Các chặng đường phát triển của Văn học lịch triều Việt văn

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 26 - 31)

5. Bố cục đề tài

2.2.2. Các chặng đường phát triển của Văn học lịch triều Việt văn

Ông chia văn học lịch triều Việt văn thành ba thời kì: - Thời kì sơ khởi triều Trần Lê

- Thời kì phát triển các triều phân tranh từ Mạc đến hết Tây Sơn. - Thời kì thịnh đạt triều Nguyễn.

Nhìn chung cách phân chia của Phạm Thế Ngũ rất hợp lí. Ở mỗi thời kì ông đi sâu vào các hiện tượng tượng văn học tiêu biểu như Hội Tao đàn, Văn học Nam hà…; các thể loại văn học chủ yếu như truyện thơ, ngâm khúc, phú, hát nói…; các tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu… Tất cả đều được ông đi sâu nghiên cứu tỉ mĩ, tường tận, với cách viết chặt chẽ và hợp lí đã bao quát được toàn bộ tiến trình phát triển của văn học lịch triều Việt văn. So với phần văn Hán, Phạm Thế Ngũ viết: “về phần văn Nôm mới là phần chính. Ở phần này tôi sẽ lần theo các triều đại mà biên khảo. Trong mỗi triều đại tôi sẽ chú trọng nghiên cứu từng tác giả, phân tích, phê bình những tác phẩm lớn và cố gắng tìm ra, mặc dầu sự thiếu thốn của tài liệu, những bước đường tiến triển những duyên cớ thăng trầm của ngành Việt văn ấy từ khi khởi lên dưới đời Trần cho đến những ngày nước ta tiếp xúc với Tây phương” [9, tr.52].

Thời kì sơ khởi triều Trần Lê (1225 – 1527), theo Phạm Thế Ngũ thời kì này là thời kì chớm dậy của văn Nôm. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ làm các nhà văn hóa muốn tìm một đường thoát li khỏi chữ Tàu và Hán học, vì vậy có một số nhà trí thức nho gia xướng lên việc làm thơ làm phú bằng tiếng mẹ đẻ, tức là mở lối cho một ngành văn học thuần túy quốc gia. Phạm Thế Ngũ gọi đây là thời kì sơ khởi, bởi lẽ, sáng tác văn Nôm thời kì này còn ít, lẻ loi và không mấy giá trị, quang cảnh quốc văn còn thưa vắng.

Thời kì này ông tập trung nghiên cứu về thơ Vương Tường nghĩa sĩ, thơ

Trê Cóc, Trinh Thử, Nguyễn Trãi và Gia huấn ca, Lê Thánh Tôn và thơ đời Hồng Đức. Phạm Thế Ngũ kết luận về thời kì này: “Một tính cách chung của thời kì này là sự thiếu thốn về tài liệu. Văn Nôm tuy nói xuất hiện vào đời Trần

mà cả đời Trần không lưu lại gì đích xác. Thơ Vương Tường cũng như Trê Cóc,

Trinh Thử được chấp nhận là theo ức thuyết và truyền thuyết. Hết đời Trần mới có vài áng đích văn về sứ giả Nguyễn Biểu (1413), song những áng văn ấy mãi

vào một công trình sưu tập vào đầu đời Nguyễn, thơ Hồng Đức cũng chỉ chép lại vào đời Trịnh (có nhiều bài hoặc đề tài lại lẫn lộn với thơ các chúa Trịnh nữa).

Đến tập Gia huấn ca thì rõ ràng là một kết quả chắp nối và tái tạo cận đại. Căn

cứ vào tất cả những gì khả dĩ coi làm bằng cớ, chúng ta có thể khẳng định, văn Nôm suốt thời kỳ Trần Lê chỉ mới chớm dậy. Thơ phú dưới ngòi bút của Nguyễn Thuyên cùng đồng chí, tuy không lưu lại, song có lẽ cũng chỉ là những

bài tập non nớt. Thơ Vương Tường là một cách áp dụng vụng về bài thơ luật để

kể chuyện. Truyện Trê Cóc, Trinh Thử dù đã có cũng chưa đạt tới địa vị tiểu

thuyết được.

Đến triều Lê tuy thịnh, song chỉ thịnh về khoa cử về Hán học chứ phần đóng góp cho quốc văn không đáng bao nhiêu. Các nhà nho đời Hồng Đức, cũng như Nguyễn Trãi, vẫn chỉ làm nhiều thơ, một lối thơ từ ý đến văn từ, cú pháp đều chịu ảnh hưởng nặng Hán văn. Thể truyện, một loại thuần túy Việt Nam mà có nhiều tiềm lực, không thấy tiến lên, không thấy tái hiện nữa. Duy có điệu

song thất lục bát thấy manh nha trong Gia huấn ca và bài hát của Lê Đức Mao,

nhưng cũng chưa thành quy cũ nào cả.” [11, tr.57 – 58].

Ông gọi thời kì các triều phân tranh từ Mạc đến hết Tây Sơn (1527 – 1802) là thời kì phát triển của văn Nôm. Hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ (từ Mạc trở đi) đang bước vào một thời kì phân tranh nhưng cũng là thời kì văn Nôm phát triển rất mạnh. Ông cho rằng nguyên nhân của sự phát triển ấy là: “sự phát triển ấy là theo định luật tiến bộ tự nhiên của quốc văn ta, song cũng bởi nhiều nguyên nhân đặc biệt khác: xã hội loạn lạc, Hán học lùi bước cho câu Nôm tiến lên. Đất nước phân tranh nhưng cũng mở rộng ra nhiều. Vua chúa cũng lại để ý khuyến khích hoặc trực tiếp tham gia sáng tác, khiến cho văn Nôm dần dà muốn vươn lên địa vị văn học quốc gia. Ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo thật rõ rệt về đời Trịnh và dưới triều Tây Sơn” [10, tr.136].

Trước tiên, ở Chương I, Phạm Thế Ngũ đã nói về đời Mạc. Trong đó ông nghiên cứu về thơ Nôm tiến bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và phú Nôm xuất hiện

của những nhà làm phú đầu tiên như Bùi Vịnh và Nguyễn Hãng. Ông đặc biệt

quan tâm đến Bạch Vân thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo ông: “Từ Quốc âm

thi, Hồng Đức thi đời Lê đến Bạch Vân thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm đời Mạc, ta thấy thơ Nôm đã tiến bộ. Không phải tiến về thể cách vì trước sau vẫn là bài thơ luật thất ngôn bát cú, ở đôi ba chỗ có xen những câu lục ngôn. Tiến bộ là ở nơi cơ cấu từ cú, cách đặt câu dùng chữ, thêm nhiều tính cách thuần túy Việt Nam, mà lại tăng giá trị về đường nghệ thuật” [10, tr.163].

Tiếp theo, khi nói về đời Trịnh ở chương II và III bên cạnh thơ phú, đến hậu bán thế kỉ XVIII, xuất hiện ở Bắc hà hai thể ngâm và truyện với mấy tác

phẩm rất có giá trị như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Hoa Tiên truyện. Văn

học thời kì này đánh dấu một mốc quan trọng, vì vậy Phạm Thế Ngũ luôn nhấn mạnh ý nghĩa của hai thể ngâm và truyện cũng như những tác phẩm có giá trị

trên. Ông cho rằng Chinh phụ ngâm trước hết ghi dấu tích của lịch sử đương

thời, ở ý nghĩa thác ngụ có một giá trị xã hội, sau đó là mang một giá trị nghệ

thuật sâu sắc của thể ngâm. Đồng thời sự xuất hiện của Cung oán ngâmHoa

Tiên truyện cũng đánh dấu một thành tựu của nho sĩ ta đi tìm một thể thức cho văn nghệ quốc gia.

Tiếp đó, ở chương IV khi nghiên cứu về giang sơn tân tạo của các chúa Nguyễn, Phạm Thế Ngũ đã chỉ ra ở thời kì này có sự xuất hiện của hai thể văn và vè với các tác giả lớn như Đào Duy Từ và Nguyễn Cư Trinh, tuy không đem lại gì mới lạ cho câu văn vần Việt Nam, song cũng là những đặc sắc của văn học Nam hà. Cuối cùng ở chương V là thời kì đến hết Tây Sơn, Phạm Thế Ngũ nghiên cứu về văn tế và các thể công văn biền ngẫu, quốc văn hiện ra sầm uất, đua chen. Cả năm chương, từng giai đoạn, Phạm Thế Ngũ đã chứng minh được sự phát triển của văn Nôm, những thành tựu đạt được của cả thời kì đất nước phân tranh.

Phần được Phạm Thế Ngũ quan tâm sâu sắc là đó thiên thứ ba, thời kì thịnh đạt triều Nguyễn (1802 – 1862). Phạm Thế Ngũ đã chứng minh được sự

thịnh đạt như chính tên gọi của nó. Trong thiên này ông dành đến bảy chương để nghiên cứu về những thành tựu cho một thời kì kéo dài sáu mươi năm. Năm chương đầu ông nghiên cứu về giai đoạn, trong đó văn học thịnh đạt triều Nguyễn hiện ra như một sự thừa hưởng Lê mạt, Tây Sơn và trên mảnh đất Bắc hà cũ. Kế đến chương VI ông xét qua trường hợp hai ông họ Cao, văn Nôm như một tiếng nói của giới nho sĩ Bắc kỳ từ đời Minh Mạng. Và sau đến hết phần ba, ông tiếp tục xét văn Nôm ở thời Nam kì sau ngày thống nhất, nhất là từ đời Minh Mạng về sau và thể hiện trong tác phẩm của hai nhà văn chính là Bùi Hữu Nghĩa và Nguyễn Đình Chiểu. Phạm Thế Ngũ kết luận:

“Thời kì này vỏn vẹn có sáu mươi năm mà mang danh thịnh đạt có thể làm người ta ngạc nhiên. Vậy mà đó là một sự thật. Chưa bao giờ bằng trong sáu chục năm ấy văn Nôm bầy ra một cảnh tượng sầm uất sum suê đến thế. Các tác giả đông đảo. Các sáng tác phong phú. Có nhiều tác phẩm dài, những công trình lớn. Về thể cách thì ngoài những thể dồi dào đã có, lại thêm một thể tân kỳ: bài hát nói. Song sự thịnh đạt ở đây nhằm nhất là vào phẩm chất. Thơ Đường dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan đạt đến một trình độ mỹ

diệu chưa hề thấy. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác không tiền

khoáng hậu. Câu song thất lục bát trong Tỳ bà hành ở một vài khía cạnh đã vượt

cả Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc. Ngay bài hát nói mới ra đời mà sau này cũng không tác giả nào qua mặt được Cao Bá Quát.

Song xét kỹ thì thấy sự thịnh đạt ấy tuy đặt dưới triều Nguyễn mà công trình không hẳn là do chính sách văn hóa triều Nguyễn tạo ra. Các vua Nguyễn đều không làm thơ Nôm như các chúa Trịnh, cũng không hề khuyến khích văn Nôm như các vua Tây Sơn. Trái lại, nhà cầm quyền chỉ chú mục lưu tâm nâng niu vun xới cây văn Hán mới đem trồng ở Phú Xuân. Văn Nôm triều Nguyễn tiếp tục phát đạt là chính yếu nhờ ở một tập truyền, một thừa hưởng, trong thẩm thức của nho sĩ văn gia cũng như trong đòi hỏi của công chúng dân gian. Có thể

nói cây văn Nôm triều Nguyễn trổ được bấy nhiêu bông hoa đẹp hương thơm, cốt yếu là nhờ mọc lên ở trên mảnh đất Lê mạt, Tây Sơn” [10, tr.328].

Trong thiên này ông đặc biệt quan tâm đến Truyện Kiều, một kiệt tác đáng để ghi nhận trong thời kì văn học này. Ông dành đến 50 trang để nghiên cứu và bàn luận về nó, ông nghiên cứu tỉ mĩ, đi sâu vào mọi khía cạnh từ nội dung cho đến nghệ thuật để xác nhận giá trị của tác phẩm. Phạm Thế Ngũ kết luận: “Giữa chỗ quần phong sau trước, tác phẩm của ông quả có chiều cao của ngọn tuyệt đỉnh. Nguyễn Du đã thực hiện được một văn phẩm lỗi lạc. Từ cốt truyện đến nhân vật, tâm lý, tư tưởng, văn chương, ông đã nhất thiết ra khỏi khuôn sáo của đồng loại và đồng thời. Nội dung phong phú, tư tưởng cao viễn, có thể hiến đề tài bàn luận cho người ta mãi về sau. Nghệ thuật xảo điệu chứng tỏ tác giả đã ám hội được tất cả các kỹ thuật mà tới nay chúng ta tiếp xúc với văn học Tây phương mới có ý thức rõ ràng. Chúng ta càng thán phục thiên tài Nguyễn Du hơn khi nghĩ rằng tiếng Việt vào thời ông còn lỏng lẻo, mập mờ và là đối tượng của nhiều khinh khi rẻ rúng, vậy mà tác giả để công thu thập những mớ bề bộn hồ đồ ấy, đã lượm được châu ngọc, xâu thành tuyệt phẩm văn chương” [10, tr.479].

Tóm lại tập II của bộ sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên đã tổng

kết lại toàn bộ quá trình phát triển của văn học lịch triều Việt văn một cách có hệ thống và khoa học. Phạm Thế Ngũ đã quan tâm sâu sắc đến nguồn gốc của tiếng Việt, chữ Nôm, văn Nôm. Trong các thời kì như đã nêu trên, cùng với những nghiên cứu tỉ mĩ về các hiện tượng văn học, các thể loại văn học tiêu biểu và các tác giả lớn, đã chứng minh được sự phát triển của văn Nôm, một bộ phận không thể thiếu trong lịch sử văn học Việt Nam.

2.3. Văn học hiện đại 1862 – 1945

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w