Tư duy nghiên cứu

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 44 - 47)

5. Bố cục đề tài

3.1. Tư duy nghiên cứu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tư duy nghệ thuật là một dạng hoạt

động của trí tuệ con người hướng tới sự sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật”. [4, tr.381]. Tư duy nghệ thuật là tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật. Sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật là hình thái đặc trưng và là hình thái cao nhất của hoạt động thẩm mỹ; trong sáng tạo và thụ cảm bao hàm cả đánh giá giá trị. Chủ thể của tư duy nghệ thuật trước hết là các nghệ sĩ, những người sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng nghệ sĩ chỉ sáng tạo tác phẩm, công chúng mới là người làm cho tác phẩm tồn tại, có đời sống thật sự. Như vậy, chủ thể của tư duy nghệ thuật bao hàm cả công chúng nghệ thuật, tức những người cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật. Do đó, nói đến vai trò của tư duy nghệ thuật đối với lối sống là nói đến vai trò của nó đối với lối sống cả ở người nghệ sĩ, lẫn ở công chúng, tức lối sống của con người nói chung trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định.

Tư duy nghệ thuật là một loại tư duy mang tính chỉnh thể nhằm phản ánh

và biểu hiện thế thái nhân tình vô cùng phong phú phức tạp muôn màu muôn vẻ, cho nên ngoài tư duy hình tượng là cơ sở, nó còn thu nạp nhiều yếu tố khác của các loại tư duy thể nghiệm, lô-gic đa trị mơ hồ, vô thức và nhất là trực giác nữa. Tư duy nghệ thuật là tư duy tìm kiếm mọi hình thức thể hiện của nội dung các sự vật, sự việc, các vấn đề, nói chung là nội dung của các đối tượng tư duy và tìm những cách thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất, đầy đủ nhất, ấn tượng nhất của các nội dung đó. Nếu nói chức năng của khoa học là tìm kiếm các yếu tố, các mối quan hệ của đối tượng thì có thể nói khoa học đi tìm

nội dung của các đối tượng đó, còn nghệ thuật lại tìm kiếm các hình thức thể hiện của các đối tượng đó. Sự tiến triển của lịch sử đã làm cho nghệ thuật chỉ tập trung vào chức năng tìm kiếm cách thể hiện ấn tượng nhất, nghĩa là thể hiện cái đẹp. Hai thủ pháp chính để nghệ thuật thể hiện cái đẹp là đặt cái đẹp lên vị trí cao nhất và đặt cái đẹp vào vị trí tương phản với cái xấu. Tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ. Nếu không tìm được nội dung thì nghệ thuật chẳng có gì để thể hiện, ngược lại nếu khoa học không biết cách để thể hiện những cái mà khoa học tìm ra thì chẳng ai có thể biết hoặc hiểu đó là cái gì và nó như thế nào. Tư duy nghệ thuật cũng còn liên quan đến nhiều loại hình tư duy khác.

Có thể xem tư duy nghiên cứu là một dạng tư duy nghệ thuật. Với dạng tư duy này, chỉ phát huy hiệu quả khi nó kết hợp với khả năng cảm nhận tinh tế về những vấn đề lịch sử - xã hội, tinh thần thời đại hay thậm chí là dự báo tương lai.

Để nhìn nhận và đánh giá đối tượng nghiên cứu một cách khách quan nhất, đòi hỏi người nghiên cứu phải có tư duy cao và có sự am hiểu rộng. Phạm Thế Ngũ là một nhà văn học sử, ông có tư duy của một nhà nghiên cứu. Nhà văn học sử không đơn giản chỉ là người biết và nhớ nhiều về các sự kiện, những giai đoạn văn học nhiều hơn người khác, mà họ là những người biết vận dụng tư duy để hiểu bản chất và ý nghĩa về các giai đoạn hay sự kiện văn học đó. Đặc điểm của nhà nghiên cứu văn học sử là tư duy luôn đòi hỏi một sự khách quan, trung thực và chính xác. Bằng tri thức vốn có của một nhà lịch sử văn học, Phạm Thế Ngũ đã biết vận dụng và nắm bắt những thế mạnh đó vào công trình nghiên cứu

Việt Nam văn học sử giản ước tân biên một cách có ý thức.

Nghiên cứu một giai đoạn văn học đã khó, nghiên cứu cả một tiến trình văn học sử lại khó hơn. Đòi hỏi một nhà nghiên cứu như ông phải tìm hiểu và có cách nhìn nhận sâu sắc nhất mới có thể phân chia giai đoạn để thấy những mối

đã nghiên cứu tách bạch hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm, theo ông chia như vậy mới có thể làm nổi bật được dòng văn học chữ Hán, một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Hay ở tập III khi nói về Phạm

Quỳnh và Nam Phong tạp chí, ông lại đưa ra những so sánh với Nguyễn Văn

Vĩnh và Đông Dương tạp chí, để giúp cho người đọc thấy rõ được sự tương

phản giữa hai khuynh hướng thời đại trong một giai đoạn văn học.

Mặt khác, với một công trình nghiên cứu văn học sử đồ sộ như thế này, việc sử dụng tài liệu là một điều cần thiết, nhưng việc sử dụng tài liệu ấy sao cho có hiệu quả thì đó là một điều quan trọng. Phạm Thế Ngũ có mấy điều dặn: “Những tài liệu tham khảo để viết sách này không ngoài những tài liệu quá quen biết, cho nên xin miễn việc liệt kê ra ở đây. Độc giả nếu muốn đi vào công việc khảo cứu có thể tìm xem ở các bảng thư mục rất đầy đủ trong bộ sách khác đã xuất bản” [9, tr.10]. Hơn nữa, với công trình này, luôn mang một dấu ấn riêng của Phạm Thế Ngũ. Bắt đầu mỗi chương hay một giai đoạn, Phạm Thế Ngũ đưa ra những dẫn luận của bản thân mình về chính đối tượng đó, qua đó tạo nên một dấu ấn riêng của chính tác giả, hay nói cách khác, Phạm Thế Ngũ đang chứng minh những gì mình đã nghiên cứu là có cơ sở. Như phần dẫn luận của tập I (Văn học lịch triều Hán văn), khi chia văn học chữ Hán thành một bộ phận tách bạch, Phạm Thế Ngũ có viết: “Vì vậy mà, để đi đến một thái độ, trong sách văn học sử này, tôi vẫn dành một chỗ cho phần Hán văn ấy. Tuy nhiên cách trình

bày phần ấy có hơi khác với những sách về trước, như Việt Nam văn học sử yếu

của Dương Quảng Hàm, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi, thường

chia ra từng thời đại trong đó hai phần Hán văn và Việt văn được khảo sát song song. Ở đây tôi tách riêng phần Hán văn ra và dồn vào để khảo sát một lượt cho

cả lịch triều” [9, tr.52]. Cách làm như thế này của Phạm Thế Ngũ đã giúp

cho người đọc nắm bắt một cách có hệ thống, chắc chắn, rõ ràng. Hơn nữa thông qua đó bạn đọc thấy được những cái mới, mang dấu ấn cá nhân của người biên soạn.

Một công trình nghiên cứu luôn luôn đòi hỏi những yếu tố đó là: cái mới, tính tin cậy, tính khách quan nhưng phải mang tính cá nhân và tính kế thừa. Với bộ sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên đã đạt được tất cả những yếu tố kể trên. Để thành công được như vậy, nhờ tư duy của một nhà nghiên cứu luôn tâm huyết với sự nghiệp nghiên cứu của mình, luôn trăn trở và cống hiến với văn học nước nhà – Phạm Thế Ngũ. Với những kinh nghiệm và tư duy sắc sảo kết hợp với sự tâm huyết, tài năng, kết hợp với nhiều nhân tố quan trọng khác, Phạm Thế Ngũ đã biến sử sách thành những viên gạch xây nên tấm bia khắc ghi thành quả văn học nước nhà để công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên được coi là “Tập đại thành” nhằm minh định về tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam.

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w