếu tố nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm như trình độ học vấn, ý thức chính trị, ý thức pháp luật của người phạm tội,… Đồng thời, một số đặc điểm nhân thân có thể phản ánh khả năng giáo dục khác nhau hoặc phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội như tuổi của người phạm tội, người phạm tội là phụ nữ có thai, người phạm tội là người chưa thành niên,… Những đặc điểm khác biệt này cũng cần được xem xét khi áp dụng trách nhiệm hình sự, vì hiệu quả của biện pháp xử lí hình sự được áp dụng phần nào phụ thuộc vào mức độ phù hợp của biện pháp đó với các đặc điểm nhân thân người phạm tội
Như vậy, sự đa dạng về tính nguy hiểm cho xã hội tội phạm
và nhân thân người phạm tội đặt ra yêu cầu xử lí tội phạm theo hướng phân hóa để đảm bảo biện pháp xử lí đối với mỗi trường hợp phạm tội tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và phù hợp với nhân thân người phạm tội Đó chính là điều kiện để những người bị xử lí tự giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cũng như để mọi người tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật
Trang 21và nhờ đó lợi ích của nhà nước, của xã hội, của cá nhân được đảm bảo ở mức độ tốt nhất Ngược lại, nếu phân hóa trách nhiệm hình sự không trở thành một nguyên tắc của luật hình sự thì việc quy định
và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có thể không tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc không phù hợp với các đặc điểm nhân thân người phạm tội Khi đó, các chế tài hình sự không phát huy được hết khả năng răn
đe, giáo dục, lòng tin vào sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật
bị xói mòn, thậm chí có thể phát sinh tư tưởng bất mãn, khinh nhờn pháp luật Tất cả các hiện tượng đó đều ảnh hưởng tiêu cực đối với trật tự pháp luật Nói cách khác, phân hóa trách nhiệm hình sự cần phải trở thành tư tưởng chỉ đạo, định hướng đối với toàn bộ quá trình quy định tội phạm và trách nhiệm hình sự và việc phân hóa trách nhiệm hình sự trở thành một nguyên tắc của luật hình sự là một yêu cầu khách quan [34, tr.11 – 12]
Thứ hai: phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện trên ba phương
diện là phương diện nhận thức, phương diện lập pháp hình sự và phương diện
áp dụng pháp luật hình sự
Ở phương diện nhận thức, phân hóa trách nhiệm hình sự thể hiện qua
sự nhận thức của Nhà nước, của các nhà làm luật về sự cần thiết của việc xử lí theo hướng phân hóa với các trường hợp phạm tội khác nhau và được biểu hiện qua các chính sách hình sự của Nhà nước Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự ở phương diện này tác động trực tiếp đến sự thể hiện nguyên tắc này ở hai phương diện còn lại Chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự giữ vai trò định hướng, chỉ đạo trong hoạt động xây dựng và hoạt động áp dụng luật hình sự
Ở phương diện lập pháp hình sự, các nhà làm luật trong quá trình xây
Trang 22dựng luật hình sự sẽ thể chế hóa chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự Như vậy, việc phân hóa trách nhiệm hình sự luôn luôn phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước, vào quan điểm của nhà nước về tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm Đây là nguyên nhân của sự khác biệt về nội dung và mức độ phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật hình sự của các Nhà nước khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau
Ở phương diện áp dụng luật hình sự, phân hóa trách nhiệm hình sự tạo
ra cơ sở định hướng để chủ thể áp dụng luật hình sự thực hiện tốt yêu cầu cá thể hóa trách nhiệm hình sự Trên cơ sở nhận thức về phân hóa trách nhiệm hình sự và cụ thể hóa nhận thức đó trong việc xây dựng luật hình sự bằng các biểu hiện như: phân hóa tội phạm thành các loại khác nhau, quy định hệ thống hình phạt thành nhiều loại hình phạt có tính nghiêm khắc khác nhau, quy định chế tài khác nhau đối với các tội phạm khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội… Đây chính là cơ sở để cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong những trường hợp phạm tội cụ thể Khi tiến hành xác định trách nhiệm hình sự cho từng trường hợp phạm tội, các cơ quan áp dụng luật vận dụng đường lối phân hóa trách nhiệm hình sự vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự cho từng người phạm tội cụ thể
Như vậy, phân hóa trách nhiệm hình sự vừa xuất phát từ cơ sở thực tiễn
là sự đa dạng về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, vừa luôn thể hiện vai trò định hướng, chỉ đạo quá trình xây dựng và áp dụng luật hình sự Phân
hóa trách nhiệm hình sự là “tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản được
thể hiện trong pháp luật hình sự, cũng như trong giải thích và trong áp dụng pháp luật hình sự” [5, tr.201] Do đó, nó hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu đối với
một nguyên tắc của luật hình sự - nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, với nội dung là: trách nhiệm hình sự được quy định và áp dụng phải mang tính phân hóa để đảm bảo tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và phù hợp với nhân thân người phạm tội
Trang 231.2 Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự chính là tiêu chí được nhà làm luật sử dụng để phân tội phạm thành những nhóm khác nhau Những tiêu chí này phải đáp ứng được yêu cầu là khi được sử dụng để phân chia các trường hợp phạm tội thì có thể tạo ra những nhóm trường hợp phạm tội cần đươc xử
lí một cách khác biệt Thực tiễn lập pháp hình sự cho thấy, luật hình sự sử dụng hai căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự thứ nhất: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, về khách quan, là “gây ra hoặc
đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ” [20, tr.52] Tính nguy hiểm cho xã hội là đặc tính thể hiện bản chất
của tội phạm, mà trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một người khi người đó phạm tội Vì vậy, gắn liền với vấn đề trách nhiệm hình sự, nhà làm luật bao giờ cũng phải quan tâm đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Tuy nhiên, tội phạm được thực hiện trong thực tiễn rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội Sự khác biệt đó không chỉ tồn tại giữa những trường hợp thực hiện tội phạm khác nhau mà còn tồn tại ngay cả trong trường hợp thực hiện cùng một loại tội phạm Những hành vi phạm tội cụ thể không những có
sự khác nhau về nguyên nhân và điều kiện phát sinh, về tính chất của các quan
hệ xã hội bị xâm hại mà còn có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khác quan và chủ quan khác Sự khác biệt có thể xuất phát từ sự khác biệt về tầm quan trọng của quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, về hậu quả của tội phạm, về tính chất và mức độ lỗi, về hoàn cảnh thực hiện tội phạm, về chủ thể thực hiện tội phạm, về hình thức thực hiện
Trang 24tội phạm, về các giai đoạn thực hiện tội phạm… Những khác biệt về các yếu tố
cụ thể của tội phạm dẫn đến sự khác biệt về tính nguy hiểm cho xã hội của các trường hợp phạm tội khác nhau Về vấn đề này, C Mác cho rằng việc trừng trị tội phạm phải là sự trừng trị chính hành vi của người đó, nhưng sự trừng trị cũng phải có giới hạn, có “mức độ” nhất định Giới hạn của sự trừng phạt người phạm tội phải là giới hạn hành vi của họ:
Nếu như khái niệm tội phạm giả định phải có sự trừng phạt, thì tội phạm thực tế lại giả định phải có một mức độ trừng phạt nhất định Tội phạm thực tế là có giới hạn, dầu chỉ là để cho nó có tính chất thực tế, nó phải được hạn chế bởi nguyên tắc của pháp luật để trở thành hợp pháp Vấn đề là ở chỗ làm cho sự trừng phạt trở thành hậu quả thực tế của việc phạm tội Dưới con mắt của kẻ phạm tội,
sự trừng phạt phải là kết quả tất yếu của hành vi của chính người đó – do đó phải là hành vi của chính người đó Giới hạn của hành vi của y phải là giới hạn của sự trừng phạt [2, tr.169]
Như vậy, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được sử dụng là căn
cứ phân tội phạm thành những nhóm khác nhau là yêu cầu khách quan, bởi: 1) Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu thể hiện bản chất của tội phạm; 2) Tội phạm trên thực tế rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội
Với vai trò quan trọng đặc biệt, căn cứ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải được sử dụng trong mọi trường hợp cần tiến hành phân hóa
trách nhiệm hình sự “Ngay cả trong những trường hợp đặc điểm nhân thân
người phạm tội ảnh hưởng đáng kể đến mức độ trách nhiệm hình sự được quy định và áp dụng thì căn cứ nhân thân người phạm tội không thể thay thế được vai trò của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm” [34, tr.23]
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được phản ánh qua những yếu
tố khác nhau như: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất của hành
Trang 25vi phạm tội, hình thức của tội phạm, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội, mức độ hậu quả của tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra, tính chất và mức độ lỗi… Do đó, để xác định đúng mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần phải đánh giá một cách tổng hợp tất cả các yếu tố có liên quan
Trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhà làm luật cần lựa chọn những trường hợp phạm tội
có tính nguy hiểm tương đương nhau để xếp chúng vào cùng một nhóm và tách những trường hợp có sự khác biệt đáng kể về tính nguy hiểm cho xã hội thành các nhóm khác nhau Tuy nhiên, nhà làm luật không nên chia tách các hành vi có tình nguy hiểm cho xã hội tương đương nhau thành các nhóm khác nhau vì sẽ gây nên tình trạng quy phạm pháp luật trở nên vụn vặt, sự phân hóa trách nhiệm hình sự trở thành quá chi tiết Tương tự, nhà làm luật cũng không nên nhập những tường hợp phạm tội có sự khác biệt rõ rệt về tính nguy hiểm cho xã hội vào cùng một nhóm vì sự phân hóa như vậy sẽ là quá khái quát, gây khó khăn trong cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi áp dụng pháp luật Với mỗi nhóm trường hợp phạm tội đã được phân hóa, nhà làm luật cần quy định loại và mức độ trách nhiệm hình sự phù hợp; xác định rõ nhóm được miễn hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nhóm cần áp dụng hình phạt và nhóm có thể được miễn hình phạt… sao cho đảm bảo tương xứng giữa trách nhiệm hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể đã thực hiện Trong việc phân hóa biện pháp xử lí nêu trên, nhà làm luật không nên quy định trong luật một khung chế tài có biên độ dao động lớn vì điều đó sẽ tạo ra những quy phạm pháp luật có tính phân hóa không cao, dễ dẫn đến việc áp dụng pháp luật tùy tiện hoặc không thống nhất
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự thứ hai: nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là “tổng hợp
những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải
Trang 26quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ” [20, tr.131], như: tuổi,
nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ học vấn, tiền án… Nhân thân của người phạm tội vừa có thể ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vừa phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần phải xác định:
Loại và mức hình phạt cụ thể không chỉ tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà còn phù hợp với những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội để đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội [20, tr.198]
Như vậy, nhân thân người phạm tội có vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội
Tóm lại, nhân thân người phạm tội được sử dụng là căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự vì: 1) Nhân thân người phạm tội là một trong những yếu
tố phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mà tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là một căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự; 2) Mục đích của trách nhiệm hình sự, ngoài việc trừng trị
người phạm tội, còn nhằm “thay đổi bản chất xã hội trong nhân thân người
đó, ngăn ngừa họ phạm tội mới” [34, tr.28], để đạt được mục đích này, trong
quyết định hình phạt, ngoài việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội, còn cần cân nhắc đến các yếu tố nhân thân phản ánh hoàn cảnh của người phạm tội và khả năng cải tạo giáo dục họ
Để đảm bảo giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự trong thực
tế, phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở nhân thân người phạm tội cần thực hiện theo nguyên tắc:
Khả năng giáo dục đối với nhóm người phạm tội càng thấp thì mức độ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với họ càng phải
Trang 27nghiêm khắc Trong những trường hợp tội phạm được thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội tương đương nhau, trường hợp nào người phạm tội thể hiện khả năng giáo dục cao hơn thì trường hợp
đó phải được quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự ít nghiêm khắc hơn Ngược lại, trường hợp nào người phạm tội thể hiện khả năng giáo dục thấp hơn thì trường hợp đó phải được quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn Ngoài ra, hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội cũng là yếu tố cần được cân nhắc khi xác định trách nhiệm hình sự của họ [34, tr.27 – 28]
Trong hai căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải được xem là căn cứ chủ đạo quy định sự khác biệt về trách nhiệm hình sự Căn cứ phân hóa thứ hai - nhân thân người phạm tội - là căn cứ được sử dụng mang tính bổ sung cho căn cứ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
1.3 Những yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc quy định tội phạm và hình phạt
1.3.1 Yêu cầu của phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định về phân loại tội phạm
Biểu hiện đầu tiên của sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật là sự phân loại tội phạm theo mức độ của tính nguy hiểm cho
xã hội Sự phân loại này không chỉ là biểu hiện cơ bản của sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật mà còn là cơ sở pháp lí thống nhất cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong các chế định của phần chung cũng như ở các tội phạm cụ thể… [15, tr.40]
Yêu cầu này xuất phát từ thực tế khách quan là những hành vi phạm tội được thực hiện rất đa dạng, rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội Thực tế đó đòi hỏi trong luật hình sự phải có sự phân loại các hành vi có mức
Trang 28độ nguy hiểm cho xã hội tương đương nhau vào thành một nhóm và quy định với chúng các hình thức xử lí khác nhau Việc làm này chính là phân loại tội phạm dựa trên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Trong luật hình sự, việc phân loại tội phạm có ý nghĩa rất lớn:
Đối với việc xây dựng một loạt chế định ở phần chung như: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, xóa án và xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể ở phần các tội phạm của Bộ luật hình sự [51, tr.50]
Để thực hiện việc phân loại tội phạm, các nhà làm luật cần đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thông qua việc đánh giá từng yếu tố
có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như: quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại, tính chất của hành vi khách quan, công cụ, phương tiện, thời gian, thủ đoạn thực hiện hành vi, tính chất và mức độ lỗi, động cơ và mục đích phạm tội, các yếu tố nhân thân người phạm tội…
Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với việc phân loại tội phạm là:
Nhà làm luật cần phân hóa tội phạm thành các nhóm sao cho các trường hợp phạm tội thuộc các nhóm khác nhau đáng kể về mức
độ của tính nguy hiểm cho xã hội và kết quả phân loại này có thể được sử dụng để xây dựng đường lối xử lí thống nhất mang tính phân hóa cao trong các quy định của luật hình sự [34, tr.63]
1.3.2 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do luật định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
Trang 29hành vi phạm tội đã thực hiện Việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật như thế nào sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Trên thực tế, các hành vi phạm tội rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội Vì vậy đặt ra yêu cầu quy định thời hạn khác nhau tương ứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Nói cách khác, cần có sự phân hóa trong việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Sự phân hóa này cần đáp ứng yêu cầu:
Phân hóa tội phạm theo tính nguy hiểm cho xã hội để quy định đối với chúng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau một cách phù hợp theo hướng: tội phạm càng nguy hiểm thì thời hạn để không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội càng dài Đặc biệt, chỉ nên quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội có tính nguy hiểm cho xã hội rất cao [34, tr.67]
Miễn trách nhiệm hình sự, cùng với quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, là các chế định thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình
sự về hành vi phạm tội của mình khi họ thỏa mãn những điều kiện luật định Quy định về miễn trách nhiệm hình sự sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội Trong chế định miễn trách nhiệm hình
sự, bên cạnh yếu tố tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, yếu tố nhân thân người phạm tội có vai trò rất quan trọng
Khác với quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, khi quy định về miễn trách nhiệm hình sự, thực tiễn lập pháp hình sự ở nước ta cho thấy căn cứ nhân thân người phạm tội lại trở thành căn cứ quan trọng [34, tr.68] Do vậy, đối với các trường hợp được miễn trách
Trang 30nhiệm hình sự, nhà làm luật cần quy định điều kiện thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm rất thấp trong khi các đặc điểm nhân thân người phạm tội lại rất đáng được khoan hồng [34, tr.69]
1.3.3 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về hệ thống hình phạt
Hình phạt là dạng thực hiện trách nhiệm hình sự chủ yếu nhất, được xem là nội dung quan trọng nhất của trách nhiệm hình sự Mối quan hệ giữa tội phạm và hình phạt là mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả Hình phạt
là hậu quả pháp lí của việc một người thực hiện hành vi phạm tội Sự khác nhau thực tế về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như các đặc điểm nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo đối với họ là yêu cầu khách quan, đòi hỏi trong luật hình sự phải có các hình phạt khác nhau để khi áp dụng đảm bảo tính phù hợp, thực hiện mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt PGS.TS Cao Thị Oanh cho rằng:
Việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện các hành vi phạm tội khác nhau có thực hiện được hay không phụ thuộc một cách cơ bản vào việc nhà làm luật có tạo ra cơ
sở pháp lí để người áp dụng pháp luật xử lí khác nhau đối với những trường hợp mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc nhân thân người phạm tội có sự khác biệt rõ rệt hay không Điều đó thể hiện rằng, nhà làm luật cần quy định một hệ thống hình phạt đủ đa dạng đến mức người áp dụng pháp luật có thể thực hiện tốt sự lựa chọn đó… Đồng thời, hệ thống hình phạt được xây dựng phải chứa đựng khả năng phù hợp với việc áp dụng trong thực tiễn đối với mọi trường hợp phạm tội có thể xảy ra [34, tr.70]
Trang 31GS.TS Lê Cảm cũng cho rằng một hệ thống hình phạt trong luật hình
sự phải đáp ứng được bốn yêu cầu sau:
Hệ thống hình phạt trong phần chung phải được xây dựng một cách khoa học, cân đối và hợp lí để làm cơ sở cho việc quy định một cách chính xác các chế tài cụ thể đối với các tội phạm tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự;
Việc quy định trình tự áp dụng của các loại hình phạt phải tương ứng với sự phân chia các tội phạm thành các loại nhất định trong Phần chung Bộ luật Hình sự;
Trong hệ thống hình phạt phải thể hiện rõ được tính chất và mức độ nghiêm khắc khác nhau của các loại hình phạt tương ứng với mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự;
Trong hệ thống hình phạt phải quy định một cách cụ thể, rõ ràng và chính xác trình tự, các căn cứ và những điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt nói chung, cũng như giới hạn tối thiểu và tối
đa của các loại hình phạt có thời hạn nói riêng [5, tr.690]
Như vậy, hệ thống hình phạt trong luật hình sự đáp ứng yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự là hệ thống hình phạt bao gồm đa dạng hình phạt với các mức độ nghiêm khắc khác nhau để đảm bảo khả năng áp dụng với các trường hợp phạm tội đa dạng về mức độ nguy hiểm cho xã hội và nhân thân người phạm tội trên thực tế Hệ thống hình phạt nên bao gồm hình phạt chính
và hình phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình phạt chính có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính, đúng như PGS.TS Trịnh Quốc Toản khẳng định:
Nhà làm luật phải quy định được một hệ thống hình phạt đa dạng và phong phú, gồm nhiều loại hình phạt khác nhau, bao gồm không chỉ các hình phạt chính mà cả các hình phạt bổ sung, trong
Trang 32đó đối với mỗi loại hình phạt có quy định đầy đủ nội dung, điều kiện, phạm vi, thời hạn áp dụng cụ thể, có công dụng xã hội khác nhau, có chế độ chấp hành khác nhau… [43, tr.69]
1.3.4 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là việc tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với từng trường hợp phạm tội Đây chính là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất: yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về căn cứ quyết định hình phạt
Căn cứ quyết định hình phạt là những yếu tố được sử dụng để quyết định loại và mức hình phạt đối với người phạm tội Có thể thấy, căn cứ quyết định hình phạt có ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội, do vậy, các căn cứ quyết định hình phạt cần phải được quy định trong luật Với ý nghĩa chuyển tải đường lối xử lí về hình sự trong luật vào thực tiễn áp dụng, các quy định của luật hình sự về căn cứ quyết định hình phạt phải cho thấy sự phân hóa để đảm bảo loại và mức hình phạt áp dụng với người phạm tội là hoàn toàn phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như phù hợp với các yếu tố nhân thân của họ
“Để có thể đạt được ở mức độ tối đa các mục đích của việc áp dụng hình
phạt, các yếu tố được cân nhắc khi quyết định loại và mức hình phạt phải phản ánh đúng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội” [34, tr.76]
Như vậy, yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
Trang 33các quy định về căn cứ quyết định hình phạt là: các quy định này phải thể hiện được yêu cầu xem xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể và các yếu tố nhân thân người phạm tội đó
Thứ hai, yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt
Thực tế tồn tại những trường hợp một hành vi nguy hiểm đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc rơi vào khung hình phạt tăng nặng của một điều luật, tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như các yếu tố nhân thân người phạm tội cho thấy, ngay cả việc áp dụng mức hình phạt tối thiểu đối với người phạm tội cũng là quá nghiêm khắc với người phạm tội Giải quyết vấn đề này, luật hình sự của nhiều nước cho phép Tòa án quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của điều luật Ví dụ, Điều 47 BLHS Việt Nam quy định:
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án
có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn Lí do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án [37, Điều 47]
Bộ luật hình sự Nga cũng có quy định tương tự tại Điều 65 [37; Điều 65] Từ những căn cứ trên, chúng tôi cho rằng yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như các yếu tố nhân thân người phạm tội cho thấy, ngay cả việc áp dụng mức hình phạt tối thiểu đối với người phạm tội cũng là quá nghiêm khắc với người
Trang 34phạm tội là: 1) Luật hình sự cần có quy định cho phép quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật; 2) Cần quy định các căn cứ cho thấy mức độ nguy hiểm thấp cũng như những yếu tố nhân thân giảm nhẹ đặc biệt của người phạm tội làm điều kiện cho phép quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của điều luật; 3) Cần quy định giới hạn hình của phạt nhẹ hơn đó
Trường hợp tội phạm chưa hoàn thành: trong thực tế, các hành vi phạm tội cố ý có thể dừng lại ở các giai đoạn khác nhau: tội phạm chưa hoàn thành và tội phạm đã hoàn thành Tội phạm chưa hoàn thành lại có các mức
độ khác nhau: chưa bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã có hành vi tạo ra các điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm, đã thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, đã thực hiện hết các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra Ở mỗi giai đoạn đó, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội sẽ khác nhau Tội phạm đã hoàn thành thì đương nhiên mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành Tội phạm chưa hoàn thành nhưng người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm thì mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả… Điều đó dẫn đến yêu cầu khách quan
về việc phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên các mức độ, hay các giai đoạn thực hiện tội phạm Đồng thời đòi hỏi trách nhiệm hình sự trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành phải ở mức nhẹ hơn so với trường hợp tội phạm
đã hoàn thành đối với cùng một tội
Trường hợp đồng phạm: tội phạm diễn ra trên thực tế có thể khác nhau
về loại chủ thể thực hiện, về phương thức, thủ đoạn, động cơ… và về số lượng người tham gia thực hiện tội phạm Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm là trường hợp phạm tội dưới hình thức đồng phạm
Trang 35So với các trường hợp phạm tội thông thường khác, trong vụ đồng phạm, những người phạm tội có thể gây ra thiệt hại lớn hơn, những người phạm tội
có thể dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội của mình cũng như dễ dàng xóa các dấu vết của tội phạm hơn… Điều đó cho thấy, phạm tội dưới hình thức đồng phạm, trong những điều kiện tương tự nhau thì nguy hiểm hơn phạm tội đơn
lẻ, vì vậy, cần quy định trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm
nặng hơn so với các trường hợp phạm tội thông thường Bên cạnh đó, “trong
vụ đồng phạm, những người tham gia tuy phạm cùng tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người có khác nhau, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người cũng khác nhau” [20, tr.195], vì vậy, trách nhiệm
hình sự của mỗi người đồng phạm phải được xác định khác nhau Sự phân chia này có thể không giống nhau ở luật hình sự mỗi nước nhưng cần đảm bảo có sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm dựa trên dạng hành vi và mức độ tham gia của họ vào vụ đồng phạm Như vậy, yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đồng phạm là: 1) Quy định trách nhiệm hình sự khác nhau cho các trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức theo hướng trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm nặng hơn trường hợp phạm tội đơn lẻ, trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội có tổ chức nặng hơn trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm giản đơn; 1) Phân loại người đồng phạm dựa trên dạng hành vi của họ khi tham gia vào vụ đồng phạm và quy định trách nhiệm hình sự theo hướng người có hành vi của người đóng vai trò chính trong vụ đồng phạm thì trách nhiệm hình sự nặng hơn
Trong trường hợp chủ thể thực hiện tội phạm là người chưa thành niên: người chưa thành niên có thể trở thành chủ thể của tội phạm trong trường hợp luật hình sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là dưới 18 tuổi Tuy nhiên, người chưa thành niên là người chưa hoàn thiện về tâm sinh lí, chưa có
Trang 36nhiều kiến thức xã hội và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử, dễ bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ phạm tội Đồng thời, khả năng tiếp thu sự giáo dục của nhóm đối tượng này lại cao hơn so với người đã thành niên, vì vậy cần có sự phân hóa trách nhiệm hình sự giữa trường hợp người chưa thành niên phạm tội và người đã thành niên phạm tội Bên cạnh đó, người chưa thành niên bao gồm các độ tuổi khác nhau, ở các độ tuổi này các dấu hiệu về tâm sinh lí, về kinh nghiệm sống, khả năng tiếp thu sự giáo dục… cũng sẽ khác nhau Chính
vì vậy cần có sự phân hóa trong xử lí đối với người chưa thành niên ở các mức tuổi khác nhau Tóm lại, yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên là: 1) Phân hóa trách nhiệm hình sự giữa người chưa thành niên và người đã thành niên theo hướng trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên nhẹ hơn; 2) Phân hóa trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên theo các mức tuổi khác nhau theo hướng độ tuổi nhỏ hơn thì trách nhiệm hình sự nhẹ hơn
1.3.5 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về cấu thành tội phạm
“Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc
trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự” [20, tr.74]
Cấu thành tội phạm có ý nghĩa là cơ sở của trách nhiệm hình sự Trong đó, dấu hiệu đặc trưng bắt buộc phải mô tả ở tất cả các cấu thành tội phạm là hành vi phạm tội Tuy nhiên, hành vi phạm tội rất đa dạng, có thể xâm phạm các khách thể khác nhau, hành vi xâm phạm cùng loại khách thể nhưng khách thể trực tiếp có thể khác nhau, hành vi do loại chủ thể khác nhau thực hiện … Những lí do trên dẫn tới yêu cầu khách quan phải xây dựng cấu thành tội phạm đáp ứng yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự
Xuất phát từ sự đa dạng của hành vi phạm tội mà “cấu thành tội phạm,
trong sự kết hợp các dấu hiệu của nó, có tính chất đặc trưng điển hình cho
Trang 37một loại tội phạm cụ thể” [24, tr.74] Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phân hóa
trách nhiệm hình sự, đòi hỏi các tội danh khác nhau phải được xây dựng độc lập trong các điều luật khác nhau Điều này được thực hiện tốt vừa thể hiện trình độ kĩ thuật lập pháp cao, đồng thời tạo ra tiền đề cho việc áp dụng pháp luật hình sự đạt hiệu quả, tránh bỏ lọt tội phạm Ví dụ, cùng là hành vi giết người nhưng có trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân… Những trường hợp này nếu được gộp chung vào một điều luật với tội danh “giết người” thì không phản ánh được mức độ nguy hiểm giảm nhẹ đáng kể của trường hợp giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh so với các trường hợp giết người thông thường khác
Ngoài ra, với cùng một tội phạm cũng tồn tại những trường hợp có sự khác biệt đáng kể về tính nguy hiểm cho xã hội Ví dụ, cùng là hành vi giết người thông thường, nhưng có trường hợp người phạm tội giết nhiều người, giết phụ nữ có thai, giết người bằng các phương pháp có khả năng làm chết nhiều người như bom, mìn…, thực hiện hành vi giết người một cách man rợ… Vì vậy, trong mỗi tội danh cần có sự phân hóa thành các trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ, đồng thời quy định trách nhiệm hình sự khác biệt đối với các trường hợp để đảm bảo xử lí chính xác trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các trường hợp đó Để làm tốt điều này đòi hỏi các nhà làm luật phải có sự giả định về các khả năng có thể xảy ra của tội phạm, kết hợp với sự nghiên cứu các điều kiện kinh tế xã hội, chính sách hình sự của Nhà nước trong từng giai đoạn… nhằm phân biệt các trường hợp tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự một cách hợp lí
Tóm lại, yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định về cấu thành tội phạm là: 1) Các cấu thành tội phạm của các tội
Trang 38danh khác nhau cần được xây dựng độc lập; 2) Trong mỗi tội danh cần phân hóa cấu thành tội phạm thành cấu thành giảm nhẹ hoặc tăng nặng, đồng thời, quy định hình phạt khác nhau ở mỗi cấu thành theo hướng loại và mức hình phạt đối với cấu thành tội phạm tăng nặng nghiêm khắc hơn loại và mức hình phạt trong cấu thành tội phạm cơ bản; loại và mức hình phạt đối với cấu thành tội phạm giảm nhẹ ít nghiêm khắc hơn loại và mức hình phạt trong cấu thành tội phạm cơ bản
1.3.6 Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về chế tài đối với tội phạm cụ thể
“Chế tài được quy định đối với mỗi tội phạm cụ thể là nơi thể hiện tập trung
nhất đường lối xử lí của Nhà nước đối với các hành vi phạm tội” [34, tr.134] Sự đa
dạng của hành vi phạm tội cũng như các yếu tố nhân thân người phạm tội đòi hỏi sự quy định độc lập các tội danh và sự phân chia trong mỗi tội danh thành cấu thành tội phạm thành cấu thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ Điều đó dẫn tới yêu cầu tất yếu về việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định về chế tài đối với các tội cụ thể Sự phân hóa này cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, hình phạt quy định cho mỗi tội phải đảm bảo tương xứng với
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó Ví dụ, nhà làm luật không nên quy định hình phạt tối đa là tử hình cho một tội được thực hiện với lỗi vô ý, bởi lỗi vô ý có mức độ nguy hiểm thấp hơn lỗi cố ý; hình phạt tử hình chỉ nên quy định cho các tội xâm phạm các khách thể quan trọng đặc biệt như an ninh quốc gia, tính mạng con người, các tội chống loài người
Thứ hai, trong mỗi tội danh cần quy định nhiều hình phạt có thể áp
dụng Trong các trường hợp phạm tội cụ thể, các yếu tố nhân thân người phạm tội có thể khác nhau, phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi và khả
Trang 39năng cải tạo giáo dục không giống nhau Vì vậy, cần quy định nhiều hình phạt
có thể lựa chọn đối với tội phạm để chủ thể áp dụng pháp luật có thể lựa chọn loại hình phạt phù hợp nhất, đảm bảo mức độ trừng trị phù hợp và khả năng đạt được mục đích cải tạo, giáo dục cao nhất Ví dụ, trong khoản 1 Điều 93 BLHS Việt Nam về tội giết người quy định ba loại hình phạt có thể áp dụng là: phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình Đây chính là quy định thể hiện
sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong chế tài với tội danh cụ thể đáp ứng yêu cầu thứ hai này
Thứ ba: lập luận tương tự như trên cho thấy đòi hỏi thực tế với mỗi
hình phạt có hạn mức (phạt tiền) hay có thời hạn (cải tạo không giam giữ, tù
có thời hạn), nhà làm luật cần quy định thành khung hình phạt có giới hạn mức thấp nhất và mức cao nhất Biên độ của giới hạn này không nên quá rộng
vì điều đó dẫn tới sự khó khăn, tùy tiện trong áp dụng pháp luật Ví dụ, Điều
94 BLHS Việt Nam quy định hai loại hình phạt là cải tạo không giam giữ với khung hình phạt là từ 6 tháng đến 3 năm, hình phạt tù với khung hình phạt là
từ 3 tháng đến 2 năm Đây chính là quy định thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong chế tài với tội danh cụ thể đáp ứng yêu cầu này
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1 Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm hình sự Nhưng các quan điểm đó đều thống nhất trách nhiệm hình sự gồm các đặc điểm: 1) Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội; 2) Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện; 3) Trách nhiệm hình sự được biểu hiện tập trung nhất ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
là hình phạt; 4) Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm trước nhà nước; 5) Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản
án hay quyết định có hiệu lực pháp luật Như vậy, hình phạt là yếu tố thể hiện tập trung nhất trách nhiệm hình sự của người phạm tội Tuy nhiên, hành vi phạm tội trên thực tế lại rất đa dạng về tính nguy hiểm cho xã hội và nhân thân của người phạm tội Điều đó đòi hỏi cần có sự phân hóa trách nhiệm hình sự để việc quyết định hình phạt được chính xác, phù hợp nhất với từng trường hợp phạm tội cụ thể Các phân tích trên cho thấy, phân hóa trách nhiệm hình sự là
một đòi hỏi mang tính khách quan của thực tiễn áp dụng luật hình sự
2 Phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự vì
nó vừa xuất phát từ cơ sở thực tiễn là sự đa dạng về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội, vừa luôn thể hiện vai trò định hướng, chỉ đạo quá trình xây dựng và áp dụng luật hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự có nội dung là: trách nhiệm hình sự được quy định và
áp dụng phải mang tính phân hóa để đảm bảo tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và phù hợp với nhân thân người phạm tội
3 Trong luật hình sự, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đặt
ra các yêu cầu trong việc phân loại tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, các biện pháp tha miễn, quy định các loại hình phạt, các quy định về quyết định hình phạt, về việc xây dựng cấu thành tội phạm và
về việc quy định chế tài đối với các tội phạm cụ thể