1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học

72 580 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích và lý do chọn đề tài Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ. Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu tương đối độc lập, tiếp cận cùng một đối tượng nghiên cứu (văn học) ở những góc độ khác nhau. Các bộ môn chính của nghiên cứu văn học (lí luận văn học, phê bình văn học, lịch sử văn học) luôn giữ một chức năng quan trọng trong việc tiếp cận những khía cạnh khác nhau của văn học như: tìm ra quy luật chung của cấu trúc và sự phát triển văn học, nghiên cứu văn học sử, trạng thái của văn học hay tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và cá tính sáng tạo của nhà văn. Đối với một chuyên ngành khác như khoa học nhân văn, khoa học xã hội là cơ sở phương pháp luận của nghiên cứu văn học. Vì vậy nghiên cứu văn học là một chuyên ngành giữ vai trò quan trọng không những đối với văn học mà còn đối với một số bộ môn khác. Phạm Thế Ngũ là một nhà giáo, nhà lịch sử văn học, suốt cuộc đời ông dành cho việc dạy học và biên soạn sách. Sự nghiệp nghiên cứu của ông gắn liền với văn học và đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong nền văn học sử. Ông đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu văn học, dù có lúc thăng trầm, có lúc thấy xa lạ với chính mình. Hơn 79 năm tuổi đời và hơn 60 năm cống hiến cho nền văn học nước nhà, điều đáng nói không phải là số lượng tác phẩm và số lượng công trình nghiên cứu mà là ở tâm huyết và giá trị công trình ông đã để lại. Đó là điều đáng trân trọng ở một học giả có nhiều đóng góp đối với lịch sử văn học của dân tộc. Với công trình nghiên cứu Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, đã bao quát toàn bộ tiến trình văn học Việt Nam từ văn học truyền khẩu cho đến văn học viết, từ văn học viết khi mới hình thành cho đến văn học chữ Hán, chữ Nôm 2 và đến văn học hiện đại, chỉ những người có tâm huyết và tài năng như ông mới có thể hoàn thành nó một cách xuất sắc như thế được. Với gần 1600 trang, bộ sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên là một công trình xứng đáng được khẳng định, nó có ích cho một thế hệ người đọc trong các thành thị miền Nam trước năm 1975. Cho đến nay, nó vẫn còn nguyên giá trị học thuật cho những người muốn tìm hiểu văn học Việt Nam trong hàng chục thế kỷ. Đối với sự nghiệp nghiên cứu văn học, mỗi nhà nghiên cứu về mảng văn học sử đều có những quan điểm, tư tưởng hay cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, mỗi người có một mục tiêu và phương pháp khác nhau. Đối với Phạm Thế Ngũ cũng vậy, ông tìm cho mình một tư duy nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, văn phong riêng, thể hiện rõ nhất ở công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên. Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài Phạm Thế Ngũ – nhà lịch sử văn học làm đề tài khóa luận của mình, với hi vọng sẽ đem đến cho tôi và những người yêu thích văn chương những hiểu biết mới về nghiên cứu văn học, có một cách nhìn đúng đắn về cuộc đời, sự nghiệp và phương pháp nghiên cứu của ông. Khóa luận này không tham vọng nghiên cứu hết mọi phương diện sự nghiệp của ông, chúng tôi chỉ đi sâu khám phá, tìm hiểu về Phạm Thế Ngũ – nhà lịch sử văn học mà thôi. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, Phạm Thế Ngũ là một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học tiêu biểu trong các đô thị miền Nam trước năm 1975, là một người suốt đời tâm huyết với lịch sử văn học dân tộc. Những công trình ông để lại có giá trị to lớn đối với nền văn học dân tộc. Tuy vậy, sau một thời gian tìm tòi và sưu tầm chúng tôi nhận thấy những tài liệu viết về cuộc đời và sự nghiệp của ông rất ít ỏi. Những gì chúng tôi tìm được là một số trang viết ngắn ngũi trong Từ điển văn học của Trần Hữu Tá (Nxb Thế giới, 2004, tr 1371 – 1372) và trong Các tác gia văn chương Việt Nam của Trần Mạnh Thường (Nxb Văn hóa thông tin, 2008, tr 2044 – 2046). Vì vậy 3 khi bắt đầu nghiên cứu đề tài này, thật sự đó là một quá trình vất vả và khó khăn. Nhưng dựa vào một số công trình nghiên cứu của ông và một số tài liệu tìm được, chúng tôi đặt ra mục tiêu phải làm việc nghiêm túc và có cái nhìn khách quan mới có thể đánh giá được một cách chính xác về những nghiên cứu của một người tâm huyết như ông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiếp cận tất cả các công trình nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ, đặc biệt, công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất của ông là Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên (Biên soạn mới tóm lược văn học sử Việt Nam, 3 tập, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1961- 1965), đồng thời lấy nó làm đối tượng để nhận định, đánh giá nhằm tìm ra đặc điểm phương pháp nghiên cứu văn học của ông. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này không chỉ dừng lại ở việc khảo sát những công trình nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ mà chúng tôi còn tiến hành khảo sát những tác giả, tác phẩm và các giai đoạn văn học khác mà ông đã nghiên cứu. Qua đó đặt nhà nghiên cứu vào mối quan hệ lịch sử, thời đại với các nhà nghiên cứu khác, để làm rõ những nét nổi bật và những đóng góp riêng của Phạm Thế Ngũ đối với nền văn học sử. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp, thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp liên ngành Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng lý thuyết nghiên cứu văn học sử để tìm ra những thành tựu trong công trình nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ. 5. Bố cục đề tài 4 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Phần Nội dung gồm những vấn đề sau: Chương 1: Phạm Thế Ngũ và nghiên cứu văn học Chương 2: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên – sự minh định về tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Chương 3: Đặc điểm phương pháp nghiên cứu văn học của Phạm Thế Ngũ. NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 PHẠM THẾ NGŨ VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC 1.1. Phạm Thế Ngũ – cuộc đời và sự nghiệp 1.1.1. Cuộc đời Phạm Thế Ngũ sinh ngày 12 – 06 – 1921, người làng Ngọc Chi, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ được học chữ Hán với bố khoảng năm, sáu năm. Mãi đến năm lên mười, mới khai bớt đi bốn tuổi để xin học Trường sơ học Pháp – Việt ở quê. Sau đó ông ra Hà Nội vào học trường Trung học Bảo hộ (tức là trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An). Đỗ tú tài năm 1944. Tiếp đó ông thi đỗ vào trường Đại học Khoa học. Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng ác liệt, việc học bị gián đoạn. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 1946, ông cùng gia đình tản cư về quê. Từ 1947 – 1949, ông là giáo viên trường Bắc Sơn (Hải Dương), rồi sang dạy trường Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên. Năm 1950, ông trở về Hà Nội rồi đi học Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1953, ông thi đỗ cử nhân. Hòa bình lập lại, 1954, ông vào Nam sinh sống. Đầu tiên ông dạy ở trường Trung học Võ Tánh, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, sau đó ông vào Cần Thơ dạy ở trường Trung học cơ sở Phan Thanh Giản. Trong những năm 1957 – 1972, ông về Sài Gòn, dạy ở trường Trung học Pétrus Ký. Sau ngần ấy năm miệt mài cho công việc, những năm cuối đời Phạm Thế Ngũ đã sống ung dung, thanh thản đúng với tinh thần đôi câu đối mà ông đã viết: Thế sự bách niên, mọi mối tơ vương bay đi cùng mây gió, Văn chương thiên cổ, một mảnh hồn thơm ở lại với trăng sao. [5, tr.1371] 6 Phạm Thế Ngũ mất vào ngày 9 tháng 5 năm 2000, tại Sài Gòn, hưởng thọ 79 tuổi. 1.1.2. Sự nghiệp Suốt cuộc đời của mình ông dành cho việc dạy học và biên soạn sách: sách giáo khoa Văn học, Triết học bậc Trung học và chuyên khoa. Phạm Thế Ngũ thành lập nhà xuất bản lấy tên là Nhà xuất bản Thế Ngũ, xây dựng Quốc học tùng thư và tự xuất bản sách của mình. Sự nghiệp nghiên cứu văn học của ông gồm các công trình tiêu biểu đó là: 1. Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên (3 tập, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1961 -1965) 2. Văn thể lược giảng (1965, Quốc học tùng thư, gồm 103 trang, dùng cho bậc trung học và kì thi tú tài, tất cả các văn thể trong chương trình, tất cả các văn thể trong bài thi) 3. Bài luận văn chương (1970, Quốc học tùng thư, gồm luận đề văn học: văn học sử khái quát các tác giả, tác phẩm). 4. Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2000). Trong đó công trình có giá trị hơn cả là Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, bộ sách rất có giá trị được tái bản liên tiếp vào các năm 1968, 1972 và Nhà xuất bản Đồng Tháp in lại năm 1996. Bộ sách gồm 3 tập, tập sau dày hơn tập trước, tổng cộng 47 chương, gồm 1530 trang. Tập I viết về Văn học truyền khẩu, văn học lịch triều Hán văn; Tập II viết về Văn học lịch triều: Việt văn; Tập III viết về Văn học hiện đại (1862 – 1945). Bộ sách bao quát toàn bộ tiến trình văn học Việt Nam, từ văn học truyền khẩu đến văn học viết, từ văn học viết thuở ban đầu (thế kỷ X) bằng chữ Hán đến văn học viết bằng chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ. Trong hoàn cảnh chính trị - xã hội phức tạp của vùng thành thị miền Nam lúc bấy giờ, năm 1945, ông đã tạm dừng việc nghiên cứu của mình. 7 Tác giả khiêm tốn khi dùng hai chữ “giản ước” để đặt tên sách, nhưng thực sự sách được biên soạn rất chu đáo, kỹ lưỡng, tư liệu phong phú, chuẩn xác, nhận định đánh giá khá cân nhắc, thận trọng. Để độc giả có tầm nhìn bao quát và hiểu được một cách sâu sắc nền văn học dân tộc, tác giả tập trung phân tích những sự kiện văn hóa đã có tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển của văn học nước nhà. Ông đã dành từng chương để giới thiệu về chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Ông rất có lý khi đặc biệt quan tâm đến yếu tố thứ nhất của văn chương, vai trò của tiếng nói và chữ viết. Tập I viết về Văn học truyền khẩu và văn học lịch triều Hán văn: với 265 trang ông giới thiệu khá tường tận nguyên nhân ra đời và thành tựu của bộ phận văn học chữ Hán, giới thiệu súc tích, ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ về “chế độ giáo dục và thi cử dưới chế độ phong kiến”, cũng như về “Tư tưởng Hán học qua các thời đại”. Khi nghiên cứu bộ phận này, Phạm Thế Ngũ không chỉ chú ý đến thành tựu của lĩnh vực sáng tác mà còn quan tâm đến các mảng biên khảo, các công trình sử học và văn chính luận (mà ông gọi là công văn). Đối với văn học trung đại, thời kì mà “văn sử bất phân”, “văn triết bất phân”, cách quan niệm và xử lí của Phạm Thế Ngũ là đúng đắn. Toàn bộ tập II viết về Văn học lịch triều Việt văn: ông dành toàn bộ 605 trang cho việc nghiên cứu văn học chữ Nôm. Ông chú ý đến các chặng đường phát triển: thời kì sơ khởi Trần – Lê, thời kì phát triển các triều phân tranh từ Mạc đến hết Tây Sơn và thời kì thịnh đạt triều Nguyễn. Ở mỗi chương ông đi sâu tìm hiểu các hiện tượng văn học tiêu biểu như: Hội Tao đàn (Hội nhà văn cung đình Việt Nam thành lập mùa đông năm Ất Mão (1495) niên hiệu Hồng Đức thứ 26, đời Lê Thánh Tông, 1460 – 1497), các thể loại chủ yếu của văn học như truyện thơ, ngâm khúc, phú…đặc biệt ông tìm hiểu sâu các tác giả lớn như Nguyễn Trãi (1380 – 1442), Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), Cao Bá Quát (1808 – 1855), Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) 8 Tập III viết về Văn học hiện đại 1862 – 1945,với độ dày 660 trang, đây là tập cực kì quan trọng, ông tập trung mọi nổ lực để làm sáng tỏ nguyên nhân suy tàn của nền văn học chữ Hán, cũng như văn học chữ Nôm. Trong nền văn học hiện đại, ông chia làm ba giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm (1862 – 1907), giai đoạn phát triển (1907 – 1932), giai đoạn hưng thịnh (1932 – 1945). Trong đó, một số chương ông đặc biệt viết khá kỹ như chương nói về Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) và Đông Dương tạp chí, chương nói về Phạm Quỳnh (1892 – 1945) và Nam Phong tạp chí, cũng như sự hình thành của tiểu thuyết mới. Mỗi chương ông viết hai ba trăm trang. Để hoàn thành được bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, ông đã tham khảo khá nhiều sách của những người đi trước, nhưng qua đó ta vẫn thấy rõ dấu ấn riêng của Phạm Thế Ngũ. Đây thật sự là một tài liệu có giá trị đối với những ai muốn tìm hiểu văn học Việt Nam. Phạm Thế Ngũ viết không nhiều, nhưng với bộ sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên đủ để đưa ông vào hàng những nhà lịch sử văn học tiêu biểu của Việt Nam. 1.2. Nghiên cứu văn học và quan niệm của Phạm Thế Ngũ về nghiên cứu lịch sử văn học 1.2.1. Nghiên cứu văn học Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ (văn học). Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu tương đối độc lập, tiếp cận cùng một đối tượng nghiên cứu (văn học) ở những góc độ khác nhau. Theo truyền thống, bao gồm 3 bộ môn chính: Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Phê bình văn học. Tuy nhiên đến khoảng những năm 70 của thế kỷ XX đã xuất hiện bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu văn học. 1. Lý luận văn học nghiên cứu những quy luật chung của cấu trúc và sự phát triển văn học. 9 2. Lịch sử văn học, còn gọi là văn học sử, lấy đối tượng là nghiên cứu văn học quá khứ, khảo sát nó như một quá trình, hoặc khảo sát một trong số các thời điểm của quá trình đó. 3. Phê bình văn học chú ý đến trạng thái hiện tại của văn học đương thời, nó cũng chú ý lý giải văn học quá khứ từ quan điểm những vấn đề xã hội và nghệ thuật hiện thời. Sau các bộ môn khái quát chung nói trên, người ta chú ý đến sự nảy sinh của những bộ môn chuyên sâu và bổ trợ gồm: 1. Những bộ môn lý thuyết và lịch sử có đối tượng hẹp hơn. Ví dụ: lí thuyết phê bình văn học và lịch sử phê bình văn học, lịch sử thi học (khác với thi học lịch sử), lý thuyết phong cách v.v… Cần chú ý có sự chuyển đổi các bộ môn này sang bộ môn kia, ví dụ phê bình văn học, với thời gian sẽ trở thành tài liệu cho văn học sử, cho thi học lịch sử. 2. Những bộ môn bổ trợ cho nghiên cứu văn học như: lưu trữ học của nghiên cứu văn học, thư mục học về sáng tác và nghiên cứu văn học, văn bản học, cổ văn tự học, khảo thích và bình chú văn bản v.v Giữa thế kỷ XX có sự gia tăng vai trò của các phương pháp toán học (nhất là thống kê) trong nghiên cứu văn học, nhất là các lĩnh vực nghiên cứu câu thơ, phong cách học và văn bản học, trên hướng này đã xuất hiện kí hiệu học. Các bộ môn bổ trợ là cơ sở thiết yếu cho các bộ môn chính; đồng thời trong quá trình phát triển và phức tạp hóa, ở chúng có thể lộ rõ những nhiệm vụ khoa học và chức năng văn hóa độc lập (ví dụ vị trí của các ngành nghiên cứu Hán Nôm ở Việt Nam ở hai chục năm cuối thế kỷ XX). Nghiên cứu văn học có sự liên hệ đa dạng với các khoa học nhân văn khác: 1. Một số ngành là cơ sở phương pháp luận của nó như triết học, mỹ học, giải thích học (tiếng Pháp là hermeneutique - ở châu Âu, là ngành giải thích, cắt nghĩa văn bản). 2. Một số ngành gắn bó với nó có nhiệm vụ hoặc đối tượng nghiên cứu (nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ thuật học đại cương). 10 3. Một số ngành cùng chung xu hướng nhân văn (sử học, tâm lí học, xã hội học). 4. Riêng đối với ngôn ngữ học, nghiên cứu văn học có sự liên hệ nhiều mặt: cùng chung tài liệu nghiên cứu (ngôn ngữ với tư cách phương tiện giao tiếp và với tư cách “yếu tố thứ nhất” của văn học), gần gũi nhau về chức năng nhận thức của ngôn ngữ và hình tượng, ngoài ra có sự tương đồng nhất định về cấu trúc. Trước đây, nghiên cứu văn học và các ngành nhân văn học khác được gộp vào khái niệm ngữ văn học như một khoa học tổng hợp, nghiên cứu văn hóa tinh thần trong các dạng biểu hiện ngôn ngữ, văn tự văn học. Ở thế kỷ XX, khái niệm ngữ văn học thường chỉ chung hai ngành nghiên cứu văn học và ngữ học và theo nghĩa hẹp thường chỉ các bộ môn văn học và phê bình văn học. Những mầm mống của các tri thức nghệ thuật học và nghiên cứu văn học đã có từ xa xưa, dưới dạng một số ý niệm trong thần thoại cổ đại. Một số nhận xét về nghệ thuật còn được lưu giữ trong những tác phẩm xưa nhất của nhân loại như Vêđa (Ấn Độ, thế kỷ XII, TCN), Kinh thi (Trung Quốc thế kỷ XI – VI TCN); Iliade và Odysses (cổ Hy Lạp, thế kỷ XII – VI, TCN). Ở Trung Quốc, trước tác xưa nhất về nghệ thuật là Nhạc kí, tương truyền của Công Tôn Ni Tử (đầu thời chiến quốc, thế kỷ V, TCN) nhưng nhiều tư tưởng về nghệ thuật và văn học trước đó đã được nêu bởi Khổng Tử, Lão Tử. Ở châu Âu, các quan niệm đầu tiên về nghệ thuật và văn học được đề xuất bởi các nhà tư tưởng cổ Hy Lạp như Platon, Aristote, cổ La Mã như Horatius. Khâu nối giữa nghiên cứu văn học của thời cổ đại Hy – La và của thời cận đại châu Âu là văn học Byzance và văn học Latinh của các dân tộc Tây Âu. Nghiên cứu văn học ở thời trung đại thiên về hướng thư tịch học và bình chú, đồng thời cũng phát triển việc nghiên cứu ở các lĩnh vực thi văn học hùng biện âm luật. Thời phục hưng gắn với việc xây dựng những hệ thi pháp đáp ứng các điều kiện địa phương và dân tộc. Thời đại chủ nghĩa cổ điển gắn với xu hướng hệ thống hóa các luật lệ của nghệ thuật, đồng thời gắn với tính chất quy phạm của lý luận nghệ thuật, tiêu biểu là thi pháp học (1674) của Boileau. [...]... Chi, Việt Nam văn học sử giản uớc tân biên (1961-1965) của Phạm Thế Ngũ, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng, Lịch sử văn học Việt Nam (1971) của Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận và Lê Hoài Nam, Lịch sử văn học Việt Nam (1971) của Bùi Văn Nguyên và Phan Sĩ Tấn, Văn học Việt Nam (1999) của Nguyễn Phạm Hùng, bộ Văn học Việt Nam (1997 – 2000) gồm 4 quyển: Văn học dân gian... như thư 12 tịch học, văn bản học cũng sớm phát triển, trở thành các bộ môn hỗ trợ Các xu hướng nghiên cứu văn học dựa trên bình diện lịch sử và bình diện tiến hóa chỉ mới xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi có sự tiếp nhận và ảnh hưởng của học thuật châu Âu 1.2.2 Quan niệm nghiên cứu và biên soạn của Phạm Thế Ngũ về nghiên cứu lịch sử văn học Phạm Thế Ngũ – nhà nghiên cứu văn học tiêu biểu,... sau này” [9, tr.45] 2.1.2 Văn học lịch triều Hán văn Văn học lịch triều là khái niệm nhằm chỉ một nền văn học trải qua các triều đại, các giai đoạn lịch sử Nó chính là văn học sử thường diễn ra trong các triều đại phong kiến Văn học lịch triều đi sâu khảo sát các yếu tố như thời đại, quy luật diễn biến, tác phẩm, tác giả… Trước khi đi vào văn học lịch triều Hán văn, Phạm Thế Ngũ đã khai thác tầm quan... một tấm bia khắc ghi thành tựu văn học nước nhà, có thể coi là “tập đại thành” nhằm minh định về tiến trình hiện đại hóa văn học nước ta 2.1 Văn học truyền khẩu và văn học lịch triều Hán văn 2.1.1 Văn học truyền khẩu Văn học truyền khẩu là một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc, nó có một vị trí rất quan trọng trong văn học Việt Nam, văn học truyền khẩu còn gọi là văn học dân gian khi chưa xuất hiện... làm hiện rõ dòng chảy của lịch sử văn học Với đặc tính ổn định và ít diễn biến, thể loại văn học không thể dùng làm nền tảng tạo thành lịch sử văn học bởi một lẽ giản dị, tính đột biến mới là yếu tố tạo nên lịch sử Vì thế, 17 thay vì được qui định bằng yếu tố trong văn học (là yếu tố thể loại), lịch sử văn học lại bị qui định bởi yếu tố ngoài văn học (tức yếu tố thuộc lịch sử xã hội mang tính hữu biến)... được nhiều học giả, những nhà nghiên cứu của cả 2 miền Nam Bắc không ngừng khai phá và phát triển, đóng góp thêm nhiều tác phẩm giá trị cho văn học sử Việt Nam Những công trình đáng kể gồm có: Việt Nam văn học sử trích yếu (1949) của Nghiêm Toản, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của Nhóm Lê Quý Đôn, Văn học Việt Nam (1960) của Phạm Văn Diêu, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1961) của Văn Tân,... học sử giản ước tân biên được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu văn học, cụ thể là lịch sử văn học Như ta đã biết, lịch sử văn học còn gọi là văn học sử, lấy đối tượng là nghiên cứu văn học quá khứ, khảo sát nó như một quá trình, hoặc khảo sát một trong số các thời điểm của quá trình đó Hay nói cách khác, văn học sử là môn chuyên khảo về những tiến hóa cùng những sự thay đổi trong nền văn học. .. thể loại văn học sau hơn hai thập niên du nhập vào Việt Nam đến nay vẫn còn là một quan niệm mới, bị coi nhẹ, chưa có địa vị vững chắc trong lĩnh vực nghiên cứu và biên soạn lịch sử văn học Một số các nhà nghiên cứu văn học, nghi ngờ giá trị của quan niệm này, Họ cho rằng lịch sử văn học được qui định, không phải bởi thể loại văn học, mà bởi tính hữu biến của lịch sử xã hội Trong lịch sử văn học sự phát... đại 1862 – 1945 2.3.1 Sự suy tàn văn học chữ Hán và chữ Nôm Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Trong lịch sử văn học ta, khoảng 1862 – 1907 này chính là giai đoạn vừa chấm dứt Văn học lịch triều và mở màn cho văn học 32 hiện đại, tức là một thời kì chuyển tiếp vậy” [11, tr.15] Vì vậy trước khi đi vào nghiên cứu về văn học hiện đại, ông đã dành một phần để tìm hiểu về nguyên nhân chấm dứt của văn học lịch triều...11 Ở thế kỷ XVII – XVIII nổi bật lên xu hướng chống quy phạm trong cách hiểu các loại hình và thể loại văn học, tiêu biểu là Kịch lý Hamburg (1768 – 1769) của Lessing, được coi như là sự chuẩn bị cho lý luận văn học của chủ nghĩa lãng mạn Thế kỷ XVIII là thời kì xây dựng những cuốn văn học sử đầu tiên: Lịch sử văn học Italia (1772 – 1782) của J.Tiraboxki, Văn học cổ đại và cận đại (1799 – 1805) . chỉ đi sâu khám phá, tìm hiểu về Phạm Thế Ngũ – nhà lịch sử văn học mà thôi. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, Phạm Thế Ngũ là một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học tiêu biểu trong các đô thị miền. cứu văn học của Phạm Thế Ngũ. NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 PHẠM THẾ NGŨ VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC 1.1. Phạm Thế Ngũ – cuộc đời và sự nghiệp 1.1.1. Cuộc đời Phạm Thế Ngũ sinh ngày 12 – 06 – 1921, người làng. về lịch sử văn học. Cụ thể với bộ sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu văn học, cụ thể là lịch sử văn học. Như ta đã biết, lịch sử văn học

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w