Chiến lược đối với SBU nhựa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN 2013 2020 (Trang 56 - 59)

V. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY TỪ 2013 – 2020

3. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Chiến lược các SBU)

3.3. Chiến lược đối với SBU nhựa

3.3.1. Chiến lược Marketing:

Trong ngắn hạn, với mục tiêu tăng thị phần sản phẩm ống nhựa trên thị trường, Hoa Sen tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân phối bán hàng đến tận tay người tiêu dùng. Cũng là một trong các sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen, nhưng sản phẩm ống nhựa còn khá xa lạ và chưa tạo được hình ảnh của mình trên thị trường. Đối với hoạt động marketing trong thời gian tới, Hoa Sen nên có một số chiến lược như sau:

- Tách bạch chương trình quảng cáo, tiếp thị giữa sản phẩm tôn, thép và sản phẩm ống nhựa. Tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm cho riêng dòng sản phẩm ống nhựa.

- Sử dụng hình ảnh, slogan của sản phẩm ống nhựa trong một số chương trình từ thiện, hoạt động xã hội do Hoa Sen tài trợ.

3.3.2. Chiến lược Nguyên vật liệu – mua hàng:

• Thành lập bộ phận theo dõi và dự báo chi phí, mức giá nguyên vật liệu để tư vấn cho HĐQT và Ban TGĐ chốt các đơn hàng hiệu quả.

• Đa dạng các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào tập trung các nhà cung cấp uy tín, chất lượng cao.

• Theo dõi và dự báo các biến động nguyên vật liệu để quyết định số lượng, thời điểm mua nguyên vật liệu hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh với giá mua tốt nhất và chất lượng phù hợp, giảm ảnh hưởng tối đa giá nguyên vật liệu, tiết giảm chi phí.

3.3.3. Chiến lược kỹ thuật - công nghệ, vận hành/sản xuất:

• Kiểm soát chi phí sản xuất, giảm hao hụt và nâng cao chất lượng từng giai đoạn sản xuất đến năm 2015 đạt tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu.

• Khai thác tối đa công suất sản xuất ống nhựa của nhà máy hiện tại để phù hợp với nhu cầu sản lượng tiêu thụ đang tăng lên qua các năm.

3.3.4. Chiến lược Nguồn nhân lực:

Xây dựng chính sách khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có những chương trình quảng bá sản phẩm hiệu quả. Đánh giá mức tăng trưởng doanh số qua từng chương trình cụ thể.

Đề ra kế hoạch đào tạo, tập huấn trong từng giai đoạn cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân sự thuộc bộ phận marketing, phân phối, bán hàng.

Hoạch định nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ kế thừa, đặc biệt là các vị trí quản lý.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường mở ra nhiều thời cơ làm ăn tốt cho nhiều Doanh nghiệp và nó cũng bắt buộc các Doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là yếu tố sống còn đối với bất kỳ Doanh nghiệp nào, lựa chọn và đầu tư có hiệu quả là điều kiện bắt buộc có tính chất sống còn đối với Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Doanh nghiệp cần có chiến lược để xác lập định hướng dài hạn cho doanh nghiệp; tập trung các nỗ lực của doanh nghiệp vào việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu mong muốn; xác định phương thức tổ chức và hành động định hướng các mục tiêu đặt ra; và xây dựng tính vững chắc và hài hòa của tổ chức.

Tập đoàn Hoa Sen đã sử dụng những tiềm năng thế mạnh của mình một cách có hiệu quả trong việc mở rộng và phát triển thị trường, giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của điều kiện kinh tế suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, mọi hoạt động đều không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tốt. Do vậy, việc nắm bắt được những đặc thù của Công ty, phân tích điều kiện, hoàn cảnh kinh tế hiện tại, đưa ra các chiến lược phù hợp từ cấp công ty, chiến lược SBU đến các chiến lược chức năng sẽ là tiền đề cho những hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả và giúp phát triển thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

Bài tiểu này được nhóm thực hiện trong học phần Quản trị Chiến lược. Trong giới hạn hiểu biết của mình bài tiểu luận không tránh những sai sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và nếu có điều kiện sẽ tiếp tục hoàn thiện để áp dụng cho thực tế doanh nghiệp.

Nhóm xin gửi đến Thầy Hoàng Lâm Tịnh lời cảm ơn chân thành đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt học phần vừa qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hoàng Lâm Tịnh, Đề cương môn học: Quản Trị Chiến Lược, Tài liệu lưu hành nội bộ, TPHCM, 06/2009.

2. Garry D.Smit; Danny R.Arnold; Boby R.Bizzell, Chiến lược & Sách lược kinh doanh, (Bùi Văn Đông dịch), NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội 2007.

3. Michael E.Poster, Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, 2011.

4. Michael E.Poster, Lợi thế cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, 2012.

5. VnEconomy - http://vneconomy.vn

6. Thông tin thương mại Việt Nam -

http://www.tinthuongmai.vn

7. Tổng cục thống kê- http://www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN 2013 2020 (Trang 56 - 59)