Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
639 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CP XNK CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ BẠCH ĐẰNG 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Quản trị nhân lực là một nghệ thuật có từ lâu đời, có nguồn gốc từ các nền văn minh lâu đời của nhân loại. Trải qua quá trình phát triển của xã hội loài người quản trị nhân lực đã ngày càng phát triển và được phổ biến rộng rãi, và cuối cùng đã trở thành một khoa học độc lập. Trong xã hội hiện nay, quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp ngày càng được coi trọng. Tuyển dụng được người phù hợp với công việc đã khó nhưng để giữ chân họ là việc còn khó hơn. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp phải thực hiện một chế độ đãi ngộ thật tốt. Đãi ngộ đối với người lao động không chỉ bằng lương mà còn phải quan tâm đến cả đời sống tinh thần của người lao động. Bởi người lao động trong doanh nghiệp không chỉ có động lực duy nhất làm việc để kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thoả mãn bằng vật chất như niềm say mê, hứng thú với công việc, nhu cầu được tôn trọng và được đối xử công bằng … Một doanh nghiệp có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ và trả công cho người lao động hậu hĩnh nhưng không quan tâm gì đến đời sống tâm tư tình cảm của người lao động, bắt họ làm việc quá sức trong một môi trường gò bó, ngột ngạt thì sớm muộn gì họ cũng sẽ rời bỏ công ty đó mà thôi. Vì vậy để có thể tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, để phát huy và khai thác tốt năng lực làm việc của họ thì doanh nghiệp cần phải có những chính sách đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc. Như vậy, đãi ngộ phi tài chính là một công việc vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Song thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, chính vì vậy đãi ngộ phi tài chính ở nhiều doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức hoặc có thể thực hiện nhưng chưa thực sự có hiệu quả, chưa có tác động tích cực trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động. Tại Công ty Cổ phần XNK Công nghiệp Tàu thuỷ Bạch Đằng cũng vậy, việc xây dựng và thực hiện một chế độ đãi ngộ phi tài chính phù hợp là vấn đề không thể thiếu Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại được. Nhưng qua điều tra sơ bộ cho thấy việc thực hiện chế độ đãi ngộ phi tài chính đối với nhân viên tại công ty còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót. Chính sách đãi ngộ phi tài chính tại công ty chưa được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng thậm chí việc thực hiện nó còn chưa được sát thực và chưa được chú trọng. Các chính sách về đãi ngộ phi tài chính chỉ nằm rải rác ở các văn bản có liên quan. Vì thế mà doanh nghiệp chưa thực sự kích thích được động lực làm việc và khai thác một cách hiệu quả được năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Chính điều đó đã làm cho không khí làm việc tại công ty còn trầm và chưa mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất cho công ty. Qua đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao chất lượng của đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng là vô cùng cần thiết. Thực hiện tốt được điều này chính là việc công ty đã kéo người lao động lại gần và làm cho họ ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp và thúc đẩy họ làm việc, chỉ khi đó công ty mới có thể thoát khỏi những khó khăn, vướng mắc và tìm thấy những thành công đưa doanh nghiệp phát triển. 1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đãi ngộ phi tài chính đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt là thực trạng công tác này tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận văn này là phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đãi ngộ phi tài chính để có thể hiểu và nắm chắc được rõ một số vấn đề lý thuyết cơ bản từ đó làm nền tảng để tiếp tục đi phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quản lý và đặc biệt là phân tích và đánh giá chất lượng của hoạt động đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng, qua đó có thể đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này hơn nữa. Dưới đây là một số mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết cơ bản về đãi ngộ phi tài chính làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng. Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 2 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại - Đánh giá thực trạng đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng từ đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu còn tồn tại, cần giải quyết và nguyên nhân của công tác này tại công ty. - Đưa ra các đề xuất, một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính của Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khi nghiên cứu một đề tài nào đó chúng ta nên giới hạn chúng trong những phạm vi nhất định để có thể đi chuyên sâu và làm cho việc nghiên cứu có hiệu quả. Đề tài luận văn tốt nghiệp này tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau: - Về không gian: Công ty cổ phần XNK Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. - Về thời gian: Đề tài tập trung thu thập, xử lý và phân tích số liệu, tình hình của công ty trong ba năm 2007, 2008, 2009. - Về nội dung: Công tác đãi ngộ phi tài chính với hai hình thức chủ yếu là đãi ngộ thông qua công việc và đãi ngộ thông qua môi trường làm việc. 1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu với lời cảm cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và phụ lục luận văn bao bồm 4 chương sau: CHƯƠNG 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần XNK Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. CHƯƠNG 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp. CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần XNK Công nghiệp Tàu thuỷ Bạch Đằng. CHƯƠNG 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở Công ty cổ phần XNK Công nghiệp Tàu thuỷ Bạch Đằng. CHƯƠNG 2 Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 3 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 2.1.1. Quản trị nhân lực Để đáp ứng yêu cầu của quản trị là “ đạt mục tiêu thông qua nỗ lực của những người khác”, các nhà quản trị cần hiểu rõ tiềm năng của con người để rồi xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực, sử dụng và kích thích họ làm việc có hiệu quả. Đây chính là nền tảng của công tác quản trị nhân lực. “ Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp ”. Từ khái niệm này có thể thấy: Một là, quản trị nhân lực là một lĩnh vực cụ thể của quản trị, vì vậy nó cần phải thực hiện thông qua các chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát một cách đồng bộ và phối hợp chặt chẽ. Hai là, quản trị nhân lực phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực quản trị khác như: quản trị chiến lược, quản trị bán hàng, mua hàng, quản trị tài chính … Ba là, trách nhiệm quản trị nhân lực liên quan đến mọi nhà quản trị trong doanh nghiệp.Và các nhà quản trị trong phạm vi bộ phận của mình đều phải triển khai công tác quản trị nhân lực. Bốn là, quản trị nhân lực đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Con người - đối tượng của quản trị nhân lực là rất đa dạng và có thể biến đổi theo hoàn cảnh, vì vậy nhà quản trị cần phải sáng tạo và quyền biến trong hành động và thực tiễn. 2.1.2. Đãi ngộ nhân sự và đãi ngộ phi tài chính Đãi ngộ theo cách hiểu đơn giản chính là cư xử, đối xử tử tế. Suy rộng ra, từ góc độ quản trị nhân lực, đãi ngộ nhân sự có thể được hiểu như sau: “Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp”. Như vậy, đãi ngộ nhân sự là một quá trình gồm hai hoạt động có liên quan chặt chẽ đến thoả mãn hai nhóm nhu cầu cơ bản của người lao động: chăm lo đời sống vật chất và Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại chăm lo đời sống tinh thần. Hai hoạt động này được giới hạn trong một khung khổ cụ thể, đó là mục tiêu của doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân sự gồm hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính: “ Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, trợ cấp, cổ phần ”… “ Đãi ngộ phi tài chính thực chất là quá trình chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao, như: Niềm vui trong công việc, sự hứng thú say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp …” 2.1.3. Khái niệm về công việc và môi trường làm việc Đối với người lao động trong doanh nghiệp, “ công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức giao cho và họ có nghĩa vụ phải hoàn thành (nhiệm vụ và trách nhiệm của người lao động )”. Công việc mà người lao động phải thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng vì nó gắn liền với mục đích và động cơ làm việc của họ. Môi trường làm việc liên quan đến các điều kiện mà tại đó công việc được thực hiện bao gồm các yếu tố về vật lý, môi trường và các yếu tố khác như tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng hoặc thời tiết. Môi trường làm việc gồm hai phần: cứng và mềm. Môi trường cứng gồm tất cả cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc như văn phòng, phương tiện vận chuyển, bàn ghế, thiết bị máy móc … Môi trường mềm là chỉ mối quan hệ giữa người - người trong doanh nghiệp, gồm tinh thần tôn trọng, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết vấn đề gắn bó với nhau. 2.2.MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.2.1. Một số tư tưởng liên quan đến đãi ngộ phi tài chính 2.2.1.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow Theo Abraham Maslow - một nhà tâm lý học người Mỹ, nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa. Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 5 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Nhu cầu bậc cao Nhu cầu bậc thấp Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lí Hình 2.1. Các cấp độ nhu cầu của con người. Qua việc nghiên cứu tháp nhu cầu của Maslow ta có thể áp dụng vào thực tế trong một doanh nghiệp để đưa ra các chính sách đãi ngộ phi tài chính hợp lý hơn. - Nhu cầu sinh lí được đáp ứng qua việc trả lương tốt, công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa, ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi như tiền thưởng, tổ chức tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến … - Để đáp ứng nhu cầu an toàn cần bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng với nhân viên. - Để đáp ứng nhu cầu xã hội, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, có cơ hội mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác. - Để thoả mãn nhu cầu được tôn trọng người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất với các cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. - Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, Nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội phát triển thế mạnh cá nhân, phát triển và tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. 2.2.1.2. Các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây Trong khoảng thời gian không dài nhưng các doanh nghiệp của Phương Tây đã có những bước phát triển vượt bậc. Một trong những nguyên nhân của sự thành công đó là sự cải tiến về phương thức quản trị trong đó có lĩnh vực quản trị nhân lực. Douglas Mc Gregor là một nhà nghiên cứu đã tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp của Phương Tây. Ông chia các lý thuyết này thành hai trường phái với tên gọi là: Học thuyết X, Học thuyết Y. a, Học thuyết X Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 6 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Học thuyết X đưa ra giả thiết về bản tính con người như sau: Lười biếng là bản tính của con người bình thường. Họ chỉ muốn làm việc ít. Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo. Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức. Bản tính con người là chống lại sự đổi mới. Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa… Cụ thể, học thuyết X được khái quát qua 3 điểm: (1) Nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người; (2) Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức; (3) Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện tiêu cực hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức. Có thể nói, phương thức quản lý dùng “kẹo ngọt và roi da” của học thuyết X có tác dụng kích thích nhiệt tình của nhân viên rất tốt vì nó nhằm vào sự thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của con người như nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. b, Học thuyết Y Khác với nhận thức của học thuyết X trong việc giả thiết về bản tính con người, giả thiết của học thuyết Y về bản tính con người là: Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Điều khiển và đe doạ trừng phạt không phải là biện pháp duy nhất để thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức. Khi con người bỏ sức ra để thực hiện một mục tiêu mà họ tham gia, họ mong muốn nhận được những điều mà việc hoàn thành mục tiêu ấy tạo ra, trong đó điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là quyền tự chủ, quyền được tôn trọng… Xuất phát từ nhận thức về con người như vậy, học thuyết Y đã đi đến đề xuất một số phương thức quản trị nhân lực như: (1) Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân; (2) Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng mang lại “ thu hoạch nội tại”; (3) Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức; (4) Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển công việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ; (5) Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau. c. Học thuyết Z Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 7 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Học thuyết lưỡng phân ( X, Y) bị một giáo sư quản trị học gốc Nhật là W.Ouchi phản bác. Ông cho rằng trong thực tế không có người nào hoàn toàn thuộc về con người X hoặc Y một cách tự nhiên. Điều mà ông cho là bản chất thì chỉ có thể gọi là thái độ lao động của con người và thái độ đó tùy thuộc vào cách thức họ được đối xử như thế nào trong thực tế. Quan điểm về đãi ngộ phi tài chính trong việc kích thích và nâng cao năng suất lao động của nhân viên là phải làm cho họ quan tâm và gắn bó với doanh nghiệp. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới tạo ra được sức mạnh đi đến thành công. 2.2.2. Vai trò của đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp Trước kia người lao động làm việc với mục đích “ăn no, mặc ấm” nhưng cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại giờ đây người ta cần “ăn ngon, mặc đẹp” với những đòi hỏi về tinh thần cao hơn. Một công việc phù hợp và một môi trường làm việc tốt chắc chắn hiệu quả của nó sẽ cao hơn khi làm việc với một công việc nhàm chán và không yêu thích. Hiện tượng “stress” xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại. Hiện tượng này gây ra sự ức chế làm giảm năng xuất lao động. Lúc này một môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, chia sẻ của đồng nghiệp, đặc biết là sự quan tâm của cấp trên sẽ có hiệu quả vô cùng to lớn thúc đẩy người lao động làm việc. Như vậy đãi ngộ phi tài chính là một công cụ có những vai trò quan trọng như: - Đãi ngộ phi tài chính là điều kiện cần để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát huy mọi năng lực và tiềm năng của người lao động thì việc đãi ngộ phi tài chính là một trong những biện pháp để khai thác động cơ cá nhân và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả doanh nghiệp. - Đãi ngộ phi tài chính có vai trò tạo nên sự hài lòng, gắn bó và kích thích người lao động làm việc. Là sợi chỉ kết nối giữa nhà quản trị và nhân viên qua đó chiêu mộ và giữ chân người tài. - Đãi ngộ phi tài chính góp phần duy trì ổn định nguồn lực của doanh nghiệp, giúp cho nguồn nhân sự của doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh. - Ngoài ra hoạt động này còn tạo ra được một môi trường văn hóa - nhân văn trong doanh nghiệp, thể hiện rõ triết lý quản trị và kinh doanh, do vậy giúp cho tinh thần doanh nghiệp được củng cố và phát triển. 2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 8 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Thứ nhất, đề tài “ Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”- Tác giả Đồng Thị Hiền - K38A6. Bài viết đã nêu được nội dung cơ bản về đãi ngộ phi tài chính. Mỗi nội dung phần thực trạng đều có kèm sơ đồ trích dẫn thể hiện số liệu điều tra về nội dung nghiên cứu. Sau đó đã đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bài viết chưa nêu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động này ở doanh nghiệp. Nội dung chính trong phần thực trạng phân định không rõ ràng và thiếu nhiều: Thu nhập có tương xứng với công sức người lao động bỏ ra, cơ hội thăng tiến, thử thách trong công việc, bầu không khí làm việc. Các đánh giá về đãi ngộ phi tài chính tại doanh nghiệp quá sơ sài, chung chung, chưa nêu rõ được thành công, hạn chế và nguyên nhân tồn tại của doanh nghiệp. Thứ hai, đề tài “ Cải thiện công tác đãi ngộ phi tài chính ở công ty Dệt kim Thăng Long”- Tác giả Hàm Duy Long - K39A2. Luận văn đã hệ thống được phần lý thuyết cơ bản về vấn đề đãi ngộ phi tài chính làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng tại công ty, từ đó nhận xét được ưu nhược điểm và nêu được nguyên nhân làm tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, phần lý thuyết còn thiếu nhiều yếu tố như công việc có mang lại vị trí nhất định, có chứa đựng thử thách và cách đánh giá công việc làm thực trạng cũng chưa đầy đủ. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động này tại công ty nêu trên còn thiếu như văn hóa - xã hội - kinh tế quốc gia, hệ thống pháp luật và yếu tố thuộc nhà quản trị. Ngoài ra, có thể nêu thêm công tác tổ chức các chính sách đãi ngộ phi tài chính tại công ty và sử dụng thêm nhiều phiếu điều tra để bài viết chính xác và cụ thể hơn. Thứ ba, đề tài “ Nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở Công ty cổ phần in và thương mại Thống Nhất” - Tác giả Chu Thị Thanh Hoa - K41A2. Luận văn đã hệ thống hóa phần lý thuyết cơ bản về đãi ngộ phi tài chính, từ đó nêu thực trạng diễn ra tại công ty một cách tương đối khách quan. Trên cơ sở đó, đã chỉ ra ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại của hoạt động này của doanh nghiệp, và đưa ra một số giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm nội dung đánh giá thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính cả trong phần cơ sở lý thuyết và phần thực trạng của doanh nghiệp. Như vậy hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng. 2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2.4.1.Các hình thức đãi ngộ phi tài chính Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B 9 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2.4.1.1. Đãi ngộ thông qua công việc Công việc mà người lao động phải thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng vì nó gắn liền với mục đích và động cơ làm việc của họ. Nếu người lao động được phân công thực hiện một công việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích của họ sẽ làm cho họ có được những hứng thú trong công việc, có trách nhiệm đối với kết quả công việc. Theo quan điểm của người lao động, một công việc có tác dụng đãi ngộ đối với họ phải đảm bảo các yêu cầu theo sơ đồ sau: H ình 2.2. Các yếu tố của đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc a. Công việc mang lại thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra để thực hiện Thu nhập mà người lao động nhận được đó chính là các khoản lương, thưởng, trợ cấp …Thu nhập có thể là động lực thúc đẩy người lao động làm việc nhưng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ hoặc từ bỏ công ty. Thu nhập chính là điều kiện tất yếu để người lao động có thể nuôi sống bản thân, gia đình và tái sản xuất sức lao động từ đó mới có thể cống hiến sức lao động cho doanh nghiệp. Bất kỳ ai khi đi làm đều mong muốn có một công việc mang lại thu nhập cao, xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Chỉ khi người lao động cảm thấy hài lòng với thu nhập của họ thì khi đó mục tiêu của doanh nghiệp mới có thể đạt tới. b. Có một vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp, mỗi người đều có một vị trí khác nhau đảm bảo hệ thống của doanh nghiệp được vận hành theo đúng quỹ đạo của nó. Người lãnh đạo giỏi sẽ giao cho nhân viên dưới quyền một công việc phù hợp và tạo cho họ cảm giác về một công việc giữ một vị trí mắt xích trong dây chuyền vận động của doanh nghiệp. Chỉ khi đó người lao động mới thực sự coi trọng công việc hiện tại của họ và làm việc hết mình Phạm Thị Thanh Hiếu Lớp K4 - HQ1B Đãi ngộ thông qua công việc Công việc có vị trí nhất định Công việc phù hợp Công việc mang lại cơ hội thăng tiến Công việc chứa đựng thử thách Công việc mang lại thu nhập Đánh giá kết quả công việc 10 [...]... thủy Bạch Đằng (nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) 3.4.3 Đánh giá công tác tổ chức đãi ngộ phi tài chính tại công ty 3.4.3.1 .Công tác xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính ở công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng Xây dựng được một chính sách đãi ngộ phi tài chính hợp lý chính là đã thành công được một nửa trên con đường thúc đẩy người lao động làm việc Hiện nay, việc xây dựng chính. .. thể nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính công ty cần có biện pháp nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng của họ 3.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỨ CẤP PHẢN ÁNH THỰC TRẠNG 3.4.1.Tình hình lao động ở Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng Bảng 3.4 Tình hình lao động tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng Năm STT Phạm Thị Thanh Hiếu 27 So Sánh Lớp K4 - HQ1B Luận văn tốt nghiệp. .. HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY 3.2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng 3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng Địa chỉ: Số 34E Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng.Điện thoại: (031) 3 652 388 Fax: (031)3.652288 Website:http://www.bachdangimex.com.vn Email: bachdangimex@vnn.vn Công. .. của công ty thì có tới 29 người có trình độ đại học, cao đẳng Bộ phận này có số lượng tăng dần qua các năm, họ giữ các vị trí then chốt trong công ty như: Giám đốc, Phó giám đốc, hay các vị trí khác như Trưởng phó phòng của công ty 3.4.2 Thực trạng việc thực hiện các hình thức đãi ngộ phi tài chính ở công ty Bên cạnh những chính sách đãi ngộ tiền lương, tiền thưởng … thì Công ty cổ phần XNK công nghiệp. .. nghiệp tàu thủy Bạch Đằng còn sử dụng một số chính sách đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc 3.4.2.1 Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc a Công việc mang lại thu nhập cho người lao động Bất kì ai khi đi làm đều mong muốn có một công việc phù hợp với bản thân và mang lại cho họ một khoản thu nhập cao Về việc này có thể thấy Công ty cổ phần XNK công nghiệp. .. bachdangimex@vnn.vn Công ty cổ phần XNK công nghiệp Tàu thuỷ Bạch Đằng là một công ty con của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Bạch Đằng, được thành lập vào ngày 11/11/2006 Tổng công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 2236 QĐ/CNT/TCCB-LĐ của Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn kinh tế VINASHIN, là đứa con đầu lòng và đầu đàn của ngành công nghiệp đóng tàu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là công trình hợp... toàn bộ chính sách đãi ngộ phi tài chính của mọi doanh nghiệp - Công khai: Chính sách đãi ngộ phi tài chính có liên quan đến tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp nên phải được công bố công khai và được giải thích để mọi người hiểu và thông suốt - Kịp thời: Các chính sách đãi ngộ phải sửa đổi và đưa ra các chính sách thay thế cho phù hợp - Có lý và có tình: Chính sách đãi ngộ phi tài chính luôn phải... CẤP PHẢN ÁNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3.3.1 Dữ liệu về hình thức đãi ngộ phi tài chính của công ty Bảng 3.2: Mức độ thỏa mãn nhu cầu của người lao động về hoạt động đãi ngộ phi tài chính tại Công ty (Đơn vị:%) St t 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chỉ tiêu Hài lòng Bình thường Về thu nhập Công việc phù hợp Cơ hội thăng tiến trong công việc Tiêu chuẩn đánh giá công việc Bầu không khí... tính hình thức Thứ tư, Phó giám đốc công ty đã cho biết “ Trong thời gian tới chúng tôi cũng chưa có dự định gì lớn trong việc xây dựng và thực hiện hoạt động đãi ngộ phi tài chính tại công ty Như vậy ta có thể thấy ban lãnh đạo của Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng vẫn còn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của chế độ đãi ngộ phi tài chính Chính điều đó đã chưa kích thích được... ước lao động tập thể của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) e Thời gian làm việc hợp lý Thời gian làm việc hợp lý để đảm bảo cho người lao động làm việc hiệu quả và có thời gian tái tạo sức lao động cũng là một trong những hình thức đãi ngộ phi tài chính mà công ty giành cho họ Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng có quy định về thời gian làm . trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần XNK Công nghiệp Tàu thuỷ Bạch Đằng. CHƯƠNG 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở Công ty cổ phần XNK Công. sót. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần XNK công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng em đã lựa chọn đề tài: Nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở Công ty cổ phần XNK công nghiệp. đề tài nâng cao chất lượng đãi ngộ phi tài chính ở Công ty Cổ phần XNK Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. CHƯƠNG 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp. CHƯƠNG