Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 47 - 51)

5. Bố cục đề tài

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Bất cứ một ngành khoa học nào cũng đều xác định cho mình một đối tượng riêng để nghiên cứu, bởi vì nếu không có đối tượng thì sự tồn tại của bộ môn khoa học đó chỉ là sự mù mờ, không mục đích và không tác dụng. Trong nghiên cứu văn học cũng vậy, việc xác định cho cho được đối tượng cần nghiên cứu là điều cần thiết và hết sức quan trọng.

Như ta đã biết đối tượng của nghiên cứu văn học là nghệ thuật ngôn từ (tức là văn học). Còn lịch sử văn học hay văn học sử lấy đối tượng là nghiên cứu văn học quá khứ, khảo sát nó như một quá trình, hoặc khảo sát một trong số những thời điểm của quá trình đó. Phạm Thế Ngũ là một nhà lịch sử văn học, vì vậy điều tất yếu là ông lấy lịch sử văn học làm đối tượng nghiên cứu chính, nói cụ thể hơn, ông khảo sát văn học quá khứ như một quá trình phát triển. Với nhan đề Việt Nam văn học sử giản ước tân biên cũng một phần nào nói lên đối tượng của công trình này, đối tượng chính là lịch sử văn học Việt Nam, phạm vi “giản ước tân biên”. Ông giải thích: “Những dẫn chứng, thí dụ và chú thích thêm vào khiến bộ sách hơi nặng. Song sự giản ước là cốt yếu ở cách nhìn các giai đoạn, nhận định các vấn đề, trình bày các kiến thức. Cũng trong cách nhìn, nhận và

trình bày ấy, có thể có ít điều không giống ở các sách về trước, cho nên lại lạm dụng hai chữ tân biên” [9, tr.7].

Đối với các công trình nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ mà đặc biệt với

công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, đối tượng nghiên cứu chính

đó là văn học quá khứ. Nói cụ thể hơn là lấy các hiện tượng, tác giả, tác phẩm, thể loại văn học của các giai đoạn trong lịch sử văn học Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu chính.

Trước hết, đối tượng của văn học sử là các giai đoạn văn học. Các giai đoạn này được khảo sát như một quá trình phát triển. Mỗi nhà nghiên cứu có một cách phân chia các giai đoạn văn học một cách khác nhau nhưng tất cả họ đều đặt chúng trong một quá trình. Phạm Thế Ngũ đã chia lịch sử văn học Việt Nam thành ba bộ phận: văn học lịch triều Hán văn, văn học lịch triều Việt văn, và văn học hiện đại. Trong mỗi bộ phận, ông phân chia thành các giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy cách phân chia của Phạm Thế Ngũ vẫn chưa có nhiều sự

đồng tình của các nhà nghiên cứu văn học khác, nhưng nhìn chung cũng rất hợp

lí. Mỗi giai đoạn luôn gắn với một sự kiện hay một mốc lịch sử nhất định. Thứ hai, đối tượng quan trọng không thể thiếu trong nghiên cứu văn học là tác phẩm. Tác phẩm là yếu tố trung tâm của hệ thống, nó không chỉ là đối tượng của nghiên cứu văn học mà còn của nhiều ngành khác như phê bình văn học… Trong nghiên cứu văn học, tác phẩm văn học – sáng tác của một nhà văn, sáng tác của một trào lưu, nền văn học của một dân tộc đều được xem là một chỉnh thể nghệ thuật. Trong các chỉnh thể nghệ thuật ấy, tác phẩm văn học là chỉnh thể nghệ thuật cơ bản nhất. Tác phẩm văn học là

công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao động nghệ thuật (hoạt

động sáng tác) của cá nhân nhà văn hoặc kết quả của nỗ lực sáng tác tập thể. Tác

phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện là ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể; có thể được tạo thành bằng

sự, trữ tình, kịch, nhật ký, ký, tùy bút) hay một thể tài văn học nhất định (như hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết v.v.). Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật.

Mỗi tác phẩm thường gắn với một tên tuổi tác giả nhất định, tác giả văn học cũng được coi là đối tượng quan trọng của nghiên cứu văn học. Tác giả văn

học là người làm ra tác phẩm nghệ thuật ngôn từ như các bài thơ, bài báo, cuốn

sách, vở kịch… Tên tác giả (bao gồm cả tên thật hoặc bút danh) được nêu cùng

tên tác phẩm. Trong nghiên cứu văn học nói chung, phạm trù tác giả văn học bên cạnh những ngữ nghĩa như nói trên còn mang thêm các đặc tính về phẩm chất thẩm mỹ do các tác phẩm, đứa con tinh thần của họ mang lại, theo đó người

đọc có thể bắt gặp các thuật ngữ riêng biệt như văn hào, thi hào, tác gia, cũng

thường gặp những khái niệm nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết (tiểu thuyết gia), cây bút…Là người sáng tạo ra các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của cá nhân, tác giả văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, là một gương mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc một thời đại văn học. Ở phương diện này, khái niệm tác giả có thể tương ứng với các khái niệm về cá tính sáng tạo, phong cách (phong cách cá nhân). Trong nghiên cứu văn học, bên cạnh sự nghiên cứu riêng về từng tác giả văn học, cũng thường thấy phạm trù loại hình tác giả được nhấn mạnh.

Trong công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ

đã khảo sát tác giả, tác phẩm của văn học quá khứ. Nhưng nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học của Phạm Thế Ngũ rất phong phú, ông thường lấy tác giả văn

học làm đối tượng nghiên cứu chính nhưng mỗi tác giả thường gắn với những tác phẩm nổi tiếng. Tất cả mọi nghiên cứu đều rất đầy đủ và tỉ mĩ. Đối với các giai đoạn của lịch sử văn học Việt Nam, mọi tác phẩm được coi là kiệt tác hay đại diện cho giai đoạn văn học đó Phạm Thế Ngũ đều đưa vào nghiên cứu, mọi nghiên cứu của ông đều đầy đủ và có nhiều mới mẻ. Ở bộ phận văn học lịch

triều Hán văn, những kiệt tác chính như Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ,

Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Hịch tướng của Trần Quốc

Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… đều được Phạm Thế Ngũ nghiên

cứu có hệ thống tỉ mĩ từ tác giả cho đến tác phẩm. Không những tác giả, tác phẩm lớn mà những tác giả, tác phẩm ít nổi tiếng vẫn được Phạm Thế Ngũ nhắc tới và nghiên cứu ngắn gọn. Ở bộ phận văn học lịch triều Việt văn, những tác phẩm nổi tiếng của những tác giả lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Công Trứ… đều được Phạm Thế Ngũ khảo sát sâu sắc. Mỗi tác giả, tác phẩm ông đều dành một số lượng trang in lớn trong bộ sách, chỉ có như thế mới làm nổi bật được những đặc điểm của giai đoạn văn học đó.

Với Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học được sử sách ghi chép và đã có nhiều người nghiên cứu trước đó, vì vậy việc khảo sát nó như thế nào cho đầy đủ mà lại mang dấu ấn của chính mình là điều không dễ dàng.

Nhưng trong tập II của bộ sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm

Thế Ngũ đã dành đến gần 50 trang in để bàn về Truyện Kiều và Nguyễn Du.

Không những nghiên cứu rất đầy đủ mà ông còn làm nổi bật giá trị của Truyện

Kiều. Hay trong công trình nghiên cứu Bài luận văn chương, viết vào năm 1970, Phạm Thế Ngũ đã khảo sát về văn học sử, chủ yếu ông khái quát về tác giả, tác phẩm, đồng thời lấy nó làm đối tượng nghiên cứu chính.

Đối tượng không thể thiếu của văn học sử là các hiện tượng, sự kiện và

các thể loại văn học tiêu biểu trong quá trình phát triển. Trong công trình Việt

Nam văn học sử giản ước tân biên, các hiện tượng văn học có tính tổ chức như Hội Tao đàn, các thể loại như truyện thơ, ngâm, phú… hay các hiện tượng văn

học như Tự Lực văn đoàn, sự ra đời của các tờ báo Nam Phong tạp chíĐông Dương tạp chí… đều được Phạm Thế Ngũ nghiên cứu đầy đủ. Trong cuốn sách

Văn thể lược giảng, xuất bản năm 1965, Phạm Thế Ngũ đã dành riêng 103 trang nghiên cứu về văn thể, lấy đối tượng nghiên cứu là các văn thể trong chương trình và các văn thể trong các bài thi tú tài.

Nói tóm lại, đối tượng chính trong các công trình nghiên cứu của Phạm Thế Ngũ là văn học sử, hay văn học quá khứ và khảo sát nó như một quá trình.

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w