Phân tích khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa (Trang 65 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.7 Phân tích khả năng sinh lợi

2.2.7.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận Khách sạn Hương Giang các năm 2011 – 2013 thể hiện trên bảng 2.15:

Bảng 2.15 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của KSHG Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 (+/-) % (+/-) %

1. Lợi nhuận trước thuế Trđ 3.210 5.729 5.289 2.519 78,47 -440 -7,68 2. Lợi nhuận từ SXKD Trđ 2.895 5.450 5.185 2.555 88,26 -265 -4,86 3. Doanh thu thuần Trđ 4.256 41.225 38.321 6.969 20,34 -2.904 -7,04

4. Doanh thu HĐTC Trđ 300 235 58 -65 -21,67 -177 -75,32 5. Thu nhập khác Trđ 483 52 48 -431 -89,23 -4 -7,69 6. Tổng thu nhập Trđ 35.039 41.512 38.427 6.473 18,47 -3.085 -7,43 7. Tỷ suất LN / thu nhập (7) = (1) / (6) x 100% % 9,16 13,80 13,76 4,64 50,64 -0,04 -0,27 8. Tỷ suất LN / DT thuần (8) = (2) / (3) x 100% % 8,45 13,22 13,53 4,77 56,43 0,31 2,35

(Nguồn: Bảng KQHĐKD các năm 2011-2013 của KSHG)

Có thể nhận thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng thu nhập và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Khách sạn Hương Giang năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011: Năm 2012, cứ 100 đồng thu nhập tạo ra được 13,80 đồng lợi nhuận (cao hơn năm 2011 4,64 đồng ~ 50,66%) và cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 13,22 đồng lợi nhuận (cao hơn năm 2011 4,77 đồng ~ 56,45%). Sang năm 2013 trong khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần tiếp tục tăng tuy không nhiều (13,22% lên 13,53%), thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng thu nhập của khách sạn lại giảm nhẹ (13,80% xuống 13,76%)

Như vậy, xét về khả năng sinh lợi trên doanh thu của ngành kinh doanh chính thì Khách sạn Hương Giang đã có sự chuyển biến tích cực trong năm 2012 và năm 2013 vẫn duy trì được mức sinh lợi đã đạt được.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất chi phí trên doanh thu để thấy rõ Khách sạn Hương Giang có những cải thiện đáng kể gì trong công tác quản lý chi phí nhằm tăng khả năng sinh lợi trong năm 2012 và 2013. Các chỉ tiêu về chi phí của các năm 2011 – 2013 thể hiện trên bảng 2.16:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 (+/-) % (+/-) %

1. Doanh thu thuần Trđ 34.256 41.225 38.321 6.969 20,34 -2.904 -7,04 2. Giá vốn hàng bán Trđ 29.663 33.483 30.729 3.820 12,88 -2.754 -8,23 3. CP quản lý DN Trđ 1.699 2.292 2.407 593 34,90 115 5,02 4. Tổng chi phí SXKD Trđ 31.362 35.775 33.136 4.413 14,07 -2.639 -7,38 5. Tl giá vốn / DT thuần (5) = (2) / (1) Đồng 0,87 0,81 0,80 -0,05 -6,20 -0,01 -1,27 6. Tl CP quản lý / DT thuần (6) = (3) / (1) Đồng 0,05 0,06 0,06 0,01 12,10 0,00 12,98 7. Tl CP SXKD / DT thuần (7) = (4) / (1) Đồng 0,92 0,87 0,86 -0,05 -5,21 0,01 -0,36

(Nguồn: Bảng KQHĐKD các năm 2011-2013 của KSHG)

Theo số liệu tính toán trên bảng 2.16, trong năm 2012 để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,87 đồng chi phí, trong đó cần 0,81 đồng giá vốn (giảm 0,06 đồng so với năm 2011) và 0,06 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 0,01 đồng so với năm 2011). Trong năm 2013 tỷ lệ giá vốn giảm tiếp 0,01 đồng còn 0,80 đồng trên một đồng doanh thu, còn tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp không đổi.

Như vậy, trong hai năm 2012 và 2013 Khách sạn Hương Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm giá vốn, từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận doanh thu của các năm. Trong khi đó tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ trong năm 2012 và giữ nguyên trong năm 2013, điều này do khách sạn đã tăng lương cho các cán bộ quản lý nhằm khuyến khích sự năng nỗ, sáng tạo trong việc tiết giảm chi phí và tăng doanh thu, nhờ đó khách sạn đã có sự tiến bộ lớn trong hiệu quả kinh doanh năm 2012 và giữ được ổn định trong năm 2013.

Mặc dù vậy, so sánh với Khách sạn Sài Gòn Morin thì tỷ suất lợi nhuận của Khách sạn Hương Giang vẫn chưa cao. Xét năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên tổng thu nhập của Khách sạn Sài Gòn Morin là 17,88%, hơn Khách sạn

Hương Giang 4,11%; còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần bán hàng là 16,32%, hơn Khách sạn Hương Giang 2,79%.

Để thấy được điểm yếu và rút kinh nghiệm cho Khách sạn Hương Giang, tác giả phân tích tỷ lệ chi phí của Khách sạn Sài Gòn Morin năm 2013:

Bảng 2.17 So sánh tỷ lệ chi phí của KSHG với KS Sài Gòn Morin năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị KSHG SG Morin +/-

1 Doanh thu thuần Tr.đồng 38.321 47.739 2 Giá vốn hàng bán Tr.đồng 30.729 36.247 3 CP quản lý doanh nghiệp Tr.đồng 2.407 3.701 4 Tổng chi phí SXKD Tr.đồng 33.136 39.948 5 Tỷ lệ giá vốn / DT thuần (5) = (2) / (1) Đồng 0,80 0,76 -0,04 6 Tỷ lệ CP quản lý / DT thuần (6) = (3) / (1) Đồng 0,06 0,08 0,02 7 Tỷ lệ chi phí SXKD / DT thuần (7) = (4) / (1) Đồng 0,86 0,84 -0,02

(Nguồn: Bảng KQHĐKD các năm 2013 của KSHG & KS Sài Gòn Morin)

Để tạo ra một đồng doanh thu, Khách sạn Sài Gòn Morin sử dụng 0,84 đồng chi phí, ít hơn Khách sạn Hương Giang 0,02 đồng. Nếu doanh thu thuần năm 2013 của Khách sạn Sài Gòn Morin bằng doanh thu Khách sạn Hương Giang thì năm 2013 Khách sạn Morin tiết kiệm được một khoản chi phí là:

38.321 x 0,02 = 766,64 (triệu đồng)

Trong đó, giá vốn hàng bán trong một đồng doanh thu là 0,76 đồng, ít hơn Khách sạn Hương Giang đến 0,04 đồng. Tức là năm 2013 Khách sạn Sài Gòn Morin đã tiết kiệm được hơn Khách sạn Hương Giang số tiền về giá vốn là:

38.321 x 0,04 = 1.533,84 (triệu đồng)

Về tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp thì Khách sạn Sài Gòn Morin cao hơn Khách sạn Hương Giang, do đó để giảm tỷ lệ chi phí và tăng tỷ lệ lợi nhuận Khách sạn Hương Giang nên tập trung vào việc giảm chi phí giá vốn

Một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận năm 2013 là do doanh thu năm 2013 giảm 2.904 triệu đồng. Vì vậy, tác giả phân tích thêm các nguyên nhân làm giảm doanh thu năm 2013 để từ đó có phương hướng điều chỉnh, cải thiện phương hướng kinh doanh cho các năm tiếp theo.

Các số liệu về tình hình kinh doanh năm 2012 và 2013 của Khách sạn Hương Giang thể hiện trên bảng 2.18:

Bảng 2.18 Các chỉ tiêu doanh thu của KSHG

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 (+/-) % (+/-) %

Doanh thu thuần 34.256 41.225 38.321 6.969 20,34 -2.904 -7,04 DT từ phòng ngủ 18.81 5 21.46 3 18.660 2.648 14,0 7 -2.803 -13,06 DT từ nhà hàng 12.46 1 16.258 16.180 3.797 30,4 7 -78 -0,48 Doanh thu khác 2.980 3.504 3.481 524 17,58 -23 -0,66

(Nguồn: Bảng CĐPS các năm 2011 - 2013 của KSHG)

Như đã thể hiện trên bảng 2.18, doanh thu năm 2013 của Khách sạn Hương Giang giảm mạnh là do sự sụt giảm nghiêm trọng doanh thu từ kinh doanh phòng ngủ. Năm 2013 doanh thu phòng ngủ giảm đến 2.803 triệu đồng, tức giảm 13,06% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm doanh thu là do giảm cả số lượng ngày phòng lẫn giá phòng bình quân. Năm 2012 tổng số ngày phòng là 26.174 với giá phòng bình quân là 820.000 đồng. Năm 2013 chỉ có 24.738 ngày phòng (giảm 1.436 ngày phòng ~ 4,95% công suất sử dụng phòng) với giá phòng bình quân 754.300 đồng (giảm 65.700 đồng ~ 8,01% giá năm 2012).

Tạm gọi q1 và p1 là số lượng ngày phòng và giá phòng bình quân năm 2012, q2 và p2 là số lượng ngày phòng và giá phòng bình quân năm 2013, ta có:

p1.q2 – p1.q1 = 820.000 x 24.738 – 820.000 x 26.174 = -1.177.520.000 (đồng)

Phần doanh thu năm 2013 giảm do giảm giá phòng: p2.q2 – p1.q2 = 754.300 x 24.738 – 820.000 x 24.738 = -1.625.286.600 (đồng)

Như vậy, việc giảm giá phòng bình quân đã làm giảm 7,57% doanh thu phòng ngủ (chiếm 60% nguyên nhân làm giảm doanh thu phòng), còn việc giảm số lượng ngày phòng đã làm giảm 5,49% doanh thu phòng năm 2013. Để có thể cải thiện tình hình doanh thu năm 2014 và các năm sau, Khách sạn Hương Giang cần tìm ra nguyên nhân cũng như các giải pháp khắc phục việc giảm doanh thu phòng ngủ năm 2013, bao gồm cả số lượng lẫn giá phòng. Đồng thời tìm cách đẩy mạnh doanh thu các lĩnh vực kinh doanh khác để tăng tổng doanh thu cho khách sạn.

2.2.7.2 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Bảng 2.19 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của tài sản KSHG

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 (+/-) % (+/-) %

1. Lợi nhuận trước thuế Trđ 3.210 5.729 5.289 2.519 78,47 -440 -7,68 2. Tổng tài sản đầu kỳ Trđ 80.217 80.750 80.631 533 0,66 -119 -0,15 3. Tổng tài sản cuối kỳ Trđ 80.750 80.631 63.045 -119 -0,15 -17.586 -21,81 4. Tổng tài sản bình quân Trđ 80.484 80.691 71.838 207 0,26 -8.853 -10,97 5. Tỷ suất sinh lời tài sản

(5) = (1) / (4) x 100% % 3,99 7,10 7,36 3,11 78,02 0,26 3,70

(Nguồn: Bảng CĐKT & KQHĐKD các năm 2011-2013 của KSHG)

Từ số liệu trên bảng 2.19 ta có thể thấy khả năng sinh lời của tài sản Khách sạn Hương Giang tăng trưởng qua mỗi năm, đặc biệt năm 2012 tăng hơn năm 2011 3,11%, tức là cứ 100 đồng tài sản năm 2012 đã tạo ra thu nhập cao hơn năm 2011 3,11 đồng. Qua năm 2013 mặc dù vẫn tiếp tục tăng thêm

nhưng sức tăng không đáng kể. Năm 2012 ROA tăng do lợi nhuận tăng, còn tổng tài sản gần như không thay đổi. Năm 2013 ROA tăng lại do tổng tài sản giảm, còn lợi nhuận lại làm giảm ROA do thấp hơn năm 2012.

Tuy ROA của Khách sạn Hương Giang tăng qua các kỳ nhưng so sánh với Khách sạn Sài Gòn Morin thì ROA năm 2013 của Khách sạn Hương Giang vẫn thấp hơn đến 3,11% (ROA năm 2013 của Khách sạn Sài Gòn Morin là 10,47%). Do vậy Khách sạn cần tìm ra điểm yếu của mình để nâng cao hơn nữa chỉ tiêu này.

Phân tích các nhân tố tạo nên chỉ tiêu ROA ta có: ROA = Lợi nhuận

Tổng tài sản

= Lợi nhuận x Thu nhập

Thu nhập Tổng tài sản

=

Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập x

Hiệu suất sử dụng tài sản Theo công thức trên:

Năm 2011: ROA = 0,09 x 0,44 Năm 2012: ROA = 0,14 x 0,51 Năm 2013: ROA = 0,14 x 0,53

Tỷ suất sinh lời tài sản các năm tăng do cả tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập và hiệu suất sử dụng tài sản đều tăng, trong đó tỷ suất lợi nhuận tăng trong năm 2012 sau đó giữ nguyên trong năm 2013. Hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên qua các năm và tỷ lệ đóng góp vào ROA cũng lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập. Như vậy, trong ba năm 2011 – 2013 đóng góp chủ yếu vào chỉ số ROA của Khách sạn Hương Giang là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản.

Để cải thiện chỉ số ROA, một mặt Khách sạn Hương Giang cần tăng cao hơn nữa tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập bằng cách giảm chi phí trên một đồng doanh thu, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản bằng các biện pháp như sử dụng hiệu quả tài sản lưu động và tăng doanh thu để qua đó tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

2.2.7.3 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Bảng 2.20 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu KSHG

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 (+/-) % (+/-) %

1. Lợi nhuận sau thuế Trđ 2.408 4.297 3.967 1.889 78,45 -330 -7,68 2. Vốn CSH đầu kỳ Trđ 78.137 78.066 78.005 -71 -0,09 -61 -0,08 3. Vốn CSH cuối kỳ Trđ 78.066 78.005 55.390 -61 -0,08 -22.615 -28,99 4. Vốn CSH bình quân Trđ 78.102 78.036 66.698 -66 -0,08 -11.338 -14,53 5. T/s sinh lời VCSH

(5) = (1) / (4) x 100% % 3,08 5,51 5,95 2,42 78,60 0,44 8,01

(Nguồn: Bảng CĐKT & KQHĐKD các năm 2011-2013 của KSHG)

Từ tính toán trên bảng 2.20 ta thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 3,08 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2011, sau đó tăng lên 5,51 đồng vào năm 2012 và tiếp tục tăng thành 5,95 đồng vào năm 2013. Tương tự như chỉ tiêu ROA, ROE của Khách sạn Hương Giang năm 2012 tăng lên 2,42% do tăng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu giảm nhẹ. Còn năm 2013, ROE tiếp tục tăng là nhờ vào việc giảm nguồn vốn chủ sở hữu, trong khi lợi nhuận chỉ làm giảm ROE do thấp hơn năm 2012.

Phân tích các thành phần ảnh hưởng đến ROE, ta có: ROE = L/nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

= L/nhuận trước thuế x Thu nhập x Tổng TS BQ x (1 - T)

= Tỷ suất l/nhuận trên thu nhập x Hiệu suất sử dụng tài sản x Hệ số vốn tự có x (1 - T) Năm 2011: ROE = 0,09 x 0,44 x 1,03 x (1 - 0,25) Năm 2012: ROE = 0,14 x 0,51 x 1,03 x (1 - 0,25) Năm 2013: ROE = 0,14 x 0,53 x 1,08 x (1 - 0,25)

Như vậy, ngoài các nhân tố như ROA, chỉ tiêu ROE còn chịu ảnh hưởng bởi hệ số vốn tự có. Năm 2011 và 2012 cơ cấu vốn của Khách sạn Hương Giang gần như không thay đổi nên việc tăng ROE là do tăng tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập và hiệu suất sử dụng tài sản. Sang năm 2013, hệ số vốn tự có tăng lên do giảm vốn chủ sở hữu, đóng góp vào việc tăng lên của ROE.

Để cải thiện chỉ số ROE trong các năm sau, Khách sạn Hương Giang cần cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến ROE, ngoài tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập và hiệu suất sử dụng tài sản như ROA, cần cải thiện thêm chỉ tiêu hệ số vốn tự có. Ta có: Hệ số vốn tự có = Tổng tài sản Vốn CSH = Vốn CSH + Nợ phải trả Vốn CSH = 1 + Nợ phải trả Vốn CSH = 1 + Đòn bẩy Tài chính

Để cải thiện hệ số vốn tự có Khách sạn Hương Giang có thể xem xét việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính khác như khả năng thanh toán và tỷ suất

tự tài trợ, đồng thời còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp nên cần được xem xét và tính toán kỹ lưỡng.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w