Kiểm tra bài cũ: I Bài mới : 65 phút

Một phần của tài liệu Giáo án Tin 6.2 cột 2 trang (Trang 49)

III/ Bài mới: 65 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: 7 phút. Giới thiệu bài.

Để trả lời được câu hỏi: Trái Đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời của chúng ta có những hành tinh

nào? Chúng ta cùng làm quen với phần mềm Solar System 3D Simulator. Khi khởi động phần mềm trong khung chính của màn hình là Hệ Mặt Trời của chúng ta. Em sẽ nhìn thấy:

- Mặt Trời màu lửa đỏ rực nằm ở trung tâm

- Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên quỹ đạo khác nhau quay xung quanh Mặt Trời

- Mặt Trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh Trái Đất.

Đây là phần mềm thể hiện rõ nét về việc tin học hỗ trợ học tập các môn học khác.

GV: Lưu ý, mới đây Hiệp hội thiên văn quốc tế đã thống nhất tiêu chí phân loại để là một hành tinh, theo tiêu chí mới này thiên thể Diêm Vương không còn được gọi là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời, như vậy Hệ Mặt Trời chỉ còn 8 hành tinh.

Hoạt động 2: 25 phút. Các lệnh điều khiển quan sát.

GV giới thiệu với học sinh cách sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm để điều chỉnh khung nhìn.

HS khởi động phần mềm Solar System 3D Simulator.

Quan sát màn hình khởi động của chương trình.

HS nhận biết trên màn hình: Mặt Trời, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, và Mặt Trăng.

Các lệnh điều khiển quan sát.

1. Nháy chuột vào nút ORBITS để hiện (hoặc làm ẩn đi) quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.

Các lệnh này sẽ giúp em điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến Hệ Mặt Trời và tốc độ chuyển động của các hành tinh.

GV Yêu cầu học sinh thực hành sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ phần mềm để điều chỉnh khung nhìn.

Hoạt động 3: 3 phút. Khởi động phần mềm.

GV hướng dẫn HS khởi động phần

cho vị trí quan sát của em tự động chuyển động trong không gian, cho phép em chọn vị trí quan sát thích hợp nhất.

3. Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng ZOOM để phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn, khoảng cách từ vị trí quan sát đến Mặt Trời sẽ thay đổi.

4. Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng SPEED để thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh.

5. Các nút lệnh   dùng để nâng lên hoặc hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn Hệ Mặt Trời.

6. Các nút lệnh    dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái. Nút + dùng để đặt lại vị trí mặc định hệ thống, đưa Mặt Trời về trung tâm cửa sổ màn hình.

7. Nháy nút, em có thể xem thông tin chi tiết của các vì sao.

mềm bằng cách nháy đúp chuột tại biểu tượng của phần mềm trên màn hình.

Hoạt động 4: 30 phút. Thực hành quan sát.

1. Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Hệ Mặt Trời, vị trí sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả (những hành tinh trong Hệ Mặt Trời gần Trái Đất của chúng ta nhất). Xa em hơn có thể nhìn thấy rõ quỹ đạo chuyển động của sao Mộc và sao Thổ.

2. Quan sát chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh mình nhưng luôn hướng một mặt về phía Mặt Trời. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Em sẽ hiểu vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng lúc tròn lúc khuyết và vì sao trên Trái

dưới sự hướng dẫn của GV. HS khởi động phần mềm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Màn hình khởi động của phần mềm có dạng như hình dưới đây.

HS thực hành sử dụng kiến thức đã học từ tiết trước điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Hệ Mặt Trời, vị trí sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc và sao Thổ.

HS quan sát hiện tượng ngày và đêm. Và giải thích các hiện tượng đó.

Đất lại có ngày và đêm.

3. Quan sát hiện tượng nhật thực. Đó là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.

4. Quan sát hiện tượng nguyệt thực. Đó là lúc Mặt Trời, Trái Đất, và Mặt Trăng cũng thẳng hàng nhưng theo một thứ tự khác. Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.

GV: Yêu cầu học sinh điều khiển khung nhìn để quan sát được toàn bộ quá trình Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và nhìn rõ được Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

HS quan sát hiện tượng nhật thực và biết được hiện tượng nhật thực sảy ra khi nào.

HS quan sát hiện tượng nguyệt thực và biết được khi nào hiện tượng nguyệt thực xảy ra.

HS thực hành điều khiển theo yêu cầu của giáo viên.

IV/ Củng cố : 23 phút

- Về nhà tìm hiểu và khám phá hệ mặt trời.

GV đưa ra hệ thống các câu hỏi. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm giải thích các hiện tượng sau:

1. Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

2. Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Điểu khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực.

3. Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực.

4. Sao Kim và sao Hoả, sao nào ở gần Mặt Trời hơn. 5. Trái Đất nặng bao nhiêu?

6. Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Trái Đất? 7. Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?

8. Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ? 9. Nhiệt độ trung bình trên sao Hoả là bao nhiêu độ? Các nhóm báo cáo kết quả (Mỗi nhóm 1; 2 câu).

Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Một phần của tài liệu Giáo án Tin 6.2 cột 2 trang (Trang 49)