tiểu luận quản trị kinh doanh Phân tích chiến lược kinh doanh của Tập đoàn ĐTDĐ Nokia

26 2K 14
tiểu luận quản trị kinh doanh Phân tích chiến lược kinh doanh của Tập đoàn ĐTDĐ Nokia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC COÂNG NGHEÄ SAØI GOØN KHOA QUAÛN TRÒ KINH DOANH  TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN NOKIA BÁO CÁO ĐỒ ÁN KINH DOANH THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 2.LỚP LƯỢC PHÂN TÍCH OANH KD207.2 CHIẾN PHẠM THỊ HOÀNG THỊ TRÀ GIANG KINH DOANH CỦA TẬP NGUYỄN THỊ MỸ TRINH ĐOÀN ĐTDĐ NOKIA GVHD: ĐỖ VĂN KHIÊM NHÓM 2: PHẠM THỊ OANH HOÀNG THỊ TRÀ GIANG NGUYỄN THỊ MỸ TRINH LỚP : KD207.2 Mục lục Nhận xét của giáo viên: .TRANG 3 Lời mở đầu: Phần 1: Tổng quan về tập đoàn Nokia 1.Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Nokia 1.1 Khát quát về tập đoàn Nokia 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2 Hoạt động kinh doanh 2.1 Các nhóm sản phẩm chính của công ty Phần 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Nokia I Phân tích môi trường bên ngoài 1 Phân tích môi trường vĩ mô 1.1 Các yếu tố kinh tế 1.2 Các yếu tố văn hóa xã hội 1.3 Các yếu tố kĩ thuật công nghê 1.4 NHóm các yếu tố về pháp luật và quản lý nhà nước 1.5 Yếu tố môi trường tự nhiên 2 Phân tích môi trường Vi mô 2.1 Đối thủ 2.1.1 Cạnh tranh theo danh tiếng 2.2 Khách hàng 2.3 Nhà cung cấp 2.4 Đối thủ tiềm ẩn 2.5 Sản phẩm thay thế II Phân tích môi trường nội bộ 1 Nguồn lực vật chất 2 Nguồn lực nhân sự 3 Thương hiêu 4.Chiến lược Marketing 5 Đánh giá môi trường bên ngoài 6 Đánh giá nguồn lực bên trong 7.Các chiến lược và giải pháp trọng yếu Kết luận Tài liệu tham khảo Nhận xét của giáo viên LỜI MỞ ĐẦU -Thế kỉ XXI,thế kỉ của sự hội nhập, thế kỉ của toàn cầu hóa thì sự cạnh tranh của các tập đoàn lớn,các công ty đa quốc gia,các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vô cùng khắc nghiệt.Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết lợi thế cạnh tranh của mình là gì?Đề ra chiến lược kinh doanh như thế nào để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc?Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu và sứ mệnh của mình là gì?Biết khai thác điểm mạnh,khắc phục điểm yếu,tìm ra những thuận lợi, thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua - Nokia là 1 tập đoàn lớn kinh doanh nhiều loại hình như: điện thoại di động, giải trí đa phương tiện, giải pháp mạng, giải pháp doanh nghiệp, sản xuất ủng cao su Nhưng trong đó sản phẩm ưu việt nhất của tập đoàn này là sản phẩm điện thoại di động Hiện nay loại sản phẩm này đang chiếm thị phần lớn trên thị trường Họ đã bỏ lại đằng sau nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ đến từ các cường quốc công nghệ là Mỹ(Motorola), Đức(Siemens), Nhật(sony) để trở thành 1 thương hiệu được ưa chuộng nhất thế giới PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN NOKIA LOGO: 1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Nokia 1.1 Khái quát về tập đoàn Nokia: Loại hình: Public – OYJ Thành lập : Nokia Phần lan(1865) Người thành lập : Fredrik Idestam Trụ sở : Espoo Finland Thành viên : Kari kairame, CEO in the 1980s Chủ chốt: olli-Pakka Kallas vuo, president &CEO.Jorma Ollila,chủ tịch hội đồng quản trị Ngành nghề: Viễn thông Sản phẩm: Điện thoại di động Máy tính đa phương tiện Hệ thống viễn thông Dịch vụ: Dịch vụ và phần mềm Các dịch vụ trực tiếp Tập đoàn Nokia chia thành 4 bộ phận chính: • Điên thoại di động • Giải trí đa phương tiện • Giải pháp mạng • Giải pháp cho doanh nghiệp Công ty con: Nokia siemens Networks Vertu Navteq QT software Website: www.nokia.com 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ 1 hãng sản xuất giấy đã trở thành haõng sản xuất sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngaønh viễn thông - Năm 1966, tập đoàn nokia được thành lập từ sự sáp nhập của 3 công ty phần Lan: Nokia (giấy thành lập năm 1865,Finnish Rubber Works Ltd., nhà sản xuất ủng cao su, lốp xe…thành lập năm 1898, và Finnish Cable works, nhà cung cấp dây cáp cho các mạng thành lập năm 1912) - Năm 1960, nokia bước vào thị trường thiết bị viễn thông và đã thành lập tại Finnish Cable works tập trung sản xuất các thiết bị truyền vô tuyến - Vào đầu những năm 1990, chúng tôi đã thực hiện một quyết định chiến lược lấy viễn thông làm mục tiêu dẫn đầu thị trường tại mọi thị trường chính trên thế giới - Ngày nay nokia bao gồm 2 tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile phones và Nokia NetWorks điện thoại di động lớn nhất thế giới Nokia Networks là 1 nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng IP và các dịch vụ có liên quan - Ngoài ra, công ty còn có đơn vị Nokia Venture Organization riêng biệt và đơn vị nghiên cứu venture Organization có chức năng nhận diện và phát triển những ý tưởng kinh doanh mới góp phần phát triển và đổi mới công việc kinh doanh then chốt hiện nay 2.Hoạt động kinh doanh 2.1 Các nhóm sản phẩm chính của công ty Tập đoàn Nokia chia thành 4 bộ phận chính: • Điên thoại di động • Giải trí đa phương tiện • Giải pháp mạng • Giải pháp cho doanh nghiệp - Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu nhóm sản phẩm điện thoai di động, vì nhóm này đang chiếm 1 thị phần lớn trên thị trường - Các dòng sản phẩm chính của điện thoai di động Nokia 1 Dòng sản phẩm di động truyền thống: Mẫu ĐTDĐ đầu tiên sử dụng công nghệ GSM 2 Dòng sản phẩm cơ bản mở rộng: Sử dụng công nghệ AMPS Và TDMA Nokia 1110 3 Dòng sản phẩm cơ bản n Nokia 1108 4 Dòng sản phẩm thể hiện cảm xúc: Nokia 3230- “làm hết sức, chơi hết mình” 5 Dòng sản phẩm thể thao: Nokia 5110: chiếc ĐTDĐ đầu tiên có khả năng chơi nhạc MP3 và 64MB lưu trữ bài hát 6 Dòng sản phẩm doanh nhân cổ điển: Nokia 6600 Nokia 6610 7 Dòng sản phẩm thời trang: Nokia 7110: Là chiếc Nokia đầu tiên có trình duyệt WAP 8 Dòng sản phẩm cao cấp: Nokia 8800 9 Dòng sản phẩm thông minh: Hướng tới khách hàng là doanh nghiệp 10 Các dòng sản phẩm có chức năng chuyên dụng: - Nokia E- Series, Nokia N- Series, N- gage, Vertu Vertu - Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là ứng dụng tự động hóa khép kín trong sản xuất - Vì vậy, Nokia đang sở hữu những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Thế giới Toàn bộ máy móc thiết bị được trang bị mới 100% mỗi dây chuyền sản xuất tùng dòng sản phẩm là sự kết hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau Vì dây chuyền máy móc, trang thiết bị hiện đại luôn thay đổi hàng ngày, chính vì vậy, doanh nghiệp nào nắm bắt được công nghệ, doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh 1.4 Nhóm nhân tố về pháp luật và quản lý của nhà nước - Có thể nói, ĐTDĐ là một trong những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay của con người, đảm bảo nhu cầu giữ liên lạc 1 cách tiện lợi của mọi người trong xã hội - Vì vậy, ngành được nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị… - Những ràng buộc pháp lý đối với ngành ĐTDĐ chủ yếu liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng Đây cũng là những chiến lược được Nokia rất chú trọng và xem là chiến lược lâu dài của công ty Vì vậy, xét toàn cảnh môi trường pháp lý và tình hình thực tế của Công ty thì rủi ro pháp luật ít có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty 1.5 Môi trường tự nhiên - Nokia, hãng ĐT chiếm hơn 1/3 thị phần trong năm qua, được trông đợi sẽ đóng vai trò đi đầu trong việc sản xuất ĐT xanh trước khi ngành công nghiệp này đạt được một khối lượng sản phẩm cần thiết - Nhưng Nokia sẽ chưa chào bán bất kì chiếc ĐT xanh nào ngay được mà thay vào đó sẽ nỗ lực cài đặt cái được gọi là những “đặc tính xanh” vào càng nhiều di dộng của hãng càng tốt Trong đó có ứng dụng một đèn cảm ứng để sử dụng năng lượng mặt trời, cho phép ĐT tiết kiệm năng lượng - Hầu hết ĐT Nokia cũng có tính năng báo động nhắc nhở người sử dụng rút bộ sạc điện ra khỏi ổ cắm khi ĐT đã được sạc đầy - Hãng sản xuất điện thoại số 1 thế giới này đang nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ môi trường Tiêu biểu là chiếc điện thoại E79 Eco là model thuộc dòng sản phẩm thân thiện môi trường của Nokia Với mỗi một chú dế E79 Eco được bán ra, Nokia sẽ quyên góp 4 bảng Anh cho tổ chức bảo tồn hoang dã WWF 2 Phân tích môi trường Vi Mô 2.1 Đối thủ cạnh tranh - Mặc dù là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, nhưng trong 2 năm trở lại đây, hãng này đã phải đối mặt với nhiều cạnh tranh gay gắt và kết quả là đã không còn hùng cường như xưa Thị phần smartphone hiện nay của Nokia đã giảm đáng kể, trong khi lợi nhuận cũng giảm Các nhà phân tích Wall Street dự đoán rằng thời gian sắp tới, tình hình kinh doanh của Nokia cũng không mấy khả quan do chịu nhiều sức ép từ những đối thủ rất mạnh như APPLE( sản xuất iphone), RIM ( blackberry), google( ANDROID)… - Tuy nhiên, Nokia không phải là không có những điểm yếu Về thiết kế, Nokia đang phải đối mặt những thách thức từ Apple và chiếc iphone rất “hot” Nokia chỉ có 1 số ít sản phẩm màn hình cảm ứng và chưa có mẫu nào tiên tiến như chiếc iphone với bàn phím ảo - Đây không phải là lần đầu tiên 1 đối thủ cạnh tranh thách thức Nokia Chiếc chocolate của LG hoặc những chiếc điện thoại cầm tay siêu mỏng của Samsung cũng đã làm các nhà lãnh đạo của Nokia đau đầu - “Chưa bao giờ người tiêu dùng lại có cơ hội "tậu" được nhiều loại điện thoại di động (ĐTDĐ) có giá rẻ như hiện nay Chỉ cần bỏ ra trên dưới 2 triệu đồng là có thể sở hữu ngay một sản phẩm rất thời trang, có màn hình cảm ứng, chụp ảnh 2-3 mpx, kết nBluetooth ” Đây là nhận định của Tấn Anh trên trang VN Express - Không chỉ có giá rẻ, kiểu dáng đẹp, ĐTDĐ Trung Quốc còn tích hợp được những tính năng mà ngay cả những dòng cao cấp cũng không hề có Ngoài chuyện chạy được file nhạc MP3, kết nối Bluetooth, chúng còn có màn hình cảm ứng, camera "chấm" cao và trình chiếu được file video Hình thức thì dù là dạng thanh, nắp trượt hay vỏ sò cũng đều rất thời trang Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc đã chứng tỏ họ là những bậc kỳ tài về hàng nhái khi mô phỏng y chang những dòng ĐTDĐ cao cấp đang "ăn khách" như Motorola L7, Sony Ericsson W800i, Sony Ericsson Z520i, O2 XDA Đây cũng là khó khăn cho Nokia - Nokia đã sắp xếp lại cấu trúc tổ chức toàn cầu nhằm tập trung vào tính hội tụ, các thị trường di động mới và đang tăng trưởng Để phục vụ các lãnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động trong khi vẫn củng cố được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động, Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của mỗi lĩnh vực Và chúng ta có thể nói gì trước sự thành công của Nokia bây giờ: “Với Nokia , sản phẩm là cho mọi khách hàng và một chuổi cung ứng sản phẩm thật tuyệt vời Còn gì hơn thế nữa mọi thứ đã sẵn sàng cho mọi cuộc đua” 2.1.1 Cạnh tranh theo danh tiếng - Hiện nay tập đoàn Nokia là nhà sản xuất ĐTDĐ nổi tiếng tại Việt Nam, với thị phần đạt gần 40% vào năm 2007 Tuy nhiên, kết thúc năm 2008, Nokia đã mất hơn 3% thị phần so với cùng kỳ năm ngoái Thị phần của Nokia ước tính còn khoảng 37% thay vì 39% như mục tiêu đề ra - Nokia cũng đang sở hữu một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam Đến nay thương hiệu Nokia được hầu hết người tiêu dùng khắp nơi trên mọi miền đất nước biết đến.Nhà phân phối ĐTDĐ Nokia có hệ thống phân phối rộng khắp tại Việt Nam với những nhà phân phối lớn như: Petropetso, FPT, Thuận Phát… cùng nhiều đại lý bán lẻ lớn nhỏ khắp trên cả nước Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Nokia hiện nay chính là Apple - Apple là tập đoàn lớn đã thành lập hơn 33 năm chiếm tới 87,9% tổng số thuê bao, điều này có nghĩa số lượng thuê bao di động của Việt Nam hiện giờ vào khoảng 90 triệu Một con số khiến không ít người phải giật mình kinh ngạc và theo thống kê mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Gartner được công bố vào ngày 12/11 cho thấy iPhone đã đạt được 17.1% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới tính trong quý 3 năm 2009 Thống kê của Gartner: lượng bán và thị phần của smartphone tính trên toàn thế giới trong quý 3/2009 - Ảnh AppleInsider Những điểm mạnh của công ty apple như: • Giữ bí mật tuyệt đối- Đó là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng số 1 đối với những ai đang làm việc tại Apple, kể cả những nhân viên bình thường và quản lý cấp cao • • • • Apple chiếm thị phần đứng thứ 3 chỉ sau Nokia Sản phẩm của Apple với thiết kế sang trọng, độ bền cao Về mặt phân phối, Apple có hệ thống phân phối khắp trong cả nước với nhiều công ty lớn nhỏ từ Bắc tới Nam, tiêu biểu là nhà phân phối FPT… Apple sở hữu một thương hiệu khá nổi tiếng tại Việt Nam Đối thủ mạnh thứ hai của Nokia là RIM • Cũng giống như Apple, RIM là một tập đoàn lớn chiếm thị phần lên đến 44,5% khi kết thúc quý đầu tiên của năm 2008 • Rim sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam Thương hiệu Rim đựơc nhiều nước trên thế giới biết đến • Sản phẩm của RIM được thiết kế với kiểu dáng lịch lãm,mạnh mẽ và quý phái 2.2 Khách hàng - Nền kinh tế đang bùng nổ và dân số trẻ đang tăng mạnh với thu nhập cao ở Việt Nam khiến nhu cầu đối với các dịch vụ di động tăng vọt Đầu năm 2007, mật độ điện thoại di động mới ở mức 18,5%, nhưng số thuê bao đang tăng rất nhanh, khoảng 800.000 người dung mới mỗi tháng - Một điểm nhấn khác trong năm 2007 là phân khúc điện thoại giá rẻ, tức dưới 100 đô-la hay 1,5 triệu đồng, đã chiếm hơn phân nửa thị trường Hiện tượng này thật ra cũng dễ lý giải, là do ngày càng có nhiều người tiêu dùng ở các tỉnh thành khác có nhu cầu sử dụng điện thoại vì cước viễn thông ngày càng giảm, và giá điện thoại ngày càng rẻ hơn Chính vì vậy, phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ được dự báo sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới - Theo nghiên cứu của công ty GfK, thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong năm nay, khoảng 35%.Đây cũng là điểm thuận lợi để Nokia có thể mở rộng thị trường Việt Nam.( tại hệ thống 17 siêu thị của Thế giới Di động, tháng 11 đã bán ra khoảng 40.000 máy, trong đó Nokia chiếm 58,14%, kế đến là Samsung (15,98%), Sony Ericsson (8,9%), Motorola (5,55%) còn lại là các thương hiệu BenQ-Siemens… … -Nokia, hãng có 1,1 tỷ khách hàng trên toàn thế giới Sản phẩm của Nokia có mặt tại các hệ thống ĐTDĐ khắp nơi trên đất nước VD như: Thế giới di động, Trung tâm Nguyễn Kim, Trung tâm điện máy Chợ Lớn…Nokia hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới đặc biệt Nokia chiếm thị phần khá lớn tại thị trường MỸ với 10% - Hiện nay, Nokia đã hợp tác với nhiều đối tác để phát triển hệ thống phân phối và chăm sóc khách hàng trên cả nước, thay vì chỉ tập trung tại các thành phố lớn Việc phát triển rộng các cơ sở dịch vụ hậu mãi bên cạnh hệ thống phân phối không những hỗ trợ tốt cho công tác bán hàng, mà còn giúp Nokia chăm sóc khách hàng nhanh chóng, kịp thời hơn 2.3 Nhà cung cấp: - Hiện nay các nhà xưởng của Nokia có mặt khắp nơi trên thế giới, ở Châu Á là Masan ( Hàn Quốc), Bắc kinh và Quảng Đông ( Trung Quốc ) Ở Châu Mỹ gồm Brazil và Mexico Ở Châu Âu là Phần Lan, Hungary, Anh Và sắp tới đây là đại công xưởng ở Romania - Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tốt nhất ở mỗi lĩnh vực: • Mobile phones cung cấp nhiều sản phẩm điện thoại di động có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu cho các phân khúc khách hàng lớn và phát triển điện thoại di động cho tất cả các chuẩn chính và các phân khúc khách hàng tại hơn 130 quốc gia Bộ phận này chịu trách nhiệm kinh doanh điện thoại di động chính, chủ yếu dựa trên các công nghệ WCDMA, GSM, CDMA và TDMA Mobile Phones tập trung cung cấp những sản phẩm điện thoại giàu tính năng cho tất cả các phân khúc trên thị trường toàn cầu • Multimedia cung cấp đa truyền thông di động cho khách hàng qua các thiết bị di động và ứng dụng tiên tiến Các sản phẩm có tính năng và chức năng như hình ảnh, trò chơi, âm nhạc, truyền thông và một loạt các nội dung hấp dẫn khác cũng như các phụ kiện di động và giải pháp sáng tạo • Networks tiếp tục cung cấp hạ tầng mạng, công nghệ hàng đầu và các dịch vụ liên quan dựa trên các chuẩn không dây chính cho các nhà điều hành di động và các nhà cung cấp dịch vụ Tập trung vào các công nghệ GSM, bộ phận Networks hướng đến vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mạng GSM, EDGE và WCDMA Các mạng của chúng tôi được lắp đặt ở tất cả các thị trường chính trên toàn cầu theo những tiêu chuẩn này Networks cũng là bộ phận cung cấp hàng đầu việc truy cập băng thông rộng và các mạng TETRA cho những người sử dụng chuyện nghiệp trong lĩnh vực an toàn • Enterprise Solutions cung cấp hàng loạt các thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối di động không dây dựa trên cấu trúc di động cuối-cuối chuyên dành cho doanh nghiệp và các tổ chức trên toàn cầu giúp cải tiến hoạt động thông qua tính di động mở rộng Các giải pháp cuốicuối bao gồm từ các thiết bị di động tối ưu hóa cho doanh nghiệp trên front end đến một danh sách nhiều cổng gateway tối ưu hóa doanh nghiệp di động bao gồm: internet và email không dây, di động ứng dụng, bảo vệ tin nhắn, các mạng cá nhân ảo, bức tường lửa và bảo vệ chống xâm nhập 2.4 Đối thủ tiềm ẩn - Thị trường ĐTDĐ trong nước là rất rộng lớn với nhiều dòng sản phẩm khác nhau và đa dạng về mẫu mã Với sự phát triển liên tục của khoa học kỷ thuật công nghệ sản xuất liên tục được đổi mới nhiều sản phẩm tốt hơn với chất lượng và mẩu mã vựơt trội là những mối đe doạ thật sự đối với Nokia nếu Nokia không theo kịp với những thay đổi của công nghệ - Ngoài ra khi một thị trường có nhiều hấp dẫn như thị trường ĐTDĐ việt nam đầy tiềm năng, thì việc xâm nhập vào của các hãng điện thoại lớn trên thế giới cũng là 1 trở ngại cho Nokia 2.5 Sản phẩm thay thế - Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể thay thế ĐTDĐ bằng các sản phẩm như điện thoại cố định hay điện thoại di đông do Trung Quốc sản xuất… Tuy nhiên,các sản phẩm của Nokia rất đa dạng về mẫu mã, chức năng Dòng điện thoại Nokia Nseries Internet Tablet được thiết kế cho những ứng dụng Internet phong phú, được hỗ trợ bởi trình duyệt Mozilla, các chức năng e-mail cùng khả năng hỗ trợ cho nhiều ứng dụng phổ biến, như Skype và Rhapsody Dòng máy này được phát triển trên hệ điều hành nguồn mở Linux …và công ty cũng đã không ngừng cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và giá cả rất cạnh tranh - Do đó, giá của các sản phẩm thay thế có ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán các sản phẩm của Nokia Vì nếu giá sản phẩm của Nokia quá cao trong khi đó giá của các sản phẩm này thấp thì khách hàng sẽ chuyển từ các sản phẩm di động sang các sản phẩm thay thế - Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế này biểu hiện một sự đe dọa cạnh tranh, làm giới hạn khả năng đặt giá cao và do đó làm giới hạn khả năng sinh lợi của sản phẩm II Phân tích môi trường nội bộ 1) Nguồn lực vật chất - Nokia hoạt động chính trong ngành thương mại – dịch vụ, nguồn lực vật chất quan trọng nhất là địa điểm kinh doanh và giao dịch Nếu địa điểm kinh doanh và giao dịch tốt thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Nokia - Công ty có trụ sở chính tại Phần Lan Các nhà máy sản xuất nằm rải rác trên các nước nhằm thuận tiện cho việc phân phối, và giảm chi phí vận chuyển dẫn tới giảm được giá thành sản phẩm Các loại điện thoại sản xuất từ bất kỳ nhà máy nào của Nokia có chất lượng như nhau về lý thuyết , khi sử dụng sẽ khác nhau - Ngoài ra Công ty còn có Hệ thống phân phối trải khắp 63 tỉnh và thành phố ở Việt Nam với nhiều nhà phân phối và bán lẻ Có thể nói, mạng lưới kinh doanh của Nokia trong những năm vừa qua là một lợi thế cạnh tranh rất lớn và chắc chắn nó sẽ còn tiếp tục được mở rộng trong những năm tới - Trụ sở chính ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Nokia được đặt tại Alexandra Technopark ở Singapore Là trung tâm của khu vực của Nokia, đây là cơ sở của hơn 700 nhân viên Nokia cung cấp các công nghệ, sản phẩm và giải pháp hỗ trợ 20 thị trường khác nhau và các văn phòng Nokia tại đây - Sự phát triển của nguồn lực vật chất phụ thuộc rất nhiều vào công tác đầu tư Những năm qua Nokia đã và đang tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư nhằm cải tạo và xây dựng các địa điểm kinh doanh tương đối lớn và có vị thế thương mại 2) Nguồn lực nhân sự - Nokia có hơn 110.000 nhân viên ở 120 quốc gia trên thế giới Theo giới thiệu của đại diện Nokia, năm 2007, hãng này đạt doanh thu hơn 51 tỉ euro Sản phẩm của Nokia được bán ở 150 nước, với thị phần chiếm 40% (quý IV/2007) - Nokia đã chọn Cluj, thành phố quê hương của trường đại học công nghệ danh tiếng, để đặt “đại công xưởng” Mục đích của hãng là hưởng lợi thế về nhân lực, và nhà máy này sẽ hoàn toàn hoạt động trước khi đóng cửa nhà máy ở Đức ( vì chi phí nhân lực ở đây rất mắc) Các công nhân ở Đức kiếm mỗi năm khoảng 30.000 euro, nhưng ở Cluj Nokia chỉ tốn 1/3 con số này Lợi nhuận của hãng đã tăng vọt 44% trong quý IV lên con số 1,84 tỉ euro và thị phần cũa hãng hiện nay là 40,2% trên toàn cầu - Nokia vừa hợp tác với Capitel Group của Trung Quốc thành lập liên doanh sản xuất điện thoại di động tại Công viên Công nghiệp Xingwang, Bắc Kinh.Dự tính ở đây sẽ có khoảng 15.000 công nhân làm việc - Trọng tâm dùng người của công ty điện thoại nổi tiếng nhất thế giới này chính là “Dĩ nhân vi bản” (lấy người làm gốc) Để lọc và chọn ra những nhân tài, Nokia thực hiện những kế sách “ Lấy người làm gốc” của mình như sau Một là đối với hệ thống phần cứng bao gồm : Việc khảo sát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và việc tiếp nhận công nghệ mới của nhân viên Việc khảo sát này do 1 phòng ban do chính giám đốc đề cử để kiểm tra Hai là hệ thống phần mềm bao gồm: Việc khảo sát năng lực sang tạo, tính linh hoạt trong xử lý tình huống, thường thì công việc này do phòng nhân lực trực tiếp kiểm tra - Tạo ra được đội ngũ nhân viên đã khó nhưng giữ được nhân viên giỏi trong hãng lại còn khó hơn Mức lương tăng nhanh, nhân viên không ngần ngại gì chuyển đổi sang nơi khác để có một việc làm thu nhập cao hơn Và đòi hỏi của lực lượng lao động hiện nay khác với trước Đó là ngoài về nhu cầu về vật chất thì họ còn có những nhu cầu về tinh thần, giải trí, một môi trường làm việc thoải mái, sự tôn trọng cá nhân 3 Thương hiệu - Nokia Group là nhà sản suất điện thọai di động Phần Lan lớn nhất và hầu như ai cũng biết Những năm gần đây họ đã kinh doanh bằng chính tên thương hiệu của tập đòan và chủ động định hướng quan niệm khách hàng Phần thưởng xứng đáng cho Nokia là danh hiệu “thương hiệu số 1” ở nhiều thị trường trên thế giới, đánh bật Motorola ra khỏi vị trí đó Nokia đã thành công khi tạo cho sản phẩm một tính cách mà không đặt cho nó một cái tên Nói cách khác Nokia không tạo ra bất kì thương hiệu nào trước đó, chỉ tập trung vào thương hiệu tập đòan, đưa tính cách chung của thương hiệu vào sản phẩm cá nhân - Nhà thiết kế của Nokia mô tả nó như là “con mắt nhìn thấu tâm hồn sản phẩm” Hình dáng điện thọai có những đường cong mềm mại và dễ cầm Vỏ ngoài có thể dễ dàng thay đổi để phù hợp với tính cách, phong cách và tâm trạng người sử dụng Bàn phím mềm cũng tạo thêm cảm giác thân thiện, nhấn mạnh tính cách thương hiệu Thiết kế thương hiệu tập trung vào người tiêu dùng và nhu cầu của họ tụ chung vào khẩu hiệu: “Công nghệ nhân bản” - Kiểu dáng sản phẩm cũng là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của thương hiệu, nhưng bằng cách nào Nokia có thể chuyển tại được cá tính của thương hiệu vào hình dáng sản phẩm? Bằng việc nghiên cứu khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào nên Nokia đã xác đinh được màn hình hiển thị lớn chính là “bộ mặt” của điện thoại Kiểu dáng được thiết kế bằng những đường cong đẹp mắt và giúp cho việc cầm điện thoại được dễ dàng Có nhiều loại vỏ với màu sắc khác nhau để thay thế cho phù hợp với cá tính lối sống, bàn phím cũng được thiết kế mềm để tạo cảm giác thân thiện - Nokia xây dựng cá tính của thương hiệu như là một người bạn đáng tin cậy Mỗi thông điệp mà Nokia tuyên truyền đều phải hàm chứa thông tin “Nokia là sự kết hợp giữa công nghệ và tính nhân bản” Một thông điệp trong quảng cáo của họ là “Chỉ có công nghệ mang tính nhân bản của Nokia mới cho phép bạn tận hưởng nhiều hơn trong cuộc sống” Một thông điệp khác là “Chúng tôi gọi đó là công nghệ mang tính nhân bản” - Hãy trở lại vài năm từ nay khi chúng tôi lần đầu tiên bắt đầu sử dụng điện thoại di động Bạn có thể gọi lại thương hiệu bạn đang sử dụng cho điện thoại di động? tôi đảm bảo cho nhiều người trong chúng nó đã không nghi ngờ gì Nokia Nó đã được thấy rằng người dân, những người cùng một lựa chọn cho các điện thoại Nokia, tiếp tục sử dụng nó trong nhiều năm vì độ tin cậy và độ bền của nó Nokia được coi là thương hiệu thứ sáu trên thế giới, theo khảo sát Interbrand 2006 - Một bước xây dựng một thương hiệu thành công là để cho mọi người kinh nghiệm thương hiệu Mọi giao dịch của khách hàng là một cơ hội để làm phong phú thương hiệu Nokia tung ra các chiến dịch virus khác nhau như khiêu vũ con người, và các Studio Nokia Nseries nơi mọi người gửi video của riêng mình sau khi lấy cảm hứng từ đạo diễn nổi tiếng thế giới như Gary Oldman Thêm nữa, nó đưa ra một cộng đồng quốc tế của các chuyên gia âm nhạc được gọi là 'Âm nhạc Recommenders' rằng chắc chắn đã giúp người dân ở các khu vực trải qua với tính năng quan trọng của thương hiệu như: âm nhạc - Hiện giờ Nokia nắm giữ một nửa giá trị cổ phiếu của Phần Lan và chiếm phần lớn thị phần của các đối thủ Theo một cuộc nghiên cứu được tiến hành giữa năm 1999, Nokia nằm vị trí thứ 11 trong danh sách những thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới, là thương hiệu “không phải của Mỹ” (non-US) xếp hạng cao nhất Như đã nói, Nokia đã thay chỗ Motorola Nokia đạt được thắng lợi sáng chói này nhờ chiến lược xây dựng thương hiệu nhất quán, được trợ giúp bởi hệ thống hậu phương và sản xuất vững chắc, cũng như tất cả mọi điều đều xoay quanh mong muốn của khách hàng - Để kết luận này là một phần của phần tiếp theo, chúng tôi đúng, có thể nói rằng những nỗ lực tiếp thị của Nokia Nseries trình bày như là một chiếc điện thoại đầu là cung cấp kinh nghiệm đa phương tiện cho người sử dụng, làm cho nó là một thành công lớn trên thế giới Để lấy một số sâu hơn vào các chi tiết kỹ thuật của Nseries, nắm bắt các bài tiếp theo của "Nokia Nseries - mang đến một cuộc cách mạng trong công nghệ " 4.Chiến lược Marketing - Chiến dịch marketing và tạo dựng hình ảnh của Nokia không phải là một công việc dễ dàng, nhất là trước sự mọc lên như nấm những sản phẩm mới của các đối thủ, sự cạnh tranh khốc liệt về công nghệ và hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi.vì thế, với chiêu thức mới, Nokia đã tiết kiệm 50% ngân sách tiếp thị công ty - Ngày nay, ngay cả các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính vững mạnh, cũng phải tìm mọi cách để tiết giảm ngân sách tiếp thị mà vẫn đạt được hiệu quả mong đợi Nokia tại Việt Nam cũng triển khai một chiêu thức để đạt được mục tiêu ấy Câu chuyện của Nokia E75 Có một chàng nhân viên văn phòng bảnh bao, sau bao phen vất vả trong “giờ cao điểm”, anh vẫn không thể hoàn thành công việc xếp giao Anh cũng “Hẹn hò qua mạng” mà không biết trong các cô gái mặc áo hoa ở quán cà phê kia, ai là người mà anh đã hẹn “Giờ cao điểm” và “Hẹn hò qua mạng” là tên của hai video clip hài hước, đưa ra tình huống nan giải từ một nhân vật gặp khó khăn trong việc nhận và gửi email trong tình trạng khẩn cấp Hai video clip đang được truyền đi khá nhiều trên các website, blog, diễn đàn như Clip.vn, Youtube.com, Zing.vn, Vietnamworks.com, caravat.com, nokia.com.vn Chàng trai ấy cần một giải pháp và anh đang kêu gọi mọi người tư vấn cho mình Chỉ trong 2 tuần, hơn 3.500 người đã gửi “giải pháp” về cho Nokia Từ đây, câu chuyện của chàng trai sẽ kết thúc “có hậu” khi anh có Nokia E75, đúng như thông điệp của nó: “Với Nokia E75, email chưa bao giờ dễ dàng đến thế”! - Điều được thể hiện nhiều đằng sau câu chuyện của chàng trai trên là chiến dịch tiếp thị của Nokia nói riêng và Nokia E75 nói chung Chiến dịch này có vẻ phù hợp với thực tiễn vì 3 lý do: dân số trẻ Việt Nam đang nghiện thế giới mạng Họ không muốn tiếp nhận kiểu quảng cáo hô hào, khó hiểu và đặc biệt là các sản phẩm công nghệ Quan trọng hơn, kinh tế khó khăn khiến các nhà kinh doanh nghĩ đến những giải pháp tiếp thị ít tốn kém, mang đến nhiều cảm xúc hơn và dễ đi vào lòng người 5.Đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài Các yếu tố chủ yếu của môi trường bên ngoài tác động lên Nokia như: • Việt nam gia nhập vào nền kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội và thách thức • Tăng trưởng kinh tế, thu nhập ngày càng cao thì khả năng hòa nhập công nghệ cũng cao • Tình hình kinh tế có nhiều biến động, xảy ra làm cho giá nguyên vật liệu tăng cao • Khả năng tiêu thụ ĐTDĐ của người tiêu dùng chưa tương xứng với tiềm năng • Nền chính trị ổn định • Sự bùng nổ dân số trong những năm gần đây • Công nghệ sản xuất ĐTDĐ hiện đại nhất cùng đội ngũ nhân viên kĩ thuật có trình độ cao • Xây dựng được thương hiệu lớn • Điện thoại Trung Quốc giá rẻ tràn lan, kém chất lượng Những cơ hội và rủi ro của Nokia qua phân tích môi trường kinh doanh của công ty: Cơ hội: 1 Thu nhập bình quân đầu người tăng 2 Dân số tăng, người trẻ chiếm tỉ lệ cao 3 Sở hữu thương hiệu mạnh 4 Tiềm năng thị trường lớn 5 Sự xuất hiện công nghệ mới Rủi ro: 1 Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn 2 Biến động kinh tế 3 Lạm phát 4 Tỷ giá hối đoái 5 Hàng Trung Quốc giá rẻ xuất hiện tràn lan 6 Đánh giá nguồn lực bên trong Các nguồn lực bên trong chủ yếu tác động lên Nokia • Tài chính lành mạnh • Thương hiệu mạnh được biết đến trên thế giới • Lao động có trình độ kĩ thuật • Sản phẩm đa dạng, hợp với xu hướng hiện đại • Chiến lược Marketing sáng tạo • Hệ thống phân phối rộng khắp • Chi phí lao động ở trên thế giới mắc • Cơ sở kĩ thuật cao • Đối mặt với nhiều sự cạnh tranh từ những hãng điện thoại lớn khác • Sự xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế, hàng nhái… • Về mặt thiết kế còn hạn chế Điểm mạnh: 1 Tài chính lành mạnh 2 Thương hiệu mạnh được biết đến trên thế giới 3 Sản phẩm đa dạng, hợp với xu hướng hiện đại 4 Chiến lược Marketing sang tạo 5 Hệ thống phân phối rộng khắp Điểm yếu: 1 Về mặt thiết kế còn hạn chế 2 Sự xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế, hàng nhái… 3 Chi phí lao động ở trên thế giới mắc Sau khi phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, đâu là đoe dọa, đâu là cơ hội của Kinh Đô, ta phân tích ma trận SWOT để xây dựng chiến lược MA TRẬN SWOT OPPORTUNITIES (O) THREATS (T) O1.Thu nhập bình quân T1.Việt nam gia nhập nền đầu người tăng kinh tế thế giới SWOT STRENGTHS (S) S1 Hệ thống phân phối rộng khắp S2 Tài chính lành mạnh S3 Thương hiệu mạnh được biết đến trên toàn thế giới S4 Sản phẩm đa dạng S5.chiến lược Marketing sáng tạo O2 Dân số tăng, người trẻ chiếm tỷ lệ cao O3 Sở hữu thương hiệu mạnh O4 Tiềm năng thị trường rất lớn O5 Sự xuất hiện công nghệ mới CL - SO: T2 Biến động kinh tế T3 Lạm phát T4 Tỷ giá hối đoái T5 Hàng Trung Quốc xuất hiện nhiều CL - ST: S1,S4,S5,O2,O4:CL thâm S3,S4,T1: CL cạnh tranh nhập thị trường bằng liên doanh, liên kết S2,S3,S4,O1,O4,O5:CL phát triển thị trường WEAKNESSES (W) CL - WO: W1 Về mặt thiết kế còn hạn chế W2 Sự xuất hiện nhiều W1,W2,O3,O4: CL sản phẩm thay thế,hàng đầu về hạ giá thành nhái… W3 Chi phí lao động ở các nước trên thế giới mắc CL - WT: W1,W2,W3,T1,T2,T5: CL dẫn hội nhập về phí trước 7.Các chiến lược và giải pháp trọng yếu 7.1 Chiến lược thâm nhập thị trường Nội dung - Tận dụng thế mạnh của Nokia về hệ thống phân phối và sản xuất ở 120 quốc gia trên toàn thế giới,sự xuất hiện nhiều sản phẩm có chức năng công nghệ cao,Nokia xâm nhập thị trường bằng phương thức quảng cáo trực tuyến.Khi xây dựng các giải pháp và dịch vụ internet họ nghĩ đến những thị trường như: Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi và Trung Đông.Ở đây, họ chiếm 1 thị phần lớn trên thị trường toàn cầu của Nokia Đây chính là cơ hội cho Nokia thâm nhập thị trường tiềm năng, giành lấy chổ đứng vững chắc Giải pháp - Mở rộng kênh phân phối, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm được thị hiếu người tiêu dùng theo xu hướng thời đại, từ đó tạo ra những sản phẩm thõa mản nhu cầu khách hàng.Dưới đây là 1 số chiến lược tiêu biểu: -Nokia cũng đã tiến hành nghiên cứu sự phân khúc của thị trường toàn cầu, với sự tham gia của 77.000 người dân trên khắp các châu lục để nắm bắt rõ nhu cầu, hành vi, tín ngưỡng và phong cách của họ - Chiến lược Fast-Food của Nokia: Nokia nói họ có ba lợi thế trong việc tuyển các lập trình viên so với các đối thủ cạnh tranh như Apple và Google Đầu tiên, quy mô của Nokia là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới “Chúng tôi là đối tác hấp dẫn nhất cho việc mở rộng quốc tế” Thứ hai, là mô hình kinh doanh của Nokia Nokia đang làm việc với các nhà khai thác mạng di động để tích hợp các giao dịch của Ovi Store vào các hóa đơn điện thoại di động Các lập trình viên thích các nhà cung cấp dịch vụ di động tính hóa đơn bởi họ được trả tiền nhanh chóng mà không phải làm việc với các công ty thanh toán bên thứ ba phức tạp - Chiến lược “ Giờ cao điểm” và “Hẹn hò qua mạng”: Chiến dịch này phù hợp với thực tiễn ở Việt nam vì 3 lý do: dân số trẻ Việt nam đang nghiện thế giới mạng, họ không muốn tiếp nhận kiểu quảng cáo hô hào, khó hiểu và đặc biệt là công nghệ -> đây là giải pháp ít tốn kém, mang đến nhiều cảm xúc và dễ đi vào lòng người 7.2 Chiến lược liên doanh, liên kết Nội dung - Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, khi mà có nhiều sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm đa dạng,tính năng độc đáo…Đòi hỏi chúng ta phải biết liên kết với những công ty viễn thông khác để tạo nên những bước tiến mới Giải pháp -Tại hội nghị toàn cầu 3GSM World Congress 2007 tại Barcelona (Tây Ban Nha), Nokia và Siemens đã ra mắt liên doanh Nokia Siemens Networks - Với mong muốn kết nối toàn thế giới, công ty liên doanh mới này sẽ cung cấp giải pháp hội tụ ‘end-to-end’ dựa trên hàng loạt các dòng sản phẩm, thiết bị, dịch vụ hạ tầng cho cả mạng di động và cố định - Nokia Siemens Networks sẽ được định vị một cách hoàn hảo để giúp khách hàng (các doanh nghiệp viễn thông) nắm bắt được mọi thời cơ, trong một cộng đồng kết nối với 5 tỷ người sử dụng vào năm 2015" - "Năm 2015, chúng ta sẽ sống trong một thế giới IP băng rộng, nơi mà 5 tỷ người sẽ luôn được kết nối với Internet, với lượng thông tin dồi dào, dịch vụ hoàn hảo Nokia Siemens Networks được hình thành để đón trước xu thế này." - Sự sáp nhập này tạo ra một công ty hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông với sức mạnh sẵn có, đầy tiềm năng và gia tăng lợi nhuận trong tương lai - Ngoài ra Nokia còn liên doanh với nhiều nhà phân phối,công ty khác để phát triển qui mô và sức mạnh của tập đoàn TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình chiến lược và chính sách kinh doanh_PSG.TS Nguyễn Thị Liên Diệp_Th.S Phạm Văn Nam - Giáo trình quản trị doanh nghiệp _Đồng thị Thanh Phương - Website tham khảo: www.diendanthanhnien.com www.baodientu.com www.taichinhvietnam.com www.tailieu.vn www.nokia.com.vn KẾT LUẬN Giá cả, chất lượng,mẫu mã và kiểu dáng, công nghệ hiện đại có thể là những vũ khí sắc bén của các doanh nghiệp kinh doanh , nhưng đâu là lợi thế cạnh tranh của công ty? Một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh sẽ hỗ trợ bạn trở nên hơn hẳn so với những đối thủ còn lại Chiến lược là con đường mà doanh nghiệp vạch ra để đạt được mục tiêu Trong môi trường cạnh tranh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn đối thủ Đó là lý do tại sao một chiến lược tốt đóng vai trò là đường hướng giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch đạt được những lợi thế hơn hẳn đối thủ cạnh tranh – dưới mắt người tiêu dùng Và hầu như sự ưa chuộng chỉ có thể đạt được nhờ yếu tố khác biệt hóa, mang lại cho khách hàng những lợi ích mà đối thủ doanh nghiệp không làm được Và nhờ những chiến lược sáng tạo kết hợp với các nguồn lực tiên tiến Nokia đã vượt khỏi các đối thủ cạnh tranh khác như Samsung, Motorola, LG và đưa thương hiệu Nokia trở nên nổi bật trên toàn cầu.Cùng với sự kết hợp nhiều tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới và các nhà khoa học trình độ kĩ thuật cao đã đưa Nokia đến một tầm cao mới,khẳng định vị thế của mình trong thế giới di động hiện nay ... E- Series, Nokia N- Series, N- gage, Vertu Vertu PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NOKIA I .Phân tích mơi trường bên ngồi Phân tích mơi trường vĩ mơ 1.1 Các yếu tố kinh tế - Kinh tế Việt... quan tập đoàn Nokia 1.Lịch sử hình thành phát triển tập đoàn Nokia 1.1 Khát quát tập đoàn Nokia 1.2 Lịch sử hình thành phát triển cơng ty Hoạt động kinh doanh. .. ty Phần 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh Nokia I Phân tích mơi trường bên ngồi Phân tích môi trường vĩ mô 1.1 Các yếu tố kinh tế 1.2 Các yếu

Ngày đăng: 05/06/2015, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan