Các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 34 - 44)

5. Bố cục đề tài

2.3.2. Các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại

Phạm Thế Ngũ đã chia văn học hiện đại làm ba giai đoạn: - Giai đoạn thử nghiệm bước đầu 1862 – 1907.

- Giai đoạn phát triển 1907 – 1932. - Giai đoạn hưng thịnh 1932 – 1945.

Sự phân chia các giai đoạn của văn học hiện đại như trên nhìn có vẻ hợp lí nhưng vẫn có một số ý kiến trong giới nghiên cứu không đồng tình với ông về nhiều điểm. Về phân kì văn học, Phạm Thế Ngũ cho rằng văn học hiện đại bắt đầu vào năm 1862, nhiều nhà nghiên cứu còn chưa đồng tình. Phạm Thế Ngũ giải thích, năm 1862, một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc đó là sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam. Sự kiện này làm ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị nhất là văn học, nhưng xét về đặc trưng thi pháp, văn học nửa cuối thế kỷ XIX căn bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại và cổ điển. Phải đến đầu thế kỷ XX, cơ cấu xã hội mới có nhiều cái mới, mới có những thay đổi sâu sắc nhiều mặt và quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc mới thực sự bắt đầu. Phân chia như thế cũng có lí do của nó, ông cho rằng từ năm

1862 đã có sự suy tàn của Hán văn, Việt văn, là giai đoạn của sự manh nha văn học hiện đại khi bắt đầu có chữ Quốc ngữ xuất hiện.

Ông cho rằng giai đoạn 1862 – 1907 là giai đoạn thử nghiệm bước đầu, là giai đoạn vừa chấm dứt văn học lịch triều vừa mở màn cho văn học hiện đại, tức như một thời kì chuyển tiếp vậy: “Một thời chuyển tiếp mà kéo dài đến thế là bởi sự cách biệt quá lớn giữa hai bờ bến, hai thế giới, hai văn minh” [11, tr.15]. Giai đoạn này ông giải thích khá cặn kẻ nguyên nhân suy tàn của Hán học và văn học Hán, sau đó trình bày sự tồn tại của những nhà văn Nôm cuối cùng (đã nêu ở phần trên), rồi mới đưa ra những bước đầu hình thành văn Quốc ngữ.

Sau khi nói về hoàn cảnh lịch sử và sự suy tàn của chữ Hán và chữ Nôm, Phạm Thế Ngũ đã chỉ ra nguyên nhân hình thành của chữ Quốc ngữ, đó cũng chính là lí do phát triển của văn học hiện đại: “… Nam kì là đất mới, chưa nhiễm sâu những truyền thống quốc gia, lại bị người Pháp chiếm trước và coi làm thuộc địa, thi hành một chính sách trực trị, một cuộc canh tân đã sớm bày ra. Một nền văn học mới manh nha ở đây với sự truyền bá một thứ văn tự mới, chữ Quốc ngữ”. Từ nguyên nhân ra đời, Phạm Thế Ngũ đã tiếp tục chỉ ra nguồn gốc và những bước đầu của chữ quốc ngữ, coi nó như một bước ngoặc trong văn chương hiện đại Việt Nam.

Giai đoạn phát triển 1907 – 1932 là thiên ông đầu tư nghiên cứu khá

nhiều, với hơn 300 trang ông viết khá kỹ về Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương

tạp chí, về Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí, về công việc biên khảo và phê

bình, sự hình thành của tiểu thuyết mới và các nhà thơ trước 1932. Những luận điểm của Phạm Thế Ngũ đã từng được đánh giá cao tại miền Nam thời đó cũng như ở miền Bắc sau này.

Ông cho rằng giai đoạn này “văn học mới thật sự bước vào cuộc sanh hoạt hiện đại. Nền văn học hình thành đây là một văn học hầu như được tân tạo, trong một giai đoạn lịch sử mới” [11, tr.90]. Nói tóm lại, ông cho rằng nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này có tính chất cốt yếu là một cuộc canh tân,

hướng về Tây phương để cải cách những quan niệm và thể thức suy tư diễn tả của mình và sự canh tân ấy cho đến ngày tiên chiến diễn ra theo hai đợt khá rõ đó là đợt trước khởi lên khoảng 1907 và đợt sau khởi lên khoảng 1932.

Phạm Thế Ngũ đã rất có ý thức khi cho rằng: “Nhìn lại các thời lịch

triều, đem so sánhvăn học giai đoạn 1907 - 1932 với văn học của Nho gia về

trước ta thấy những nét cách biệt cốt yếu” [11, tr.90]. Ông chỉ ra những nét cách biệt về nội dung cũng như hình thức nhằm chỉ ra những bằng chứng cho sự thay đổi của một giai đoạn lịch sử mới.

Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí.

Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ cũng từng nhận định: “Đối với Schneider

và những người Pháp đứng sau tờ Đông Dương tạp chí, thì mục tiêu chính trị là

quan yếu nhất. Còn đối với những người Việt Nam cộng tác, đứng đầu là Nguyễn Văn Vĩnh, hẳn các ông cũng muốn lợi dụng báo để làm nơi tuyên truyền cho việc duy tân đất nước và xây dựng văn học mới...” [11, tr.109]. Đấy chính là

nguyên nhân, tiền đề dẫn tới sự ra đời của Đông Dương tạp chí.

Còn đối với giáo sư Thanh Lãng thì cho rằng: “Năm 1913 là một niên lịch

quan trọng, vì Đông Dương tạp chí ra đời vào chính năm đó. Tờ báo này là sự

kết tinh và thành hình của một đường lối tư tưởng, cảm xúc và hành động mới hoàn toàn. Là vì kể từ đây: Hoạt động quân sự nhường bước cho hoạt động văn hóa, văn vần nhường bước cho văn xuôi, cổ động cho chữ Quốc ngữ, đả phá chữ Nôm và chữ Hán, phổ biến sở đắc văn hóa và văn học Pháp, bằng cách dịch các sách hay của họ, đối chiếu hai nền văn hóa và văn học Đông Tây. Có nghĩa là

Đông Dương tạp chí đã làm xoay chiều văn học, đã đưa cái mới vào văn học, làm cho hai thế hệ trước và sau khác hẳn nhau. Mà người lãnh đạo nó, linh hồn của nó chính là Nguyễn Văn Vĩnh” [6, tr.186 – 187].

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đông Dương tạp chí cũng có điều cần bàn. Giáo

sư Nguyễn Huệ Chi viết: “Trên Đông Dương tạp chí, ngay những số đầu, đã có

đổ máu vô ích. Hơn nữa, nếu có thành công cũng chỉ dẫn tới việc duy trì chế độ vua quan hủ bại...Bởi Nguyễn Văn Vĩnh (chủ bút và là người viết bài) không tin rằng hễ cứ “theo Tây thì sau mất nước”, và cũng cho rằng “thực dân không hại bằng phong kiến”. [5, tr.1225]

Khi nhận thức về Nguyễn Văn Vĩnh, giáo sư Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Về tư tưởng, Nguyễn Văn Vĩnh có thể coi là người tiêu biểu cho một phong trào duy tân cấp tiến tại nước Việt vào đầu thế kỷ XX. Về đường văn học, ông quả là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Và ông đã làm được trong bước đầu một tờ báo rất bổ ích cho văn mới lúc phôi thai,

đó là tờ Đông Dương tạp chí” [11, tr.122 – 123].

Theo giáo sư Thanh Lãng: “Có lẽ cái mẫu quốc Pháp với mọi vẻ huy hoàng (khi ông tham dự đấu xảo Marseille), đã làm ông nảy ra ý định dấn thân. Cho nên khi về nước, thay vì tiếp tục cộng tác với Pháp để được vinh thân phì gia, ông lại bỏ nghề quan trường, để dấn thân vào cuộc đấu tranh văn hóa, mà khí giới của ông là báo chí và ấn phẩm...Có thể thấy ở Nguyễn Văn Vĩnh, một thế hệ mới mà tâm tưởng khác hẳn thế hệ xưa. Trước đây, tư tưởng “hợp tác với Pháp để duy tân xứ sở” do Tôn Thọ Tường đề xướng, nhưng đã bị người đời lên án, thì đến thời ông Vĩnh được coi là cần yếu, vì mọi cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị thất bại đau đớn.

Mặt khác, Nguyễn Văn Vĩnh có thể coi là ông tổ của văn học thế hệ 1913. Đông

Dương tạp chí do ông điều khiển, quả là một văn đàn đã quy tụ nhiều nhà văn danh tiếng lúc bấy giờ. Và điều mà ông đã ôm ấp và phụng sự cho đến hết đời, đó là làm cho chữ Quốc ngữ có một tương lai rực rỡ. Tất cả cho thấy công của ông đối với văn học mới quả thực là to tát” [6, tr.179 – 187].

Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí.

Chương này Phạm Thế Ngũ dành riêng 120 trang để nói về Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí. Nhưng cũng từ sự nghiên cứu tỉ mĩ này, cộng với sự

nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí ở chương trước, ta

đại. Trong bài báo của ông Đào Hùng trong báo Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn (18 -

6 -1931), khi lần đầu ra Bắc tìm viếng báo Nam Phong: “Hai con phố lầu rộng

lớn ở ngay đầu con đường Hàng Da, giữa có cổng sắt làm lối ra vào, qua phía tay mặt thì thấy có tấm bảng đề hai chữ Nam Phong làm bằng Hán tự, đó tức là

nơi tòa soạn của báo Nam Phong còn qua bên tay trái thấy có bóng đàn bà con

nít tức là nhà riêng của ông chủ nhiệm Phạm Quỳnh. Nam Phong mỗi tháng ra

có một kỳ, hèn chi trong tòa soạn không có cái vẻ đông người nhộn nhịp như ở các báo khác. Qua lớp nhà dưới lên trên lầu mới là nơi làm việc của Phạm tiên sinh. Buổi chúng tôi lại thăm thì tiên sinh tuy trong người khó ở nhưng ngài cũng gắng gượng khăn áo chỉnh tề ngồi tiếp chuyện chúng tôi trong hai giờ đồng hồ. Phạm tiên sinh tuổi ngoài bốn chục, vóc dáng ốm o, dáng người hòa nhã, ăn nói cử chỉ mỗi điều có ý tứ giữ gìn, tỏ ra một người đã có công luyện tập tính nết cũng như câu văn theo một cái khuôn khổ mực thước riêng. Sau đôi mắt kiếng cặp mắt vui vẻ pha với nụ cười luôn luôn trên cửa miệng đã làm cho mất cái vẻ kiêu căng tự đại mà thường thường người ta vẫn có ý trách tiên sinh…”

Trong một bài báo khác của Đào Hùng ngày (16 -7 – 1931) viết về

Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí: “Giữa thành phố Hà Nội, mặt tiền

trông ra hồ Hoàn Kiếm, một tòa nhà lầu đứng nghênh ngang như có ý phô bày trước mắt muôn người qua lại cái vẻ lớn lao hùng vĩ. Trên các khung cửa đều có

gắn những chữ bằng đồng chói lọi như Trung Bắc tân văn, Học báo, Âu tây tư

tưởng, Niên lịch thông thư… Tầng dưới là cửa hàng bán sách vở, liếc mắt ngó

qua thì thấy thế nào là Ba người ngự lâm pháo thủ, Những kẻ khốn nạn, nào là

Nho giáo, Kim Vân Kiều, và các sách dịch về Âu Tây tư tưởng. Tầng trên là tòa

soạn báo Trung Bắc tân văn, Học báoL’ Annam nouveau, người làm đồng

đúc, tiếng máy chữ rền tai, rõ là một nơi công việc bộn bề khác với cảnh tịch

mịch trong tòa soạn báo Nam Phong của ông Phạm Quỳnh. Thấy cảnh là đủ biết

tánh người, khác nhau như đen với trắng, bên ưa hoạt động, bên thú êm đềm, vậy thì hai bên không hợp tác được với nhau cũng không lấy gì làm lạ, và người

xướng lên vấn đề lập hiến, người tán dương trực trị cũng là lẽ thường. Nguyễn Văn Vĩnh tiên sinh đang ngồi nơi bàn giấy đọc các thơ từ thì chúng tôi vào thăm. Tiên sanh năm nay tuổi đã ngũ tuần mà coi sức lực mạnh mẽ lắm. Diện mạo khôi ngô, đôi mắt long lanh sáng suốt, cử chỉ nói cười vui vẻ…”.

Ông không né tránh khi nói về mục đích hình thành của tờ báo Nam

Phongtạp chí do chính quyền Pháp lập ra, phục vụ cho mục đích chính trị, phục vụ cho công cuộc xâm lược của Pháp trong lúc bấy giờ. Nhưng chủ ý cuối cùng

của Phạm Quỳnh: “Sở dĩ tôi nhận mở báo Nam Phong là vì chính phủ tự lòng

cho phép chứ không phải tôi yêu cầu. Vả lại tôi cũng muốn lợi dụng làm một cơ quan đểs bồi bổ quốc văn, cho thêm nhiều tiếng, cho đủ tài liệu phiên dịch và

truyền bá các tư tưởng Âu Tây…” [11, tr.128]. Khi nói đến tờ báo Nam Phong

hay Phạm Quỳnh ông đều dẫn ra những câu nói như: “từ Nguyễn Văn Vĩnh đến

Phạm Quỳnh ta thấy một sự cách biệt rất lớn” hay “tờ báo Nam Phong so với

Đông Dương”

Thật sự tôi cảm phục vì sự nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ, chỉ có một người tâm huyết như ông mới có thể xem xét nhiều tài liệu, mới có thể rút ra những nghiên cứu vừa sâu sắc, vừa tỉ mĩ như ông. Khi viết về Phạm Quỳnh, ông dành hẳn đến 120 trang, vì chỉ vì thế ông mới giải thích cặn kẽ được cho người đọc hiểu một cách sâu sắc, tránh có những thiếu sót không nên.

Giai đoạn văn học này ông cũng đi sâu tìm hiểu về công việc biên khảo và phê bình, một giai đoạn phồn thịnh về biên khảo kinh học, triết học, về sử học, văn học. Trong phần khảo về các nhà văn học có tên tuổi, ông tiếp tục xếp Trần Trọng Kim (1883 – 1953) vào hàng ngũ các nhà biên khảo tiêu biểu của giai đoạn 1907 – 1932, chung với Phan Kế Bính (1875 – 1921), Nguyễn Hữu Tiến

(1874 – 1941) (hai tác giả đã được Vũ Ngọc Phan xếp vào nhóm Đông Dương

tạp chí và nhóm Nam Phong tạp chí) và Phan Khôi (1887 – 1959). Phạm Thế Ngũ gọi Trần Trọng Kim là nhà giáo dục mới, lần lượt điểm qua các tác phẩm tiêu biểu, trước khi đi đến nhận định tổng quát có thể bổ sung được cho sự đánh

giá của hai tác giả vừa nêu trên: “Ở Trần Trọng Kim ta thấy một đặc điểm là mặc dù sớm theo Tây học, lại sang cả Pháp du học, song ông đã có với văn hóa Đông phương một mối kính cẩn sâu xa. Có thể nói ông chủ trương bảo tồn, thủ cựu hơn cả Phạm Quỳnh. Về đường trước tác thì có thể nói ông đã thực hiện đúng cái đường lối... là đem tất cả cái gia tài văn hóa của ông cha mà bàn giao lại cho thế hệ mới... Tuy có Tây học song ông tự đặt mình vào phái cũ, đem cái phương pháp mới học được của Tây học mà làm những công trình bàn giao ấy cho được rõ ràng hơn hoàn bị hơn. Sự phối hợp giữa một phương pháp biên khảo mới mẻ và một kho kiến thức phong phú cộng thêm vào một thiện chí theo đuổi “cúc cung tận tụy” đã khiến cho những công trình của ông có một giá trị vững bền và đặt ông vào hàng đầu các nhà biên khảo ở giai đoạn này.

Cũng trong giai đoạn văn học này tác giả đã dành chương V để viết về sự hình thành của tiểu thuyết mới với sự khảo cứu các nhà văn đi tiên phong ở miền Bắc và miền Nam như những thiên kí sự của Nguyễn Bá Trác (1881 – 1945), Nguyễn Đôn Phục (không rõ năm sinh – 1954), Tản Đà (1889 – 1939)…; những đoản thiên của Nguyến Bá Học (1857 – 1921), Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) ; những tiểu thuyết dài của Hoàng Ngọc Phách… hay tiểu thuyết miền Nam của Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958). Trong đó ông đi sâu vào hai tiểu thuyết

dài, đó là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1896 – 1973), Qủa dưa đỏ của

Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940). Phạm Thế Ngũ đã chứng minh được Tố

Tâm mở đường cho tiểu thuyết lãng mạn bằng văn xuôi, chính thức hóa một nếp

sống mới, cá nhân vượt khỏi vòng cương tỏa của tập thể, sống cho tình cảm hơn là lý trí, cho giây phút hạnh phúc hơn là vinh dự lâu dài và cá nhân nổi dậy

chống truyền thống trong xã hội cũ tình yêu không thể có lựa chọn. Tố Tâm

tác phẩm đã gây tiếng vang, đánh dấu bước tiến đến gần bên thềm một nền văn

học hiện đại. Cùng năm 1925, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật được giải

Hội Khai trí tiến đức. Hình thức mới nhưng nội dung Nho giáo, đề cao thuyết thiên mệnh và thái độ người quân tử.

Trong giai đoạn này, Phạm Thế Ngũ đã không quên nhắc tới một phương diện không thể thiếu cho sự đóng góp cho văn học giai đoạn 1907 – 1932, đó là thơ. Phạm Thế Ngũ đã đánh giá đúng vai trò của các nhà thơ trước 1932 khi viết: “Trong giai đoạn này các nhà làm thơ đã làm một công cuộc ôn tập hay phục hưng lại tất cả các loại văn vần lịch triều, các thể loại mà ta đã phân tích và liệt kê trước khi bước vào nghiên cứu văn Nôm” [11, tr.390]. Phạm Thế Ngũ đã

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w