Những doanh nghiệp về công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam xuất hiện sớm nhất trên thị trường đến nay cũng đã ngót 2 thập kỷ, thế nhưng điểm lại thì tên tuổi sản phẩm, dịch vụ của họ vẫn chưa đọng lại được bao nhiêu trong khách hàng, trên thị trường. Chính vì thế, thị trường CNTT tuy sôi động và phát triển nhanh, nhưng thực sự vẫn là một bảng vàng không dễ lưu tên đối với những doanh nghiệp lựa chọn nó
Thị trường CNTT ở Việt Nam còn mênh mông, rất nhiều lĩnh vực cần những giải pháp công nghệ tiên tiến để phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư CNTT
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các tập đoàn lớn của nước ngoài với cách làm ăn chuyên nghiệp vào Việt Nam, chúng ta cần phải có những đối tác, những DN trong nước đủ mạnh về tiềm lực tài chính, thị trường, nhân lực, dịch vụ để có thể “nói chuyện được” với họ.
Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNTT như mất cân đối trong hạ tầng cơ sở CNTT, một số rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và tính minh bạch trong chính sách và thủ tục pháp lý.
Sự thiếu hụt cử nhân CNTT và lực lượng lao động trình độ cao đang kìm hãm Việt Nam trong việc tận dụng vị trí địa lý thuận lợi và tỉ lệ lao động cạnh tranh của mình.
Công ty chưa xây dựng được hệ thống kênh phân phối cho các mặt hàng
Số lượng nhân sự của công ty không tăng vì vậy công ty đang có chính sách tăng lương. Nhằm ghi nhận các đóng góp của cán bộ nhân viên cũng như năng lực của họ, công ty đang tiến hành xây dựng Lộ trình thăng tiến. Với dự án này cán bộ nhân viên sẽ biết mình đang ở đâu, các chế độ đãi ngộ như thế nào, và muốn có mức chế độ đãi ngộ tốt hơn thì tối thiểu cần phải làm những gì. Đây là một trong những hoạt động hữu ích đánh giá nhân viên dựa trên những thước đo và các tiêu chí định lượng, đem đến cho cán bộ nhân viên sự rõ ràng, minh bạch trong hoạt động nhân sự. Ngoài ra, đối với dự án này, cán bộ nhân viên sẽ biết mình được Công ty đào tạo những gì nhằm nâng cao năng lực cá nhân cũng như phục vụ công việc của Công ty