Tiếng Việt, chữ Nôm và văn Nôm

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 25 - 26)

5. Bố cục đề tài

2.2.1. Tiếng Việt, chữ Nôm và văn Nôm

Trước khi đi vào nghiên cứu bộ phận văn học lịch triều Việt văn, ông đã dành một thiên để giúp người đọc có những cái nhìn chắc chắn nhất về tiếng Việt, chữ Nôm và văn Nôm để có thể tiếp nhận bộ phận văn học lịch triều Việt văn một cách có định hướng và chắc chắn nhất.

Điều đạt được của bộ sách này là ông đặc biệt quan tâm đến tầm quan trọng của tiếng nói và chữ viết đối với văn chương. Vì vậy, ông nghiên cứu nguồn gốc và những đặc tính của tiếng Việt và chữ Nôm. Ông cho rằng: “nguồn gốc tiếng nói của một dân tộc lẽ dĩ nhiên phải gắn liền với nguồn gốc của dân tộc ấy”. Theo nghiên cứu của ông thì tiếng Việt có nhiều điểm, cú pháp, cách phát âm giống với tiếng Thái, tiếng Mèo, tiếng Môn Khmer… nhưng những thời kì về sau điều dễ thấy là ngôn ngữ ta đã mượn nhiều của tiếng Trung Hoa, rõ rệt

hơn là của chữ Hán. Theo Phạm Thế Ngũ: “ta học chữ Hán nhưng phát âm theo cách riêng của ta, rồi do những chữ Hán Việt ấy mà ta tự tạo những tiếng Việt” [10, tr.17]. Tóm lại, hiện tượng đồng hóa tiếng Hán Việt là một hiện tượng quan trọng nhất trong việc cấu thành Việt ngữ suốt trong lịch sử nước ta. Phạm Thế Ngũ đã quan tâm đến những đặc tính của Việt ngữ để nhận ra những chỗ sở trường và sở đoản của nó, ông cho rằng: “Tuy có chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, vay mượn nhiều ở chữ Hán, song ngôn ngữ Việt Nam trước sau vẫn giữ những tính cách cố hữu của nó. Có thể một hai tính cách ấy giống như ở một ngôn ngữ khác song hợp tất cả lại thì vẫn thành những đặc tính của một thứ ngôn ngữ riêng mà sự ảnh hưởng và vay mượn từ ngoài suốt trong lịch sử không làm mai một được” [10, tr.18].

Cũng như tiếng Việt, Phạm Thế Ngũ cũng nhấn mạnh vai trò của sự xuất hiện chữ Nôm và văn Nôm trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Sự xuất hiện của nó như đánh dấu một mốc quan trọng khi xuất hiện một thứ chữ riêng để ghi lại tiếng nói của dân tộc mình. Phạm Thế Ngũ đã nghiên cứu về những đặc tính của chữ Nôm để nhận ra những khuyết điểm của nó. Nhưng Phạm Thế Ngũ đã đưa ra một số dẫn chứng để chứng minh rằng văn Nôm cũng có một số công dụng khác văn Hán và có những cái hay hơn văn Hán.

Tuy là mấy trang in ngắn ngủi, nhưng ở thiên dẫn nhập này tác giả đã đưa đến cho người đọc những kiến thức chắc chắn nhất về tiếng Việt, chữ Nôm, văn Nôm để bước vào các chặng đường phát triển của văn học lịch triều Việt văn. Phạm Thế Ngũ đã quan tâm đến tầm quan trọng và đánh giá đúng vai trò của ngôn ngữ và chữ viết đối với văn học.

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w