7. Kết cấu của luận văn
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng và các yếu tố định tính:
Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…
Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…
Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của một doanh nghiệp, ta có thể phân chia thành các nhóm chỉ tiêu:
Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn.
Khả năng sinh lời.
Cách phân tích và đánh giá các nhóm chỉ tiêu này được trình bày trong các mục tiếp theo.
1.3.2.1 Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
a) Quy mô và cơ cấu nguồn vốn * Quy mô vốn:
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Nhìn tổng thể dựa trên tiêu chí về nguồn gốc của nguồn vốn, thì nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Để đánh giá đúng năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu phải được xem xét nhiều nhất. Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn thì tạo được lòng tin đối với đối tác do khả năng chi trả, thanh toán được đảm bảo.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng tài chính vững vàng, mức độ tài trợ của vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn:
Tỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Nếu vốn vay đó là vốn ngắn hạn thì doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm.
* Cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay, có nhiều kênh để doanh nghiệp có thể huy động được lượng vốn cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp huy động và
sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý nhằm đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn, người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ)
Tỷ số nợ được đo bằng tỷ số giữa tổng nợ phải trả và tổng nguồn vốn hay tổng tài sản của doanh nghiệp:
Rất khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp với doanh nghiệp hay tỷ số nợ như thế nào là tốt đối với một doanh nghiệp nói chung, vì tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay…Và cũng tùy vào từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp mà có tỷ số nợ phù hợp khác nhau. Tuy nhiên thông thường tỷ số nợ trên 50% là chấp nhận được.
= 1 - Tỷ số nợ
b) Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà những cơ hội kinh doanh chỉ đến trong chớp nhoáng, doanh nghiệp muốn thành công thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt thời cơ. Khi đã nắm bắt được thời cơ đó thì vấn đề còn lại là liệu doanh nghiệp có huy động được đủ vốn để biến thời cơ thành hiện thực hay không. Do đó, việc xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý là hết sức quan trọng, nhưng việc huy động được một lượng vốn đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được diễn ra bình thường, liên tục mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Nhưng như thế nào là kịp thời thì không thể định lượng được, vì vậy, đây là một chỉ tiêu mang tính định tính.
1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn
a) Quy mô, cơ cấu và chất lượng của tài sản * Quy mô, cơ cấu của tài sản:
Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có một quy mô, kết cấu tài sản khác nhau, phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Quy mô của tài sản thể hiện sự lớn mạnh của doanh nghiệp, khả năng trang bị cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, từ đó thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó thể hiện vị trí, vai trò của từng loại tài sản trong doanh nghiệp. Cũng qua đó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp qua quy mô, cơ cấu của tài sản ta phải căn cứ vào hình thức pháp lý, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của ngành kinh doanh cũng như nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp trong từng thời kì phát triển.
* Chất lượng của tài sản:
Chất lượng tài sản phản ánh ở việc tài sản của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào, có phát huy được hết khả năng hoạt động của nó hay không. Đây là một chỉ tiêu nói lên tính bền vững về tài chính, năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Cùng với việc đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh thì việc nâng cao chất lượng tài sản trong doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp gồm rất nhiều loại, tồn tại ở các dạng khác nhau như: tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính…Mỗi loại tài sản trong doanh nghiệp có chất lượng là khi tài sản đó được trang bị ở một mức độ hợp lý đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hợp lý của từng loại tài sản phụ thuộc vào đặc trưng của từng doanh nghiệp và đặc điểm của từng tài sản và muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải làm sao khai thác được hết công suất, tính năng của từng loại tài sản đó.
b) Tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Tính thanh khoản:
Tính thanh khoản hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp, là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Khả năng thanh toán được đo lường thông qua các tỷ số tài chính sau:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù vậy, doanh nghiệp chỉ không đạt được tình hình tài chính tốt, không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho:
Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh không. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là bộ phận rất quan trọng trong vốn sản xuất kinh doanh và nó thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở những doanh nghiệp thương mại. Có thể nói trong doanh nghiệp thương mại vốn lưu động là bộ phận sinh lời nhiều nhất.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, ta xem xét các chỉ tiêu sau:
Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
Một chỉ tiêu ngược với vòng quay các khoản phải thu là kỳ thu tiền trung bình. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu. Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải
thu, chỉ số kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh:
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định:
Muốn biết số ngày của một vòng quay hàng tồn kho có thể xác định bằng công thức:
Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
c) Năng lực hoạt động của tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản * Năng lực hoạt động của tài sản cố định:
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản và kết cấu của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù là loại hình doanh nghiệp nào thì muốn đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
cũng cần phát huy hết năng lực hoạt động của tài sản nói chung và của tài sản cố định nói riêng. Để đánh giá khả năng quản trị, tổ chức sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp ta phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Chỉ số này có xu hướng chỉ ra mức độ hiệu quả trong sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu chỉ số tổng doanh thu tài sản cao, có thể cho rằng doanh nghiệp đã sử dụng tài sản tạo ra doanh thu hiệu quả. Nếu chỉ số này thấp, doanh nghiệp chưa khai thác hết công suất các tài sản hiện có, do đó, cần tăng doanh số hoặc bán bớt tài sản.
Tuy nhiên, cần lưu ý đến ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp khi phân tích, đánh giá do doanh nghiệp thương mại thường có chỉ số tổng tài sản nhỏ hơn khi so sánh với doanh nghiệp sản xuất.
1.3.2.3 Khả năng sinh lời
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Vì vậy, để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp thì không thể bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời gồm có:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm
kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
1.3.3 Mối quan hệ giữa phân tích tài chính doanh nghiệp với việc nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp
Như đã đề cập ở trên, mục đích của các nhà quản trị doanh nghiệp khi phân tích tài chính là nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính trong việc nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Ngược lại, khi các nhà quản trị muốn nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, trước hết họ phải đánh giá được tình hình tài chính thực tại của doanh nghiệp mình một cách chính xác, đầy đủ và khách quan. Tức là họ phải tiến hành phân tích tài chính trước khi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, đối với các nhà quản trị doanh nghiệp việc phân tích tài chính và việc nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp luôn gắn liền với nhau. Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp là mục đích của việc phân tích tài chính, và phân tích tài chính là điều kiện để tiến hành nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn nêu khái quát các cơ sở khoa học về phân tích tài chính doanh nghiệp và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, tập trung vào các vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp, các phương pháp và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ giữa phân tích tài chính doanh nghiệp và việc nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp. Qua đó nêu bật lên sự cần thiết của công tác phân tích tài chính trong việc đánh giá và nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Các vấn đề lý thuyết được làm rõ trong chương 1 sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả vận dụng vào việc phân tích tài chính và đánh giá năng