TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN 2013 2020

59 2.2K 15
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN 2013  2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN 2013 2020 Trong năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục diễn ra không thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ phải đối mặt với vấn đề lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và áp lực ngoại hối…do đó chính phủ phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Tên đề tài: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN 2013-2020 GVPT : TS. HOÀNG LÂM TỊNH LỚP : CHKTĐ3 KHÓA : K22 THÀNH VIÊN NHÓM 5: HỌ VÀ TÊN MSHV NGÀY SINH TRẦN PHAN TÚ MY 7701220699 13/09/1987 NGUYỄN HUỲNH NHƯ TRÚC 7701221272 07/12/1989 PHAN KIM NGÂN 7701220749 09/05/1988 NGUYỄN PHƯỚC TUẤN 7701221310 03/01/1988 PHẠM QUỐC TRUNG 7701221284 09/01/1987 NGUYỄN QUANG HÙNG 7701221541 02/10/1987 TP. HCM, tháng 09/2013 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HOA SEN 1 1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Hoa Sen 1 2. Lịch sử hình thành và phát triển 2 3. Tầm nhìn 6 4. Sứ mệnh 7 5. Triết lý kinh doanh 7 6. Chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi 7 II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN CẢNH NỘI BỘ 7 1. Phân tích môi trường kinh doanh 7 1.1. Môi trường vĩ mô 7 1.1.1. Các yếu tố kinh tế 7 1.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật 10 1.1.3. Môi trường văn hóa xã hội 12 1.1.4. Môi trường tự nhiên 12 1.1.5. Môi trường công nghệ 12 1.2. Môi trường vi mô 14 1.2.1. Đối thủ cạnh tranh 14 1.2.2. Khách hàng 16 1.2.3. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 16 1.2.4. Hàng thay thế 16 1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE 16 2. Phân tích môi trường nội bộ 17 2.1. Nguồn nhân lực 17 2.2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 18 2.3. Tình hình tài chính 18 2.4. Sản phẩm 19 2.5. Hoạt động Marketing 20 2.6. Xây dựng thương hiệu 21 2.7. Hệ thống phân phối 22 2.8. Hoạt động RD (nghiên cứu và phát triển) 22 2.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE 23 3. Năng lực cốt lõi của Tập đoàn Hoa Sen 24 III. DỰ BÁO VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC 24 1.Dự báo 24 1.1. Sản phẩm tôn mạ, thép mạ 24 1.2. Sản phẩm ống thép 27 1.3. Sản phẩm nhựa 28 2. Chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 29 2.1. Chuỗi giá trị của Doanh nghiệp 29 2.1.1. Các hoạt động sơ cấp 29 2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ 30 2.2. Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp 32 2.2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín 32 2.2.2. Sở hữu hệ thống 108 chi nhánh phân phối - bán lẻ và mô hình đại lý nhượng quyền thương mại 33 2.2.3. Thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng 33 2.2.4. Hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp đặc thù 34 2.2.5. Tiên phong đầu tư công nghệ mới 34 3. Mục tiêu chiến lược 35 3.1. Mục tiêu trung và dài hạn (2015-2020) 35 3.2. Mục tiêu cụ thể 35 3.2.1. Ngành tôn – thép 35 3.2.2. Ngành nhựa 35 3.3. Mục tiêu ngắn hạn năm 2013 36 IV. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 36 1. Phân tích ma trận SWOT 36 2. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) 39 V. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY TỪ 2013 – 2020 41 1. Ma trận BCG cho 3 nhóm ngành tôn, thép, nhựa 41 2. Lựa chọn chiến lược cấp công ty trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 44 2.1. Chiến lược cấp công ty 44 2.2. Chiến lược chức năng 44 3. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Chiến lược các SBU) 46 3.1. Chiến lược đối với SBU tôn 46 3.1.1. Chiến lược Marketing 46 3.1.2. Chiến lược nghiên cứu và phát triển 47 3.1.3. Chiến lược sản xuất 48 Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 4 3.1.4. Chiến lược tài chính 48 3.1.5. Chiến lược nguồn nhân lực 49 3.2. Chiến lược đối với SBU thép 49 3.2.1. Chiến lược Marketing 49 3.2.2. Chiến lược Nguyên vật liệu – mua hàng 49 3.2.3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển 50 3.2.4. Chiến lược kỹ thuật - công nghệ, vận hành/sản xuất 50 3.2.5. Chiến lược Tài chính 50 3.2.6. Chiến lược Nguồn nhân lực 50 3.3. Chiến lược đối với SBU nhựa 51 3.3.1. Chiến lược Marketing 51 3.3.2. Chiến lược Nguyên vật liệu – mua hàng 51 3.3.3. Chiến lược kỹ thuật – công nghệ, vận hành / sản xuất 51 3.3.4. Chiến lược Nguồn nhân lực 51 Kết luận 53 Tài liệu tham khảo 54 Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 5 LỜI NÓI ĐẦU Trong năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục diễn ra không thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ phải đối mặt với vấn đề lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và áp lực ngoại hối…do đó chính phủ phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung gặp khó khăn về thanh khoản, sức mua trên thị trường giảm, sản xuất đình trệ do hàng hóa tiêu thụ chậm mà chi phí vốn lại cao. Các hàng hóa có giá trị lớn như bất động sản dễ bị ảnh hưởng nhất. Hàng loạt công ty phá sản trong thời gian vừa qua đã cho thấy những khó khăn thử thách mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là vô cùng khắc nghiệt. Kể từ khi được thành lập đến nay, tập đoàn Hoa Sen đã đạt được nhiều thành tựu cũng như có mức lợi nhuận khá tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Vì vậy điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho HSG tiếp tục đứng vững qua thời kỳ thử thách này chính là việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý cho các lĩnh vực mà tập đoàn đang hoạt động. Từ thực tế trên, trong thời gian học tập môn Quản Trị Chiến Lược, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Lâm Tịnh tại trường Đại Học Kinh Tế và những kiến thức đã được học, nhóm 5 quyết định chọn đề tài Chiến lược giai đoạn 2013-2020 của Tập đoàn Hoa Sen cho tiểu luận Quản Trị Chiến Lược của mình. IV. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HOA SEN: 7. Giới thiệu chung về Tập đoàn Hoa Sen: Ngày 8/8/2001, nhằm ngày 19-6 Âm lịch, là ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn Hoa Sen. Tập đoàn Hoa Sen có trụ sở chính Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 6 đặt tại số 09 Đại lộ Thống Nhất, Khu Công nghiệp Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Thông tin tập đoàn: - Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN - Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP - Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương. Điện thoại: +84 650 3790 955 Fax: +84 650 3790 888 - Văn phòng đại diện: 94 – 96 Nguyễn Du, Bến Thành, Q.1, TP.HCM Điện thoại: +84 8 3910 6910 Fax: +84 8 3910 6913 - Website : www.hoasengroup.vn - Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ cấu tổ chức tập đoàn hoa sen: Tập đoàn có 03 Công ty con, 02 nhà máy sản xuất do Công ty mẹ quản lý và hơn 108 Chi nhánh trải dài khắp cả nước. - Công ty TNHH Một Thành viên Tôn Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương - Công ty TNHH Một Thành viên Vật liệu Xây dựng Hoa Sen: KCN Phú Mỹ 1, TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu - Công ty TNHH Một Thành viên Vận tải & Cơ khí Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương - Nhà máy Sản xuất tại Bình Dương: Số 09 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương - Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ: Đường số 1B, KCN Phú Mỹ 1, TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu Từ ngày thành lập, năm đầu tiên với vốn điều lệ chỉ có 30 tỉ đồng và có 22 cán bộ công nhân viên, đến nay, Tập đoàn Hoa Sen đã có vốn điều lệ lên đến gần 1.008 tỉ đồng, với gần 3.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có nhiều Cán bộ quản lý có tuổi đời còn rất trẻ, từ 23 đến 35, tạo nên sự năng động trong quá trình phát triển vượt bậc của Tập đoàn Hoa Sen. Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 7 8. Lịch sử hình thành và phát triển: Khởi nghiệp: Ngày 18 tháng 5 năm 1994: gia đình Ông Lê Phước Vũ (nay là Chủ tịch HĐQT – TGĐ Hoa Sen Group) bắt đầu khởi nghiệp với đồng vốn ít ỏi dành dụm từ đồng lương của người thợ, gia đình ông vừa thuê nhà vừa làm cửa hàng mua bán tôn lẻ tại ngã tư An Sương. Sau đó ít lâu, công việc kinh doanh có nhiều chuyển biến thuận lợi, chắt chiu được ít tiền, gia đình ông đã mua trả góp một máy cán tôn cũ, tự cắt tôn, đi bán lẻ khắp nơi. Và đến khi công việc kinh doanh thuận lợi, gia đình ông mới quyết định thành lập công ty để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Năm 2001 – 2003: Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 8 Ngày 8/8/2001: Công ty Cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, 22 nhân viên và 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ trực thuộc. Trong 02 năm 2002-2003, Tập đoàn thành lập thêm 31 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh lên 34, tập trung chủ yếu ở miền Tây, miền Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Năm 2004: Thành lập thêm 15 chi nhánh, nâng tổng số chi nhánh phân phối-bán lẻ lên 49. Ngày 8/8/2004: Khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ màu I, công suất 45.000 tấn/năm; đồng thời khánh thành trụ sở Tập đoàn tại số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, T.Bình Dương. Ngày 16/10/2004: Công bố mở thầu dự án Nhà máy thép cán nguội, công suất 180.000 tấn/năm với vốn đầu tư gần 30 triệu USD được vay từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Ấn Độ, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam và vốn đối ứng. Năm 2005: Thành lập thêm 7 chi nhánh phân phối - Bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối - bán lẻ lên 56. Ngày 14/02/2005: Khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, Công suất 50.000 tấn/năm tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, T.Bình Dương. Năm 2006: Thành lập thêm 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối – bán lẻ lên 59. Ngày 16/2/2006: Khởi công xây dựng Nhà máy Thép cán nguội 180.000 tấn/năm trong khuôn viên có diện tích gần 24.000 m2, bên cạnh tòa nhà văn phòng trụ sở công ty tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, T.Bình Dương. Ngày 09/11/2006: Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ 320 tỷ đồng. Năm 2007: Thành lập thêm 16 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối – bán lẻ lên 75. Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 9 Ngày 03/01/2007: Khánh thành và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm II, công suất 50.000 tấn/năm, nâng tổng công suất 2 dây chuyền mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm. Ngày 26/3/2007: Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hoa Sen với vốn điều lệ 150 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Ngày 06/4/2007: Khánh thành Nhà máy Thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm, đồng thời khởi công xây dựng dây chuyền mạ công nghệ NOF (Non – Oxidizing Furnace) công suất 150.000 tấn/năm. Ngày 21/4/2007: Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hoa Sen khởi công giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Ống thép, Ống nhựa và Vật liệu xây dựng Hoa Sen tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tháng 12/2007: Công ty Cổ phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty: Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hoa Sen, và Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen. Năm 2008: Thành lập thêm 4 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối – bán lẻ lên 79. Ngày 16/01/2008: Hợp tác với Công ty Cổ phần Gemadept thành lập Công ty Cổ phần Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept với vốn điều lệ 39 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn Hoa Sen là 45%. Ngày 06/3/2008: Khánh thành giai đoạn I và khởi công giai đoạn II Dự án Nhà máy Ống thép, Ống nhựa và Vật liệu xây dựng Hoa Sen tại KCN Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 19/3/2008: Khánh thành dây chuyền mạ công nghệ NOF công suất 150.000 tấn/năm và dây chuyền mạ màu II, công suất 45.000 tấn/năm. Thành lập thêm 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối – bán lẻ lên 82. Ngày 05/12/2008: niêm yết 57.038.500 cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán HSG. Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 10 [...]... 8/8/2011, Tập đoàn Hoa Sen chính thức tròn 10 năm ngày thành lập Dấu ấn 10 năm, Tập đoàn Hoa Sen đã trưởng thành, xây dựng được bản lĩnh của một doanh nghiệp Việt, tạo một thương hiệu mạnh và thân thiện, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần tôn mạ trong nước và xuất khẩu tôn mạ hàng đầu trong khu vực Với bước khởi đầu mạnh mẽ, với tầm nhìn chiến lược và triết lý kinh doanh sáng tạo, Tập. .. vẻ, gắn liền với văn hóa của Tập đoàn • Màu nâu đỏ là màu của sự giản dị, chân chất, bền bỉ nhưng vẫn thể hiện được sự mạnh mẽ và bền vững Qua đó logo mới muốn chuyển tải thông điệp Tập đoàn Hoa Sen luôn phát triển vững mạnh, bền bỉ qua thời gian để đem đến cho Nhóm 5 – Lớp CHQT_Đêm3 – K22 Trang 27 khách hàng, xã hội những giá trị tốt đẹp Tập đoàn Hoa Sen sử dụng biểu tượng hoa sen theo tinh thần Phật... – K22 Trang 21 1.2.2 Khách hàng: Sản phẩm chủ yếu của tập đoàn là tôn, thép và nhựa Do đó đối tượng phục vụ của tập đoàn khá đa dạng Đồng thời sản phẩm của Hoa Sen đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của các ngành khác nên nhu cầu rất lớn Khách hàng của Hoa Sen phân tán lớn, do đó các đại lý phân phối phải rộng khắp để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng 1.2.3 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu:... động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp: Để điều tiết nền kinh tế, các quốc gia đều ban hành một hệ thống các văn bản để quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam như: • Sửa đổi hiến pháp • Luật doanh. .. bồng thực của những con người trong ngôi nhà chung Hoa Sen đang ngày ngày dày công vun đắp những giá trị lớn lao cho xã hội 3.7 Hệ thống phân phối: Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện chiến lược “mua tận gốc, bán tận ngọn” thông qua hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ Từ năm 2012, Tập đoàn bắt đầu triển khai mô hình đại lý nhượng quyền thương mại Với việc quản lý tập trung... Năm 2013 cũng là năm thứ 2 Tập đoàn Hoa Sen đạt Top 10 giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (lần đầu vào năm 2009), và cũng là lần thứ 2 đạt giải thưởng Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện trách nhiệm xã hội (lần đầu vào năm 2011) Top 10 Sao Vàng Đất Việt 2013 là một giải thưởng rất quan trọng ghi nhận sự đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển chung của kinh tế đất nước, và năm nay cùng với Tập đoàn. .. lẻ, mô hình đại lý nhượng quyền thương mại, Tập đoàn Hoa Sen đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng các sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng Điều này đã tạo dựng niềm tin vững chắc của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen Qua 11 năm phát triển, hệ thống chi nhánh phân phối- bán lẻ bao phủ toàn quốc đã trở thành một ưu thế lớn của Tập đoàn trong việc tiếp cận trực tiếp người tiêu... các sản phẩm mới của Tập đoàn đến với thị trường Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ càng phát huy vai trò chiến lược khi Tập đoàn có thể linh hoạt trong các chính sách bán hàng để tạo ra dòng tiền ổn định, duy trì tính thanh khoản Đặc điểm này là cơ sở để Tập đoàn nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất kinh doanh khi gặp điều kiện kinh tế vĩ mô không... soát của mình Trong những yếu tố đó chính trị và luật pháp là hai vấn đề đáng quan tâm Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó Các hệ thống và chính sách đó là: kinh. .. hiệu lực của pháp luật và đường lối, chính sách kinh tế nhà nước, do vậy sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò của các nhóm xã hội: Trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích của xã hội, nhóm các tổ chức xã hội sẽ ngày càng gia tăng buộc các nhà quan trị maketing phải xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này đến các quyết định maketing Sự ra đời của các . 7701221284 09/01/1987 NGUYỄN QUANG HÙNG 7701221541 02/10/1987 TP. HCM, tháng 09/2013 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HOA SEN 1 1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Hoa Sen

Ngày đăng: 13/11/2014, 00:26

Mục lục

    3. Mục tiêu chiến lược 35

    3.1. Mục tiêu trung và dài hạn (2015-2020) 35

    IV. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 36

    3. Mục tiêu chiến lược:

    3.1. Mục tiêu trung và dài hạn (2015-2020):

    Tập đoàn Hoa Sen đã đề ra định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2010 - 2020 là tiếp tục dẫn đầu thị phần trong ngành tôn; nâng dần thị phần ống thép, ống nhựa tiến tới trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này; tăng cường xuất khẩu, nâng tầm thương hiệu Hoa Sen…

    IV. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:

    Công Ty TNHH Thép SeAH Việt Nam

Tài liệu liên quan