1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa

105 3,6K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 697 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp không phải là một đề tài mới và đã được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ nhiều lần tạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN NGỌC DIỆU LOAN

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH SẠN

HƯƠNG GIANG RESORT & SPA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN NGỌC DIỆU LOAN

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH SẠN

HƯƠNG GIANG RESORT & SPA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng

Mã số : 60 34 20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN VĂN TẠO

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Phân tích tài chính Khách sạn Hương Giang Resort & Spa là công trình nghiên cứu độc lập, do

tác giả thực hiện

Các số liệu minh họa trong luận văn là trung thực, có tríchdẫn cụ thể Những kết quả tổng kết được từ luận văn chưa được sửdụng hay công bố ở bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Diệu Loan

Trang 4

Xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Khách sạn Hương Giang Resort & Spanói chung và Phòng Kế toán nói riêng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trongquá trình học tập và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãđộng viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, ngày tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Diệu Loan

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài luận văn 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2

3 Mục đích & nhiệm vụ của luận văn 2

4 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu của luận văn 3

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 3

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3

7 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp 5

1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp 7

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp 11

1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 12

1.2.3 Cơ sở số liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp 14

1.2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 16

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 19

1.2.6 Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp 21

1.3 Năng lực tài chính doanh nghiệp 22

1.3.1 Khái niệm 22

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp 22

Kết luận chương 1 31

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH

SẠN HƯƠNG GIANG RESORT & SPA 32

2.1 Giới thiệu chung về Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 33

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 34

2.1.4 Đặc điểm tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 35

2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa thông qua việc phân tích tài chính 37

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa qua các năm 2011 – 2013 37

2.2.2 Phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn 40

2.2.3 Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản 44

2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán 49

2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 50

2.2.6 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản 54

2.2.7 Phân tích khả năng sinh lợi 55

2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 64

2.3.1 Những kết quả đạt được 64

2.3.2 Những hạn chế tồn tại về tình hình tài chính và nguyên nhân của những hạn chế đó 66

Tóm tắt Chương 2 70

Trang 7

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA

KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG RESORT & SPA 71

3.1 Phương hướng sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 71

3.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn trong những năm đến 71

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tài chính của khách sạn 74

3.2 Hệ thống giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 74

3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu 74

3.2.2 Nhóm giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 77

3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 78

3.2.4 Nhóm giải pháp tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh 80

3.2.5 Nhóm giải pháp khác 81

3.2.6 Nhóm giải pháp điều kiện 85

Tóm tắt Chương 3 90

KẾT LUẬN 91

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh

KQHĐSXKD Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhKSHG Khách sạn Hương Giang Resort & Spa

ROA Tỷ suất sinh lợi của tài sản

ROE Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của KSHG 40

Bảng 2.2 Quy mô & cơ cấu nguồn vốn của KSHG 41

Bảng 2.3 So sánh quy mô nguồn vốn của KSHG với khách sạn khác 42

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phân tích tính tự chủ về tài chính của KSHG 43

Bảng 2.5 Quy mô tài sản của Khách sạn Hương Giang 44

Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản của Khách sạn Hương Giang 46

Bảng 2.7 So sánh tỷ trọng khoản phải thu khách hàng 48

Bảng 2.8 Các hệ số khả năng thanh toán của KSHG 49

Bảng 2.9 So sánh khả năng thanh toán của KSHG với các đơn vị khác 50

Bảng 2.10 Các chỉ số về quản lý khoản phải thu của KSHG 51

Bảng 2.11 Các chỉ số về quản lý hàng tồn kho của KSHG 52

Bảng 2.12 Các chỉ số về quản lý tài sản lưu động của KSHG 52

Bảng 2.13 Các chỉ số về quản lý tài sản cố định của KSHG 54

Bảng 2.14 Các chỉ số về quản lý tổng tài sản của KSHG 55

Bảng 2.15 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của KSHG 56

Bảng 2.16 Các chỉ tiêu về chi phí của KSHG 57

Bảng 2.17 So sánh tỷ lệ chi phí của KSHG với KS Sài Gòn Morin năm 2013 58

Bảng 2.18 Các chỉ tiêu doanh thu của KSHG 59

Bảng 2.19 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của tài sản KSHG 60

Bảng 2.20 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu KSHG 62

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế các năm 40

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản của KSHG các năm 47

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 34

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Huế được định hướng là thành phố du lịch, thành phố Festival, do đónhững năm gần đây các khách sạn 4, 5 sao được đầu tư xây dựng tại thànhphố Huế ngày càng nhiều Mặc dù tỉnh Thừa Thiên Huế luôn coi du lịch làmũi nhọn phát triển của tỉnh và có nhiều định hướng để tiếp tục phát triểnngành du lịch cho xứng với tiềm năng của một thành phố di sản, nhưng việc

có quá nhiều khách sạn trên địa bàn thành phố vẫn không thể tránh khỏi sựcạnh tranh giữa các khách sạn ngày càng gay gắt Thêm vào đó là tình hìnhkinh tế suy giảm trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu, trong thờigian qua khiến cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sụt giảm mạnh

Và vì thế việc kinh doanh của các khách sạn không còn dễ dàng như nhữngnăm trước, có thể nói rằng các khách sạn 4, 5 sao tại thành phố Huế đangđứng trước rất nhiều khó khăn Các khách sạn liên tục đưa ra những chiếnlược cạnh tranh hiệu quả để tăng nguồn thu, và chưa bao giờ đội ngũ lãnh đạocũng như nhân viên kinh doanh trong ngành dịch vụ lưu trú phải nỗ lực hếtsức để đem lại doanh thu cho khách sạn mình như hiện nay

Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp kinh doanh chính

là lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính tốt chứ không chỉ là doanh thu, do đó bêncạnh việc tạo ra doanh thu doanh nghiệp không thể lơ là việc giám sát các chỉtiêu tài chính nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có cũng như tạo lòng tincho các nhà đầu tư và các ngân hàng Việc phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp một cách chính xác, khách quan sẽ giúp các nhà quản lý đưa ranhững giải pháp phù hợp và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và cảithiện các chỉ số tài chính của doanh nghiệp

Trang 12

Đề tài luận văn Phân tích tài chính Khách sạn Hương Giang Resort

& Spa sẽ đem lại một cái nhìn khái quát về tình hình tài chính thông qua các

chỉ tiêu tài chính cơ bản của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa, đồngthời phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của tình hình tài chính, và từ đóđưa ra những kiến nghị giúp nâng cao khả năng tài chính của khách sạn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp không phải là một đề

tài mới và đã được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ nhiều lần tại các trườngđại học kinh tế trong các năm trước, như một số luận văn sau:

- Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Sơn Lucsky Housse Việt Nam - Tác giả Nguyễn Khánh Linh - Học Viện Tài Chính - Năm 2012

- Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng - thực trạng và giải pháp - Tác giả Nguyễn Thị Thủy - Học Viện Tài Chính -

Năm 2012

- Phân tích hoạt động tài chính tại công ty phân phối FPT thuộc công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ FPT- Tác giả Lê Quốc Thắng - Đại học Kinh tế Quốc dân - Năm 2005

Tuy nhiên Phân tích tài chính Khách sạn Hương Giang Resort & Spa là đề tài được thực hiện lần đầu tiên và là công trình độc lập của tác giả.

3 Mục đích & nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Đánh giá tình hình tài chính và đưa ra giải pháp nâng cao

khả năng tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa

Trang 13

Đưa ra phương hướng, giải pháp giúp nâng cao khả năng tài chính củaKhách sạn Hương Giang Resort & Spa.

4 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Khách sạn Hương

Giang Resort & Spa

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Khách sạn Hương Giang Resort & Spa

Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2013

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa

Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý luận dựa trên những tài liệu về tài chính doanhnghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích, đánh giá thực tiễn tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spathông qua các thông tin tài chính của khách sạn

Tác giả có sử dụng thêm các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễngiải, so sánh và thống kê …

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa và hoàn thiện những vấn đề lý thuyết có liênquan đến đề tài Phân tích tài chính doanh nghiệp Đồng thời xác định đượccác giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng tài chính củadoanh nghiệp

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm ba chương chính

Trang 14

Chương 1: Cơ sở khoa học về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp

Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Doanh nghiệp là tổ

chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh Tức là thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Như vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh doanh nghiệp sẽ cần cóvốn đầu tư, từ số tiền đầu tư đó doanh nghiệp sẽ mua các yếu tố đầu vào đểtiến hành sản xuất, sau đó bán các sản phẩm để thu lợi nhuận Quá trình nàydiễn ra liên tục và làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cácnhà đầu tư, giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong quá trình muabán, giữa doanh nghiệp với Nhà nước và với cán bộ nhân viên… những quan

hệ kinh tế này chính là cơ sở của tài chính doanh nghiệp

Theo quan điểm của TS Lưu Thị Hương trong Giáo trình Tài chínhDoanh nghiệp của ĐH Kinh tế Quốc dân: Tài chính doanh nghiệp được hiểu

là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế.Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Trang 16

Còn theo quan điểm của TS Trần Đình Khôi Nguyên trong Giáo trìnhPhân tích tài chính doanh nghiệp của Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Tài chính doanhnghiệp là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huy động và sử

dụng vốn để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp” Các quan hệ tài chính doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể chia thành bốn nhóm sau:

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác

Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Như vậy, về cơ bản có thể hiểu Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm bốn nhóm quan hệ chủ yếu như sau:

Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước

Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và gópvốn cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hànhsản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận Đồng thời, mối quan hệ tài chínhnày cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinhtrong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thôngqua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theoluật định

Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính

Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốncủa doanh nghiệp Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, cácdoanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốnngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãitrong thời hạn nhất định Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức

Trang 17

tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác đểđáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán Ngượclại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham giađầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khảnăng kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua thị trường tài chính, các doanhnghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệthống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác.

Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sứclao động Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải

sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trảcông lao động, chi trả các dịch vụ Đồng thời, thông qua các thị trường,doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cungứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầucủa thị trường

Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chínhgiữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa cácthành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn

1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp

Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong cả quá trìnhsản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các vấn đề quan trọngdưới đây mà nhà quản lý phải xử lý để tiến hành sản xuất - kinh doanh:

Một là, lựa chọn và quyết định đầu tư

Nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sảnxuất kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh

Trang 18

nghiệp và là cơ sở để dự toán vốn đầu tư Nhà quản lý phải tìm kiếm cơ hộiđầu tư sao cho thu nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư Điều đó cónghĩa là, giá trị hiện tại các dòng tiền do các tài sản tạo ra phải lớn hơn giá trịhiện tại các khoản chi phí hình thành các tài sản đó Tất nhiên, việc lựa chọnloại tài sản và cơ cấu tài sản hoàn toàn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loạihình kinh doanh.

Nhà quản lý không phải chỉ quan tâm tới việc sẽ nhận được bao nhiêutiền mà còn phải quan tâm tới việc khi nào nhận được và nhận được như thếnào Đánh giá quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai làvấn đề cốt lõi của quá trình dự toán vốn đầu tư

Hai là, xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn

Nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? Vấn

đề này liên quan đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn của doanhnghiệp thể hiện tỷ trọng của nợ và vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp hoặc

cổ đông cung ứng Nhà quản lý phải cân nhắc, tính toán để quyết định doanhnghiệp nên vay bao nhiêu? Một cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu như thế nào

là tốt nhất? Nguồn vốn nào là thích hợp đối với doanh nghiệp?

Ba là, sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có

Từ số vốn hiện có nhà quản lý phải sử dụng như thế nào để bảo toànđược vốn và tạo ra thêm lợi nhuận, vì đây là mục tiêu của mọi doanh nghiệpkhi quyết định đầu tư Sử dụng vốn hiệu quả tức là sử dụng một cách hiệu quảcác loại tài sản của doanh nghiệp Trong đó quản lý tài sản lưu động liên quanđến quản lý hoạt động tài chính hàng ngày của doanh nghiệp

Bốn là, phân phối lợi nhuận

Việc phân phối lợi nhuận như thế nào và bao nhiêu tùy thuộc vào loạihình doanh nghiệp và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Trang 19

Năm là, kiểm soát tình hình

Nhà quản lý thông qua tài chính doanh nghiệp để kiểm tra, kiểm soáttình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện các biểu hiện yếu kémnhằm xử lý kịp thời, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêutài chính đề ra

Sáu là, thực hiện kế hoạch tài chính

Kế hoạch là kim chỉ nam để doanh nghiệp đạt được mục tiêu Bằngviệc giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính và điều chỉnh kịp thời khi kếhoạch và thực tế có sự sai khác lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mụctiêu đề ra

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a) Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục

Đối với các doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhcần phải có các yếu tố cần thiết: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sứclao động, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền tệ hay vốnnhất định Vì vậy, vốn được coi là tiền đề cho mọi hoạt động của doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầuvốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyêncũng như hoạt đông đầu tư phát triển Việc thiếu vốn sẽ làm cho hoạt độngcủa doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được, từ đó gây ảnhhưởng tới mục tiêu của doanh nghiệp Do đó việc đảm bảo huy động vốn đầy

đủ, kịp thời là hết sức quan trọng

Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác địnhđúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong

Trang 20

từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợphuy động vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn chohoạt động của doanh nghiệp Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế

đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động cácnguồn vốn từ bên ngoài Do vậy vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càngtrở nên quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phươngpháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và có hiệuquả với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất

b) Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm

và hiệu quả

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vàoviệc tổ chức sử dụng vốn Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vàoviệc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời

và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tưtối ưu Việc huy động vốn kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng

để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh Mặt khác việchuy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt vàtránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt đượcnhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay Việc hình thành

và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thứcthưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy ngườilao động gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến

kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

c) Tài chính doanh nghiệp là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vậnđộng, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Thông qua tình hình thu, chi tiền

Trang 21

tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhàquản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặthoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại hay khókhăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đưa ra cácquyết định để điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với diễn biến thực tếkinh doanh.

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp

và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác vềquản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi

ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó

Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộngrãi trong mọi đơn vị kinh tế có sự tự chủ nhất định về tài chính như các doanhnghiệp thuộc mọi hình thức, trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quanquản lý, tổ chức công cộng Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, cácngân hàng và thị trường vốn đã tạo cơ hội để phân tích tài chính trở nên có ích

và cần thiết

1.2.1.2 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm cácmục tiêu khác nhau

- Phân tích tài chính đối với nhà quản trị:

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ

sở để định hướng các quyết định về tài chính và dự báo tài chính: kế hoạchđầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý

Trang 22

- Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư:

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần

và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính đểnhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứgiúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?

- Phân tích tài chính đối với người cho vay:

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợcủa khách hàng Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề

mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay haykhông? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởnglương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luậtsư Qua phân tích tài chính họ có thể hiểu hơn về hoạt động của doanhnghiệp, giúp cung cấp thêm những thông tin cần thiết

Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính làđánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp màbiểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạtđộng cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhàphân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quảhoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trongtương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính

1.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Xuất phát từ mục đích phân tích tài chính cũng như bản chất và nộidung các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nộidung phân tích tài chính doanh nghiệp được chia thành những nhóm sau:

Trang 23

Một là, phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính.

Nội dung phân tích này nhằm đánh giá khái quát cấu trúc tài sản, cấutrúc nguồn vốn của đơn vị, qua đó phát hiện những đặc trưng trong việc sửdụng vốn, huy động vốn Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp

có tính tự chủ cao trong huy động vốn và sử dụng vốn nên phân tích tài chínhcòn quan tâm đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp

Hai là, phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có những hướngchiến lược phát triển riêng trong từng giai đoạn Lợi nhuận là mục tiêu cuốicùng nhưng mục tiêu đó luôn gắn liền với mục tiêu thị phần Do vậy, doanhthu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả Hiệu quả củadoanh nghiệp cần xem xét một cách tổng thể trong sự tác động giữa hoạt độngkinh doanh và hoạt động tài chính Phân tích hiệu quả họat động của doanhnghiệp không chỉ xem xét hiệu quả cá biệt mà còn xem xét hiệu quả tổng hợp

Ba là, phân tích rủi ro của doanh nghiệp.

Bản chất của họat động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất

kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro của doanh nghiệp Qua đó,phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong họat động kinh doanh, trong huy độngvốn và công tác thanh toán

Bốn là, phân tích giá trị của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tài chính doanh nghiệp với haichức năng cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn nhưng hướng đến mục tiêu làtối đa hóa giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp được nâng cao không chỉ làkết quả tổng hợp từ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp mà cònliên quan đến thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp trước cộng đồng Đó chính

là phương cách để doanh nghiệp nâng cao vị trí của mình trên thị trường, từ đótác động ngược lại đến họat động tài chính Phân tích giá trị doanh nghiệp có thểđược xem như là phần “mở” trong phân tích tài chính

Trang 24

1.2.3 Cơ sở số liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọinguồn thông tin, từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tinbên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Nhữngthông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét,kết luận tinh tế và thích đáng

Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tinchung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh,chính sách thuế, lãi suất…), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liênquan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm củangành, tình trạng công nghệ, thị phần ) và các thông tin về pháp lý, kinh tếđối với doanh nghiệp

Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanhnghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như làmột nguồn thông tin quan trọng bậc nhất Với những đặc trưng hệ thống,đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọngnhững thông tin đáng giá cho phân tích tài chính Vả lại, các doanh nghiệpcũng có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủtrong các báo cáo kế toán Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở cácbáo cáo tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinhdoanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1.2.3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáotài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu,quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp Thông thường,

Trang 25

Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tàikhoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn củadoanh nghiệp.

Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết đượcloại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhàphân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán vàkhả năng cân đối vốn của doanh nghiệp

1.2.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phântích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh Báocáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết kết quả sản xuất kinh doanh trongnăm lãi hay lỗ và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệptrong tương lai

Báo cáo Kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thuvới số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phátsinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp

Báo cáo cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sửdụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cầntìm hiểu tình hình Ngân quỹ của doanh nghiệp Ngân quỹ thường được xácđịnh cho thời hạn ngắn (thường là từng tháng)

Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tíchthực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân

Trang 26

quỹ cuối kỳ Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu chodoanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.

1.2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1 Phương pháp tỷ số

Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tàichính doanh nghiệp là phương pháp tỷ số Phương pháp tỷ số là phương pháptrong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích Đó là các tỷ số đơn được thiết lậpbởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác Đây là phương pháp có tính hiện thực caovới các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ, thứnhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy

đủ hơn Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánhgiá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai, việc

áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quátrình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhàphân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thốnghàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn

Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thường được phânthành 4 nhóm chính:

Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để

đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này

phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợvay của doanh nghiệp

Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc

sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp

Tỷ số về khả năng sinh lời: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản

xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp

Trang 27

Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiềuhơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạnđặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay Trong khi

đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động vàhiệu quả sản xuất kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năngthanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanhtoán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì sựthay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ

1.2.4.2 Phương pháp so sánh

Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng,các tỷ số tham chiếu Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệpcần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu Như vậy,phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phântích tài chính khác Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh theo thời gian(so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tàichính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành)

để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành

1.2.4.3 Phương pháp loại trừ

Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân tích tàichính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tàichính khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi Phương pháp phân tíchnày còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định

1.2.4.4 Phương pháp cân đối liên hệ

Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối:cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả;cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm

Trang 28

Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thườngvận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân

tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích Chẳng hạn, với biến động của tổng tàisản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàngtồn kho, nợ phải thu, tài sản cố định ) biến động ảnh hưởng đến biến độngtổng tài sản của doanh nghiệp Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận

mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn

1.2.4.5 Phương pháp phân tích tương quan

Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tươngquan với nhau Chẳng hạn, mối tương quan giữa doanh thu (trên Báo cáo lãi lỗ)với các khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trên Bảng cân đối kếtoán) Thông thường, khi doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản nợphải thu cũng gia tăng, hoặc doanh thu tăng dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng chokinh doanh gia tăng Một trường hợp khác là tương quan giữa chỉ tiêu “Chi phíđầu tư xây dựng cơ bản” với chỉ tiêu “Nguyên giá Tài sản cố định” ở doanhnghiệp Cả hai số liệu này đều trình bày trên Bảng cân đối kế toán Một khi trịgiá các khoản đầu tư xây dựng cơ bản gia tăng thường phản ánh doanh nghiệp cótiềm lực về cơ sở hạ tầng trong thời gian đến Phân tích tương quan sẽ đánh giátính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chínhđược phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp

Trên đây là những phương pháp thường được vận dụng trong phân tíchtài chính doanh nghiệp Tuy nhiên, vận dụng phương pháp phân tích thíchhợp cho nội dung và chỉ tiêu phân tích nào với các đánh giá tổng hợp đượcxem như là nghệ thuật của nhà phân tích tài chính Mỗi nhà phân tích bằngkinh nghiệm nghề nghiệp với khả năng tổ chức dữ liệu, khả năng chẩn đoán

và tổng hợp các vấn đề tài chính sẽ đưa ra bức tranh về tài chính doanhnghiệp Kết quả phân tích đó là cơ sở cho các quyết định ở doanh nghiệp

Trang 29

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khácnhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ Tuy nhiên, phân tích tàichính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tìnhtrạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanhnghiệp khác trong ngành Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phảichính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi.Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính Các nhân tố này

có thể chia thành hai nhóm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan:

Nhìn nhận của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính

Đối với bản thân các doanh nghiệp, công tác phân tích tài chính có pháthuy được vai trò quan trọng của nó hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự

Trang 30

nhìn nhận của lãnh đạo doanh nghiệp về phân tích tài chính Nếu lãnh đạodoanh nghiệp biết sử dụng kết quả phân tích tài chính cho công tác điều hànhdoanh nghiệp và thật sự coi trọng, đánh giá cao công tác phân tích tài chínhthì số liệu tài chính trong doanh nghiệp sẽ được cập nhật đầy đủ kịp thời, quytrình phân tích tài chính sẽ dần được hoàn thiện, cán bộ phân tích tài chính sẽđược đào tạo nâng cao… đảm bảo cho công tác phân tích tài chính thực hiệnđược nhiệm vụ đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp Nếu ngược lại,không chỉ công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp không được thựchiện, mà các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cũng khó có thể thu thập được

số liệu chính xác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

b) Nhóm nhân tố khách quan

Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tàichính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kếtquả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì Vìvậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng củaphân tích tài chính

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệpđến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanhnghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệptrong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tácđộng hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, tiền lại

có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiềntrong tương lai Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làmnên sự phù hợp của thông tin Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tinkhông còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tíchtài chính doanh nghiệp

Trang 31

Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồntại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây là cơ sở tham chiếu quantrọng khi tiến hành phân tích Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính củamột doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệtương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinhdoanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành Thông qua đốichiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được

vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanhnghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

1.2.6 Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ

rủi ro của các hoạt động tài chính Các dòng dịch chuyển tài chính vận động

liên tục và có thể ví như hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, hầu như cácbiểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động công ty đều có thể biểu hiện qua cácdấu hiệu tài chính Vì vậy, các công ty cần tiến hành phân tích tài chính đểxác định những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính củacông ty để đưa ra các quyết định hiệu quả nhất

Công tác phân tích tài chính sẽ xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu,thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếucác chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tươnglại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địaphương, lãnh thổ quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng,tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụviệc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả

Trang 32

1.3 Năng lực tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm

“Năng lực” là khả năng đủ để làm một công việc nào đó hay “Nănglực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt độngnào đó

“Tài chính” là một phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinhtrong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trongnền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định

Vậy, năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp

lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các yếu tốđịnh lượng và các yếu tố định tính:

Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm:quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…

Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng cácnguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình

độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…

Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của mộtdoanh nghiệp, ta có thể phân chia thành các nhóm chỉ tiêu:

Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn.

Khả năng sinh lời.

Cách phân tích và đánh giá các nhóm chỉ tiêu này được trình bày trongcác mục tiếp theo

Trang 33

1.3.2.1 Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh

a) Quy mô và cơ cấu nguồn vốn

* Quy mô vốn:

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể huy động, sử dụngnhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình Nhìn tổngthể dựa trên tiêu chí về nguồn gốc của nguồn vốn, thì nguồn vốn của doanhnghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Để đánh giá đúng năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua chỉtiêu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu phải được xem xét nhiều nhất Doanhnghiệp có vốn chủ sở hữu lớn thì tạo được lòng tin đối với đối tác do khảnăng chi trả, thanh toán được đảm bảo

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng tài chínhvững vàng, mức độ tài trợ của vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp là Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn:

Tỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng Ngượclại, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằngnguồn vốn vay Nếu vốn vay đó là vốn ngắn hạn thì doanh nghiệp đang kinhdoanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm

* Cơ cấu nguồn vốn:

Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giátrị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh

Trong điều kiện hiện nay, có nhiều kênh để doanh nghiệp có thể huyđộng được lượng vốn cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh củamình Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp huy động và

Trang 34

sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý nhằm đưa lại lợi íchtối đa cho doanh nghiệp.

Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn, người ta thường chú trọng đến mốiquan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanhnghiệp Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêuchủ yếu sau:

Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ)

Tỷ số nợ được đo bằng tỷ số giữa tổng nợ phải trả và tổng nguồn vốnhay tổng tài sản của doanh nghiệp:

Rất khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp với doanhnghiệp hay tỷ số nợ như thế nào là tốt đối với một doanh nghiệp nói chung, vì

tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô củadoanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay…Và cũng tùy vàotừng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp mà có tỷ số nợ phù hợp khác nhau.Tuy nhiên thông thường tỷ số nợ trên 50% là chấp nhận được

= 1 - Tỷ số nợ

b) Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mànhững cơ hội kinh doanh chỉ đến trong chớp nhoáng, doanh nghiệp muốnthành công thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt thời cơ Khi đãnắm bắt được thời cơ đó thì vấn đề còn lại là liệu doanh nghiệp có huy độngđược đủ vốn để biến thời cơ thành hiện thực hay không Do đó, việc xây dựngđược một cơ cấu vốn hợp lý là hết sức quan trọng, nhưng việc huy động đượcmột lượng vốn đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh

Trang 35

doanh được diễn ra bình thường, liên tục mới là yếu tố quyết định đến hiệuquả kinh doanh Nhưng như thế nào là kịp thời thì không thể định lượngđược, vì vậy, đây là một chỉ tiêu mang tính định tính.

1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn

a) Quy mô, cơ cấu và chất lượng của tài sản

* Quy mô, cơ cấu của tài sản:

Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có một quy mô, kết cấu tài sản khácnhau, phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp Quy mô của tài sảnthể hiện sự lớn mạnh của doanh nghiệp, khả năng trang bị cho nhu cầu sảnxuất kinh doanh, từ đó thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâudài của doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản củadoanh nghiệp, qua đó thể hiện vị trí, vai trò của từng loại tài sản trong doanhnghiệp Cũng qua đó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nóichung và máy móc thiết bị nói riêng phục vụ cho hoạt động của doanhnghiệp

Để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp qua quy mô, cơ cấucủa tài sản ta phải căn cứ vào hình thức pháp lý, lĩnh vực, ngành nghề kinhdoanh, đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của ngành kinh doanh cũng như nhu cầu đầu

tư của doanh nghiệp trong từng thời kì phát triển

* Chất lượng của tài sản:

Chất lượng tài sản phản ánh ở việc tài sản của doanh nghiệp được sửdụng như thế nào, có phát huy được hết khả năng hoạt động của nó haykhông Đây là một chỉ tiêu nói lên tính bền vững về tài chính, năng lực tổchức quản lý của doanh nghiệp Cùng với việc đảm bảo đủ vốn cho sản xuấtkinh doanh thì việc nâng cao chất lượng tài sản trong doanh nghiệp là một yếu

Trang 36

tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp gồm rất nhiều loại, tồn tại ở các dạng khác

nhau như: tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản

cố định, các khoản đầu tư tài chính…Mỗi loại tài sản trong doanh nghiệp có

chất lượng là khi tài sản đó được trang bị ở một mức độ hợp lý đảm bảo hiệuquả cho các hoạt động của doanh nghiệp Mức độ hợp lý của từng loại tài sảnphụ thuộc vào đặc trưng của từng doanh nghiệp và đặc điểm của từng tài sản

và muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phảilàm sao khai thác được hết công suất, tính năng của từng loại tài sản đó

b) Tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Tính thanh khoản:

Tính thanh khoản hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp, là nănglực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán cáckhoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ

Khả năng thanh toán được đo lường thông qua các tỷ số tài chính sau:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cànglớn Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thànhđược nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn Mặc dù vậy, doanh nghiệp chỉkhông đạt được tình hình tài chính tốt, không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản

vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trang 37

Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giákhả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tàisản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho:

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp

có lành mạnh không Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanhtoán công nợ càng cao và ngược lại Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn, cho thấykhả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Vốn lưu động là bộ phận rất quan trọng trong vốn sản xuất kinh doanh

và nó thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở những doanh nghiệp thương mại Cóthể nói trong doanh nghiệp thương mại vốn lưu động là bộ phận sinh lời nhiềunhất

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, ta xemxét các chỉ tiêu sau:

Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phảithu thành tiền mặt Chỉ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp

Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc

độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản

nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng caoluồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trongsản xuất

Trang 38

Một chỉ tiêu ngược với vòng quay các khoản phải thu là kỳ thu tiềntrung bình Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia chovòng quay các khoản phải thu Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phảithu, chỉ số kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thucủa doanh nghiệp càng nhanh:

Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định:

Muốn biết số ngày của một vòng quay hàng tồn kho có thể xác địnhbằng công thức:

Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanhnên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu, hệ sốvòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đápứng được nhu cầu khách hàng

Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉtiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợinhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trongđiều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp

c) Năng lực hoạt động của tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản

* Năng lực hoạt động của tài sản cố định:

Trang 39

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà tỷ trọng tài sản cốđịnh trong tổng tài sản và kết cấu của chúng cũng khác nhau Tuy nhiên, dù làloại hình doanh nghiệp nào thì muốn đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanhcũng cần phát huy hết năng lực hoạt động của tài sản nói chung và của tài sản

cố định nói riêng Để đánh giá khả năng quản trị, tổ chức sử dụng tài sản cốđịnh của doanh nghiệp ta phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Chỉ số này có xu hướng chỉ ra mức độ hiệu quả trong sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp Nếu chỉ số tổng doanh thu tài sản cao, có thể cho rằngdoanh nghiệp đã sử dụng tài sản tạo ra doanh thu hiệu quả Nếu chỉ số nàythấp, doanh nghiệp chưa khai thác hết công suất các tài sản hiện có, do đó,cần tăng doanh số hoặc bán bớt tài sản

Tuy nhiên, cần lưu ý đến ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp khiphân tích, đánh giá do doanh nghiệp thương mại thường có chỉ số tổng tài sảnnhỏ hơn khi so sánh với doanh nghiệp sản xuất

1.3.2.3 Khả năng sinh lời

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu cuốicùng là lợi nhuận Vì vậy, để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp thìkhông thể bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Các chỉ tiêu phảnánh khả năng sinh lời gồm có:

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

Trang 40

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanhthu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ sốcàng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểmkinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty,người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành màcông ty đó tham gia.

Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu

Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty.Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA.ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trênlượng đầu tư ít hơn

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra vàtích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty

sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hàihòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh củamình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô

1.3.3 Mối quan hệ giữa phân tích tài chính doanh nghiệp với việc nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, mục đích của các nhà quản trị doanh nghiệp khiphân tích tài chính là nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướng

Ngày đăng: 13/11/2014, 14:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính (2009), Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanhnghiệp
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2009
2. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấuhao tài sản cố định
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2013
3. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb. Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanhnghiệp
Tác giả: Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: Nxb. Tài Chính
Năm: 2009
4. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nxb. Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị và phântích kinh doanh
Tác giả: Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương
Nhà XB: Nxb. Thống Kê
Năm: 1995
5. Thái Thanh Hà (2010), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb. Đại Học Huế, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Thái Thanh Hà
Nhà XB: Nxb. Đại HọcHuế
Năm: 2010
6. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính doanh nghiệp, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương
Nhà XB: Nxb. Giáo Dục
Năm: 2002
7. Ngô Thị Kim Phượng (2010), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb.Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Ngô Thị Kim Phượng
Nhà XB: Nxb.Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2010
8. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp, số 60/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2005
9. Quốc Hội (2012), Luật Giá, số 11/2012/QH13, ngày 20 tháng 06 năm 2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giá
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2012
10.Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2008), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toánquản trị
Tác giả: Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
11.Bùi Văn Vấn, Vũ Văn Ninh (2013), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Bùi Văn Vấn, Vũ Văn Ninh
Nhà XB: NXB TàiChính
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa (Trang 43)
Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của KSHG (Trang 49)
Bảng 2.3 So sánh quy mô nguồn vốn của KSHG với khách sạn khác - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.3 So sánh quy mô nguồn vốn của KSHG với khách sạn khác (Trang 51)
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phân tích tính tự chủ về tài chính của KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phân tích tính tự chủ về tài chính của KSHG (Trang 52)
Bảng 2.5 Quy mô tài sản của Khách sạn Hương Giang - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.5 Quy mô tài sản của Khách sạn Hương Giang (Trang 53)
Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản của Khách sạn Hương Giang - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản của Khách sạn Hương Giang (Trang 55)
Bảng 2.6 thể hiện các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản của Khách sạn Hương Giang vào cuối năm 2011, 2012 và 2013. - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.6 thể hiện các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản của Khách sạn Hương Giang vào cuối năm 2011, 2012 và 2013 (Trang 57)
Bảng 2.7 So sánh tỷ trọng khoản phải thu khách hàng - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.7 So sánh tỷ trọng khoản phải thu khách hàng (Trang 58)
Bảng 2.9 So sánh khả năng thanh toán của KSHG với các đơn vị khác - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.9 So sánh khả năng thanh toán của KSHG với các đơn vị khác (Trang 60)
Bảng 2.10 Các chỉ số về quản lý khoản phải thu của KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.10 Các chỉ số về quản lý khoản phải thu của KSHG (Trang 61)
Bảng 2.11 Các chỉ số về quản lý hàng tồn kho của KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.11 Các chỉ số về quản lý hàng tồn kho của KSHG (Trang 62)
Bảng 2.13 Các chỉ số về quản lý tài sản cố định của KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.13 Các chỉ số về quản lý tài sản cố định của KSHG (Trang 64)
Bảng 2.15 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.15 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của KSHG (Trang 66)
Bảng 2.18 Các chỉ tiêu doanh thu của KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.18 Các chỉ tiêu doanh thu của KSHG (Trang 69)
Bảng 2.19 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của tài sản KSHG - phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa
Bảng 2.19 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của tài sản KSHG (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w