Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Về tài sản cố định:

Theo phân tích tình hình tài chính của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định của khách sạn khá thấp trong khi ít có đầu tư lớn về tài sản cố định. Do đó, trong năm 2014 và các năm sau khi khách sạn có kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định sẽ còn thấp hơn nữa.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cách tốt nhất là phải tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do doanh thu càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập của tài sản càng lớn. Vì vậy, giải quyết được vấn đề doanh thu thì sẽ giải quyết được vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản và một số vấn đề tài chính khác.

Ngoài ra, khách sạn cũng cần lựa chọn đúng những tài sản cần đầu tư, tránh mua sắm mới tràn lan trong khi hiệu quả đem lại không cao, không hỗ

trợ cho việc tăng doanh thu. Từ đó sẽ hạn chế được việc tăng giá trị tài sản cố định ròng và tài sản cố định bình quân.

Về tài sản lưu động:

Theo phân tích ở chương 2, việc quản lý tài sản lưu động ở Khách sạn Hương Giang Resort & Spa khá tốt, lý do giảm hiệu suất sử dụng tài sản lưu động chủ yếu do ảnh hưởng của việc giảm doanh thu. Tuy nhiên, nếu có thể quản lý tốt hơn tài sản lưu động thì cũng góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tổng tài sản và cải thiện chỉ số ROA. Dưới đây là một số biện pháp giúp tăng hiệu quả quản lý nợ phải thu và hàng tồn kho, hai mục lớn nhất trong tài sản lưu động:

- Đối với nợ phải thu: Hiện nay kỳ thu tiền bình quân của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa khoảng 30 ngày. Khách sạn có thể rút ngắn hơn nữa kỳ thu tiền bằng cách hạn chế đối tượng khách hàng trả sau. Việc này vừa giúp giảm bớt công nợ phải thu, vừa hạn chế được rủi ro trong điều kiện kinh doanh du lịch gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Ngoài ra kế toán công nợ cần kết hợp với phòng kinh doanh để chủ động gửi hóa đơn tài chính cho khách hàng sau khi kết thúc dịch vụ để khách hàng có thể thanh toán sớm công nợ cho khách sạn.

- Đối với hàng tồn kho: Việc quản lý hàng tồn kho của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa cũng rất tốt thể hiện ở số ngày một vòng quay hàng tồn kho hiện chỉ ở mức 7 ngày. Tuy nhiên vẫn có thể cải thiện hơn nữa chỉ tiêu này bằng một số biện pháp sau: Chấp nhận giảm giá để bán các loại rượu tồn kho lâu ngày do giá bán cao. Hạn chế trữ đông thực phẩm quá nhiều, chỉ trữ đông số lượng đủ để phục vụ khách đột xuất trong hai đến ba ngày, đối với dịch vụ đã có kế hoạch từ trước thì mua thực phẩm tươi sống. Giảm tối đa tồn kho nguyên vật liệu, chỉ tồn kho những loại vật liệu khó mua hoặc phải mua với số lượng lớn, những vật liệu sử dụng thường xuyên. Đối với các loại

vật liệu có nhiều trên thị trường, việc mua bán đơn giản thì nên mua khi có phát sinh nhu cầu.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách sạn hương giang resort & spa (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w