Phong cách nghiên cứu

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 54 - 56)

5. Bố cục đề tài

3.4. Phong cách nghiên cứu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù

thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [4, tr.257 – 258]. Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể trực tiếp của nó: các dấu hiệu phong cách dường như nổi trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật. Theo nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn”, hay còn gọi là “phong cách thời đại”, các phong cách của trào lưu và dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả.

Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất của các yếu tố chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác của nhà văn, làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau cơ bản trong phong cách sáng tạo của các nhà văn. Trong chỉnh thể “nhà văn”, cái riêng tạo nên sự thống nhất và lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới, ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm lí, khí

chất, cá tính đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách của nhà văn. Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.

Đối với nghiên cứu văn học cũng vậy, mỗi nhà nghiên cứu luôn có một cách nhìn riêng, một cách biểu hiện riêng, một đối tượng nghiên cứu riêng..., đó chính là phong cách nghiên cứu mà họ đã định hình cho việc nghiên cứu của mình. Trong hàng ngũ những nhà nghiên cứu văn học như Phan Cự Đệ, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Q. Thắng, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Phong Lê, Nguyễn Huệ Chi, Trần Đình Hượu…, họ luôn mang một hành trang riêng trên hành trình của mình, một phong cách nghiên cứu riêng. Vì vậy, họ luôn để lại ấn tượng sâu sắc đối với người tiếp nhận văn học.

Đối với Phạm Thế Ngũ, những công trình có giá trị mà ông để lại, đã khẳng định được phong cách riêng, khác biệt của một nhà nghiên cứu. Đó là phong cách của một nhà lịch sử văn học có tư duy cao, có nhiều am hiểu sâu sắc

và có tâm huyết với sự nghiệp của mình. Với công trình Việt Nam văn học sử

giản ước tân biên đã thể hiện được phong cách sáng tạo của ông. Đối với công trình này, Phạm Thế Ngũ đã dựa vào quan niệm đặt trên nền tảng khuynh hướng tư tưởng và văn tự cho việc nghiên cứu và biên soạn, ông đã tiếp thu những thành quả của những người đi trước, nhưng thay đổi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của mình. Phạm Thế Ngũ không những là một người tỉ mĩ, sâu sắc mà còn là một người rất khoa học, điều này thể hiện trong cách trình bày và biên soạn sách của ông. Ở mỗi tập sách, ông luôn giúp người tiếp nhận có một cái nhìn chắc chắn nhất ở những thiên dẫn nhập và lời nói đầu. Ở thiên dẫn nhập, ông luôn dùng ngôn ngữ đời thường để giải thích về sự nghiên cứu của mình, thể hiện tâm huyết nghiên cứu của bản thân. Văn phong ở phần này có nhiều điểm khác so với phần nghiên cứu ở những chương sau. Vì vậy, ở phần này mang đậm dấu ấn của người biên soạn, thể hiện được phong cách nghiên cứu của ông.

Ngoài ra, trong cách dùng từ ông luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy phạm khoa học, cách dùng thuật ngữ chính xác, tài liệu chính xác…Ngôn ngữ

mà ông sử dụng có sự kết hợp với vốn văn hóa phương Tây và vốn văn hóa dân tộc nên nó vừa có sự sang trọng, uyên bác vừa mang tính cổ kính của ngôn ngữ dân tộc. Hơn nữa, Phạm Thế Ngũ rất chú trọng đến văn phong và cú pháp, tuân thủ nghiêm ngặt các loại văn nghiên cứu mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết, cụ thể mà vẫn giữ được lời văn giản dị, mực thước, cuốn hút người đọc.

Thông qua tư duy nghiên cứu, giọng điệu, ngôn ngữ…trong các công trình nghiên cứu của mình thì phong cách Phạm Thế Ngũ đã được thể hiện rất rõ nét. Đó là cách viết giản dị, mộc mạc, khiêm tốn, dể hiểu nhưng cũng không thiếu phần cao đài các, uyên thâm và thể hiện tinh thần học thuật chuẩn xác.

Một phần của tài liệu phạm thế ngũ – nhà lịch sử văn học (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w