Trong số 15 bệnh nhân cấy máu dương tính với tụ cầu (Bảng 3.11),
kháng sinh ñồ cho thấy tỷ lệ kháng Penicillin của tụ cầu rất cao 10/15 (66,7%). Tụ cầu còn nhạy cảm với Oxacillin với tỷ lệ 86,7% và tỷ lệ nhạy
cảm với Vancomycin là 100%. Theo nghiên cứu của Tak [68], sự ñề kháng với kháng sinh của tụ cầu ñặc biệt là Methicillin ngày càng phổ biến. Hiện tại có một số nghiên cứu về sử dụng Televacin, một chế phẩm thuộc họ
Lipoglycopeptid ñểñiều trị VNTMNK do tụ cầu [46].
4.4.3 Đáp ứng lâm sàng của vi khuẩn với kháng sinh(Bảng 3.23)
- Đáp ứng lâm sàng của liên cầu với kháng sinh: Theo bảng 3.23, trong số 45 bệnh nhân có kết quả cấy máu là liên cầu, có 7 bệnh nhân ñược ñiều trị
bằng kháng sinh nhóm Penicillin. Tuy nhiên số bệnh nhân có tiến triển tốt trên lâm sàng và không cần thay kháng sinh trong quá trình ñiều trị chỉ chiếm 28,6% số bệnh nhân này. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ ñáp ứng kháng sinh Penicillin của liên cầu trong xét nghiệm kháng sinh ñồ và khi áp dụng ñiều trị. Có 15 bệnh nhân ñược ñiều trị bằng Oxacillin, tỷ lệ ñáp ứng tốt chiếm 26,7%.Số bệnh nhân ñược ñiều trị bằng kháng sinh nhóm Cephalosporin chiếm 23/37 (62,2%). Tỷ lệ bệnh nhân ñáp ứng với kháng sinh nhóm này là 69,6%. Chỉ có 15/37 bệnh nhân ñiều trị bằng nhóm Vancomycin và tỷ lệ ñáp
ứng là 80%. So sánh với tỷ lệ nhạy cảm của liên cầu khi thử kháng sinh ñồ có thể thấy rằng, tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm Penicillin cao hơn nhiều trên lâm sàng và kháng sinh nhóm Cephalosporin và Vancomycin có tác dụng tốt hơn Penicillin trong ñiều trị VNTMNK do liên cầu.
- Đáp ứng lâm sàng của tụ cầu với kháng sinh: Trong số 15 bệnh nhân cấy máu dương tính với tụ cầu, có 4 bệnh nhân ñược ñiều trị bằng kháng sinh nhóm Penicillin, tuy nhiên có ñáp ứng lâm sàng tốt ở 1/4(25%) số bệnh nhân
ñược ñiều trị. Tỷ lệ kháng Oxacillin là 50%. 8 bệnh nhân ñều ñược ñiều trị
bằng kháng sinh nhóm Cephalosporin,nhưng chỉ có ñáp ứng lâm sàng ở 25% bệnh nhân. Có 11/15 bệnh nhân ñược dùng Vancomycin, trong ñó ñáp ứng lâm sàng tốt ở 7/11 (63,6%). Từ ñó có thể thấy rằng ñối với tụ cầu, kháng sinh nhóm Penicillin và Vancomycin có ưu thế hơn kháng sinh nhóm Cephalosporin.
- Đáp ứng lâm sàng khi không tìm thấy vi khuẩn:
Theo kết quả ở bảng 3.23, trong số 39 bệnh nhân không tìm ñược vi khuẩn gây bệnh, có 9 bệnh nhân ñược ñiều trị bằng kháng sinh nhóm Penicillin trong ñó chỉ có ñáp ứng tốt ở 11,1% số bệnh nhân. Tỷ lệ ñáp ứng lâm sàng cao nhất ở nhóm ñiều trị bằng kháng sinh nhóm Cephalosporin (64%). Tỷ lệ ñáp ứng lâm sàng trong nhóm ñiều trị Vancomycin là 7/16 (43,7%). Từ ñó có thể thấy, khi không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh, nên ñiều trị khởi ñầu bằng kháng sinh nhóm Cephalosporin và kháng sinh Vancomycin
ñược sử dụng như kháng sinh thay thế khi kháng sinh ban ñầu thất bại.